Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm

Đặt vấn đề:

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì công nghệ và đổi mới công nghệ

(ĐMCN) trở thành yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu

quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian qua, mặc dù đã có những thành công

nhất định nhưng nhìn chung trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung,

doanh nghiệp Hải Phòng nói riêng còn rất hạn chế, hoạt động đổi mới công nghệ(ĐMCN) còn

chưa tích cực và mang lại hiệu quả.

Công ty CP Sơn Hải Phòng số 2 (viết tắt: HPP2) là một thành viên của Tập đoàn kinh

tế VLC có bề dày kinh nghiệm và truyền thống trên 50 năm sản xuất sơn. Trong những năm

qua, công ty đã chú trọng đầu tư nhiều máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất sơn

bột tĩnh điện từ nước ngoài. Tuy nhiên, với trình độ công nghệ còn hạn chế và trong một môi

trường cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm của công ty chưa thực sự có được sức cạnh tranh cao

trên thị trường, thị phần và doanh thu còn khiêm tốn so với tiềm năng thị trường.

Trước thực trạng trên, HPP2 xác định ĐMCN là nhiệm vụ quan trọng và đã tiến hành

xây dựng một lộ trình ĐMCN nhằm tạo ra bước phát triển đột phá, nhanh chóng và bền vững.

Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu Lộ trình ĐMCN của HPP2 chắc chắn sẽ mang lại nhiều bài

học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp của Hải Phòng trong bối cảnh cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 hiện nay.

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 1

Trang 1

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 2

Trang 2

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 3

Trang 3

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 4

Trang 4

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 5

Trang 5

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 6

Trang 6

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 7

Trang 7

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 8

Trang 8

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 9

Trang 9

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 5440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm

Lộ trình đổi mới công nghệ của công ty sơn Hải Phòng số 2 và một số bài học kinh nghiệm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 382 
SUMMARY 
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM’S COAL INDUSTRY 
IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION 
Phuong Huu Tung - Hanoi University of Home Affair
Nguyen Thi Thu Thuy - Hai Phong University 
Abstract: Vietnam's coal industry has the main development driver being Vietnam 
Coal and Minerals Holding Limited (Vinacomin) with a focus on mining and coal supply to 
the economy. The coal industry is a major coal producer in Vietnam accounting for 95% of 
total production of the country, also the supplier of coal to thermal power plants, fertilizer 
and chemicals. Domestic coal demand is about 65 million tons of salable coal in 2025, to 
meet basic needs of the economy; the coal industry faces many problems such as business 
performance, labor employment. Economic development has to go hand in hand with 
environmental protection and sustainable development. Moreover, in the context of economic 
integration, competition has become increasingly stronger. Simultaneously, Vietnam's coal 
industry will have more opportunities and face new challenges; it requires a systematic 
review. The contents of the article will analyze the current situations of sustainable 
development of Vietnam's coal industry in the context of international economic integration, 
and from that, to identify the opportunities and challenges with sustainable development of 
the coal industry in Vietnam the trend of integration. 
Keywords: Viet Nam‟s coal industry, Economic integration, Sustainable development 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lê Đình Chiều (2013), “Bàn về phát triển bền vững ngành than Việt Nam”, Hội 
thảo quốc tế lần thứ nhất: Quản lý kinh tế trong hoạt động khoáng sản, Hà Nội. 
[2]. Nguyễn Tiến Chỉnh (2013), “Phát triển bền vững công nghiệp than Việt Nam, 
triển vọng và thách thức”, Hội thảo quốc tế lần thứ nhất: Quản lý kinh tế trong hoạt động 
khoáng sản, Hà Nội. 
[3]. Quốc hội (2014), “Luật bảo vệ môi trường”, Luật số 55/2014/QH13, ngày 23 
tháng 06 năm 2014, Hà Nội. 
[4]. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012, “Quy hoạch 
phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”, Hà Nội. 
[5]. TKV (2015), “Một số chỉ tiêu kinh tế của ngành than Việt Nam so sánh năm 2011 
và 2014”, Hà Nội. 
[6]. TKV (2015), “Tình hình sản xuất và tiêu thụ than giai đoạn 2010-2014”, Hà Nội. 
[7]. TKV (2015), “Báo cáo tình hình lao động việc làm ngành than Việt Nam giai đoạn 
2010-2014”, Hà Nội. 
[8]. Trương Quang Học, “Phát triển bền vững - Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ 
XXI”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
383 
LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 
VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
THE TECHNOLOGY RENOVATION ROUTE OF HAIPHONG PAINT 
JOINT-VENTURE COMPANY AND SOME EXPERIENCED LESSONS 
Nguyễn Thị Lan- Giám đốc Công ty CP Sơn Hải Phòng 2 
Ths. Trần Quang Phong-Trƣờng Đại Học Hải Phòng 
Tóm tắt: 
Hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế của thế 
giới ngày nay. Không chỉ là cơ hội, nó còn là những thách thức to lớn đối với các doanh 
nghiệp Việt nam. Để tồn tại và phát triển, không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp 
phải tích cực, chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả 
sản xuất kinh doanh. Báo cáo này trên cơ sở nghiên cứu về hiện trạng công nghệ cũng như 
việc xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của Công ty Sơn Hải Phòng số 2, từ đó đề xuất một 
số ý kiến giúp các doanh nghiệp Hải Phòng trong quá trình nâng cao trình độ công nghệ nhằm 
mục tiêu phát triển bền vững. 
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, Đổi mới công nghệ, Công ty Sơn Hải Phòng 
Abstract: 
International economic integration and industrial revolution 4.0 are being rising trend 
of the world today. Besides chances, Viet Nam businesses are facing challenges now. In order 
to survive and develop, businesses are forced to renovate actively their technology, increase 
labour productivity and business effectiveness. Basing on studying technology present 
condition and the technology renovation route of Hai Phong Paint Joint-stock company No.2, 
some proposes in this report are presented to help Hai Phong businesses in the process of 
raising up their techonology level for a sustainable development aim. 
Key words: Industrial revolution, Technology renovation, Hai Phong Paint 
Đặt vấn đề: 
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì công nghệ và đổi mới công nghệ 
(ĐMCN) trở thành yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu 
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian qua, mặc dù đã có những thành công 
nhất định nhưng nhìn chung trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, 
doanh nghiệp Hải Phòng nói riêng còn rất hạn chế, hoạt động đổi mới công nghệ(ĐMCN) còn 
chưa tích cực và mang lại hiệu quả. 
Công ty CP Sơn Hải ... ức....trong quá trình sản xuất. 
Hợp tác với các viện, trường, chuyên gia để nghiên cứu công nghệ sản xuất; các nhà 
máy sản xuất để thử nghiệm mang tính công nghiệp. 
Dự toán kinh phí thực hiện: 
- Kinh phí dự kiến cho nhiệm vụ này: 1.500 triệu 
Nhiệm vụ 2: Hoàn thiện dây chuyền sản xuất 
Mục đích: Bố trí lại dây chuyền sản xuất theo hướng liên hoàn, nâng cao mức tự động 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
387 
hóa các công đoạn trong dây chuyền sản xuất hiện tại để giảm nhân công trực tiếp, tăng năng 
suất. 
Nội dung: 
+ Hạ thấp phễu nạp liệu xuống ngang mặt sàn và nguyên liệu từ khâu ép được chuyển 
vào xe gòng đẩy trên ray và xả thẳng xuống phễu liệu để lên máy nghiền. 
+ Bố trí lại dây chuyền sản xuất liên hoàn từ trộn đến ép sao cho toàn bộ các công 
đoạn nằm trong phạm vi không quá 5 m (hiện nay khu vực trộn nguyên liệu cách xa máy ép). 
 + Đầu tư thiết bị cho phụ gia: trước kia các phụ gia được cho thủ công và dùng dụng 
cụ khuấy trộn nên không đều và tốn nhân công, dự kiến công ty sẽ lắp thiết bị cho phụ gia có 
mô tơ rung để tự động nạp xuống đều hơn. 
Sau khi thực hiện có thể giảm được từ 4-5 lao động/dây chuyền 
Giải pháp thực hiện 
- Đối với cải tiến các khâu nạp liệu, bố trí lại dây chuyền công ty tự thực hiện phù hợp 
với mặt bằng và vị trí thiết bị chính đã lắp đặt. 
- Thiết bị nạp phụ gia sẽ do công ty tự thiết kế chế tạo hoặc đặt hàng đơn vị cơ khí 
trong nước gia công theo thiết kế. 
Kinh phí thực hiện: 
- Kinh phí cho bố trí lại mặt bằng sản xuất: 300 triệu đồng/4 dây chuyền. 
- Kinh phí cho thiết bị nạp phụ gia: 250 triệu đồng/4 dây chuyền. 
Nhiệm vụ 3: Nâng cao công suất nhà máy 
Mục đích: Thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh, HPP2 thời gian tới sẽ nâng cao 
năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm ....tuy nhiên công suất của dây chuyền hiện nay 
thấp, máy móc thiết bị cũ, bán tự động nên chất lượng không ổn định, đặc biệt do đặc thù sản 
xuất nên mỗi khi thay past mầu lại phải vệ sinh máy nên tổn hao chi phí và khó chủ động với 
các đơn hàng đến cùng thời điểm. Do đó, để đáp ứng được sản xuất đa dạng sản phẩm, chủ 
động về thời gian và cạnh tranh được, công ty cần đầu tư thêm 3 dây chuyền sản xuất bột sơn 
tĩnh điện. 
Nội dung 
Trung Quốc đang là nước sản xuất sơn lớn nhất thế giới, công nghệ và thiết bị sản xuất 
của Trung Quốc đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả hợp lý, chi phí chuyển 
giao thấp ... do đó công ty sẽ nhận chuyển giao 3 dây chuyền sản xuất mới từ Trung Quốc. 
Căn cứ theo thực tế và kế hoạch sản xuất, các dây chuyền sẽ có công suất phù hợp và 
được bổ sung thêm máy trộn. Dự kiến dây chuyền sẽ bao gồm: 
Biểu 3.1 Danh mục thiết bị các dây chuyền 
STT Tên thiết bị Số lượng Xuất xứ Năng suất thiết kế 
1 Dây chuyền 5 gồm 
 Máy trộn 5 01 China 150kg/h 
 Máy ép 5 01 China 150kg/h 
 Máy nghiền 5 01 China 150kg/h 
2 Dây chuyền 6 gồm 
 Máy trộn 6 01 China 300kg/h 
 Máy ép 6 01 China 300kg/h 
 Máy nghiền 6 01 China 300kg/h 
3 Dây chuyền 7 gồm 
 Máy trộn 7 01 China 300kg/h 
 Máy ép 7 01 China 300kg/h 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 388 
 Máy nghiền 7 01 China 300kg/h 
4 Máy trộn (mua bổ sung) 01 China 300kg/h 
5 Máy trộn thành phẩm 01 China 500kg/h 
Giải pháp thực hiện 
Có thể nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua đơn vị đã chuyển giao công nghệ sản xuất. 
 Kinh phí đầu tư: 5,5 tỷ đồng cho 03 dây chuyền sản xuất đầy đủ các thiết bị tự động 
hóa. 
Nhiệm vụ 4: Nâng cao năng lực dịch vụ 
Mục đích: Các doanh nghiệp cung cấp bột sơn tĩnh điện lớn hiện nay đều có các dịch 
vụ trọn gói đi cùng, đây cũng là xu hướng chung của kinh doanh để tăng năng lực cạnh tranh. 
Do đó bổ sung các dịch vụ đi cùng là nhiệm vụ cần để khắc phục yếu điểm của HPP2 . 
Nội dung 
- Thành lập bộ phận tư vấn về thiết kế, đầu tư, xây dựng ... buồng sơn tĩnh điện cho 
khách hàng có nhu cầu đầu tư . 
- Cung cấp hoặc liên kết với nhà cung cấp các thiết bị như buồng sơn, súng sơn, nồi 
hơi .... để tư vấn hoặc bán hàng trọn gói. 
- Tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho khách hàng sử dụng sản phẩm mới của công ty. 
Giải pháp thực hiện 
- Nhân sự tư vấn được chọn từ phòng kỹ thuật và kinh doanh, kết hợp với các nhà 
cung cấp theo chuỗi dịch vụ liên quan. 
- Tuyển mới nhân sự để đào tạo. 
Dự kiến nhân lực cho bộ phận này là 2-3 người làm việc kiêm nhiệm theo từng dự án 
Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
a. Xây dựng thương hiệu 
Mục đích: Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở 
rộng, phát triển thị trường cho doanh nghiệp, Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp 
được thể hiện ở những khía cạnh sau: 
- Giúp nhận biết và phân biệt sản phẩm của công ty. 
- Thương hiệu có vai trò thông tin và chỉ dẫn về sản phẩm của công ty. 
- Tạo sự cảm nhận và tin cậy cho khách hàng về sự khác biệt, ưu việt hay tin tưởng 
khi sử dụng sản phẩm. 
- Đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc nhờ những lợi thế 
mà thương hiệu mang lại, sản phẩm sẽ bán được nhiều hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn. 
- Giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư khi huy động vốn và gia tăng các quan hệ bán 
hàng. 
Nội dung: 
Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp, công ty cần những 
chiến lược phù hợp để xây dựng và phát triển có hiệu quả. các bước xây dựng thương hiệu 
như sau: 
Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu. 
Bước 2: Môi trường cạnh tranh – Nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường. 
Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu. 
Bước 4: Xây dựng Triết lý thương hiệu 
Bước 5: Cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình 
mẫu cho thương hiệu 
Bước 6: Định vị thương hiệu 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
389 
Bước 7: Xây dựng lời hứa thương hiệu 
Bước 8: Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình phát triển thương hiệu. 
Bước 9: Chiến lược Văn hóa thương hiệu. 
Bước 10: Lịch sử thương hiệu và tài sản thương hiệu. 
Giải pháp thực hiện 
Việc xây dựng thương hiệu là công việc quy mô, bài bản theo các bước công phù hợp 
với điều kiện của doanh nghiệp và thường xuyên cần đánh giá, điều chỉnh. Do đó công ty cần 
thuê các chuyên gia tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu nhiều kinh nghiệm để thực hiện. 
Xây dựng thương hiệu cần thực hiện lâu dài. Công ty cần có nhân viên phụ trách phối hợp 
thực hiện. Nhân sự này có thể trực thuộc bộ phận kinh doanh của công ty. 
Dự toán kinh phí thực hiện: 
Kinh phí thực hiện ước tính 300 triệu và thực hiện trong thời gian 2 năm 2018-2020. 
b. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
Mục đích: Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công 
nghệ. Trong đó nguồn nhân lực có kỹ thuật, kỹ năng và tay nghề cao, làm chủ công nghệ, vận 
hành hệ thống máy móc, thiết bị một cách tối ưu và ổn định; Nguồn cán bộ quản trị có trình 
độ, luôn duy trì được công tác quản trị doanh nghiệp lành mạnh, đảm bảo sự đổi mới và cải 
tiến không ngừng. 
Nội dung 
- Đào tạo, đào tạo lại và xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn 
sâu, có kỹ năng nghiên cứu, phát triển, có khả năng nắm bắt công nghệ, tiếp thu và làm chủ 
công nghệ mới, có kỹ năng quản lý để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe phục vụ sản xuất 
dòng sản phẩm công nghệ cao 
- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, hiện đại và tinh nhuệ, 
nắm bắt được các kỹ năng quản lý quản trị, kinh tế quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu và 
rộng. 
- Kết hợp với các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật trong chương trình Đổi mới 
công nghệ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, chương trình nâng cao năng suất và chất 
lượng sản phẩm hàng hóa thành phố Hải Phòng đến năm 2020,chương trình nâng cao tiềm 
lực khoa học và công nghệ thành phố Hải phòng đến năm 2020. 
- Tham gia chương trình "Đào tạo giám đốc, quản trị doanh nghiệp giỏi đến 2020" của 
thành phố dành cho Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Quản đốc, Trưởng phòng. 
- Đào tạo nâng cao kiến thức cho lực lượng lao động và lao động mới tuyển dụng: 
+Tăng cường hình thức đào tạo tại chỗ. 
+ Đào tạo ngắn hạn kết hợp với tuyển dụng các vị trí cán bộ có trình độ chuyên môn 
cao. 
+ Có chính sách hỗ trợ người lao động tự học để nâng cao trình độ 
Kinh phí và thời gian thực hiện 
 - Thời gian từ 2017-2020 
- Kinh phí: 200 triệu 
3.2.2. Các đề án, dự án ưu tiên trong quá trình ĐMCN 
Các đề án và dự án được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong quá trình ĐMCN như sau: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 390 
Biểu 3.2 Danh mục dự án theo thứ tự ƣu tiên 
Stt Tên nhiệm vụ Công việc thực hiện 
1 Hoàn thiện dây chuyền SX Bố trí lại dây chuyền, bổ sung thiết bị nạp liệu 
2 Nâng cao công suất nhà máy Đầu tư thêm 3 dây chuyền mới 
3 Nghiên cứu sản xuất sản phẩm 
mới. 
Nghiên cứu, hoàn thiện công thức sản xuất sơn 
MDF, sơn gas, sơn nhôm và sơn nhiệt độ thấp 
4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực 
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự 
5 Nâng cao năng lực dịch vụ Tư vấn và cung cấp các dịch vụ có liên quan đến 
bột sơn tĩnh điện 
6 Xây dựng thương hiệu Xây dựng thương hiệu của công ty 
3.3 . Tiến độ thực hiện 
Biểu 3.3 Tiến độ thực hiện 
Stt Tên nhiệm vụ Thời gian thực hiện 
1 Hoàn thiện dây chuyền sản xuất 2017 
2 Nâng cao công suất nhà máy 2017-2018 
3 Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. 2017-2019 
4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
2017-2020 
5 Nâng cao năng lực dịch vụ 
2018-2020 
6 Xây dựng thương hiệu 2018-2020 
3.4 Hiệu quả ĐMCN 
3.4.1. Hiệu quả của ĐMCN đối với công nghệ 
Sau khi bổ sung, đổi mới công nghệ đến năm 2020, các tiêu chí đánh giá theo thông tư 
04/2014/TT-BKHCN dự kiến sẽ thay đổi theo hướng tăng điểm: 
Tiêu chí 1: Mức độ hao mòn thiết bị,công nghệ: tăng từ 2 lên 4 điểm 
Tiêu chí 2:Cường độ vốn thiết bị, công nghệ - Tăng từ 1 lên 2 điểm 
Tiêu chí 5: Mức độ tự động hoá TBCN – tăng từ 1 lên 3 điểm 
Tiêu chí 21: Quản lý hiệu suất thiết bị – tăng từ 3 lên 4 điểm. 
Tiêu chí 22: Phát triển đổi mới sản phẩm - tăng từ 1 lên 3 điểm 
Tổng số điểm sau khi ĐMCN từ 72 điểm lên 80 điểm, hệ số đóng góp công nghệ từ 
0,71 lên 0,79; đạt trình độ công nghệ tiên tiến. 
3.4.2. Hiệu quả về tài chính 
Sau quá trình ĐMCN đến năm 2020, có thể ước tính một số lợi ích kinh như: 
- Hoàn thiện dây chuyền sản xuất hiện tại, bố trí lại dây chuyền, bổ sung thiết bị nạp 
phụ liệu, tiết kiệm lao động hàng năm (tính trung bình phải trả cho lao động là 8 triệu/tháng). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
391 
Biểu 3.4 Mức độ tiết kiệm 
Nội dung Số lượng 2017 2018 2019 2020 
Hoàn thiện dây chuyền 4 
Tiết kiệm nhân công người 4 4 4 
Tổng cộng Tr. đồng 384 384 384 
4. Một số b i học kinh nghiệm: 
Qua nghiên cứu lộ trình ĐMCN của HPP2, có thể gợi ý một số kinh nghiệm như sau: 
4.1 Đối với cơ quan nhà nước 
- Thành phố cần thường xuyên tổ chức các chương trình khoa học công nghệ về nâng 
cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, về ĐMCN, phát triển tài sản trí tuệ 
- Nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp về công tác R & D thông qua các hỗ trợ tài chính 
và các dự án 
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực Thuế, Hải quan để giúp doanh nghiệp 
tiết kiệm thời gian, chi phí nhập khẩu thiết bị phục vụ ĐMCN 
- Hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại 
phù hợp để bảo vệ sản xuất trong nước, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. 
- Xây dựng các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất sử dụng sản 
phẩm trong nước thay thế sản phẩm nhập khẩu. 
4.2 Đối với các doanh nghiệp 
- Cần có sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, coi ĐMCN là nhiệm vụ chiến lược quan 
trọng quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp 
- Có định hướng rõ ràng và lâu dài, trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch ĐMCN chi 
tiết với một lộ trình phù hợp với năng lực của mình 
- Tích cực tham gia các chương trình khoa học công nghệ về nâng cao năng suất, 
chất lượng sản phẩm hàng hóa, về ĐMCN, phát triển tài sản trí tuệ 
- Chuẩn bị một nguồn tài chính thích hợp đáp ứng cho yêu cầu ĐMCN 
- Chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R & D) 
- Hoàn thiện dây chuyền sản xuất. Các doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu 
sắp xếp lại dây chuyền sản xuất theo hướng liên hoàn, tăng cường tự động hóa 
- Nâng cao công suất của dây chuyền để tăng năng suất lao động 
- Xây dựng thương hiệu bài bản, nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng kết hợp 
với các nhà phân phối để tạo thành chuỗi cung ứng chất lượng cao phục vụ ngày một tốt hơn 
nhu cầu của thị trường 
- Xây dựng đội ngũ nhân sự trình độ cao đáp ứng được nhu cầu của quá trình 
ĐMCN, trong đó chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn sâu và 
đội ngũ cán bộ quản lý tinh gọn, chuyên nghiệp 
Kết luận: 
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của ĐMCN trong bối cảnh của cuộc cách 
mạng công nghệ 4.0, HPP2 đã chủ động trong việc xây dựng một lộ trình ĐMCN từ nay cho 
đến năm 2020. Lộ trình ĐMCN phù hợp sẽ giúp HPP2 đánh giá được tổng quan về hoạt động 
sản xuất kinh doanh và hiện trạng công nghệ của mình và thông qua đó xác định được những 
bước đi phù hợp với năng lực và có những giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh 
tranh, phát triển bền vững. Thông qua bài học kinh nghiệm từ HPP2, gợi ý cho các doanh 
nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp công nghiệp Hải Phòng cần có sự thay đổi mạnh mẽ về 
nhận thức, xác định cho mình một kế hoạch dài hạn và khoa học về ĐMCN để thích ứng với 
thị trường hiện tại cũng như trong tương lai. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 392 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1- Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; 
2- Quyết định số 1621/2013/QĐ-TTg ngày 18/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có 
tính đến năm 2030; 
3- Quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 08/02/2014 của Bộ Công thương về Phê duyệt 
Quy hoạch phát triển của công nghiệp sơn - mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 
4- Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN, ngày 08/4/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ 
hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất; 
 5- Quyết định số 271/TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng đến 
2020. 
6- Nghị quyết số 08/NQ của Thành ủy về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030; 
7- Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND, ngày 25/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành 
phố về nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập 
quốc tế thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 
8- Quyết định số 2964/QĐ-UBND ngày 07/10/2013 của Ủy Ban nhân dân thành phố 
Hải Phòng về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ thành phố Hải Phòng đến năm 
2020. 
9- Báo cáo tài chính năm 2013-2016 và tổng hợp số liệu về máy móc thiết bị, nhân sự 
10- Báo cáo xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ cho HPP2– Sở KH và CN Hải 
Phòng. 

File đính kèm:

  • pdflo_trinh_doi_moi_cong_nghe_cua_cong_ty_son_hai_phong_so_2_va.pdf