Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ?

Đại học công lập truyền thống đã đi theo suốt hành trình lịch sử phát triển của

đất nước và thành quả mang lại là vô cùng to lớn.

Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, yêu cầu nguồn nhân

lực ngày càng thay đổi và luôn nâng cao không ngừng. Đại học công lập truyền thống

đã bộc lộ nhiều tồn tại và vướng mắc Tự chủ đại học đã ra đời và phát triển từ rất lâu

trên thế giới. Nhiều vĩ nhân, danh nhân đều thân từ những ngôi trường đại học tự chủ.

Điều nầy cho thấy tự chủ đại học có những ưu việt vốn có.

Nếu tự chủ đại học khi xem sinh viên là khách hàng, trường học là một công ty

thì giảng viên là nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng, hiệu

trưởng là CEO.

Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh

doanh thiết thực. Xây dựng và phát triển thương hiệu, chất lượng phục vụ và giá cả

cạnh tranh, là để đáp ứng và làm hài lòng khách hàng-thượng đế-sinh viên.

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 1

Trang 1

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 2

Trang 2

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 3

Trang 3

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 4

Trang 4

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 5

Trang 5

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 6

Trang 6

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 7

Trang 7

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 8

Trang 8

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 9

Trang 9

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ? trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 03/01/2022 5980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ?

Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ?
 225 
LÀM GÌ KHI SINH VIÊN LÀ KHÁCH HÀNG 
LÀ THƯỢNG ĐẾ TRONG NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỰ CHỦ? 
Lê Văn Tư 
Công ty TNHH Khởi nghiệp Hoa Sinh Tân HD, Cần Thơ 
“Thật là điên rồ khi cứ làm theo cách cũ mà muốn có kết quả mới”! Albert 
Einstein 
“Đầu tiên, họ có thể làm ngơ bạn, sau đó, họ cười nhạo bạn, sau đó, họ đối đầu 
với bạn và sau đó nữa, bạn sẽ thắng” . Mahatma Gandhi 
Tóm tắt 
Đại học công lập truyền thống đã đi theo suốt hành trình lịch sử phát triển của 
đất nước và thành quả mang lại là vô cùng to lớn. 
Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, yêu cầu nguồn nhân 
lực ngày càng thay đổi và luôn nâng cao không ngừng. Đại học công lập truyền thống 
đã bộc lộ nhiều tồn tại và vướng mắc Tự chủ đại học đã ra đời và phát triển từ rất lâu 
trên thế giới. Nhiều vĩ nhân, danh nhân đều thân từ những ngôi trường đại học tự chủ. 
Điều nầy cho thấy tự chủ đại học có những ưu việt vốn có. 
Nếu tự chủ đại học khi xem sinh viên là khách hàng, trường học là một công ty 
thì giảng viên là nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng, hiệu 
trưởng là CEO. 
 Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh 
doanh thiết thực. Xây dựng và phát triển thương hiệu, chất lượng phục vụ và giá cả 
cạnh tranh,  là để đáp ứng và làm hài lòng khách hàng-thượng đế-sinh viên. 
Từ khóa: Tự chủ đại học, sinh viên, trường học, công ty, khách hàng, thượng đế. 
Abstract 
Traditional public universities have followed through the history of 
development of the country and the results have been extremely great. 
However, the world is changing at a dizzying speed, requiring ever-changing 
human resources and constantly improving. Traditional public universities have 
revealed many shortcomings and problems University autonomy has been born and 
developed for a long time in the world. Many great men and celebrities are from 
autonomous universities. This shows that university autonomy has inherent 
advantages. 
If university autonomy sees students as customers, schools are a company, 
teachers are technical staff, salespeople, customer care staff, principals are CEOs. 
 Each enterprise must build its own vision, mission, and practical business 
philosophy. Building and developing brand, service quality and competitive price, is 
to satisfy and satisfy customers-God-students. 
Keywords: Autonomous universities, students, schools, companies, customers, 
god. 
 226 
Giới thiệu 
Thế giới và Việt Nam đang vào thời kỳ của cách mạng công nghiệp 4.0. Với 
cuộc cách mạng này, giáo dục đại học phải hành động tiên phong, nhằm đào tạo ra 
nguồn nhân lực chất lượng cao với độ sẵn sàng mạnh mẽ nhất. 
Để thực hiện thành công sứ mạng này, cần có rất nhiều yếu tố, nhưng quan 
điểm và triết lý giáo dục phải có sự thay đổi theo của thực tiễn và xu thế tương lai. 
Ngành giáo dục Việt Nam hay sử dụng sologan đầy nhân văn khi nói đến học 
sinh, sinh viên“Tất cả vì tương lai con em chúng ta”. Còn giới kinh doanh thì quá quen 
với giá trị cốt lõi “Khách hàng là thượng đế”. Nếu đặt giáo dục là hoạt động kinh 
doanh dịch vụ đặc thù thì người học vừa là sản phẩm đầu ra của dịch vụ, cũng đồng 
thời là khách hàng đặc biệt. 
Từ tư duy nêu trên, slogan “khách hàng là thượng đế” sẽ linh hoạt hơn, mạnh 
mẽ hơn so với khẩu hiệu “vì tương lai con em chúng ta” trong nền giáo dục đại học 
tự chủ!. 
Trong thời gian qua, sự thật là học sinh , sinh viên Việt Nam đã, đang và sẽ ra 
nước ngoài du học, thậm chí là học xong và định cư luôn nước sở tại. Một thực tế đáng 
để cho chúng ta suy nghĩ! 
I. Một số vấn đề về giáo dục đại học: 
Nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hoạt động giáo 
dục Việt Nam đã và đang tôn tại một số mặt như sau: 
- Tình trạng học sinh, sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học rất nhiều. 
- Một giảng viên nhận định: “Số đông nhà giáo mắc bệnh nghề nghiệp: chạy 
theo lý thuyết kinh điển, bám vào tri thức có sẵn trong sách giáo khoa (mặc dù nó đã 
lạc hậu cả về khoa học lẫn thực tiễn) không gắn với thực tiễn đời sống, luôn cho mình 
là đúng coi thường những đóng góp của đồng nghiệp, khó chịu với những thắc mắc 
của học sinh. Luôn nói nhiều, không chịu lắng nghe, luôn đổ lỗi cho học sinh, cho cha 
mẹ học sinh và nhà trường, đồng nghiệp, còn bản thân luôn cho là hoàn hảo”, 
Một hạn chế khác là đa phần giáo viên chưa thể hiện được đặc trưng nghề 
nghiệp của mình: những người luôn khát khao học hỏi, luôn mong muốn làm giàu tri 
thức khoa học, tri thức đời sống cho bản thân, luôn là tấm gương, là “thần tượng” của 
học trò. 
- Nhiều giảng viên luôn đổ lỗi cho sinh viên, không là tấm gương giá trị, 
thiếu nắm bắt tâm sinh lý người học dẫn đến nhiều lạc hậu, sai lầm trong phương 
pháp giảng dạy. 
- Theo Nguyễn Mạnh Hà, (htnc, Đại học Công nghiệp Việt Hung), thì hiện nay, 
ở Việt Nam, nhiều trường đại học vì muốn thu hút sinh viên vào học và để cho sinh 
viên dễ xin việc nên đã có suy nghĩ tạo điều kiện cho các sinh  ...  chọn trường khác! Đó là 
hành động bình thường! Mà những đại học như thế cũng chẳng sống được bao lâu 
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. 
- Xem giảng viên là đòn bẩy của chất lượng giáo dục, TS. Nguyễn Tùng Lâm 
nhấn mạnh ngành Giáo dục cần đổi mới nhận thức về bồi dưỡng tay nghề nhà giáo. 
Phải coi công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhà giáo là nhiệm vụ cấp 
bách, cần tập trung nguồn nhân lực để giải quyết căn bản, toàn diện, trong vòng 3 đến 
5 năm tới cho 100% đội ngũ nhà giáo, nếu không làm nổi điều này coi như chưa thể có 
chất lượng giáo dục. 
- Làm sao để giáo viên “sống thật bằng nghề”? 
Sản phẩm đầu ra của giáo dục đại học tự chủ là kiến thức và nhân cách của sinh 
viên, phải tạo cho người học nếp tư duy “TÀI-ĐỨC”. Giảng viên phục vụ không chỉ 
là trí tuệ mà còn là bằng phong độ đỉnh cao, bằng tận tâm, đồng cảm với sinh viên. Tất 
nhiên, không phải ai hễ muốn trở thành nhà giáo là sẽ làm tốt được đâu!. 
Như John C. Maxwell, nhà đào tạo danh tiếng người Mỹ nói rằng “ Doanh 
nghiệp sẽ phát triển theo đẳng cấp của người lãnh đạo”, giáo dục cũng vậy. Sản phẩm 
đầu ra của đại học không thể vượt được tầm của mỗi giảng viên ở nền giáo dục đó. 
Muốn có một nguồn nhân lực sinh viên “đỉnh” thì phải có thầy “ đỉnh”. Tòa nhà cao, 
sàn gỗ, điều hòa, công viên hoành tráng,... chưa là quyết định chất lượng giáo dục đại 
học. Chất lượng sinh viên đẳng cấp là phải phải thuộc người thầy đẳng cấp. 
Từ đó để thu hút, giữ chân giảng viên viên giỏi, xuất sắc phải thay đổi chính 
sách đãi ngộ nhân tài “đất lành chim đậu”! 
 240 
- Theo Nguyễn Mạnh Hà, (htnc, Đại học Công nghiệp Việt Hung), thì như ở 
nước Mỹ, chúng ta có thể thấy cách nghĩ về mối quan hệ thầy trò của họ khác biệt 
ngay trong việc bố trí lớp học. Bạn có thể thấy lớp học của Mỹ hầu hết đều được thiết 
kế theo hình quả đồi, trong đó thầy giáo là người đứng ở dưới chân đồi, là tầng thấp 
nhất, còn học sinh luôn ở phía cao hơn thầy. Đây là một suy nghĩ rất tiến bộ, thầy cô 
giáo là nền tảng cho học sinh, dìu dắt học sinh. 
- TS. Đặng Trọng Hợp,(Phó Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Công nghiệp Hà 
Nội), 
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường là thước đo chất lượng đào tạo và 
sự đáp ứng với nhu cầu xã hội. Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong số rất ít 
trường có đơn vị chuyên trách về hợp tác doanh nghiệp, mối quan hệ với trên 2000 
doanh nghiệp đã góp phần tạo nên con số trên 95% sinh viên có việc làm sau khi ra 
trường 1 năm. 
Đặc biệt từ năm 2018 số lượng thí sinh và nguyện vọng đăng ký vào Trường đã 
có mức tăng vượt bậc: từ 72.826 nguyện vọng (NV) năm 2017 lên 103.889 NV năm 
2018 và 103.199 năm 2019 (chiếm 4% tổng số nguyện vọng xét tuyển cả nước), từ 
40.000 thí sinh năm 2017 lên trên 63.000 thí sinh năm 2018 và 2019 (chiếm gần 10% 
tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển của cả nước). 
Mỗi CBVC của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phải coi người học là 
khách hàng để thường xuyên, chủ động nâng cao chất lượng phục vụ tại các đơn vị 
như chất lượng tư vấn học vụ, tư vấn hướng nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục hành 
chính, công tác quản lý sinh viên. 
-Theo Mỹ Dung, ( 25-12-2019) thì PGS, TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng 
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi yêu cầu giảng 
viên cạnh tranh lẫn nhau từ cách thiết kế bài giảng, trình bày giáo án điện tử, dạy học 
online đến thu hút sinh viên. Giảng viên làm tốt sẽ có thu nhập cao và ngược lại. Thay 
vì phải đợi cả năm để hoàn tất quy trình xin phép mở ngành học mới từ phía Bộ Giáo 
dục và Đào tạo , giờ đây chỉ cần Hội đồng trường thông qua là chúng tôi có thể làm 
được. Nhờ vậy, mà chúng tôi chủ động mở thêm nhiều ngành học phù hợp với nhu cầu 
thực tế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dạy tốt, ngành học hay, tỷ lệ hồ sơ đăng 
ký tuyển sinh hai năm nay tăng mạnh. Nhờ chủ động nguồn thu nên ngân sách trường 
tăng cao, thu nhập giảng viên bình quân tăng gấp đôi. Nếu như trước đây trường chi 
nhiều nhất mỗi năm 20 tỷ đồng cho đầu tư trang thiết bị thì riêng năm 2018 con số này 
đã đạt hơn 300 tỷ đồng. Sinh viên là người hưởng lợi nhiều nhất từ sự thay đổi này”. 
- Tiêu chí quan trọng của giáo dục đại học tự chủ là phải công khai điều kiện 
bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao. 
- Học chế tín chỉ sẽ buộc sinh viên phải “động não”, quyết định các môn học 
cho bản thân và chủ động hơn trong kế hoạch học tập. Đảm bảo chất lượng đào tạo 
đầu vào và đầu ra, nhất là đầu ra phải nghiêm túc trong chương trình đại học: phải 
thông báo trước cho sinh viên có sự chuẩn bị từ đầu khóa là đầu ra sẽ là thử thách 
quyết định!. 
- Nhà trường cần chủ động cụng cấp mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện cho 
sinh viên tham gia tích cực vào các chương trình trải nghiệm cụ thể và thực tiễn. Cần 
nhiều giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn các chương trình mang 
tính ứng dụng: đầu tư phòng thí nghiệm, trung tâm thực hành hay các dự án khởi 
 241 
nghiệp, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy - học, tương tác 
môi trường doanh nghiệp,... 
-Nhà trường chủ động hơn trong khai thác đầu vào, marketing, PR chương trình 
đào tạo chất lượng cao và thực tiễn. Đẩy mạnh liên kết, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư 
vấn thu hút sinh viên trong và ngoài nước 
- Cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thiết thực và hiệu quả. Nâng cao tính 
tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng tiết 
kiệm NSNN giao. 
 Lưu ý một số trường đại học được tự chủ cân đối thu chi chưa tương xứng, dẫn 
tới hiệu quả của tự chủ không được bao nhiêu. 
- Về hợp tác thì cả nhà trường lẫn doanh nghiệp đều không bên nào được coi 
mình là quan trọng hơn, thì hợp tác mới thực sự có giá trị và kết quả bền lâu.Một thực 
tế khác là ít trường đại học thực hiện thường xuyên khảo sát, đánh giá nhu cầu nhân 
lực của các doanh nghiệp, nhằm có giải pháp điều chỉnh phương án đào tạo cho phù 
hợp với thực tiễn. 
- Rất cần duy trì mối quan hệ bền vững với hệ thống cựu sinh viên như các đại 
học do nước ngoài đầu tư thường làm. Chính các thế hệ đi trước cần có sự chủ động 
làm hướng đạo cho sinh viên đến với những thực tế của khoa học, của đời sống không 
ngững thay đổi. 
3. Tổ chức khác và xã hội tham gia tự chủ đại học 
Tự chủ đại học không thể giải quyết nổi tất cả những vấn đề khó khăn trong 
cuộc sống của sinh viên mà cần có quan tâm của các cơ quan, đoàn thể và tổ chức 
khác: 
- Theo nhiều bài viết thì một số ngành và địa phương đã “trải thảm đỏ” để thu 
hút nhân tài nên trích một phần kinh phí từ chương trình này để đài thọ chi phí cho các 
em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đã thi đỗ vào các trường đại học thuộc top đầu cả 
nước nhưng không có tiền đóng học phí, với điều kiện sau khi học xong sẽ trở về cống 
hiến cho địa phương. Đồng thời, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh cũng có 
thể tham gia tài trợ cho chương trình thông qua nhiều hình thức. 
-Theo PGS.TS Lê Phước Lượng(Sử dụng mô hình thang đo 
SERVPERFnghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trongdạy – học, kỷ yếu nghiên cứu 
khoa học 2011 - trường ĐH Nha Trang), đối với dịch vụ đào tạo đại học, có thể 
nhận diện các 
loại khách hàng sau đây: 
1) Phụ huynh của sinh viên: là người chi trả để sinh viên – con em của họ - 
nhận tiện ích của dịch vụ, với mong muốn con em của họ sẽ nhận được kiến thức, 
kỹ năng cần thiết, có thể sống tự lập sau quá trình đào tạo tại trường. 
2) Tổ chức, cơ quan tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp: là nơi sẽ sử 
dụng 
và khai thác trực tiếp kết quả đào tạo của Nhà trường. 
3) Giảng viên: là những người được mời sử dụng các dịch vụ của Nhà 
trường, tổ chức giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho sinh viên. 
 242 
4) Chính quyền hay xã hội: với tư cách là người thiết lập, vận hành chính 
sách, hỗ trợ tài chính cho Nhà trường để đảm bảo cho sự đóng góp hiệu quả của 
kết quả đào tạo vào sự phát triển kinh tế - xã hội. 
5) Sinh viên: là người có quyền chọn trường, chọn ngành, chọn giảng viên 
và cũng là người trực tiếp sử dụng các dịch vụ mà nhà trường cung cấp cho họ 
4. Nhà nước và chính sách 
Một thành phần quan trọng và quyết định sự thành bại của tự chủ đại học là nhà 
nước và các chính sách. Thực tế vừa qua tự chủ đại học bộc lột nhiều tồn tại và vướng 
mắc rất cần một hành lang pháp lý dễ thực hiện và hiệu quả thiết thực: 
- Theo Mỹ Dung (Thứ Tư, 25-12-2019) thì TS Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chủ tịch 
Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, trong điều kiện hiện nay, muốn thực hiện 
thành công mô hình tự chủ cần thay đổi tư duy từ các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở 
cấp vĩ mô. Điều này sẽ giúp mở rộng khung pháp lý, giúp các trường ĐH tiến dần đến 
tự chủ thật sự chứ không phải vướng chỗ này, hạn chế chỗ kia như mấy năm qua. “Để 
giải quyết tốt vấn đề tự chủ, theo tôi chúng ta cần hội đủ bốn điều kiện. Thứ nhất, cấp 
trên phải đủ độ chín về tư duy, văn hóa, nhân cách, biết chăm lo cho sự trưởng thành 
của con người hơn là quyền lực của bản thân. Thứ hai, cấp dưới phải đủ phẩm chất và 
trách nhiệm với động cơ trong sáng, không có ý định lợi dụng việc phân cấp để tìm 
kiếm lợi ích cá nhân. Thứ ba, xã hội phải đủ nhận thức để tác động bằng dư luận, phê 
phán và phản đối cách làm bảo thủ không chịu phân cấp, không cho tự chủ. Thứ tư, 
phải có cơ chế kiểm soát quyền lực tại chỗ và minh bạch thông tin, trách nhiệm giải 
trình”, TS Vũ Ngọc Hoàng phân tích. 
- Các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá kết 
quả và chất lượng nhiệm vụ được giao tự chủ. Có giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ 
chế, chính sách. Đẩy mạnh và tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành 
mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho các đơn vị; 
- Các trường đại học công lập được nhiều quyền tự chủ về nguồn và mức thu 
hơn nữa như thu học phí, lệ phí: chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí, đảm 
bảo nguyên tắc lấy thu bù chi. Nhà nước sẽ giải quyết hỗ trợ học phí cho các đối 
tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa,  tạo điều 
kiện thuận lợi cho mọi người dễ dàng tiếp cận giáo dục đại học. 
- Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN cho các cơ sở giáo dục đại học 
gắn với kết quả đầu ra. 
- GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT cho rằng, bản thân cơ chế 
chủ quản đang vô hiệu hóa vai trò hội đồng trường trong khi hội đồng trường là điều 
kiện không thể thiếu trong tự chủ ĐH: “Chúng ta phải đề nghị về phương diện thí điểm 
phải vượt qua một số quy định, thậm chí cả luật, cái gì chưa sửa mà cản trở sự phát 
triển. Tự chủ ĐH là giải pháp mang tầm chiến lược để phát triển ĐH, khó chỗ nào gỡ 
chỗ đó. Trong trường hợp chưa đủ căn cứ thì cho thí điểm để quyết định nên sửa luật 
hay không”. 
- Theo nhandan, 25/12/2020, một hiệu trưởng một trường ĐH tại TP Hồ Chí 
Minh cho rằng, cần cổ phần hóa trường ĐH và trao cho GV, cán bộ, công nhân viên cổ 
phần tương xứng để họ phấn đấu, nỗ lực hết mình thay vì cứ giữ thái độ muốn được 
bao cấp như hiện nay. 
 243 
IV. Kết Luận 
Tự chủ đại học khi xem sinh viên là khách hàng, trường học là một công ty thì 
giảng viên là nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng, Hiệu 
trưởng là CEO. Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý 
kinh doanh thiết thực. Xây dựng và phát triển thương hiệu, chất lượng phục vụ và giá 
cả cạnh tranh,  là để đáp ứng và làm hài lòng khách hàng: 
Giảng viên giảng dạy nhưng sinh viên không hiểu, không ứng dụng được vào 
thực tiễn, không thay đổi bản thân thì thầy cô phải xem lại mình, phải luôn kiến thức 
không ngừng, kỹ năng giảng dạy mới hay hơn, h ấp dẫn hơn. Nếu không làm như vậy, 
khách hàng-sinh viên sẽ không chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp và thầy cô sẽ 
mất việc. 
Các vị lãnh đạo của nhà trường sẽ không chạy theo phóng đại thành tích mà là 
phải vì lợi nhuận của công ty và sản phẩm đầu ra chất lượng cao. Muốn thu hút khách 
hàng-sinh viên, phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phù hợp, nhân lực đỉnh cao, 
kỹ thuật tiên tiến. 
- Giáo dục đại học tự chủ là một ngành kinh doanh cao quý, chất lượng phải 
thường xuyên nâng cao theo sự thay đổi của cuộc sống. Tất cả mọi thành viên nhà 
trường phải biết rõ vị trí của mình, “phục vụ” vì lợi ích của của sinh viên – khách 
hàng- thượng đế và cũng là lợi ích của thầy cô giáo. Giải pháp nầy là những bước 
phát triển hữu hiệu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, để Việt Nam dần bớt 
tụt hậu so với bạn bè trong khu vực và quốc tế. 
- Các trường đại học tự chủ phải chủ động thay đổi nhận thức. Chủ động, sáng 
tạo, đột phá, thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi cơ sở theo 
đúng quy luật kinh tế thị trường. Theo đó, mỗi nhà trường phải là một “thương hiệu”; 
sinh viên luôn là “khách hàng”, là “thượng đế” được tôn trọng, được lắng nghe. 
Trong bán hàng hãy đóng vai là người đi câu. Mồi câu không phải là sở thích 
của người đi câu mà phải hợp khẩu vị của con cá. Chuyên gia bán hàng người Mỹ. 
Và Charles Darwin từng nói rằng “ Những loài tồn tại không phải là loài thông 
minh nhất, cũng không phải là loài mạnh nhất mà là loài thích nghi tốt nhất với sự 
thay đổi”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trang web của Bộ Giáo dục và đào tạo 
2. Trang web Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam 
3. Viện Khoa học Giáo duc Việt Nam,  
4. https://www.nguoiduatin.vn/truong-la-doanh-nghiep-sinh-vien-co-duoc-xem-nhu-
thuong-de-a251746.html 
5. https://tinnong.thanhnien.vn/do-thi/thuong-de-sinh-vien-35180.html 
6. 
thuong-de/ 
7. 
giao-duc-la-ai.html 
 244 
8.  
9. https://tuoitre.vn/khai-niem-tu-chu-trong-giao-duc-dang-bi-hieu-lech-lac-
20190116115708714.htm 
10. https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/co-the-coi-truong-dai-hoc-la-mot-
doanh-nghiep-20161104211611424.htm 
11. 
cua-sinh-vien-tai-cac-truong-dai-hoc-viet-nam-302680.html 
12. 
dich-vu-dao-tao-cac-mon-khoa-hoc-co-ban-tai-truong-dai-hoc-cong-nghe-sai-gon-
70580.htm 
13. 
tot-giai-thich-giao-vien-gioi-minh-hoa-giao 
14. 
va-mot-so-van-de-dat-ra-301206.html 
15. https://nhandan.com.vn/baothoinay-xahoi/go-nut-that-cho-tu-chu-dai-hoc-381042 
16. https://kenhtuyensinh.vn/nguy-co-tu-viec-hoc-thue-cua-sinh-vien 
17. https://viettimes.vn/cac-dai-hoc-viet-nam-phai-lam-gi-truoc-nhung-thach-thuc-
cua-thoi-dai-40-372093.html 
18. https://www.haui.edu.vn/vn/goc-nhin-haui/mot-so-yeu-to-tao-nen-thanh-cong-
trong-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi/62430 
19. Nhóm TS Lê Văn Tư, Bạn Là Sinh Viên! Đừng Sợ Không Có Việc Làm, tái bản 
lần 3 , Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2018; 
20. Nhóm TS Lê Văn Tư , Muốn Thay Đổi Số Phận? Bạn Làm Được!, Nhà xuất bản 
Tổng hợp TPHCM, 2018; 
21. Nhóm TS Lê Văn Tư , 06 Con đường khởi nghiệp thành công, Nhà xuất bản 
Tổng hợp TPHCM, 2018; 
22. Nhóm TS Lê Văn Tư, Phải yêu bán hàng thì Bạn mới có tiền, Nhà xuất bản Tổng 
hợp TPHCM, 2020; 
23. Các website khác 
24. Tài liệu khác 

File đính kèm:

  • pdflam_gi_khi_sinh_vien_la_khach_hang_la_thuong_de_trong_nen_gi.pdf