Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình

Ngôn ngữ của người dẫn chương trình (MC) truyền hình là một dạng thức đặc biệt của ngôn ngữ báo chí - truyền thông. Đây là dạng thức ngôn ngữ trực tiếp, sinh động, giàu màu sắc biểu cảm. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của các chương trình truyền hình chính là ngôn ngữ đặc thù trong lời dẫn của từng MC mang những nét đặc trưng cho từng chương trình. Người làm nghề dẫn chương trình truyền hình đòi hỏi phải có những tố chất nhất định về năng lực ngôn ngữ và khả năng giao tiếp với công chúng.

Bài viết này dựa trên cứ liệu khảo sát từ các chương trình của Đài Truyền hình TPHCM (HTV) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trong 3 năm từ 2010-2013 nêu ra các dạng lỗi đặc trưng về ngôn ngữ và giao tiếp của MC truyền hình (tiếng Việt), sau đó phân tích nguyên nhân của các dạng lỗi này nhằm rút ra những bài học cần thiết cho công tác nghiệp vụ của MC cũng như việc đào tạo, huấn luyện MC của các Đài Truyền hình và

các cơ sở đào tạo.

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 1

Trang 1

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 2

Trang 2

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 3

Trang 3

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 4

Trang 4

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 5

Trang 5

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 6

Trang 6

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 7

Trang 7

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 8

Trang 8

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 11/01/2024 3260
Bạn đang xem tài liệu "Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình

Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 4 (234)-2015 
40 
NGÔN NGỮ HỌC VÀ VIỆT NGỮ HỌC 
LỖI NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP 
CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 
LINGUISTIC AND COMMUNICATION ERROR OF TELEVISION PRESENTER 
LÊ THỊ NHƯ QUỲNH 
(ThS-NCS; ĐH KHXH & NV, ĐHQG TP HCM) 
Abstract: Based on the survey data from the program of HCM city Television (HTV) and 
Vietnam Television (VTV) for 3 years from 2010 to 2013, this article addresses the specific 
types of linguistic errors (pronunciation, word-using, sentence-building, expression) and 
communication errors (vocative, control, utterance, conversation, knowledge, body 
language) of television presenters (Vietnamese), then analyzes the causes (objective and 
subjective) of the errors to draw the necessary lessons for the work of MCs as well as 
professional training, coaching MC’s TV stations and training institutions. 
Key words: linguistics and communication; television. 
1. Ngôn ngữ của người dẫn chương trình 
(MC) truyền hình là một dạng thức đặc biệt 
của ngôn ngữ báo chí - truyền thông. Đây là 
dạng thức ngôn ngữ trực tiếp, sinh động, giàu 
màu sắc biểu cảm. Một trong những yếu tố 
quan trọng góp phần tạo nên thành công của 
các chương trình truyền hình chính là ngôn 
ngữ đặc thù trong lời dẫn của từng MC mang 
những nét đặc trưng cho từng chương trình. 
Người làm nghề dẫn chương trình truyền hình 
đòi hỏi phải có những tố chất nhất định về 
năng lực ngôn ngữ và khả năng giao tiếp với 
công chúng. 
Bài viết này dựa trên cứ liệu khảo sát từ 
các chương trình của Đài Truyền hình 
TPHCM (HTV) và Đài Truyền hình Việt 
Nam (VTV) trong 3 năm từ 2010-2013 nêu ra 
các dạng lỗi đặc trưng về ngôn ngữ và giao 
tiếp của MC truyền hình (tiếng Việt), sau đó 
phân tích nguyên nhân của các dạng lỗi này 
nhằm rút ra những bài học cần thiết cho công 
tác nghiệp vụ của MC cũng như việc đào tạo, 
huấn luyện MC của các Đài Truyền hình và 
các cơ sở đào tạo. 
2. Các loại lỗi đặc trưng 
2.1. Lỗi ngôn ngữ 
2.1.1. Lỗi phát âm 
 a. Nói quá nhanh: Tốc độ phát âm quá 
nhanh sẽ làm cho khán thính giả không kịp 
theo dõi. Theo MC Trần Thiện Tùng: “Người 
miền Bắc nói nhanh hơn người miền Nam. 
Đặc biệt các MC đến từ miền Bắc, miền 
Trung vào miền Nam làm việc cần nói chậm 
lại một chút, vì hiện nay có một số MC của 
VTV vẫn nói rất là nhanh, người Bắc thì 
không sao cả, nhưng mà nếu như phát trên 
toàn quốc thì người miền Nam, đặc biệt các 
khán giả ở vùng miền Tây họ sẽ khó hiểu.” 
[10] 
 b. Nuốt âm: Nói quá nhanh thường gắn liền 
với lỗi nuốt âm, một loại lỗi hay thấy ở MC 
truyền hình, nhất là với MC truyền hình phía 
Bắc. Ví dụ: Xin kí chào quý vị và các bạn! 
(Danh Tùng, Sáng tạo Việt số 1, VTV). MC 
thường nuốt âm của những từ ngữ, câu nói 
quen thuộc trong chương trình. 
 c. Nói vấp, nói nhịu: Lỗi nói vấp xảy ra 
khi MC không chuẩn bị kĩ lời dẫn nên khi ra 
sân khấu lời nói không trôi chảy, suôn sẻ. 
Hoặc có khi do tình huống mang tính chất tâm 
lí trình diễn. Lỗi nói líu là lỗi nói từ này thành 
từ kia mà hai từ đó có âm gần giống nhau. Ví 
Số 4 (234)-2015 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 41
dụ, trong chương trình Duyên dáng Việt Nam, 
MC Trịnh Trân Chân vì hồi hộp đã nói rằng: 
“Xin chào mừng quý vị đến với chương trình 
Dan díu Việt Nam” [Dẫn theo 8]. Lỗi nói vấp 
và nói nhịu là những lỗi không quá trầm trọng 
khi có những sự cố ngoài ý muốn. Một lời xin 
lỗi nhẹ nhàng nên có khi MC mắc những lỗi 
này. 
 2.1.2. Lỗi dùng từ 
Lỗi dùng từ là một trong những “thảm 
họa” của MC truyền hình hiện nay. Ngoài 
những lỗi thông thường về dùng từ (thừa từ, 
lặp từ, thiếu từ, dùng từ sai nghĩa, dùng từ sai 
vị trí, kết hợp từ sai), qua khảo sát, chúng tôi 
còn phát hiện ra những dạng lỗi rất đặc trưng 
của nghề dẫn chương trình truyền hình. Việc 
phân tích kĩ các loại lỗi này là rất cần thiết để 
rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho công tác 
đào tạo, huấn luyện MC. 
- Dùng từ ngữ khó hiểu: Đây là loại lỗi cần 
tránh vì ngôn ngữ MC truyền hình là ngôn 
ngữ truyền thông đại chúng, ngôn ngữ nói cho 
mọi người cùng hiểu. Loại lỗi này tuy không 
nhiều nhưng nếu mắc phải sẽ gây trở ngại cho 
việc tiếp nhận thông tin. Từ ngữ thường gây 
khó hiểu cho khán thính giả thường là những 
từ hạn chế về phạm vi sử dụng như: từ cũ, từ 
địa phương, từ nước ngoài, thuật ngữ, biệt 
ngữ, tiếng lóng,  Ví dụ: Hãy tiếp tục đồng 
hành cùng chúng tôi trên kênh VTV3, VTV4 
và tài liệu thưởng media.vtv.vn. (Nguyễn 
Minh Hà, VTV3, Cà phê cuối tuần 21-04-
2012) 
Việc dùng từ ngữ địa phương trên Đài 
Truyền hình trung ương là điều cần tránh, tuy 
nhiên với các Đài Truyền hình địa phương thì 
có thể sử dụng với một tỉ lệ có thể chấp nhận 
được. Từ ngữ địa phương sử dụng trên đài cần 
hạn chế những từ ngữ mang sắc thái địa 
phương quá đậm nét để tránh gây khó hiểu. 
Dùng từ ngữ chuyên môn như sau đây 
cũng có thể gây khó hiểu với người được 
phỏng vấn: Công đoạn nào là khó nhất trong 
dệt thổ cẩm hả chị?” (hỏi chị người Mèo, 
không rành  ... thoại nghiêm túc của giao tiếp truyền hình. Ví 
dụ như lời dẫn vô vị của MC Trấn Thành sau 
đây: “Còn bây giờ thì một phần rất quan 
trọng của chương trình. Mời quý vị và các 
bạn nghỉ giải lao trong giây lát, chúng tôi 
sẽ trở lại ngay. (Trấn Thành, VTV3, Chung 
kết Cặp đôi hoàn hảo 2013, 12-05-2013). MC 
lắm tài nhiều tật này cũng có nhiều lời giả 
Số 4 (234)-2015 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 45
định ngớ ngẩn, những sự dẫn dắt gượng gạo, 
nói bông đùa không đúng chỗ. Theo nhiều 
người thì đôi khi “Trấn Thành đã bốc đồng 
thái quá, sử dụng những câu bông đùa vốn 
chỉ phù hợp để nói trên bàn nhậu.” [11]. 
- Nói hớ: Vô ý nói ra những lời không nên 
nói, thường do nhầm lẫn về bối cảnh dẫn 
chương trình hoặc do không lường trước hết 
những hàm ý tiêu cực của lời dẫn. Ví dụ, ngay 
trong lần đầu tiên lên sóng truyền hình quốc 
gia trước hàng triệu khán giả, MC trẻ Yumi 
Dương của The Voice đã khiến cư dân mạng 
dậy sóng vì một câu nói “kinh điển”: “Xin 
khán giả một tràng pháo tay cho nạn nhân 
vùng lũ”. Tương tự như vậy, MC Đỗ Thuỵ 
trong chương trình trực tiếp tưởng niệm các 
nạn nhân của vụ sập cầu Cần Thơ cách đây 
nhiều năm đã nói: “Nhân dịp sập nhịp dẫn 
cầu Cần Thơ”. MC Lê Minh Ngọc của Đài 
Truyền hình TP.HCM, dẫn chuyên mục An 
toàn giao thông trở nên nổi tiếng với lời dẫn 
“bất hủ”: “Chúng ta cũng nên nhớ chấp hành 
đúng tín hiệu giao thông cũng như là sự điều 
tiết của lực lượng cảnh sát chức năng để có 
được một ngày Quốc tang [lễ tang Đại tướng 
Võ Nguyên Giáp] thật nhiều niềm vui và thật 
an toàn” [Dẫn theo 8]. 
2.2.4. Lỗi cách thức hội thoại 
- Nói quá nhiều: Khá nhiều MC, nhất là 
MC miền Bắc mắc bệnh nói quá nhiều, quá 
dài. Trong chương trình của những MC này, 
ta thấy họ cố biến mình thành nhân vật trung 
tâm, lấn át khách mời. Khi có dịp nói, họ đều 
nói rất dài, mỗi lượt lời của họ thường không 
dưới 100 tiếng, như trong cách dẫn của Danh 
Tùng, Mĩ Lan hay Hồng Nga (VTV). Ví dụ: 
Có một điều khẳng định đối với tất cả các 
khán giả yêu âm nhạc, đối với tất cả những 
người làm nghệ thuật, đó là chưa có một 
mảnh đất nào có nhiều những ca khúc sáng 
tác về mình như Hà Nội, mà kì lạ là có rất 
nhiều những ca khúc hay để rồi có những 
sáng tác đó thì không chỉ có người dân thủ 
đô, không chỉ người dân cả nước mà rất nhiều 
những người bạn nước ngoài cũng yêu mến 
mảnh đất Hà Nội, thủ đô Hà Nội trở thành cái 
niềm cảm hứng sáng tác không chỉ của những 
lớp thế hệ nhạc sĩ đi trước mà ngay của 
những thế hệ nhạc sĩ trẻ bây giờ sáng tác rất 
nhiều về Thủ đô và chúng tôi cũng được biết 
là trong thời gian vừa qua thì nhà báo, nhà 
thơ, nhạc sĩ Thụy Kha cũng đã xuất bản cho 
cuốn sách tập hợp một ngàn ca khúc viết về 
thủ đô Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 1000 năm 
Thăng Long Hà Nội. Nhạc sĩ có thể chia sẻ gì 
về dự án này của mình? (Mỹ Lan, VTV1, Trò 
chuyện âm nhạc 03-09-2011: Sức sống những 
bài ca cách mạng) 
- Nói vội, nói gấp, thiếu cân nhắc: Bệnh 
nói nhiều, nói dài của các MC gắn liền với lỗi 
nói vội, nói gấp, ngôn từ thiếu trau chuốt, súc 
tích. Là gương mặt kì cựu của Đài Truyền 
hình Việt Nam, MC Mộng Hoài thẳng thắn 
cho rằng: "Nhiều MC hiện nay thích thể hiện 
mình, tự tin thái quá, nhất là các bạn trẻ. Họ 
nghĩ rằng khi cầm micro đứng trên sân khấu 
là phải nói. Họ nói nhiều, nói thao thao bất 
tuyệt, cái miệng nhanh hơn cái đầu nên nhiều 
khi lời dẫn không có thông tin, nội dung trùng 
lặp, hời hợt, vô bổ và cả vô nghĩa." [dẫn 
theo 11]. 
2.2.5. Lỗi kiến thức 
Lỗi sai sót về kiến thức thức nền và thiếu 
kiến thức chuyên ngành của những chương 
trình truyền hình chuyên biệt là một thực tế 
luôn xảy ra trong công việc dẫn truyền hình 
của MC. Lỗi này có rất nhiều dạng, sau đây là 
một số dạng thường gặp và dễ phát hiện. 
- Trích dẫn sai: Câu văn, câu thơ, danh 
ngôn, tục ngữ, nếu không cẩn thận dễ bị 
trích dẫn sai. Ví dụ: Hồ Chủ tịch lúc sinh thời 
từng có thơ lúc Người 60 tuổi như sau: 
“Chưa năm mươi đã kêu già, Ta 60 tuổi vẫn 
là đang xuân” (Mạnh Thắng, VTV2, Sống 
khỏe mỗi ngày: Ngày xuân nói chuyện về sức 
khỏe người cao tuổi). Nguyên văn chữ Hán 
của bài này là bài “Thất cửu”, được làm năm 
1953, lúc Người 63 tuổi: “Chưa năm mươi 
đã kêu già, Sáu mươi ba, mình vẫn là đương 
trai, Sống quen thanh đạm nhẹ người, Việc 
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 4 (234)-2015 
46 
làm tháng rộng ngày dài ung dung” (bản 
dịch). 
- Hiểu sai kiến thức chuyên ngành: Do 
thiếu kiến thức chuyên ngành cần dẫn nên 
một số MC khi nói về các vấn đề cần có kiến 
thức chuyên môn thường hay mắc lỗi nói nôm 
na, thiếu chuyên nghiệp. Ví dụ: Các nghiên 
cứu gần đây thì cho thấy rằng là đinh lăng 
làm tăng sự dẻo dai của cơ thể và tăng sự dẻo 
dai của chất đề kháng, chống lại hiện tượng 
mệt mỏi, giúp cho chúng ta ăn ngon và ngủ 
ngon, tăng khả năng lao động, giúp lên cân 
và chống giải độc rất là tốt. (Quyền Linh, 
HTV7, Bữa cơm gia đình 1). 
Nhiều MC thường e ngại khi phải nói về 
một lĩnh vực đòi hỏi cần có kiến thức chuyên 
môn. Vì thế, khi dẫn chương trình có tính học 
thuật, MC phải thâm nhập thực tế, nghiên cứu 
kĩ tài liệu liên quan đến đề tài nhằm có được 
một vốn hiểu biết cần thiết để không mắc lỗi 
“tay ngang”. 
2.2.6. Lỗi ngôn ngữ hình thể 
Theo MC Trần Thiện Tùng [10], ngôn ngữ 
hình thể chiếm 50-60% sự thành công của 
giao tiếp trên truyền hình. Ngôn ngữ hình thể 
thể hiện ở sự biểu cảm của gương mặt, động 
tác chân tay, cách đi lại, ánh mắt (nhìn thẳng 
người đối diện, tạo cảm giác đang tin tưởng, 
đang lắng nghe). 
Lỗi ngôn ngữ hình thể của MC truyền 
hình có hai dạng là: ngôn ngữ hình thể 
không phù hợp và lạm dụng ngôn ngữ hình 
thể. 
- Ngôn ngữ cơ thể không phù hợp: MC 
mới vào nghề thường mắc lỗi này, như MC 
Hoàng My trong chương trình đêm chung 
kết cuộc thi Siêu mẫu 2013, VTV3, từng bị 
chê vì “lối dẫn căng cứng thiếu tự nhiên, 
khuôn mặt gần như không biểu lộ cảm xúc, 
bị lệ thuộc nhiều vào kịch bản” [12]. Đôi 
khi, MC lâu năm trong nghề cũng có khi 
mắc lỗi này và đó thường là “cố tật” của MC 
nên rất khó sửa. Ví dụ như điệu bộ nhà quê, 
hay khoa chân múa tay của MC Việt Thảo 
trong các buổi diễn tại Trung tâm Vân Sơn. 
Tác phong, tư thế, điệu bộ năng động, hoạt 
bát, lịch lãm, trí thức, hoặc vui vẻ, thân 
thiện hay nói cách khác là ngôn ngữ giao 
tiếp cơ thể thể hiện làm sao cho phù hợp với 
từng loại chương trình và phù hợp với chuẩn 
mực chung của một MC truyền hình là điều 
mà MC cần phải hết sức chú ý và luyện tập. 
- Lạm dụng ngôn ngữ hình thể: Ngôn ngữ 
hình thể có vai trò quan trọng trong diễn xuất 
của MC truyền hình, nhưng quá đề cao, 
cường điệu hóa ngôn ngữ hình thể sẽ đi đến 
một cực đoan khác: lạm dụng ngôn ngữ hình 
thể. MC Thanh Bạch là người hay mắc lỗi 
lạm dụng ngôn ngữ hình thể (MC Thanh Bạch 
là tác giả của quan điểm cho rằng tầm quan 
trọng của ngôn ngữ hình thể là 63% và ngôn 
ngữ âm thanh là 37%). Những biểu hiện của 
việc lạm dụng ngôn ngữ hình thể qua trường 
hợp Thanh Bạch, thể hiện ở 3 điểm chính: nụ 
cười thường trực trên môi, nhiều lúc gây cảm 
giác giả tạo; nhiều động tác dư thừa như 
ngoáy chân, lắc hông, nhún vai,v.v. vào 
những lúc không cần thiết; điệu bộ, cử chỉ 
không hợp với độ tuổi của MC là những điểm 
có thể gây phản cảm. 
3. Nguyên nhân mắc lỗi 
3.1. Nguyên nhân khách quan 
- Do bối cảnh kinh tế - xã hội: Nền kinh tế 
thị trường vừa là động lực làm nảy nở và khởi 
sắc nghề dẫn chương trình truyền hình ở Việt 
Nam, vừa là nguyên nhân gây ra những khiếm 
khuyết, bất cập cho chính nghề này. Thứ nhất, 
kinh tế thị trường làm thay đổi những giá trị 
sống và những quan niệm truyền thống về văn 
hóa - xã hội. Càng ngày, khán thính giả nhất 
là khán thính giả trẻ tuổi, ít quan tâm đến tính 
thẩm mĩ của ngôn từ truyền hình. Điều họ 
quan tâm nhiều hơn về MC là ngoại hình, tuổi 
tác, trang phục, danh tiếng, rồi sau đó mới là 
chất giọng, lời văn, cách diễn đạt,Thứ hai, 
kinh tế thị trường với định hướng thương mại 
luôn xem trọng yếu tố quảng cáo, lợi nhuận. 
Vì thế các chương trình truyền hình càng ngày 
càng chú trọng yếu tố giải trí, đáp ứng thị hiếu 
đời thường của đông đảo khán giả. Vai trò 
Số 4 (234)-2015 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 47
ngôn ngữ của MC truyền hình bị chìm lấp đi 
trong vô số yếu tố tạo sự hấp dẫn của sân 
khấu hiện đại và những “chiêu trò” mua vui, 
tạo ấn tượng khác của các MC chuyên 
nghiệp và bán chuyên nghiệp. 
- Do đặc điểm nghề nghiệp: Nghề dẫn 
chương trình truyền hình là một nghề phải 
nói trực tiếp trước máy thu hình, trước khán 
thính giả, kèm theo việc đăng phát hình ảnh 
này trong khu vực hoặc trong cả nước. Áp 
lực trình diễn là nguyên nhân quan trọng làm 
MC mắc những lỗi đặc trưng nghề nghiệp 
như nói vấp, nói nhầm lẫn, nói ngập ngừng, 
ngắc ngứ, diễn đạt vòng vo, rối rắm,  
Mặt khác giao tiếp của MC truyền hình là 
loại giao tiếp đa phương, đa đối tượng: giao 
tiếp giữa MC với khách mời, giao tiếp giữa 
MC với khán giả tại trường quay (sân khấu), 
giao tiếp giữa MC với người được phỏng 
vấn, giao tiếp giữa MC với khán giả xem 
truyền hình, giao tiếp giữa các MC với nhau. 
Hoạt động ngôn ngữ của MC trên sàn diễn 
còn bị chi phối bởi quan hệ điều khiển của 
một kịch bản chuẩn bị trước theo ý đồ của 
đạo diễn. Vì có nhiều mối quan hệ ràng buộc 
bên trong bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp 
như vậy nên MC hay mắc các lỗi về xưng 
hô, ứng xử, phối hợp, v.v. 
3.2. Nguyên nhân chủ quan 
Có thể quy về 4 loại nguyên nhân sau: do 
năng lực cá nhân, do yếu nghiệp vụ, do thiếu 
chuẩn bị, do thói quen, tập quán địa phương. 
- Do năng lực cá nhân: Mỗi MC có một 
thế mạnh riêng về ngoại hình, giọng nói, ứng 
xử, năng khiếu ngôn ngữ, hiểu biết, năng lực 
điều hành, các tài lẻ (đánh đàn, thổi sáo, 
khiêu vũ, hát, múa minh họa, kịch câm, nhái 
giọng ). Các loại lỗi vừa trình bày ở phần 
trên không phải rơi vào tất cả MC và ở mọi 
phương diện. Những MC có hạn chế về 
giọng nói, ngôn ngữ, giao tiếp truyền hình 
mới vướng vào những lỗi đã phân tích ở 
trên. Và tùy theo “điểm mù” kĩ năng (sở 
đoản) của MC rơi vào phương diện nào mà 
lỗi tập trung ở phương diện đó. Có người 
mắc nhiều lỗi về phát âm, có người mắc 
nhiều lỗi về dùng từ hay cấu trúc câu, người 
thì về diễn đạt, ... 
- Do yếu nghiệp vụ: Đội ngũ MC hiện 
nay rất phong phú, đa dạng và được tuyển 
chọn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có 
ba nguồn cơ bản là: năng khiếu tự nhiên 
(tuyển từ các cuộc thi MC truyền hình), đã 
qua đào tạo về nghiệp vụ MC, “tay ngang” 
(không qua đào tạo nghiệp vụ). Thông 
thường, xuất thân ban đầu của MC không 
ảnh hưởng nhiều đến kĩ năng dẫn vì nghiệp 
vụ dẫn truyền hình có thể do năng khiếu 
bẩm sinh, do tự học hay do đào tạo. Nhưng 
nếu không có sự đào tạo bài bản về nghiệp 
vụ, lại thiếu trực giác nghề nghiệp thì MC 
hay mắc lỗi. Đặc biệt hiện nay các chương 
trình đào tạo MC còn chưa xem trọng việc 
huấn luyện, phát triển các kĩ năng ngôn ngữ 
và giao tiếp với công chúng. Theo chúng tôi, 
đây có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất về 
nghiệp vụ dẫn đến việc mắc lỗi về ngôn ngữ 
và giao tiếp của MC xảy ra tràn lan như hiện 
nay. 
- Do thiếu chuẩn bị: Như trên đã đề cập, 
tình trạng phổ biến hiện nay ở các Đài là 
“người người làm MC, nhà nhà làm MC”. 
Chương trình truyền hình phổ cập trên mọi 
kênh và ở mọi giờ phát sóng. Vì thế, nhiều 
MC phải “chạy sô, diễn cương”. Sự thiếu 
đầu tư, chuẩn bị một cách công phu, tỉ mỉ 
như trước đây là tình trạng của phần lớn 
MC. Chất lượng trình diễn, đặc biệt về 
phương diện ngôn ngữ của MC gần đây 
giảm sút nghiêm trọng. Nhiều MC nói 
những lời khuôn sáo như một cái máy, nói 
gấp gáp thiếu suy nghĩ, chọn lọc, nói để 
khoe tài “hoạt ngôn” của mình, lời nhiều, ý 
ít. 
Cũng vì áp lực của thời gian nên việc trau 
chuốt ngôn từ của MC bị hạn chế. Hơn nữa 
trong khâu làm kịch bản, biên tập, dựng 
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 4 (234)-2015 
48 
phim, nhân viên nhà Đài thường xem 
trọng phần hình, dễ dãi phần lời, dẫn đến 
chất lượng ngôn ngữ của các chương trình 
truyền hình ngày càng giảm. 
- Do thói quen, tập quán địa phương: Mỗi 
MC đều là một con người cụ thể của một địa 
phương nào đó ở Việt Nam. Vì thế, không 
nhiều thì ít, họ đều bị ảnh hưởng bởi thói 
quen, tập quán sử dụng ngôn ngữ của vùng 
miền mà họ sinh trưởng. Những phương 
diện bị ảnh hưởng nhiều nhất của địa 
phương là phát âm (mang các lỗi phát âm 
khó sửa chữa của vùng miền), giọng nói 
(chuẩn hay không chuẩn, thuần nhất hay pha 
tạp), tốc độ nói (nhanh hay chậm), xưng hô 
(mang màu sắc địa phương), diễn đạt (MC 
miền Bắc thường hay nói văn hoa, dài dòng; 
MC miền Nam hay dùng văn nói, hay liên hệ 
gây cười một cách dễ dãi). 
Trong các khóa đào tạo, huấn luyện MC, 
việc ý thức hóa cho học viên các hạn chế 
mang tính địa phương và thực hành các bài 
tập khắc phục lỗi địa phương về ngôn ngữ, 
giao tiếp cần được xem trọng. 
 4. Kết luận 
Ngôn ngữ của MC truyền hình vốn là một 
phương diện tạo nên tính hấp dẫn của 
chương trình truyền hình, dần dần trở thành 
một công cụ thông tin thuần túy, mất đi giá 
trị thẩm mĩ. Khán giả thường vừa nghe vừa 
đoán để biết MC nói gì, hỏi gì. Lời dẫn của 
MC nhạt nhẽo, mắc quá nhiều loại lỗi là 
thực tế phổ biến hiện nay. 
Qua bài viết nhỏ này, chúng tôi muốn chỉ 
ra một thực trạng và gióng một hồi chuông 
báo động để các đơn vị quản lí và bản thân 
các MC có những cách thức, biện pháp khắc 
phục lỗi để chương trình ngày càng hay hơn, 
chuẩn mực hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Đăng Bình (2001), Một số quan 
niệm khác nhau về lỗi trong quá trình dạy học 
tiếng nước ngoài, Tạp chí Ngôn ngữ, số 
14/2001. 
2. Trần Chiến (2013), Lời giới thiệu 
quyển Dọn vườn Tập 1, Nxb Trẻ 2013. 
3. Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc 
Lang (1992), Câu sai và câu mơ 
hồ, Nxb Giáo dục. 
4. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014), Ngôn 
ngữ phát thanh trực tiếp nhìn từ góc độ ngữ 
âm (dựa trên cứ liệu giọng đọc của phát thanh 
viên trong chương trình “Sài Gòn buổi sáng” 
của VOH, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP Hồ Chí 
Minh, số 55 năm 2014. 
5. Cao Xuân Hạo - Lý Tùng Hiếu - 
Nguyễn Kiên Trường - Võ Xuân Trang - Trần 
Thị Tuyết Mai (2002), Lỗi ngữ pháp và cách 
khắc phục, Nxb Khoa học xã hội. 
6. Nguyễn Xuân Khoa (1975), Lỗi ngữ 
pháp của học sinh. Nguyên nhân và cách 
chữa, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1975. 
7. Hồ Lê - Trần Thị Ngọc Lang - Tô 
Đình Nghĩa (2005), Lỗi từ vựng và cách khắc 
phục, Nxb Khoa học Xã hội. 
8. Việt Nguyễn (2014), 10 sự cố nói hớ 
vô duyên của MC Việt, Zing.vn, 01/01/2014. 
9. Nguyễn Minh Thuyết (1974), Mấy gợi 
ý về việc phân tích lỗi và sửa lỗi ngữ pháp cho 
học sinh, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3/1974. 
10. Trần Thiện Tùng (2013), Video Chia 
sẻ về dẫn chương trình truyền hình, 
https://www.youtube.com/watch?v=YeNR0Y
P_KDQ, 26/01/2013. 
11. Phan Thị Uyên (2013), ““Thảm họa” 
MC không chỉ là vạ miệng!”, Văn nghệ Công 
an Online, 06/11/2013. 
12. Phong Vũ (2013), Phát ngôn bất hủ 
của những “thảm họa’ MC Việt 2013, 
Vietnam.net, 20/12/2013. 

File đính kèm:

  • pdfloi_ngon_ngu_va_giao_tiep_cua_nguoi_dan_chuong_trinh_truyen.pdf