Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn

nhân lực dồi dào chính là lợi thế quốc gia của Việt Nam. Số người trong tuổi lao động đã tăng

từ 26,63 triệu người năm 1979 lên 57,09 triệu người vào năm 2009, và dự báo còn tiếp tục

tăng, đỉnh điểm đạt mức 65,76 triệu người vào năm 2039. Nước ta đang trải nghiệm thời kỳ

“cơ cấu dân số vàng” với tỷ số phụ thuộc dân số nhỏ hơn 50, tức là cứ hơn 2 người trong tuổi

lao động mới “gánh” một người phụ thuộc, và thời kỳ này sẽ kéo dài khoảng 30 năm nữa với

nhiều cơ hội cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Việc tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN với tự do hóa di chuyển lao động, một

mặt đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc phát huy lợi thế nguồn nhân lực, mặt khác

cũng xuất hiện nhiều thách thức cần phải được giải quyết thỏa đáng. Bài viết này sẽ phân tích

cơ hội và thách thức trong việc phát huy lợi thế nguồn nhân lực của Việt Nam khi tham gia

Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 9740
Bạn đang xem tài liệu "Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay

Lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 550 
LỢI THẾ NGUỒN NHÂN LỰC CHO TĂNG TRƢỞNG 
KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 
ThS. Đo n Thị Oanh 
Khoa Kinh tế v Quản trị Kinh doanh, Trƣờng Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT 
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn 
nhân lực dồi dào chính là lợi thế quốc gia của Việt Nam. Số người trong tuổi lao động đã tăng 
từ 26,63 triệu người năm 1979 lên 57,09 triệu người vào năm 2009, và dự báo còn tiếp tục 
tăng, đỉnh điểm đạt mức 65,76 triệu người vào năm 2039. Nước ta đang trải nghiệm thời kỳ 
“cơ cấu dân số vàng” với tỷ số phụ thuộc dân số nhỏ hơn 50, tức là cứ hơn 2 người trong tuổi 
lao động mới “gánh” một người phụ thuộc, và thời kỳ này sẽ kéo dài khoảng 30 năm nữa với 
nhiều cơ hội cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. 
Việc tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN với tự do hóa di chuyển lao động, một 
mặt đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc phát huy lợi thế nguồn nhân lực, mặt khác 
cũng xuất hiện nhiều thách thức cần phải được giải quyết thỏa đáng. Bài viết này sẽ phân tích 
cơ hội và thách thức trong việc phát huy lợi thế nguồn nhân lực của Việt Nam khi tham gia 
Cộng đồng kinh tế ASEAN. 
Từ khóa: Nguồn nhân lực, lực lƣợng lao động, tăng trƣởng kinh tế 
1. MỞ ĐẦU 
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nguồn nhân lực. Đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao 
có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tăng trưởng của quốc gia trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. 
Việt Nam đang trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với nhiều cơ hội và thách thức. 
Việc tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN với tự do hóa di chuyển lao động đem lại nhiều 
cơ hội cho Việt Nam trong việc phát huy lợi thế nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cũng xuất hiện 
nhiều khó khăn, thách thức cần phải được giải quyết. Đó chính là những tồn tại yếu kém của 
nguồn nhân lực nước ta như: trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, không đồng đều, lao động 
chủ yếu làm nông nghiệp, chưa qua đào tạo... Đây là những vấn đề đặt ra cần được giải quyết 
để phát huy tốt lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam khi tham gia Cộng 
đồng kinh tế ASEAN trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. 
2. NỘI DUNG 
2.1 Nguồn nhân lực đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở các nƣớc Đông Á 
v Đông Nam Á 
Nguồn nhân lực là một trong bốn yếu tố cơ bản nhất của tăng trưởng kinh tế. Cả lý thuyết và 
thực tế nghiên cứu đều cho thấy vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế và 
có tầm quan trọng hàng đầu về chính trị, xã hội của mỗi nước. 
Biến động về nguồn nhân lực gắn liền với quá trình biến đổi dân số ở mỗi quốc gia. 
Các nhà nhân khẩu học cho rằng, biến đổi dân số dẫn đến “cơ cấu dân số vàng” chính là thời 
kỳ dồi dào nhất về nguồn nhân lực, là cơ hội để các nước thúc đẩy tăng trưởng và phát triển 
kinh tế. Thuật ngữ “cơ cấu dân số vàng” được sử dụng để nói về tình trạng dân số của một 
nước có tỷ trọng người trong tuổi lao động chiếm khoảng 2/3 tổng dân số, tức là ít nhất 2 
người lao động mới phải “gánh” một người phụ thuộc. Số người tham gia hoạt động kinh tế 
chiếm phần lớn trong tổng dân số tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, tích lũy 
và đầu tư, từ đó kích thích kinh tế phát triển. 
Nhiều nghiên cứu ở một số nước Đông Á đã nêu bật tầm quan trọng của nguồn nhân 
lực đối với tăng trưởng và phát triển, nhấn mạnh đó là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển 
kinh tế “thần kỳ” ở một số nước và nó cũng chính là yếu tố quyết định phát triển bền vững 
cho các quốc gia này. Tốc độ tăng lao động hàng năm ở khu vực Đông Á là 2,4% trong suốt 
thời kỳ 1965-1990 làm cho tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của khu vực này tăng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
551 
bình quân 6%/năm (Bloom và Williamson, 1998). Nghiên cứu thực nghiệm về đóng góp của 
nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế ở một số nước khác thể hiện qua bảng 1 dưới đây: 
Bảng 1: Đóng góp của lực lƣợng lao động cho tăng trƣởng kinh tế 
ở một số nƣớc Đông Á 
Quốc gia Đóng góp cho 
TTKT (%) 
Giai đoạn Nguồn 
Nhật Bản 30% 1965-2000 Ogawa và cộng sự, 2005 
Hàn Quốc 30% 1972-2003 An và Jeon, 2006 
Đài Loan (Trung Quốc) 38% 1975-2009 Pei-Ju-Liao, 2010 
Trung Quốc 15-25% 1965-2005 Cai và Wang, 2006 
Nguồn: Tổng hợp từ Bùi Thị Minh Tiệp (2012) 
Bảng 1 cho thấy mức đóng góp của nguồn nhân lực dồi dào trong thời kỳ cơ cấu dân 
số vàng đã có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của nhiều nước Đông Á. Có thể nói, các 
nước này đã tận dụng được lợi thế nguồn nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh 
tế, tuy nhiên cũng có một số nước trong điều kiện tương tự về nguồn nhân lực lại không thể 
phát huy được lợi thế này. Cụ thể, nghiên cứu của Ohno (2008) đã chỉ ra rằng ở giai đoạn 
1950-1965 GDP bình quân đầu người ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung 
Quốc), Malaysia, Thái lan, Indonesia, Philippines có mức thu nhập bình quân đầu người 
tương đương nhau. Nhưng Nhật B ... uật sản xuất và các kỹ 
năng cần thiết khác để có thể tìm kiếm được việc làm thay thế với mức lương ổn định ở thành 
phố hay các khu công nghiệp. Ở nhiều khu chế xuất và nhiều doanh nghiệp dân doanh, người 
lao động đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thốn về nhà ở, thiếu về điều kiện sinh hoạt tối 
thiểu. Mặt khác, lao động di cư thường là những lao động chính ở khu vực nông thôn, nên nếu 
không có chính sách phù hợp về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho các nhóm lao 
động này thì “gánh nặng” sẽ rất lớn: khu vực nông thôn không thể phát triển do thiếu lao động 
và năng suất không cải thiện, trong khi khu vực thành thị đối mặt với sức ép việc làm lớn. 
 Lao động được đào tạo cũng còn yếu kém về chất lượng, không có khả năng làm việc 
sau khi ra trường mà phải mất thời gian đào tạo lại. Hiện trạng này là hệ quả của những bất 
cập trong hệ thống giáo dục. Sự thiếu định hướng ngay từ khi lựa chọn ngành học phù hợp 
với khả năng bản thân sinh viên và phù hợp với nhu cầu xã hội cũng đã làm nên một hiện 
trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trong lực lượng lao động Việt Nam. 
 Với trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, hàm lượng vốn con người tích lũy trong lực 
lượng lao động thấp làm cho năng suất lao động của Việt Nam không cao, kinh tế Việt Nam 
tăng trưởng dựa trên mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng nhiều lao động hơn là phát triển theo 
chiều sâu, dựa trên năng suất lao động. Điều này sẽ tạo ra thách thức lớn khi Việt Nam hội 
nhập với các nước trong khu vực, đặc biệt là khi tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN với 
việc tự do hóa di chuyển lao động giữa các nước. 
2.3 Nguồn nhân lực đối với tăng trƣởng kinh tế Việt Nam khi tham gia Cộng 
đồng kinh tế ASEAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 
Với thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam nói trên, tham gia vào cộng đồng kinh tế 
ASEAN sẽ vừa mang lại nhiều cơ hội, đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với hàng loạt 
các thách thức từ việc tự do hóa di chuyển lao động trong AEC. 
Cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất 
mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay 
các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội 
phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát 
triển như Việt Nam. Việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực 
giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Khi công nghệ và tự động hóa lên ngôi, họ sẽ đối mặt với áp lực cần nâng cao chất 
lượng, cải tiến và đổi mới các dây chuyền công nghệ, tuyển nhân lực có năng lực về công 
nghệ, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của doanh nghiệp nước 
ngoài. Những điều này là thực sự khó khăn trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn 
thua kém rất lớn các doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, cũng như nhân lực và vốn đầu tư 
như hiện nay. 
Cơ hội 
- Việt Nam đang trải nghiệm thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với số người trong tuổi lao 
động chiếm trên 2/3 tổng dân số, tạo ra một lợi thế lớn về dân số hoạt động kinh tế, kích thích 
sản xuất, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 
- Lao động Việt Nam có lợi thế trẻ tuổi, có truyền thống ham lao động, cần cù, chịu 
khóchính là một trong những lý do quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài. Người lao động 
nếu ham học hỏi, cầu thị thì đây chính là một trong những kênh quan trọng giúp từng bước 
nâng cao chất lượng lao động của nước nhà thông qua việc tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ 
năng quản lý, ý thức kỷ luật trong quá trình làm việc. 
- Nếu với lực lượng lao động dồi dào kết hợp với việc người lao động được đào 
tạo bài bản, chuyên nghiệp thì Việt Nam có thể trở thành đối tác sản xuất của các nước phát 
triển trong một số ngành chủ lực. Lực lượng lao động lớn và có kỹ năng sẽ giúp Việt Nam 
thâm nhập nhanh hơn và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
555 
- Với chính sách tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng trong AEC, người lao động 
có nhiều cơ hội việc làm hơn và phân bổ nguồn lực tốt hơn. Người lao động không chỉ có 
thêm cơ hội việc làm mà các cơ hội để học hỏi, nâng cao trình độ và kỹ năng cũng được tích 
hợp trong quá trình phân công lao động này. 
- Việt Nam đã và đang rất quyết tâm trong việc hoạch định và tăng cường thực thi các 
biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải tiến chất lượng giáo dục – đào 
tạo và đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng cho người lao động... Nếu các chính sách, chiến lược này 
phát huy hiệu quả thì việc tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEA sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam 
khẳng định vị thế của mình trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động có cơ 
hội tìm kiếm được các vị trí làm việc tốt hơn, từ đó giúp Việt Nam phát huy được lợi thế 
nguồn nhân lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. 
Thách thức 
- Mặc dù có lợi thế lớn về nguồn nhân lực cho tăng trưởng, nhưng nguồn nhân lực của 
nước ta có chất lượng không tương xứng với tốc độ tăng về quy mô và tiến độ hội nhập kinh 
tế khu vực và thế giới của Việt Nam. Chúng ta đã có được kết quả tăng trưởng kinh tế đáng kể 
trong suốt hai thập kỷ qua (bình quân 7%/năm), tuy nhiên đó là kết quả dựa trên việc mở rộng 
quy mô sản xuất, sử dụng nhiều lao động hơn là phát triển theo chiều sâu, dựa vào năng suất 
lao động. Đây là một thách thức lớn cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, 
đặc biệt là khi tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN với chủ trương tự do hóa di chuyển 
lao động có kỹ năng. Chúng ta có thể sẽ “thua ngay trên sân nhà” do sự dịch chuyển lao động 
có kỹ năng từ các nước nội khối, mặt khác lại đánh mất cơ hội tìm được việc làm tốt ở các 
nước AEC trong quá trình di chuyển thể nhân này. 
- Không chỉ Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực, bảng 1 (ở phần trên ) cho thấy 
một số nước trong cộng đồng ASEAN cũng đang trong thời kỳ “vàng” về nguồn nhân lực dồi 
dào như Thái lan, Singapore, Indonesia. Đây là những đối thủ lớn của nhân lực Việt Nam khi 
tham gia phân công lao động quốc tế, đặc biệt trong khối AEC. Mặt khác, Malaysia cũng sẽ 
bước vào giai đoạn bùng nổ nguồn nhân lực ở từ năm 2015, Philippines trải nghiệm thời kỳ 
này bắt đầu từ năm 2030thậm chí ngay sát chúng ta là Lào cũng bước vào thời kỳ dồi dào 
nhất về nguồn nhân lực từ năm 2020 cho đến 2058. Nếu chất lượng nguồn nhân lực của chúng 
ta không cải thiện đủ mạnh để ngang tầm với trình độ lao động của các quốc gia trong khu 
vực thì chúng ta sẽ mất đi cơ hội việc làm ở các nước trong khu vực và ở ngay cả thị trường 
lao động trong nước. Khi đó, chúng ta vẫn có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng không còn là lợi 
thế nữa mà sẽ là bất lợi, trở thành gánh nặng cho nền kinh tế do các vấn đề thất nghiệp, nghèo 
và các vấn đề xã hội nảy sinh 
- Việc công nhận lẫn nhau về tay nghề sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động có 
trình độ cao trong cộng đồng ASEAN. Điều này có thể giúp Việt Nam bổ sung nguồn nhân 
lực chất lượng cao còn thiếu, đặc biệt là trong các ngành y, dược, Tuy nhiên, từ phía Việt 
Nam, chúng ta cũng phải đối mặt với thách thức bị “chảy máu chất xám” khi nguồn nhân lực 
chất lượng nước ta sẽ tìm đến các quốc gia khác với cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn. Do 
vậy, đã đến lúc chúng ta phải xem xét nghiêm túc về các chiến lược đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, trong đó việc cải thiện chế độ đãi ngộ đối 
với người lao động có vai trò quan trọng. 
Gợi ý chính sách 
Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước Đông Á khẳng định nguồn nhân lực dồi dào có 
đóng góp đáng kể cho tăng trưỏng kinh tế thần kỳ ở các nước này. Tuy nhiên, nhân lực dồi 
dào chỉ là điều kiện cần trong khi môi trường chính sách trong nước mới là điều kiện đủ để 
phát huy tốt nhất lợi thế nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế. Từ phân tích kinh nghiệm 
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cho thấy họ đã xác định và thiết lập được mối quan hệ 
giữa phát triển các chiến lược kinh tế và chiến lược nhân lực, làm cơ sở để tiếp thu công nghệ 
rồi tiến tới làm chủ công nghệ trong quá trình phát triển, là nền tảng thành công về mặt kinh 
tế, khoa học kỹ thuật của các quốc gia này. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 556 
Việt Nam cần phải lấy sự phát triển nhân lực làm động lực cho tăng trưởng kinh tế 
thông qua sự kết hợp giữa các chiến lược quốc gia trong đó chính sách về giáo dục đào tạo là 
một điểm nhấn hết sức quan trọng. Cần phải có định hướng phát triển theo hướng đào tạo theo 
nhu cầu xã hội, trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cho người lao động gia nhập thị trường 
thay vì chú tâm đến mở rộng quy mô và chạy theo số lượng các trường đại học như hiện nay. 
Bên cạnh đó, việc đầu tư và phân bổ hợp lý hơn các nguồn đầu tư cho phát triển khoa 
học công nghệ cũng là một kênh quan trọng thúc đẩy phát triển vốn con người – từ đó tăng 
nâng cao lợi thế nguồn nhân lực cho đất nước. Khoa học - công nghệ là động lực của tăng 
trưởng, là yếu tố để nâng cao chất lượng tăng trưởng, nhưng tác động của hoạt động này đối 
với nền kinh tế nước ta còn thấp. Tỷ trọng chi cho hoạt động khoa học- công nghệ nhiều năm 
nay chỉ chiếm chưa tới 1% GDP (năm 2009 đã tăng lên nhưng cũng chỉ chiếm 0,73% tổng 
vốn đầu tư toàn xã hội), chưa tương xứng với vai trò của hoạt động này đối với sự nghiệp phát 
triển đất nước. 
Tuy nhiên, sự yếu kém về chất lượng giáo dục đào tạo cũng là một trở ngại lớn cho 
phát triển khoa học công nghệ nước nhà mặc dù Việt Nam đã sớm xác định giáo dục - đào tạo 
là quốc sách hàng đầu, tỷ trọng chi cho giáo dục - đào tạo trong tổng chi ngân sách ở mức 
cao. Khoa học - công nghệ là động lực của phát triển, còn giáo dục - đào tạo là chìa khóa của 
khoa học - công nghệ. Trong những năm qua, ngành giáo dục - đào tạo đã liên tục cải cách 
tuy nhiên hiệu quả còn thấp, còn nhiều bất cập cần được tháo gỡ. Chất lượng giáo dục đào tạo 
hạn chế sẽ khó có thể nói tới phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, phát minh sáng 
chế, mà ngay cả việc ứng dụng, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài vào sản 
xuất cũng còn gặp nhiều khó khăn. Điều này trực tiếp làm giảm năng suất lao động, tăng chi 
phí sản xuất, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 
3. KẾT LUẬN 
Việt Nam được đánh giá là có lợi thế lớn về nguồn nhân lực với số người trong tuổi 
lao động hiện chiếm tới 2/3 tổng dân số. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn nhân lực của nước ta 
mới chỉ thể hiện rõ lợi thế về lao động giá rẻ, lao động giản đơn, còn lao động kỹ thuật, lao 
động quản lý thì bất lợi, và chúng ta vẫn đang nỗ lực tìm mọi cách để phát huy tốt nhất lợi thế 
nguồn nhân lực của đất nước. 
Nhiều nước trên thế giới đã phát huy được lợi thế nguồn nhân lực để thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế, đặc biệt là các quốc gia Đông Á với một số điều kiện khá tương đồng với Việt 
Nam. Do vậy, học tập kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước trong việc phát huy lợi thế nguồn 
nhân lực cho tăng trưởng nhờ vào các chính sách đúng đắn và hiệu quả. “Nhân công giá rẻ” 
đã đến lúc không còn là lợi thế của Việt Nam mà trở thành “cái bẫy” ngăn trở sự phát triển, 
đất nước sẽ không thể phát triển tốt nếu không có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và có 
kỹ năng cao mà điều này lại trông chờ nhiều nhất vào sự cải tiến trong các chính sách về giáo 
dục đào tạo. 
Tầm quan trọng của nguồn lực con người trong phát triển kinh tế xã hội ngày càng 
được khẳng định trong nhiều nghiên cứu gần đây. Đầu tư phát triển vốn con người chính là 
đầu tư cho giáo dục đào tạo và đây cũng chính là một việc làm thiết thực nhất để nâng cao 
chất lượng dân số mà hiệu ứng của nó là của tương lai phát triển của đất nước. Mặt khác, để 
phát huy lợi thế nguồn nhân lực trong dài hạn, cần phải có sự kết hợp giữa các chính sách 
giáo dục đào tạo, y tế, lao động – việc làm và các chính sách về an sinh xã hội 
Việt Nam đã tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Việt Nam đã 
có những hành động thiết thực thông qua việc chủ động và tích cực tham gia xây dựng AEC. 
Trong bối cảnh hiện nay, lợi thế về nguồn nhân lực cũng đã và đang được Nhà nước quan tâm 
thông qua các chương trình, chiến lược và chính sách. Tuy nhiên, có thể phát huy được lợi thế 
nguồn nhân lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam hay không, điều này không chỉ 
trông chờ vào các chính sách và chiến lược cụ thể mà còn trông chờ vào sự chung tay hành 
động của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức và mỗi cá nhân người lao động trong quá trình học 
tập, làm việc và cống hiến 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
557 
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước 
đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần 
lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc 
hơn... Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam 
cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển 
công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế nguồn nhân lực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TIẾNG VIỆT 
1. Viện Khoa học lao động và xã hội (2011), Báo cáo xu hướng lao động và xã hội 
Việt Nam thời kỳ 2000 - 2015, Bộ Lao động TB&XH, Hà Nội. 
2. Bùi Thị Minh Tiệp (2012), Tác động của biến đổi quy mô, cơ cấu dân số đến tăng 
trưởng kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 
3. Tổng cục Thống kê (2010), "Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2009-2049", 
(chuyên khảo), Bộ Kế hoạch đầu tư, Hà Nội. 
4. Tổng cục Thống kê (2012), “Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2011”, 
TIẾNG ANH 
1. Kenichi Ohno (GRIPS) (2008), Industrial Strategy for Vietnam’s New Era, 
Presented at the International Symposium on Industrialization strategy of Vietnam toward 
2020, Hanoi. 
2. World Population Prospects (2015, https://esa.un.org/unpd/wpp/ 
HUMAN RESOURCES FOR GROWTH VIETNAMESE ECONOMY 
In the national industrialization and modernization and international economic 
integration, human resources is the national advantages of Vietnam. Labour force raised from 
26,63 million in 1979 to 57,09 million in 2009 and keep raising in forecast. Its peak will 
achieve 65,76 million people in 2039. Vietnam has experienced the time of “golden 
population structure” (Demographic Bonus) with the dependence proportion is lower than 50. 
It means that at least two labours have to work hard in order to feed up 1 person. And this 
period will be last for about 30 years giving many chance of Vietnamese society and economy 
development. 
Participation in ASEAN Economic Community, labor free to move in the AEC, 
opportunities and challenges are concurrent for Vietnam human resource. This paper will 
analyze the opportunities and challenges to developing human resources advantage when 
Vietnam participate in AEC . 
Key word: human resource, labour force, economic growth 

File đính kèm:

  • pdfloi_the_nguon_nhan_luc_cho_tang_truong_kinh_te_viet_nam_hien.pdf