Kỹ thuật viết bài
Cấp độ đọc
Kỹ năng viết rất quan trọng. May mắn có dịp cùng TS. Nancy K. Napier khảo sát các
Giám đốc và chủ doanh nghiệp tại Hà Nội về phương pháp khuyến khích đổi mới và
sáng tạo trong đội ngũ, đến đâu tôi cũng thấy một thông được nhắc nhiều lần: mọi ý
tưởng, giải pháp được khuyến khích trình bày dưới dạng viết. Chưa bàn đến hình thức
trình bày, văn phong, từ ngữ sử dụng. các nhà điều hành đều coi trọng chữ trên giấy
hơn lời nói. TS. Napier rất vui khi biết những thông tin này. Bà cho biết ngay ở Mỹ,
các nhà quản lý cũng áp dụng phương pháp tương tự. Và những người được thăng tiến
trong tổ chức, công ty thường có kỹ năng viết rất tốt.
Tình cờ tìm được một số bài dịch ngắn về kỹ thuật viết bài của Nguyễn Thị Vân Anh
(tôi không rõ địa chỉ) tôi xin giới thiệu cùng các bạn. Dịch giả khi tình cờ đọc những
bài viết này chắc sẽ vui bởi công sức của chị được ghi nhận và hữu ích với nhiều
người.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật viết bài
Kỹ thuật viết bài Cấp độ đọc Kỹ năng viết rất quan trọng. May mắn có dịp cùng TS. Nancy K. Napier khảo sát các Giám đốc và chủ doanh nghiệp tại Hà Nội về phương pháp khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong đội ngũ, đến đâu tôi cũng thấy một thông được nhắc nhiều lần: mọi ý tưởng, giải pháp được khuyến khích trình bày dưới dạng viết. Chưa bàn đến hình thức trình bày, văn phong, từ ngữ sử dụng... các nhà điều hành đều coi trọng chữ trên giấy hơn lời nói. TS. Napier rất vui khi biết những thông tin này. Bà cho biết ngay ở Mỹ, các nhà quản lý cũng áp dụng phương pháp tương tự. Và những người được thăng tiến trong tổ chức, công ty thường có kỹ năng viết rất tốt. Tình cờ tìm được một số bài dịch ngắn về kỹ thuật viết bài của Nguyễn Thị Vân Anh (tôi không rõ địa chỉ) tôi xin giới thiệu cùng các bạn. Dịch giả khi tình cờ đọc những bài viết này chắc sẽ vui bởi công sức của chị được ghi nhận và hữu ích với nhiều người. Cấp độ đọc 1. Lật qua Độc giả sẽ lựa chọn dọc cái gì bằng cách lật qua các trang báo. Không giống như đọc tiểu thuyết, đọc báo và tạp chí có thể giở thoải mái. Bắt đầu bằng trang nhất, nhưng ngay sau đó người đọc xem trang cuối, xem trang trong từ đấu đến cuối hay từ cuối lên đầu, dừng lại ở chỗ nào đáng chú ý Những yếu tố nào gây chú ý ở độc giả? Các tít trên trang nhất. Đầu đề các chuyên mục: độc giả này bị thu hút bởi đề tài Kinh tế, độc giả khác lại chú ý tới mục Thời trang. Các loại tít của từng bài báo (tít chính, tít phụ). Minh hoạ: ảnh, tranh, đồ hoạ. Tên tác giả. Những chuyên mục cố định: bình luận, xã luận, hình vẽ. Tóm tắt Các yếu tố trên là lựa chọn đầu tiên và ghi nhớ ngay tức khắc. 2. Đọc lượt Độc giả trở lại với những nội dung đã thu hút họ và chú ý đến những yếu tố khác trong bài báo. Sapo: cung cấp thông tin cơ bản và gợi tò mò (thường là đoạn in đậm, nằm sau tít, nói lên toàn bộ ý của bài báo, đừng nhầm nó với đoạn tóm tắt vì sapo có thể đứng tách rời khỏi bài báo, với người đọc không có nhiều thời gian chỉ cần xem sapo, khi cần thông tin chi tiết thì mới đọc kỹ cả bài báo). Tít xen và mở đầu các đoạn: nằm trong bài báo, chúng có tác dụng giãn mắt và dẫn dắt vào bài báo. Hộp (box) : thu hút chú ý vào thông tin nổi bật. Mở đầu bài: câu đầu tiên quan trọng nhất. Kết luận: câu cuối cùng, cảm tưởng cuối cùng. Nếu vội, đọc giả có thể dừng ở cấp độ đọc thứ hai này. Nếu các yếu tố này được viết tốt, chúng sẽ thu hút độc giả đọc toàn bộ bài báo. Các yếu tố thuộc hai cấp độ đọc đầu tiên đóng vai trò marketing. 3. Đọc kỹ Việc độc giả có đọc kỹ hay không phụ thuộc vào cấu trúc bài báo và phong cách viết: vừa phải viết hay, vừa phải trình bày rõ ràng. 4. Bình luận Giở lướt qua các trang báo giúp người đọc định hình những gì sẽ đọc và thứ tự các bài báo trong toàn bộ tờ báo cũng như trong mỗi trang. Các cấp độ đọc không phụ thuộc nhau, vì người ta có thể đọc vào những thời điểm khác nhau, và không bắt buộc đọc cái này sau cái kia. Điều này dẫn đến việc: Phải nhắc lại thông tin của tít trong sapo và phần đầu bài báo. Không được gắn sapo với tít cũng như trong phần mở đầu bài báo, nhất là bằng cách dùng tính từ chỉ định (điều này, người này...) Luật xa gần Có hàng ngàn sự kiện, chứa đựng hàng ngàn thông tin, diễn ra mỗi ngày. Không một độc giả nào có thể theo dõi tất cả các sự kiện đó. Vì vậy, việc đầu tiên là họ sẽ lựa chọn chúng. Những sự kiện hấp dẫn, có liên quan gần gũi, được cho là cần thiết sẽ được quan tâm trước tiên. Điều này gọi là Luật xa gần, bao gồm các yếu tố liệt kê tiếp theo. 1. Tính thời sự Người ta thường quan tâm tới những sự việc, sự kiện, tình huống diễn ra ở thời điểm hiện tại. Quá khứ cũng như tương lai không hấp dẫn bằng, ngoại trừ tương lai gần. Thứ tự ưu tiên là: hôm nay và ngày mai, rồi mới đến hôm qua, và cuối cùng là ngày kia và hôm kia. Những nội dung chủ yếu cần đọc trong một bài báo (tít, sapo, mở đầu...) cần làm nổi bật thông tin về hiện tại hoặc tương lai cũng như kết quả của sự kiện. Cần tránh nói đến quá khứ trong tít. Bài báo cần bắt đầu bằng kết quả hoặc sự kiện hiện tại sau đó mới đề cập đến nguyên nhân, nguồn gốc. Nói cách khác, hãy đảo ngược trật tự thời gian. 2. Bản năng cơ bản Tất cả những gì liên đến con người đều thu hút sự chú ý: bản năng sinh tồn, tình yêu, niềm vui sướng, cái chết, hận thù, bạo lực... Người viết cần cố gắng làm nổi bật trong bài báo của mình những khía cạnh sống động nhất, nhân văn nhất của sự kiện. Cái cụ thể cần được đặt trước cái trừu tượng, cái chính xác đặt trước cái chung chung. Những khía cạnh về con người cần phải được xuất hiện ngay trong tít. Mở đầu cần phải sống động, không giáo điều. 3. Khoảng cách địa lý Người ta ai cũng có gốc gác từ một nơi nào đó: một thành phố, một vùng quê, một đất nước.... Ai cũng gắn bó sâu nặng với văn hoá địa phương nơi mình sinh ra, lớn lên và đang sinh sống. Vì vậy, độc giả thường quan tâm tới những gì gần gũi về mặt địa lý với họ: thành phố của họ, vùng của họ, đất nước của họ.... Thông tin càng xa thì càng ít gây chú ý, trừ một số trường hợp: họ có người thân đang sống ở vùng đó hoặc đất nước đó chẳng hạn. Kết hợp hai yếu tố "bản năng cơ bản" và "khoảng cách địa lý", ta sẽ được "luật kilomet chết": đặt xuống hàng thứ yếu các sự kiện diễn ra ở xa cho dù có giật gân đến đâu, ưu tiên sự kiện ở khoảng cách gần và có tính gần gũi. Càng có nhiều người liên quan và sự kiện càng ở gần thì các phương tiện truyền thông càng nói đế nhiều và công chúng càng quan tâm. 4. Tính gần gũi về mặt xã hội-nghề nghiệp hay văn hoá-xã hội Người ta luôn có nhu cầu thông tin về nghề nghiệp của bản thân hay tổ chức mà mình làm việc. Nhu cầu đó có tính chất tình cảm, nhưng đồng thời có tính chất công việc: người ta muốn có một tờ báo chuyên ngành hoặc những chuyên mục riêng mang lại thông tin cần thiết về nghề của họ, về sự nghiệp hay về cuộc sống của họ. Mong muốn được gắn bó với một nhóm người về mặt văn hoá-xã hội cũng giống như mong muốn được ở trong một nhóm có chung sở thích. Phổ biến nhất là sự gắn kết qua tôn giáo và các đảng phái. Sau đó, phải kể đến công việc, giáo dục, đời sống gia đình, giải trí, các hiệp hội, chính trị, công đoàn... Luật xa gần có ý nghĩa với tất cả những gì liên quan đến lo toan thường nhật: từ công việc bếp núc, chuyện học hành của con cái, đến quần áo hạ giá, ti vi, xe máy... Thông tin cốt lõi Ngoài góc độ bài báo đề cập, còn có một dữ kiện cơ bản nữa làm bài báo thành công: thông tin cốt lõi. Đó là ý tưởng chính của bài báo. Nếu bài báo không được viết xung quanh thông điệp này, việc truền đạt thông tin sẽ thất bại. Để viết bài báo, nhất thiết phải xác định được thông điệp cốt lõi. Tít bài, sapô, mở đầu bài phải làm bật được nó. 1. Thông tin cốt lõi của một sự kiện thời sự Thông tin chính được tóm tắt trong 6 câu hỏi mà bạn cần giải đáp: Ai? Nhận dạng của nhân vật mà bạn nói đến phải đầy đủ: tên, phẩm chất, chức vụ... Cái gì? Đây là thông tin chủ yếu: Ai làm gì? Cái gì sắp diễn ra? Có chuyện gì? Ở đâu? Luôn luôn chú ý thông tin đầy đủ. Chỉ nói một sự kiện đã diễn ra ở chỗ này, chỗ kia thì chưa đủ, bạn phải nói chính xác tối đa không gian xảy ra sự kiện: địa chỉ, căn phòng diễn ra một cuộc họp chẳng hạn. Khi nào? Ngày, giờ. Ở đây cũng cần chính xác: nói rõ thứ mấy. Ví dụ: thứ ba tuần trước vào lúc 18h30 chứ không phải Tối ngày 18. Như thế nào? Là rõ thông tin "việc này diễn ra như thế nào?". Đừng quên thông tin-dịch vụ. Nếu bạn đang nói về một buổi hoà nhạc, hãy nói rõ làm thé nào để đến đó, gửi xe ở đâu, đặt chỗ trước với ai, chương trình hoà nhạc, dàn nhạc... Tại sao? Chỉ ra các nguyên nhân của sự kiện. 2. Thông tin cốt lõi của bài viết tổng hợp, điều tra, phóng sự Ở đây, phải truyền tải một "thông điệp" tới độc giả: thông điệp kết luận của người viết. Trước khi viết, người viết phải suy nghĩ làm thế nào để nổi bật lên thông điệp đó, bằng thông tin, bằng cái mới, cái hấp dẫn và cái chính xác. Chỉ cần liếc qua là độc giả có thể đọc cái mình tìm kiếm. Đừng ngại liệt kê 6 câu hỏi và trả lời chúng trên giấy, nhất là khi viết một chủ đề phức tạp. Có thể thấy rõ tác dụng của kỹ thuật nêu bật trước thông tin chủ yếu. Người viết sẽ có được những yếu tố thông tin để viết tít, sapô, mở đầu, kết bài, tít xen và chú thích ảnh. Khi đã được cụ thể hoá bằng dàn ý, thứ tự các thông tin phụ thuộc nhiều vào chọn lựa này, chúng ta sẽ phát triển những thông tin mà thông điệp chính chứa đựng. 3. Thực hiện thế nào? Cách thứ nhất: tưởng tượng bạn phải trao đổi với một đồng nghiệp hoặc người bạn trong vài phút, qua điện thoại chẳng hạn, cốt lõi của sự kiện mà người đó cần biết. Cách thứ hai: đánh dấu trên giấy những chi tiết quan trọng nhất, sau đó sắp xếp lại theo hai hoặc ba chủ đề hoặc tin. 4. Quy tắc cần nhớ Viết thông điệp cốt lõi trước khi bắt đầu bài báo, thậm chí trước khi xây dựng dàn ý. Viết thông điệp đó thật súc tích, trong một hoặc hai câu. Khi viết, tìm cách diễn đạt thông điệp đó chính xác nhât, cụ thể nhất. Suy nghĩ chín trong đầu trước khi viết. 5. Tin ngắn Đây là thể loại ngắn nhất và chắc chắn được đọc nhiều nhất. Vì đẽ đọc nên tin ngắn giúp người ta nắm được một sự viẹt một cách nhanh nhất. 44 từ, gần 300 ký tự: đó chính là tiêu chí. Tin ngắn chỉ dài một đoạn và có thể đọc một hơi. Một hay hai câu là đủ. Không có tít. Những từ đầu tiên là những từ khoá (mang thông tin), đôi khi được in chữ đậm. Chúng giữ vai trò là tít. Dòng đầu tiên thường bắt đầu bằng một ký tự gọi là "con bọ". Viết một tin ngắn như thế nào? Cần phải lựa chọn thông tin sao cho chỉ giữ lại thông tin chính, cô đọng chúng một cách tối đa bằng cách dùng từ ngữ đơn giản và chính xác. Câu đầu tiên thường súc tích dưới dạng chủ ngữ-động từ-bổ ngữ. 6. Tin sâu Tin sâu dài hơn tin ngắn. Nó cho phép phát triển một chút thông tin và giải thích thêm (như thế nào, tại sao...). Có thể nhắc lại những sự việc diễn ra trước đó, đưa ra những thông tin về tiểu sử, trích dẫn một số lời phát biểu. Tuy vậy, tin sâu bao giờ cũng chỉ đưa ra một thông tin duy nhất (giống tin ngắn). Ít khi một tin sâu vượt quá 2000 ký tự. Có thể gồm nhiều đoạn: đoạn đầu là tin ngắn. Tin sâu có một tít mang tính thông tin nhưng không có sapô. Nếu dài, nó có thể có tít xen. Tin sâu có kết cấu kim tự tháp ngược.
File đính kèm:
- ky_thuat_viet_bai.pdf