Lao động trong bối cảnh kinh tế nền tảng số ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
Mục đích của bài viết là cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường lao động Việt Nam
trong bối cảnh phát triển kinh tế nền tảng số. Bài viết bắt đầu bằng một số định nghĩa cơ bản
cùng đặc trưng của kinh tế nền tảng số và lao động kỹ thuật số. Tiếp theo, bài viết trình bày thực
trạng kinh tế nền tảng số tại Việt Nam và quá trình chuyển đổi từ lao động truyền thống sang
lao động số với hai xu hướng nổi bật gồm sự giải phóng lao động ở các lĩnh vực truyền thống và
sự xuất hiện của nhiều việc làm mới. Tuy nhiên, thị trường lao động số cùng yêu cầu về ứng dụng
công nghệ mới tạo ra không ít thách thức cho các bên tham gia thị trường và các nhà hoạch định
chính sách. Bài viết đưa ra một số giải pháp tập trung vào mảng gọi xe công nghệ (Grab), việc
làm online trên các trang mạng xã hội, cùng một số khuyến nghị liên quan đến khung pháp lý
thử nghiệm và cơ sở dữ liệu quố cgia.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lao động trong bối cảnh kinh tế nền tảng số ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ NỀN TẢNG SỐ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ LABOUR IN THE CONTEXT OF DIGITAL PLATFORM ECONOMY IN VIETNAM: CURRENT SITUATIONS AND RECOMMENDATIONS TS. Phùng Thanh Quang; Đào Thị Nhật Lệ; NguyễnThị Quỳnh Trang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân pt_quang@neu.edu.vn Tóm tắt: Mục đích của bài viết là cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế nền tảng số. Bài viết bắt đầu bằng một số định nghĩa cơ bản cùng đặc trưng của kinh tế nền tảng số và lao động kỹ thuật số. Tiếp theo, bài viết trình bày thực trạng kinh tế nền tảng số tại Việt Nam và quá trình chuyển đổi từ lao động truyền thống sang lao động số với hai xu hướng nổi bật gồm sự giải phóng lao động ở các lĩnh vực truyền thống và sự xuất hiện của nhiều việc làm mới. Tuy nhiên, thị trường lao động số cùng yêu cầu về ứng dụng công nghệ mới tạo ra không ít thách thức cho các bên tham gia thị trường và các nhà hoạch định chính sách. Bài viết đưa ra một số giải pháp tập trung vào mảng gọi xe công nghệ (Grab), việc làm online trên các trang mạng xã hội, cùng một số khuyến nghị liên quan đến khung pháp lý thử nghiệm và cơ sở dữ liệu quố cgia. Từ khóa: Kinh tế nền tảng số, lao động kỹ thuật số, nền tảng số, thị trường lao động. Abstract: The purpose of this article is to provide an overview of the Vietnamese labour market in the development of digital platform economy. The article begins with some basic definitions and features of the digital platform economy and digital labour. Accordingly, the article presents the current state of the digital platform economy in Vietnam and the transition from traditional to digital labour with two prominent trends includinglabour liberationin traditional fields andthe appearance of new types of jobs. However, digital labour market with requirements for the ap- plication of new technology has created many challenges for market participants and policy mak- ers. The article offers a set of solutions mainly for app-based ride-hailing(Grab), online jobs on social networking sites, along with some recommendations related to regulatory sandbox and national database. Keyword: Digital labour, digital platform economy, labour market, platform. 1. Giới thiệu nghiên cứu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi cơ bản cách con người sống, làm việc và tương tác với nhau. Đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp là đều tiến tới một nền sản xuất thông minh hơn, giải phóng một lượng lao động khỏi các ngành nghề truyền thống và đồng thời cũng hình thành những công việc mới, đòi hỏi những kỹ năng mới (Kenney & Zys- 724 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 man, 2016). Với các nền tảng số, công ty đa quốc gia như Uber, Grab có thể cung ứng dịch vụ vận tải mà không cần sở hữu một chiếc taxi nào; các cửa hàng có thể bán nhiều loại sản phẩm mà không cần thuê mặt bằng; người lao động có thể làm việc theo thời gian, địa điểm tùy chỉnh mà không cần đến văn phòng Kinh tế nền tảng số cung cấp các nền tảng (platform) cho phép doanh nghiệp và người tiêu dùng tương tác với nhau trực tiếp trên các nền tảng đó, hình thành nên những dịch vụ ngang hàng (peer to peer services) và không cần sự hiện diện của các tổ chức trung gian (Xing Wan & cộng sự, 2019). Những lợi thế của kinh tế nền tảng số chủ yếu ở khả năng tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng, giảm các chi phí trung gian, giảm thời gian giao dịch, định danh được cả người sản xuất và tiêu dùng góp phần giảm thiểu rủi ro khi giao dịch, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp (Daqing Gong & cộng sự, 2019). Bài viết thảo luận về khái niệm, đặc điểm của kinh tế nền tảng, đặc điểm của lao động trong bối cảnh chuyển đổi số; phân tích thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Với đối tượng nghiên cứu là lao động tại Việt Nam và mục tiêu nghiên cứu là làm rõ thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số, bài viết phân loại lao động thành hai nhóm bao gồm nhóm lao động truyền thống và nhóm lao động số gắn với quá trình chuyển đổi từ lao động truyền thống sang lao động số với hai xu hướng nổi bật gồm sự giải phóng lao động ở các lĩnh vực truyền thống và sự xuất hiện của nhiều việc làm mới trên các nền tảng kỹ thuật số. Bài viết chỉ ra các nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của lao động trong bối cảnh chuyển đổi số, bao gồm tự thân nhu cầu về việc làm của các nhóm lao động, sự phát triển công nghệ và các chính sách liên quan đến lao động số. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển lao động số trong bối cảnh kinh tế nền tảng số tại Việt Nam, chú trọng vào các chính sách quản lý thu thuế, minh bạch hoá các giao dịch mạng và các biện pháp nhằm bảo vệ người lao động trên các nền tảng số. 2. Tổng quan nghiên cứu về kinh tế nền tảng số và lao động trong bối cảnh chuyển đổi số 2.1. Tổng quan về kinh tế nền tảng số Kinh tế nền ... ẻ tìm kiếm công việc yêu thích, tăng thêm thu nhập như: (1) Dịch vụ đặt phòng, thuê nhà. Chủ nhà cho thuê phòng xuất phát từ nhu cầu chia sẻ căn phòng trống trong gia đình để có thêm thu nhập. Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng phòng cho thuê của Airbnb đã khiến nhiều chuyên gia và chủ khách sạn, đặc biệt là khách sạn có uy mô nhỏ lo ngại. 729 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (2) Nền tảng Youtube kết nối người sáng tạo nội dung và khán giả của mình là người xem các video trên Youbute. Nội dung đăng tải đa dạng và thu hút nhiều lượt xem nên làm Youtuber được nhiều bạn trẻ lựa chọn để có thêm thu nhập. Tại Việt Nam có rất nhiều kênh được người xem ưa thích như về phim ngắn có Faptv, SMV; về ẩm thực có các kênh như Quỳnh Trần JP, Ẩm thực mẹ làm, bà Tân Vlog; kênh về du lịch như Khoa Pug, Vũ Khắc Tiệp offical, Khoai Lang Thang và rất nhiều kênh với nội dung phong phú khác. Ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn trở thành Youtuber - một nghề kiếm tiền như những nghề khác và có tiềm năng rất lớn trong tương lai với yêu cầu cao về độ sáng tạo.(3) Nền tảng game kết nối người chơi game với hau thậm chí tổ chức các buổi thi đấu như một loại hình thể thao, từ đó kiếm được thu nhập từ quảng cáo và giải đấu. Điều này dẫn đến việc chơi game không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một hình thức chơi game nghiêm túc, chuyên nghiệp và coi đó như một nghề cần đầu tư chất xám không những về đồ họa trong game mà còn phương thức chơi game (Caneron A. Pham T& Atherton J, 2018). Tính riêng năm 2019, Việt Nam đứng thứ 28 trong tổng số 100 quốc gia về phát triển các nền tảng game với tổng doanh thu khoảng 367 triệu USD (NguyễnVăn Hùng, 2020). 4. Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển lao động trong bối cảnh kinh tế nền tảng số tại Việt Nam Có thể khẳng định, kinh tế nền tảng số đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, thay đổi phương thức sản xuất, tiếp thị, thay đổi cách tương tác giữa người sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển của các nền tảng số cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với cơ quan quản lý nhà nước như việc thất thu thuế đối với hoạt động bán hàng online, thất thu thuế đối với thu nhập của các Youtuber; thiếu hụt lao động có trình độ công nghệ cao; thiếu sự kiểm soát với nhiều nền tảng sáng tạo nội dung online; thiếu các chính sách về bảo vệ người lao động trên các nền tảng số. Ở cấp độ doanh nghiệp, việc đầu tư hạ tầng công nghệ chưa thực sự đồng bộ, nhiều doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số đã gặp nhiều khó khăn khi kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia. Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp vẫn có tâm lý duy trì hệ thống quản trị thủ công, không muốn chuyển đổi số theo hướng công khai, minh bạch. Có thể khẳng định, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nền tảng số là xu thế tất yếu, để phát triển cả về số lượng và chất lượng lao động trong bối cảnh chuyển đổi số, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị với chính phủ và các cơ quan chức năng nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho người lao động trên các nền tảng số. Cụ thể như sau: Thứ nhất, tích cực triển khai thu thuế đối với các hình thức bán hàng online trên hạ tầng kỹ thuật số, cụ thể ngoài các trang thương mại điện tử, cần tập trung đến các trang mạng xã hội. Cụ thể cần: (1) Phối hợp giữa ngành Thuế với Bộ Công thương, BộThông tin - Truyền thông, đơn vị quản lý các trang mạng xã hội (Facebook, Google, Youtube) để nắm danh sách các web- site, các tài khoản của các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội; (2) Phối hợp giữa ngành Thuế với Cơ quan Công an đề nghị cung cấp cho Cơ quan Thuế các website thương mại có hoạt động kinh doanh chưa kê khai nộp thuế; (3) Phối hợp giữa ngành Thuế với Ngân hàng để đề nghị Ngân hàng Nhà nước cung cấp bảng sao kê tài khoản của các cá nhân, tổ chức có kinh doanh qua Facebook, hay các tài khoản kiếm ra tiền trên Youtube; (4) Phối hợp giữa ngành Thuế với các đơn vị cung ứng vận chuyển để nắm được số lượng hàng hóa vận chuyển, doanh thu thu hộ (nếu có) của từng tổ chức, cá nhân để cơ quan thuế rà soát đối chiếu, từ đó thu thuế; (5) Ngành thuế phối hợp với các nhà mạng và đại diện Facebook quản lý Việt 730 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nam để chặn tài khoản đối với những chủ tài khoản kinh doanh online có doanh số lớn nhưng không chấp hành các nghĩa vụ thuế. Thứ hai, đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý thử nghiệm (Regulatory Sand- box) để tạo điều kiện cho các nền tảng lao động kỹ thuật số. Dưới góc độ pháp lý, Sandbox là việc tạo ra một không gian thuận lợi với khung chính sách pháp lý riêng (nằm ngoài hoặc vượt khung pháp lý hiện tại) để tiến hành thử nghiệm những khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới. Đối tượng điều chỉnh của Regulatory Sandbox thường là các sản phẩm tài chính sáng tạo, sản phẩm ứng dụng công nghệ và mô hình kinh doanh mới, áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có ứng dụng công nghệ (Fintech, Blockchain) hay doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế mới (kinh tế chia sẻ, kinh tế nền tảng số). Khi thí điểm Sandbox, cần đảm bảo số lượng doanh nghiệp tham gia vừa đủ để đánh giá tác động sâu rộng, nhưng cũng không nên quá nhiều và trùng lặp về mô hình kinh doanh để tránh lãng phí nguồn lực. Đối tượng doanh nghiệp tham gia cũng cần có sự chọn lọc kỹ. Đặc biệt, cũng nên có những chế tài khống chế về không gian, thời gian hay thị phần nhất định trong khuôn khổ thí điểm Sandbox, tránh để vài doanh nghiệp trong cơ chế thí điểm chiếm những thị phần lớn (do đang được hưởng các cơ chế pháp lý mở) mà tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh. Ngoài ra, đối với mảng gọi xe công nghệ, cần sớm hoàn thiện, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để có khung pháp lý minh bạch, cân bằng giữa kinh doanh vận tải theo phương thức truyền thống và kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ 4.0 Thứ ba, cần sớm nghiên cứu, ban hành các Nghị định về chia sẻ dữ liệu; về xác thực điện tử; về bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân tham gia nền tảng số; về chế độ báo cáo giữa các cơ quan hành chính nhà nước và chế độ bảo mật thông tin. Để thực hiện điều này, cần hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính chất nền tảng. Cùng với việc xây dựng các thể chế, cần tập trung hoàn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng quốc gia, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai...; và cần tiến hành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; hệ thống liên thông gửi, nhận văn bản điện tử; hệ thống xác thực định danh điện tử; liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ và chữ ký số công cộng... để bảo đảm dữ liệu, thông tin được thông suốt giữa các cấp, các ngành của Chính phủ. Thứ tư, không chỉ bảo vệ người lao động trên các giao dịch qua mạng, còn cần phải chú trọng đến sự an toàn trong các giao dịch đòi hỏi tương tác giữa người với người. Để thực hiện được điều đó, Chính phủ và các công ty bảo hiểm cần hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm cho người lao động số. Cụ thể hơn, về vấn đề an toàn tính mạng của các tài xế công nghệ, các nền tảng công nghệ cần thường xuyên nhắc nhở, cập nhật các khu vực có tình hình an ninh phức tạp cũng như triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao an toàn cho cả tài xế và khách hàng. Tiếp tục phát triển các tính năng bảo mật thông tin như tính năng gọi điện thoại miễn phí thông qua ứng dụng nhưng không hiển thị số điện thoại người gọi, giảm thiểu đến mức thấp nhất việc gọi điện/ nhắn tin làm phiền sau khi đã kết thúc chuyến xe, hay các giải pháp tập trung vào việc hướng dẫn an toàn cho tài xế, sử dụng phím gọi khẩn cấp S.O.S giúp tài xế/ khách hàng kết nối trực tiếp với đường dây nóng 113 của Cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp. Hoàn thiện hoá các tính năng giúp nhận diện những hành vi lái xe không an toàn, ví dụ chạy quá tốc độ, chuyển hướng đột 731 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ngột, thắng gấp hoặc tăng tốc đột ngột, sau đó hướng dẫn cho tài xế cách cải thiện; tính năng cảnh báo tài xế lái xe trong tình trạng mệt mỏi (Driver Fatigue): tài xế sẽ nhận được cảnh báo trong ứng dụng rằng họ đã chạm đến “ngưỡng” mệt mỏi, và được nhắc nhở nên nghỉ ngơi để đảm bảo lái xe an toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh 1. ABI Research (2019), Grab and GO-JEK reinventing on – demand mobility to go beyond ridesharing for sustained profitability. 2. Alina (2016), ‘Trends and Dimensions of Digital Economy’, Annals - Economy Series, Constantin Brancusi University, Faculty of Economics. 3. Berg &cộngsự (2018), ‘Digital labour platforms and the future of work Towards decent work in the online world’, International Labour Office, Geneva. 4. Caneron A. Pham T & Atherton J (2018), ‘Vietnam Today – first report of the Vietnam’s Future Digital Economy Project’, CSIRO, Brisbane. 5. Casilli (2016), ‘Is There a Global Digital Labor Culture?’, Marginalization of Work, Global Inequalities, and Coloniality, 2nd symposium of the Project for Advanced Research in Global Communication (PARGC), Annenberg School for Communication, University of Penn- sylvania (USA). 6. Chan & cộng sự (2018), ‘The rise of the platform economy’, Deloitte, truy cập tại https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/nl/Documents/humancapital/deloitte-nl-hc-re- shaping-work-conference.pdf 7. Evans (2019), ‘Essential Principles for the Design of Antitrust Analysis for Multisided Platforms’, Forthcoming Journal of Antitrust Enforcement, truy cập tại SSRN: https://ssrn.com/abstract=3261812 hoặc 8. Evans & Gawer (2016), ‘The Rise of the Platform Enterprise: A Global Survey’, The Emerging Platform Economy Series No. 1, The Center for Global Enterprise. 9. Fuch & cộng sự (2013), ‘What is Digital Labour? What is Digital Work? What’s their Difference? And why do these Questions Matter for Understanding Social Media?’ tripleC 10. Fumagalli & cộngsự (2018), ‘Digital Labour in the Platform Economy: The Case of Facebook’, Sustainability, MDPI, Open Access Journal. 11. Graham & cộng sự (2017), ‘Digital labour and development: impacts of global digital labour platforms and the gig economy on worker livelihoods’, E tui, truy cập tại https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/1024258916687250 12. Gong & cộng sự (2019), ‘Who benefits from online financing? A sharing economy E- tailing platform perspective’. 13. Horton & cộng sự (2017), ‘Digital Labor Markets and Global Talent Flows’, Working Paper 17-096, Harvard Business School, truy cập tại 732 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 https://www.hbs.edu/faculty/Publication%20Files/17-096_813abb74-09c5-4ea6-989f- 5ef03b2d7f31.pdf 14. Kenney &Zysman (2016), ‘The rise of the platform economy’, Deloitte 15. Marvit (2014), ‘How Crowdworkers Became the Ghosts in the Digital Machine’, The Nation., truy cập tại https://www.thenation.com/article/archive/how-crowdworkers-became- ghosts-digital-machine/ 16. Research insight report (2019), ‘HomesharingVietNam Insights Report’ 17. Statisa Research Department (2020), Digital advertising expenditure in Vietnam from 2015 to 2018 with forecasts until 2020. 18. Steen & cộng sự (2019), ‘The knowledge-intensive platform economy in the Nordic countries’, Economics Norway and the Research Foundation Fafo, Nordic Innovation, truy cập tại 19. Solidiance (2018), Unlocking Vietnam’s Fintech Growth Potential. 20. Ted Choe (2016), ‘The rise of the sharing economy: Impact on the transportation space’. Deloitte, truy cập tại https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/us/Documents/consumer- business/us-cb-the-rise-the-sharing-economy.pdf 21. Teamasek & cộng sự (2019), ‘E-Conomy SEA 2019’, Swipe up and to the right: South- east Asia’s $100 billion Internet economy 22. TopDev (2019), 2019 VietNam Developer Report, Nguyen HuuBinh. 23. UNCTAD (2019), ‘Digital economy report 2019’, United nations conference on trade and development, Sirimance& a team comprising Torbjörn Fredriksson 24. Worldbank (2019), Individuals using the Internet (% of population), truy cập tại https://data.worldbank.org/indicator/IT.NET.USER.ZS 25. Xing Wan & cộng sự (2019), ‘Exploring service positioning in platform – based mar- ket’, International Journal of Production Economics Tài liệu tiếng Việt 1. Anh Vũ (2017), ‘Kinh tê ́nêǹ tan̉g đang khăn̉g điṇh vi ̣thê’́, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, truy cập tại https://www.thesaigontimes.vn/156135/Kinh-te%CC%81-ne%CC%80n- ta%CC%89ng-dang-kha%CC%89ng-di%CC%A3nh-vi%CC%A3-the%CC%81.html 2. Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty Cổ phần tập đoàn Mai Linh và các Công ty con (2019) truy cập tại file:///C:/Users/1/Downloads/00.%20BCTC%20HN%20tom%20tat%20daky.pdf 3. Báo Công thương (2020), ‘Kinh tế số là nhân tố then chốt thúc đẩy năng suất lao động’, truy cập tại https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/kinh-te-so-la-nhan-to-then- chot-thuc-%C4%91ay-nang-suat-lao-%C4%91ong-19010-3101.html 4. Chu Thị Hoa (2020), ‘Phản ứng chính sách của Việt Nam đối với mô hình kinh tế chia sẻ’, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 5. Chu Thị Hoa (2020), ‘Sandbox – cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế - 733 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam’, truy cập tại 6. Data61|SCIRO (Cơ quan chuyên nghiên cứu về số liệu và công nghệ số thuộc Tổ chức khoa học quốc gia Australia) & Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2019), ‘Báo cáo Tương lai kinh tế số Việt Nam: hướng đến năm 2030, 2045 ’tại Hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Một trụ cột cho Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam”, Hà Nội. 7. IDG (2019), Diễn đàn ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2019 (Vietnam Retail Banking Forum), truy cập tại 8. Nguyễn Văn Hùng (2020), ‘Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tới’, Sở nội vụ tỉnh Bắc Giang. 9. Phạm Việt Dũng (2020), ‘Kinh tế số - cơ hội “bứt phá” choViệt Nam’, Hội đồng lý luận Trung Ương, Tạp chí cộng sản, truy cập tại te/-/2018/810607/kinh-te-so—-co-hoi-%E2%80%9Cbut-pha%E2%80%9D-cho-viet-nam.aspx 10. Phan Diệu Thu Hà, Nuôi lớn mô hình kinh doanh bằng hệ sinh thái, truy cập tại https://doanhnhanonline.com.vn/nuoi-lon-mo-hinh-kinh-doanh-bang-mo-hinh-he-sinh-thai/ 11. Tổng cục thống kê (2019), Lao động và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo ngành kinh tế (*) chia theo Ngành, Phân tổ và Năm, truy cập tại h t t p s : / / w w w . g s o . g o v . v n / p x - w e b - 2 / ? p x i d = V 0 2 3 9 - 40&theme=D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20v%C3%A0%20lao%20%C4%91%E1%BB%9 9ng 734 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020
File đính kèm:
- lao_dong_trong_boi_canh_kinh_te_nen_tang_so_o_viet_nam_thuc.pdf