Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ

Phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch có ý ngĩa rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Lợi thế và tiềm năng du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch. Mục đích nghiên cứu của bài viết là phát hiện/xác định lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ, từ đó có định hướng và biện pháp khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố. Bài viết tập trung làm rõ ý ngĩa của việc khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương; xác định các lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch của Cần Thơ, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 6

Trang 6

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 7

Trang 7

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 8

Trang 8

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 9

Trang 9

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 09/01/2024 7560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ

Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ
Mã số: 472 
Ngày nhận: 27/12/2017 
Ngày gửi phản biện lần 1: /12 /2017 
Ngày gửi phản biện lần 2: 
Ngày hoàn thành biên tập: 29/1/2018 
Ngày duyệt đăng: 29/1/2018 
LỢI THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU 
LỊCH CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Ngô Nguyễn Hiệp Phước1 
Tóm tắt 
Phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch có ý ngĩa rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Lợi thế và 
tiềm năng du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch. Mục đích nghiên cứu của bài viết là phát 
hiện/xác định lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ, từ đó có định hướng và biện pháp khai 
thác lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố. Bài viết tập trung làm rõ ý ngĩa của việc khai thác lợi thế, 
tiềm năng du lịch của địa phương; xác định các lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch của Cần Thơ, từ đó 
đề xuất định hướng và giải pháp khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ. 
Từ khóa: Cần Thơ, lợi thế du lịch, tài nguyên du lịch, tiềm năng phát triển du lịch. 
Abstract 
Promoting the advantages and potential of tourism is important for tourism development. The 
development of tourism are directly affected by the advantages and potential of tourism. This study is to 
discover the advantages and potential of tourism in Can Tho city, thereby orienting and taking measures 
to exploit them. The study will focus on clarifying the meaning and methods of discovering and 
exploiting the advantages and potential of tourism in the local area; identifying advantages and potential 
of developing tourism in Can Tho; proposing some orientations and solutions to exploit the advantages 
and potential of tourism in Can Tho city. 
Keywords: Can Tho, potential for tourism development, tourism advantages, tourism resources. 
1. Đặt vấn đề 
Lợi thế và tiềm năng du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sản phẩm du lịch, tạo nên sức 
hấp dẫn đối với khách du lịch và tạo nên những sắc thái, đặc trưng riêng cho du lịch của địa phương. 
Một địa phương càng có nhiều loại tiềm năng du lịch với chất lượng cao và mức độ kết hợp các loại 
phong phú, thuận lợi thì sức thu hút khách du lịch càng lớn. Đồng thời, việc nắm bắt lợi thế du lịch sẽ 
giúp cho đầu tư phát triển du lịch, tránh lãng phí trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch, tăng sức 
hấp dẫn và cạnh tranh cho du lịch. Do vậy, vấn đề nghiên cứu lợi thế, tiềm năng du lịch là rất quan trọng 
đối với việc phát triển du lịch địa phương. 
Trên thực tế, thành phố Cần Thơ có rất nhiều lợi thế, tiềm năng du lịch. Cần Thơ là thành phố trực 
thuộc trung ương (TTTƯ), có vị trí là trung tâm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đầu mối 
giao thông nối liền giữa các địa phương trong Vùng với miền Đông Nam Bộ và đi cả nước, đồng thời 
Cần Thơ còn được xem là đô thị miền sông nước. Có thể thấy, Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế và 
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như tiềm năng phát triển du lịch sông nước miệt vườn, du lịch 
đô thị, du lịch khám phá nền văn hóa dân tộc và văn minh nông nghiệp.... Tuy nhiên, đến nay còn nhiều 
vấn đề chưa phát hiện hết, có những lợi thế, tiềm năng đã được phát hiện nhưng chưa khai thác hết. 
1 Trường Cao đẳng Cần Thơ, Email: nnhiepphuoc@gmail.com 
Những năm gần đây, với sự phát triển du lịch của mình, Cần Thơ ngày càng chú trọng phát triển 
du lịch và chủ trương của thành phố là phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc phát triển 
du lịch có ý nghĩa rất lớn đối với Cần Thơ. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định tiềm năng, lợi thế phát 
triển du lịch của Cần Thơ và từ đó có định hướng, giải pháp khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của 
thành phố Cần Thơ là rất quan trọng và cấp thiết. 
2. Cơ sở lý thuyết về lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương 
2.1. Các khái niệm 
Từ các quan niệm về lợi thế, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, ta có thể thấy rằng, trong du 
lịch, khi nói đến lợi thế du lịch tức là khả năng thu hút khách du lịch của một điểm đến, của địa phương, 
vùng, lãnh thổ và quốc gia, phụ thuộc vào những yếu tố tham gia vào khả năng thu hút khách của một 
điểm đến tức là xét đến những lợi thế so sánh của điểm đến so với những điểm đến khác [1], [2], [8]. 
Khả năng thu hút du khách của một điểm đến phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cần chú trọng khả 
năng đáp ứng nhu cầu của du khách. Do đó, biểu hiện của lợi thế du lịch sẽ thể hiện ở khả năng thu hút 
du khách và đáp ứng nhu cầu của du khách một cách dễ dàng và thuận lợi hơn so với các điểm đến 
khác, gồm lợi thế về: vị trí, sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến; tài nguyên du lịch da dạng, phong phú; 
sự hấp dẫn và đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch; sự đảm bảo về môi trường (môi trường tự 
nhiên và môi trường xã hội); v.v.. của điểm đến so với những điểm đến khác. 
Tiềm năng là khả năng, năng lực tiềm tàng, ví dụ: có tiềm năng về du lịch, khai thác tiềm năng, 
từ đó, tiềm năng du lịch có thể hiểu là tổng hợp tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài có giá trị 
khai thác, sử dụng và phát triển [7]. Do đó, ta có ... lượng Chưa xếp hạng Số lượng 
Khách sạn 5 sao 2 Nhà khách 7 
Khách sạn 4 sao 5 Homestay 10 
Khách sạn 3 sao 9 Điểm vườn có lưu trú 11 
Khách sạn 2 sao 32 Khách sạn chưa xếp hạng 103 
Khách sạn 1 sao 85 
Nhà nghỉ du lịch 7 
Tổng cộng 140 Tổng cộng 130 
Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Cần Thơ năm 2017 
Khách sạn 5 sao
2%
Khách sạn 4 sao
3%
Khách sạn 3 sao
6%
Khách sạn 
2 sao
26%
Khách sạn 1 
sao
63%
Cần Thơ còn có loại hình du thuyền có phòng ngủ như Bassac, Mekong Eye góp phần nâng 
cao chất lượng phục vụ du lịch của thành phố. Nhiều hãng lữ hành quốc tế lập chi nhánh tại Cần Thơ 
như Transmekong, Saigontourist, Vietravel, Fidi, TST, Vietcircle Tính đến năm 2017, trên địa bàn 
thành phố Cần Thơ có 54 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động. 
3.3. Thực trạng phát triển du lịch Cần Thơ 
Trong những năm qua, du lịch thành phố Cần Thơ đã phát triển khá nhanh và đạt được một số 
thành tựu quan trọng: các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, khách du lịch đến ngày càng tăng (2016 
đạt 5,3 triệu khách tham quan), trong đó có hơn 22,6 nghìn lượt khách quốc tế [5]. Tuy nhiên, so với 
tiềm năng, lợi thế so sánh vốn có thì sự phát triển du lịch thành phố Cần Thơ vẫn chưa tương xứng, do 
còn nhiều hạn chế như sản phẩm du lịch trùng lặp, kém hấp dẫn và chưa thể hiện được tính đặc thù; kết 
cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều hạn chế, việc hình thành các Tour du lịch kết nối với các 
địa phương trong vùng ĐBSCL còn chưa đạt hiệu quả,... 
Bên cạnh đó, ĐBSCL sở hữu nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, nhưng du lịch Vùng nhiều năm 
nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Hệ thống sản phẩm du lịch hiện nay của Vùng còn đơn 
điệu, tương đồng, sự liên kết vùng dù đã có nhưng hết sức lỏng lẻo. Cho đến nay việc liên kết phát triển 
sản phẩm du lịch đặc thù và xúc tiến quảng bá du lịch vùng ĐBSCL chưa được như mong muốn, ảnh 
hưởng đến vị thế và sức cạnh tranh du lịch chung của Vùng. Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng 
ĐBSCL, tuy nhiên Cần Thơ cũng chưa thực sự phát huy được vai trò đầu tàu trong phát triển du lịch, 
đảm nhiệm vai trò là đầu mối phân phối, trung chuyển khách và phát huy các thế mạnh của một trung 
tâm đô thị vùng. Do vậy, du lịch ĐBSCL vẫn cần một Cần Thơ phát huy thực sự được vai trò trong 
công tác phát triển du lịch. 
Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định lợi thế, tiềm năng du lịch của Cần Thơ để từ đó có định hướng 
và giải pháp tận dụng lợi thế, khai thác tiềm năng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, đồng thời phát 
huy vai trò của Cần Thơ đối với du lịch của ĐBSCL là cần thiết. 
4. Định hướng và giải pháp khai thác tiềm năng du lịch thành phố cần thơ 
Từ việc tìm hiểu các lợi thế, tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của Cần Thơ, có thể đưa 
ra một số định hướng và giải pháp khai thác tiềm năng du lịch thành phố Cần Thơ như sau: 
4.1. Định hướng và giải pháp phát triển trung tâm du lịch và điều phối khách cho toàn vùng. 
 Với lợi thế thành phố TTTƯ, vị trí địa lý và vai trò đô thị trung tâm vùng, nằm trên tuyến du lịch 
Quốc gia (Quốc lộ 1A), đồng thời là điểm giao cắt giữa tuyến du lịch Quốc gia với tuyến du lịch quốc tế 
đường thủy trên sông Mekong. Do đó, Cần Thơ được định hướng là trung tâm du lịch và điều phối 
khách cho cả vùng. 
Cần Thơ cần được quan tâm đầu tư để thực sự là đô thị trung tâm vùng với các vai trò cụ thể là 
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giao thông. Đáp ứng được yêu cầu này, Cần Thơ sẽ trở thành trung 
tâm đón tiếp, trung chuyển khách, và thực sự trở thành một đô thị trung tâm vùng với đầy đủ ý nghĩa. 
Do đó, ngành du lịch thành phố Cần Thơ cần được chú trọng ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực sau: 
Đầu tư nâng cấp và cải thiển hệ thống giao đáp ứng vai trò kết nối cả vùng, quốc gia và quốc tế, 
bao gồm giao thông thủy, bộ và hàng không. 
Quan tâm đầu tư để Cần Thơ trở thành trung tâm kết nối các tuyến du lịch của vùng, cả nước và 
quốc tế. 
Đầu tư phát triển du lịch đô thị, bao gồm việc đầu tư hình thành khu vực tập trung các dịch vụ 
du lịch (nhà hàng, quán bar, văn phòng lữ hành, cafe giải khát...) và cải tạo, nâng cấp hạ tầng đô thị, cải 
thiện môi trường đô thị... Chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo và y tế nhằm khai thác loại hình du lịch 
học tập và chữa bệnh để khai thác lợi thế đô thị trung tâm vùng của Cần Thơ. 
Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú đáp ứng 
nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. 
Hoạt động vui chơi giải trí là một phần quan trọng của hoạt động du lịch góp phần hấp dẫn và 
kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Nội dung định hướng đầu tư phát triển các điểm vui chơi giải trí 
ở Cần Thơ bao gồm: Phát triển các loại hình vui chơi giải trí dân gian kết hợp hiện đại ở khu vực nội đô 
thành phố và các trung tâm đô thị lớn gắn với các công viên, các khu du lịch...; Phát triển các loại hình 
vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên như dã ngoại, thể thao sông nước; Phát triển loại hình vui chơi giải 
trí cao cấp. 
Bên cạnh việc chú trọng phát triển du lịch đô thị, Cần Thơ cũng cần quan tâm phát triển hệ 
thống các khu điểm du lịch trên cơ sở hệ thống tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương. Việc phát triển 
hệ thống khu điểm du lịch cũng cần gắn với việc cải tạo nâng cấp các tuyến giao thông tiếp cận. 
4.2. Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch 
4.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 
Dựa vào tiềm năng của các tài nguyên du lịch, Cần Thơ có thể khai thác phát triển các sản phẩm 
du lịch sau: Du lịch đô thị (bến Ninh Kiều, quận Ninh Kiều, và các khu vực khác lân cận như Cái Răng, 
Bình Thuỷ, Ô Môn), Du lịch MICE (tập trung ở khu vực Ninh Kiều, sau này có thể mở rộng thêm ở 
Bình Thủy, Ô Môn), Du lịch nghỉ dưỡng (cù lao Tân Lộc), Du lịch văn hoá (Ninh Kiều, Bình Thủy, 
Phong Điền), Du lịch sinh thái miệt vườn (Phong Điền), Du lịch sinh thái sông nước (cù lao Tân Lộc, 
cồn Sơn, Cái Răng), Du lịch sinh thái đường sông (dọc sông Hậu và sông Cần Thơ), Các hoạt động vui 
chơi giải trí đô thị (Ninh Kiều, Cái Răng, vui chơi giải trí cao cấp ở cồn Ấu, cồn Cái Khế (resort Sông 
Hậu)). 
4.2.2. Định hướng và giải pháp đa dạng hoá, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù 
Khai thác các tiềm năng và lợi thế du lịch của thành phố để hình thành các dòng sản phẩm du 
lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao. Ưu tiên, tập trung phát triển điểm du lịch Bến Ninh Kiều (một trong 
7 điểm du lịch quốc gia) và phát triển các sản phẩm đặc thù, bao gồm: (i) du lịch trải nghiệm đời sống 
sông nước - làng nghề - chợ nỗi; (ii) du lịch sinh thái miệt vườn; (iii) du lịch tìm hiểu di sản văn hóa, du 
lịch đô thị. Củng cố và phát triển các sản phẩm: du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. 
(i) Du lịch trải nghiệm đời sống sông nước - làng nghề - chợ nỗi 
Phát triển du lịch trải nghiệm đời sống sông nước - làng nghề - chợ nỗi: khai thác lợi thế của các 
vườn cây ăn trái, sông rạch chằn chịt, các cồn, cù lao, các làng nghề và Chợ nổi Cái Răng... để phát triển 
loại hình du lịch trải nghiệm. Du khách có dịp trải nghiệm nét đẹp của đô thị vùng sông nước, dễ dàng 
“nhìn và cảm” những hình ảnh ghe, xuồng ba lá lướt nhẹ trên sông, ngắm những vườn cây trái xum xuê, 
trĩu quả, những khoảnh khắc mua bán trên sông, xuồng ghe tấp nập... khai thác Tour du lịch sinh thái 
đường sông tham quan Chợ nổi Cái Răng, các vườn cây ăn trái, điểm vườn sản xuất các đặc sản truyền 
thống, các món ăn độc đáo, hấp dẫn,... nằm dọc theo các tuyến đường sông ở khu vực Cái Răng, Phong 
Điền, các cồn và cù lao... 
Chợ nổi Cái Răng và Phong Điền: Việc xem xét tái hiện lại hình ảnh chợ nổi xưa cũng có khả 
năng thu hút khách du lịch cao cũng như góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ. Khi khai thác 
chợ nổi phục vụ du lịch phải đảm bảo duy trì được nét tự nhiên của chợ mà vẫn đáp ứng được yêu cầu 
của khách du lịch. Việc duy trì và khai thác Chợ nỗi Cái Răng cần phải đảm bảo được lợi ích cho người 
buôn bán tại đây, nếu không sẽ dẫn đến việc bỏ thuyền lên bờ. 
Khai thác các làng nghề và cơ sơ sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để phát triển du lịch làng 
nghề, tham quan, trải nghiệm đời sống, nét văn hoá của người dân địa phương. Làng nghề mang nét văn 
hoá địa phương, đồng thời cũng là sinh kế người dân. Do đó, khi phát triển cần phải đảm bảo người dân 
có lợi trong phát triển du lịch. Các làng nghề cần được đầu tư phát triển tạo ra các sản phẩm đa dạng và 
đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. 
(ii) Du lịch sinh thái miệt vườn 
Phát triển du lịch sinh thái sông nước dọc cù lao và các cồn: Cần Thơ có 01 cù lao và 03 cồn lớn 
trên sông Hậu. Các cồn này là những khu du lịch sinh thái hấp dẫn mang những đặc trưng sông nước, 
miệt vườn mà các nơi khác không có được. Cù lao Tân Lộc diện tích lớn nhất (quận Thốt Nốt) hình 
thành khu du lịch sinh thái cộng đồng sông nước. Cồn Khương (quận Ninh Kiều) phát triển du lịch với 
các dịch vụ gắn với đô thị, theo hướng phát triển đô thị. Cồn Sơn (quận Ninh Kiều và Bình Thuỷ) phát 
triển du lịch sinh thái sông nước cộngs đồng và các khu nghỉ dưỡng dạng sông nước. Cồn Ấu là cồn đẹp 
nhất với nét độc đáo của cầu Cần Thơ chạy cắt ngang cồn, điều kiện tự nhiên và vị trí Cồn Ấu phù hợp 
để xây dựng tổ hợp du lịch lớn, bao gồm cả các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp của Cần Thơ. Hiện tập 
đoàn Novaland đã bước đầu triển khai thực hiện đầu tư dự án tại đây. 
Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng quê miệt vườn, làng nghề, đặc biệt, Cù lao Tân Lộc có 
thể khai thác du lịch sinh thái cộng đồng sông nước kết hợp du lịch làng nghề. 
Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn: Khai thác lợi thế miệt vườn với các vườn cây trái bạt 
ngàn, đồng ruộng mênh mông, sông ngòi chằng chịt và một nền văn hoá đậm chất Nam bộ. Hình thành 
và phát triển các điểm du lịch sinh thái miệt vườn, đồng thời tăng cường năng lực cho các điểm khai 
thác rất thành công như Vườn du lịch Mỹ Khánh, Vườn Ba Cống, vườn Vàm Xáng, vườn Giáo Dương, 
Vũ Bình, Mười Cương,... để nâng cao năng lực cạnh tranh với các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, để có thể 
phát triển cần phải gắn với sự phát triển của đô thị như gắn với sự phát triển của Khu đô thị Nam Cần 
Thơ khi các khách sạn và các công trình kinh tế - xã hội, các công viên, khu vui chơi giải trí được hình 
thành nhiều. Đối với các điểm vườn kinh doanh chưa hiệu quả cần được đầu tư và định hướng lại cho 
phù hợp. 
Các điểm vườn du lịch sinh thái cần tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách như 
tham quan vườn, tận tay hái trái và thưởng thức tại vườn, tham gia vào các hoạt động vui chơi mang nét 
văn hoá, sinh hoạt của người dân địa phương. Ứng dụng quy trình công nghệ nông nghiệp tạo ra cây 
trái, rau... “sạch” để du khách tham quan và thưởng thức đặc sản được chế biến thành món ăn ngay tại 
vườn. 
Đặc biệt, Vườn cò Bằng lăng, nằm sát cạnh Long Xuyên, cách thị trấn Thốt Nốt 5km, dọc theo 
bờ sông. Đây là một sân chim lớn của ĐBSCL thu hút du khách đến tham quan vườn cò với cảnh làng 
quê yên bình của vùng. Cần có các biện pháp để bảo vệ môi trường sinh thái nơi đây, đảm bảo môi 
trường sống cho các loài cò về đây sinh sống, trú ngụ. Đồng thời, cần quan tâm phát triển kết nối các 
điểm du lịch khác với nơi đây để tạo thành tuyến du lịch đa dạng và hấp dẫn. 
(iii) Du lịch tìm hiểu di sản văn hóa, du lịch đô thị 
Phát triển du lịch văn hóa: tham quan, lễ hội, di tích lịch sử tại khu vực Ninh Kiều, Bình Thủy, 
Phong Điền. Các tài nguyên du lịch gắn với văn hoá, lịch sử của Cần Thơ cũng rất hấp dẫn đối với 
khách du lịch quốc tế, bao gồm một loạt các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Có thể phát triển du 
lịch văn hoá như sau: 
- Khai thác di tích văn hoá của các dân tộc như di tích của người Hoa là các miếu, hội quán 
(Chùa Ông, Hiệp Thiên Cung,..) mang nét văn hoá dân tộc Hoa, nét văn hoá nằm trong lòng đô thị Cần 
Thơ. Có thể kết nối di sản (di sản người Hoa và người Kinh, Khmer, Chăm) để hình thành hành trình 
du lịch di sản văn hoá hay tổ chức các tour du lịch gắn với các dịp lễ hội. 
- Khai thác các di tích lịch sử kiến trúc, các công trình đã gắn bó với địa danh Cần Thơ - Tây Đô 
suốt chiều dài lịch sử, đã được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố; các di tích lịch sử – cách mạng phục 
vụ cho giáo dục truyền thông yêu nước. Khai thác các tài nguyên này phục vụ loại hình du lịch văn hoá 
tìm hiểu kiến trúc, lịch sử phát trển cần thơ và lịch sử cách mạng. Đối với nhóm tài nguyên này cần 
được bảo vệ, tôn tạo, lập dự án và tìm nguồn vốn đầu tư để duy trì và phát triển. Quá trình đô thị hoá có 
thể sẽ ảnh hưởng đến các di tích này nên cần có chiến lược trước để bảo vệ di sản. 
- Khai thác di sản văn hoá phi vật thể: 
Các lễ hội theo phong tục truyền thống, lễ hội của các dân tộc (như Kinh, Hoa, Khmer,...)... 
phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hoá các dân tộc bản địa. Cần Thơ có thể tổ chức các lễ hội Festival gắn 
với các sự kiện văn hoá của thành phố và vùng ĐBSCL như lễ hội ẩm thực, lễ hội bánh dân gian, lễ hội 
đờn ca tài tử, lễ hội trái cây, 
Đờn ca tài tử là bản sắc văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng. Tuy 
nhiên, hiện nay, khi du khách đến Cần Thơ để thưởng thức “Đờn ca tài tử” thì chưa có điểm thưởng 
thức trọn vẹn, đúng nghĩa. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý là phải tìm các giải pháp thiết thực, khả 
thi nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử đồng thời góp phần phục vụ nhu cầu 
phát triển du lịch địa phương. 
Củng cố và phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí 
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí: phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực các 
cồn và cù lao, hình thành các khu nghỉ dưỡng dạng sông nước, cao cấp kết hợp với các loại hình vui 
chơi giải trí kể cả các hoạt động vui chơi dạng sông nước. Các khu nghỉ mát sẽ tận dụng môi trường 
thiên nhiên phong phú ở các cồn, cù lao và đa dạng hóa các phân khúc khách thu hút đến Cần Thơ. 
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm bổ trợ, gồm: du lịch cộng đồng, du lịch nông 
nghiệp - nông thôn, du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử - cách mạng, du lịch thương mại - hội nghị - hội 
thảo - sự kiện (MICE), du lịch học tập, chữa bệnh. 
Tài liệu tham khảo 
1. Lợi thế,  truy cập ngày 12/6/2017. 
2. Lợi thế so sánh, https://vi.wikipedia.org, truy cập ngày 16/6/2017. 
3. Phạm Trung Lương (2015), Phát huy lợi thế so sánh để phát triển du lịch Hà Giang, 
 truy cập ngày 4/6/2017. 
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng 
đầu năm 2017,Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ, Cần Thơ. 
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2016), Báo cáo tóm tắt Tổng kết hoạt động du lịch 
năm 2016, Cần Thơ. 
6. Sở Văn hoá Thể thao và Du Lịch Cần Thơ (2014), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển 
du lịch Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cần Thơ. 
7. Tiềm năng,  truy cập ngày 16/5/2017. 
8. Trương Quang Hùng & Phan Thị Thu Hương (2004), Từ lợi thế so sánh đến lợi thế cạnh 
tranh,  truy cập ngày 16/6/2017. 

File đính kèm:

  • pdfloi_the_va_tiem_nang_phat_trien_du_lich_cua_thanh_pho_can_th.pdf