Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết

Cho dù là đứng trước các khách hàng kinh doanh mới hay một nhóm các nhà

đầu tư mạo hiểm, cảm giác e sợ có thể giảm bớt sự lưu loát và tự tin trong

bài diễn thuyết của bạn.

Theo Dower, thậm chí không ít chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực

của họ cũng gặp phải cảm giác này. “Chỉ nghĩ về việc phải trình bày, chúng

ta bỗng nhiên cảm thấy không biết rõ mình biết những gì và không còn tin

tưởng vào lời nói của mình nữa”, Dower cho biết.

Việc đánh bại cảm giác lo sợ, hồi hộp và xây dựng được những bài diễn

thuyết thuyết có sức thuyết phục là yếu tố quyết định thành công trong kinh

doanh. Từ câu mở đầu cho đến cách trả lời những câu hỏi chất vấn, bạn đều

có thể học được để bài diễn thuyết của bạn có thể làm say lòng người nghe.

“Hai kỹ năng quan trọng nhất để thành công trong sự nghiệp của bạn đó là

kỹ năng nói và viết thông thạo”, Diana Booher, một nhà tư vấn giao tiếp chonhiều khách hàng trong danh sách Fortune 500, cho biết.

Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết trang 1

Trang 1

Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết trang 2

Trang 2

Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết trang 3

Trang 3

Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết trang 4

Trang 4

Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 9040
Bạn đang xem tài liệu "Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết

Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết
Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết 
Một lần nữa, tim bạn đập mạnh, cảm giác hồi hộp tăng cao, và giọng nói 
thì líu lại. Không có khẩu súng nạp đầy đạn nào dí vào đầu bạn, mà chỉ 
là bạn đang chuẩn bị cho một bài diễn thuyết trước mọi người. 
Việc diễn thuyết trước đám đông có gây ra cho bạn nỗi ngại ngùng và khiếp 
sợ? “Một vài người rất e sợ công việc này thậm chí hơn cả việc phải lên bàn 
mổ”, Kim Dower, tác giả cuốn Life Is a Series of Presentations (Cuộc sống 
là một chuỗi các bài diễn thuyết) và là chủ sở hữu hãng dịch vụ truyền thông 
Kim-From-L.A, cho biết, “Ý nghĩ thất bại khi đứng trước đám đông luôn tạo 
ra nỗi sợ hãi”. Cảm giác này là rất thật và mang tính chất sinh lý con người. 
Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi khi diễn thuyết 
Cho dù là đứng trước các khách hàng kinh doanh mới hay một nhóm các nhà 
đầu tư mạo hiểm, cảm giác e sợ có thể giảm bớt sự lưu loát và tự tin trong 
bài diễn thuyết của bạn. 
Theo Dower, thậm chí không ít chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực 
của họ cũng gặp phải cảm giác này. “Chỉ nghĩ về việc phải trình bày, chúng 
ta bỗng nhiên cảm thấy không biết rõ mình biết những gì và không còn tin 
tưởng vào lời nói của mình nữa”, Dower cho biết. 
Việc đánh bại cảm giác lo sợ, hồi hộp và xây dựng được những bài diễn 
thuyết thuyết có sức thuyết phục là yếu tố quyết định thành công trong kinh 
doanh. Từ câu mở đầu cho đến cách trả lời những câu hỏi chất vấn, bạn đều 
có thể học được để bài diễn thuyết của bạn có thể làm say lòng người nghe. 
“Hai kỹ năng quan trọng nhất để thành công trong sự nghiệp của bạn đó là 
kỹ năng nói và viết thông thạo”, Diana Booher, một nhà tư vấn giao tiếp cho 
nhiều khách hàng trong danh sách Fortune 500, cho biết. 
Sức mạnh của sự chuẩn bị 
Với sự chuẩn bị tốt, bạn hoàn toàn có thể chuyển cảm giác e sợ và ngại 
ngùng thành một bài diễn thuyết đầy sức thuyết phục. 
Sự chuẩn bị chính là điều mà những nhà diễn thuyết thành công thường làm. 
Điều này đồng nghĩa với việc, bạn phải biết rõ nhiệm vụ cũng như những 
người nghe của mình. 
“Mọi người đều lắng nghe và đón nhận thông tin theo những cách thức khác 
nhau”, Dower cho biết, “Hãy chỉnh sửa cách thức trình bày, diễn đạt của bạn 
một cách thích hợp nhất. Ví dụ, các giáo viên thích những bản đề cương rõ 
ràng, trong khi các nhân viên bán hàng có khuynh hướng thích sự tân thời và 
mang tính ngẫu hứng nhiều hơn”. 
Để có được những ấn tượng tốt đẹp ngay từ lúc đầu, bạn cũng cần quan tâm 
tới hình thức bên ngoài. Ví dụ, nếu bạn là một phụ nữ diễn thuyết trước 
nhiều nam doanh nhân, đừng mặc những chiếc váy quá dài và quấn khăn. 
Dower khuyên: “Hãy nhìn vào những người bạn sẽ nói chuyện, nắm bắt suy 
nghĩ và sở thích của họ”. 
Một nguyên tắc hay được sử dụng, đó là ăn mặc như một nhà thành viên VIP 
của nhóm. Bạn cũng nên đảm bảo rằng hình thức bên ngoài của bạn không 
trái ngược với thông điệp trình bày. Đừng đeo trang sức loè loẹt hay bất cứ 
thứ gì gây sự chú ý đặc biệt. 
Do mọi người thường phán xét tính tin cậy bài thuyết trình trên cơ sở hình 
thức bên ngoài, nên mọi cử chỉ, dáng điệu, nét mặt và thái độ của bạn cần tự 
nhiên và nhẹ nhàng. Theo Booher, nếu bạn đứng một cách cứng nhắc, thở 
mạnh và không có sự tạm nghỉ trong bài diễn thuyết, mọi người sẽ rất dễ 
dàng nhận thấy sự thiếu tự tin ở trong bạn. 
Booher khuyên, nếu có thể, bạn nên hình dung như mình sẽ đứng trước một 
nhóm bạn bè thân quen, tập trung vào từng nét mặt, dáng điệu, cử chỉ và 
năng lượng cơ thể của bạn. 
Ngoài ra, trước khi có một bài diễn thuyết hay nói chuyện trước đám đông, 
bạn nên nghe đài và xem vô tuyến. Hãy phân tích tại sao bạn chuyển từ kênh 
này sang kênh khác và điều gì ở đài phát thanh hay truyền hình khiến bạn 
cảm thấy khó chịu. Họ bảo thủ, cố chấp hay vô bổ? Bạn hãy ghi chú, rút 
kinh nghiệm và đừng lặp lại chúng. Hãy khám phá ra những gì thực sự lôi 
cuốn trong phong cách của một ai đó và bắt chước nó. 
Bên cạnh đó, để có được sự thư giãn trước khi bắt đầu những luận điểm 
quan trọng trong bài diễn thuyết, Booher khuyên rằng bạn nên tìm kiếm 
những fan của mình. “Đừng nhìn vào những người khó tính, xa lạ và không 
đứng về phía bạn. Khi bạn bắt đầu, trạng thái hồi hộp là dễ hiểu, vì vậy hãy 
cố gắng mỉm cười với những ai mong muốn nghe bạn diễn thuyết và tập 
trung vào họ”, bà nói. 
Tránh những lỗi thông thường 
Để thu hút và lôi kéo người nghe ngay từ lúc đầu, hãy đảm bảo rằng bạn bắt 
đầu với những thông điệp mấu chốt. Theo Booher, những nhà diễn thuyết tồi 
luôn cố gắng phơi bày tất cả các thông tin của họ trước khi bắt đầu vào các 
điểm cơ bản. Tuy nhiên, mọi người luôn có xu hướng bỏ qua các chi tiết. 
Thay vào đấy, bạn hãy bắt đầu với những luận điểm chính, sau đó mới cung 
cấp các thông tin cơ bản cần thiết khác. 
Sức hấp dẫn trong bài diễn thuyết của bạn cũng sẽ gia tăng đáng kể nếu mọi 
người quan sát thấy ở bạn sự khiêm nhường, thân mật, ân cần, thành thật và 
vui vẻ, chứ không phải sự kiêu căng và cách biệt. 
Song Booher cũng khuyên rằng đừng bao giờ bắt đầu bài diễn thuyết bằng 
sự hài hước. “Nếu bạn không giỏi về điều này và nếu gặp phải phản ứng tiêu 
cực, bạn có thể mất tự tin mà không thể khôi phục lại”. 
Một lỗi diễn thuyết thường gặp khác là dựa quá nhiều vào PowerPoint. “Bạn 
sẽ trở thành một nhà giải thích các slide trình chiếu. Việc này khiến cho mọi 
người thấy buồn ngủ”, Booher cho biết, “Công nghệ hình ảnh – âm thanh chỉ 
nên mang tính chất phụ trợ - một công cụ minh họa những luận điểm tiếp 
theo”. 
Khi sắp xếp, tổ chức bài diễn thuyết, hãy chuẩn bị cả những gì ngoài phạm 
vi cần thiết. Bạn cần lường trước được các câu hỏi để không bị lúng túng 
hay bất ngờ vì không biết phải trả lời thế nào. 
Nếu có ai đó hỏi một câu hỏi mà bạn chưa chuẩn bị trước, bạn có thể làm 
một vài hành động kiểu như uống một ngụm nước để dành cho mình một vài 
giây suy nghĩ. 
Sự thành thật cũng là một phương cách giải nguy tốt khi bạn gặp thế bí. 
“Mọi người luôn tôn trọng và thông cảm nếu bạn phản ứng một cách chân 
thực nhất. Đó có thể là: ‘Đây là một câu hỏi tốt. Tôi không muốn đưa ra cho 
quý vị một câu trả lời thiếu hoàn chỉnh’ hay ‘Tôi muốn kiểm tra kỹ lưỡng 
hơn thông tin và số liệu. Liệu tôi có thể trả lời quý vị sau được không’”, 
Booher nói. Bạn cũng có thể sử dụng khiếu hài hước để che dấu sự lúng 
túng. 
Hơn tất cả, trường hợp phải đương đầu với một câu hỏi hay bình luận khó, 
hãy tìm cách gắn nó với luận điểm bạn muốn trình bày, cho dù nội dung của 
câu hỏi đó là gì đi nữa. Đừng làm phai nhạt hay chệch hướng thông điệp đã 
trình bày. Điều quan trọng là bạn cần duy trì sinh lực cho mình bằng chính 
những cảm xúc mà bạn đã có với các ý tưởng diễn thuyết. 
Nếu bạn thấy bản thân thực sự không biết phải trả lời thế nào và đang đánh 
mất khán giả, hãy trông cậy vào những kỹ năng diễn thuyết khác để thay đổi 
tâm trạng. Chẳng hạn bạn có thể sử dụng các ví dụ cá nhân, thống kê hay 
những trợ giúp bằng tài liệu minh hoạ, câu đố và danh thiếp kinh doanh,... để 
chuyển hướng nội dung cuộc hội thoại. 
Cuối cùng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn đều cần tự tin và ghi nhớ những 
lý do đã khiến bạn có bài diễn thuyết này. “Khi nhớ tới những lý do thích 
đáng đó, bạn sẽ không còn tâm trạng bồn chồn, hồi hộp và tập trung hơn để 
có được bài diễn thuyết tốt nhất”, Dower cho biết. 

File đính kèm:

  • pdflam_the_nao_de_chien_thang_noi_so_hai_khi_dien_thuyet.pdf