Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả

Quả tươi là một loại nông sản tương đối khó BQ vì hàm lượng nước trong quả cao, là môi trường tốt cho VSV hoạt động. Mặt khác thành phần dinh dưỡng trong quả tươi phong phú, có chứa nhiều loại đường, đạm, muối khoáng, vitamin , kết cấu tổ chức tế bào của đa số các loại quả lại lỏng lẻo, mềm xốp, dễ bị sây sát, sứt mẻ, bẹp, nát nên dễ bị VSV xâm nhập. Trong quả tươi còn chứa nhiều loại men, sau khi thu hoạch trong quá trình BQ vẫn diễn ra hàng loạt các quá trình sinh lý, sinh hóa trong nội bộ, làm tiền đề cho VSV phát triển.

 Trong quá trình tồn trữ quả tươi, các biến đổi về vật lý, sinh lý và sinh hóa xảy ra có liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của quả tươi: giống loại, điều kiện trồng trọt và chăm sóc, ĐC thu hái, kỹ thuật thu hái, vận chuyển và những yếu tố kỹ thuật trong quá trình tồn trữ.

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 1

Trang 1

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 2

Trang 2

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 3

Trang 3

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 4

Trang 4

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 5

Trang 5

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 6

Trang 6

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 7

Trang 7

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 8

Trang 8

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 9

Trang 9

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 144 trang Trúc Khang 10/01/2024 4842
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả

Kỹ thuật sơ chế bảo quản quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  1 
KỸ THUẬT SƠ CHẾ 
BẢO QUẢN QUẢ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  2 
Các chữ viết tắt và chú giải 
BQ BQ 
BVTV BVTV 
CA Control Atmosphere (Khí quyển kiểm soát) 
ĐC ĐC 
GAP Good Agricultural Practic (Hệ thống thực hành nông 
nghiệp tốt) 
MA Modified Atmosphere (Khí quyển điều biến) 
MAP Modified Atmosphere Packaging (Bao gói khí quyển 
điều biến) 
SCBQ Sơ chế BQ 
TC TC 
TCN TCN 
TCVN TCVN 
VSATTP VSATTP 
VSV VSV 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  3 
Mở đầu 
 Cuốn sách “Kỹ thuật sơ chế bảo quản (SCBQ) quả” ra đời nhằm đáp ứng 
đòi hỏi ngày càng cao về kỹ thuật SCBQ quả của cán bộ khuyến nông các cấp. 
Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở các tài liệu tham khảo cập nhật trong, 
ngoài nước và tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương nước ta. 
 Đối tượng sử dụng cuốn sách là các cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và huyện. 
 Nội dung sách gồm: 
 Phần 1: Khái niệm cơ bản liên quan đến SCBQ và phương pháp bảo quản 
(BQ) quả. 
 Phần 2: Đề cương bài giảng về SCBQ quả. 
 Ở phần 1 ngoài các khái niệm cơ bản liên quan đến SCBQ quả, chúng tôi 
đưa ra kỹ thuật BQ cụ thể cho 7 loại quả phổ biến ở Việt Nam bao gồm: chuối, 
dứa, mận, quả có múi, thanh long, vải, xoài. Cán bộ khu yến nông có thể lựa 
chọn những đối tượng quả phổ biến ở địa phương để giảng dạy. Phần 2 của 
cuốn sách là đề cương bài giảng về SCBQ quả, trong đó phần kế hoạch bài 
giảng chúng tôi đưa ra thời gian cần thiết cho mỗi chuyên đề. Khi áp dụng vào 
giảng dạy, thời gian này có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của 
lớp học. 
 Cuốn sách là thành quả của sự hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia và Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch. 
 Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chắc chắn cuốn sách vẫn 
còn nhiều hạn chế. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xin trân trọng giới thiệu 
cuốn sách này và mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc. 
 Trung tâm Khu yến nông Khuyến Ngƣ Quốc gia 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  4 
PHẦN 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN 
SCBQ VÀ PHƢƠNG PHÁP BẢO QUẢN QUẢ 
1. Quá trình xảy ra trong SCBQ quả tƣơi 
1. Đặc điểm quả tƣơi 
 Quả tươi là một loại nông sản tương đối khó BQ vì hàm lượng nước trong 
quả cao, là môi trường tốt cho VSV hoạt động. Mặt khác thành phần dinh 
dưỡng trong quả tươi phong phú, có chứa nhiều loại đường, đạm, muối khoáng, 
vitamin, kết cấu tổ chức tế bào của đa số các loại quả lại lỏng lẻo, mềm xốp, 
dễ bị sây sát, sứt mẻ, bẹp, nát nên dễ bị VSV xâm nhập. 
 Trong quả tươi còn chứa nhiều loại men, sau khi thu hoạch trong quá trình 
BQ vẫn diễn ra hàng loạt các quá trình sinh lý , sinh hóa trong nội bộ, làm tiền 
đề cho VSV phát triển. 
 Trong quá trình tồn trữ quả tươi, các biến đổi về vật lý , sinh lý và sinh hóa 
xảy ra có liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của quả tươi: 
giống loại, điều kiện trồng trọt và chăm sóc, ĐC thu hái, kỹ thuật thu hái, vận 
chuyển và những yếu tố kỹ thuật trong quá trình tồn trữ. 
 Phần lớn các biến đổi của rau quả sau thu hoạch là tiếp tục các biến đổi 
trong quá trình phát triển của chúng. Các biến đổi sau thu hoạch là sự phân hủy 
và tiêu hao vật chất để sinh năng lượng duy trì quá trình sống khác cơ bản các 
biến đổi trong phát triển là sự tổng hợp các chất. 
2. Quá trình vật lý 
1. Sự bay hơi nƣớc 
 Khi BQ, quả bị mất nước đi liền với mất khối lượng và giảm phẩm chất, mất 
sự hấp dẫn, héo, mềm, nhũn do nước trong các tế bào quả bị bốc hơi. Độ bốc 
hơi phụ thuộc vào loại, ĐC và tiết diện riêng của mỗi loại quả cũng như các 
yếu tố môi trường BQ (nhiệt độ, ẩm độ, ). Quả có vỏ mỏng bốc hơi nhanh 
hơn quả có vỏ dầy hoặc vỏ cứng, quả nhỏ bốc hơi nhanh hơn quả to. Khi quả 
bốc hơi, nếu không được thông thoáng thì nước ngưng tụ trên bề mặt quả và 
bao bì tạo điều kiện cho VSV phát triển làm cho quả mau hỏng. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  5 
 Trong thực tế BQ, để giảm sự bay hơi nước của quả tươi, thường áp dụng 
các biện pháp sau: hạ thấp nhiệt độ, tăng độ ẩm và giảm tốc độ chuyển động 
của không khí trong kho BQ. Ngoài ra còn dùng cách xếp quả tươi trong hầm 
đất, vùi trong cát, đựng trong túi plastic, gói trong giấy hoặc bọc trong sáp 
Tuy nhiên, các biện pháp này có thể làm ảnh hưởng đến hô hấp của quả. Hô 
hấp yếm khí, độ ẩm cao ở mức độ nhất định lại là nguyên nhân gây hư hỏng 
cho quả tươi: tế bào quả bị chết, vi khuẩn gây thối và nấm mốc dễ dàng phát 
triển. 
 Do vậy, khi BQ từng thứ quả cần nghiên cứu những điều kiện BQ thích hợp 
và cần có thêm biện pháp chống thối, mốc . 
2. Sự giảm khối lƣợng tự nhiên 
 Sự giảm khối lượng tự nhiên là sự giảm khối lượng của quả tươi do bay hơi 
nước và tổn hao các chất hữu cơ trong khi hô hấp. Trong bất cứ điều kiện tồn 
trữ nào không thể tránh khỏi sự giảm khối lượng tự nhiên, tuy nhiên khi tạo 
 ... ản phẩm, chỉ tiêu kinh tế kỹ 
thuật, tính toán hiệu quả kinh tế 
Mục tiêu 
Sau khi học xong phần này, học viên có thể: 
 Hiểu được yêu cầu của chất lượng sản phẩm. 
 Biết cách lập tóm tắt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật qui trình và hiểu biết 
về tính toán hiệu quả kinh tế. 
Vật liệu 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  133 
o Giấy (to, nhỏ), bút dạ, phấn, bảng. 
o Máy tính, máy chiếu, màn hình. 
Thời gian: 30 phút. 
Các bƣớc thực hiện 
1. Bắt đầu bằng câu hỏi: học viên có thể tóm tắt được các chỉ tiêu kinh tế 
kỹ thuật của qui trình vừa mới được xây dựng và nói lên sự quan trọng 
của việc này phục vụ cho tính toán hiệu quả kinh tế được nhanh chóng 
và chính xác. 
2. Cho các nhóm thảo luận (5 phút) và các nhóm trình bày. 
3. Giảng viên gợi ý cho 1-2 học viên cho ý kiến về dự đoán chất lượng sản 
phẩm sau BQ. 
4. Giảng viên thảo luận cùng học viên về nguyên lý, nguyên tắc tính toán 
hiệu quả kinh tế. 
5. Dựa vào kết quả trình bày của các nhóm học viên, giảng viên tổng hợp 
lại và đưa ra bài đầy đủ. 
6. Học viên liên hệ địa phương mình để giảm chi phí, tăng chất lượng và 
tăng thu hồi sản phẩm. 
Ghi chú dành cho giảng viên 
o Giảng viên cần khống chế thời gian thảo luận, nếu không sẽ 
không đảm bảo thời gian. 
4.6.b. Phƣơng pháp SCBQ vải – Thực hành 
Mục tiêu 
Sau khi học xong phần này học viên có thể: 
 Thực hiện được tất cả các công đoạn trong quy trình BQ vải. 
Vật liệu 
 Vải tươi. 
 Thùng, xô, chậu. 
 Bao bì chất dẻo LDPE độ dày 14 m. 
 Thùng carton. 
 Kho BQ. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  134 
Thời gian: 180 phút. 
Các bƣớc thực hiện 
1. Bắt đầu bằng việc nhắc lại lý thuyết các công đoạn phải thực hiện 
trong quy trình kỹ thuật BQ vải. 
2. Cùng học viên liệt kê và chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ, kho 
tàng. 
3. Hướng dẫn học viên các thao tác cụ thể và chi tiết trong quy trình 
BQ vải. 
4. Học viên tự thực hiện các thao tác BQ theo từng nhóm nhỏ. 
5. Cả lớp cùng thảo luận các vấn đề phát sinh trong quá trình thực 
hiện. 
6. Giảng viên đưa ra nhận xét và tổng kết kết quả làm việc. 
Ghi chú dành cho giảng viên 
o Tạo điều kiện cho học viên phát huy khả năng làm việc độc lập , 
vận dụng các kiến thức đã học của phần l ý thuyết vào bài thực 
hành. 
4.7. a. Phƣơng pháp SCBQ: Xoài 
Phƣơng pháp SCBQ: Xoài – TC nguyên liêu, dụng cụ, thiết bị 
Mục tiêu 
Sau khi học xong phần này, học viên có thể: 
 Hiểu được TC nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị, vật tư, kho tàngphục vụ 
cho SCBQ xoài. 
Vật liệu 
o Giấy (to, nhỏ), bút dạ, phấn, bảng. 
o Máy tính, máy chiếu, màn hình. 
o Dụng cụ trực quan, nguyên liệu. 
Thời gian: 30 phút. 
Các bƣớc thực hiện 
1. Hãy giải thích cho các học viên rằng, việc chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu 
theo TC, các dụng cụ thiết bị, vật tư, kho tàng là rất cần thiết để tiến 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  135 
hành SCBQ thành công . Để thực hiên đầy đủ công việc chuẩn bị này thì 
tất nhiên phải hiểu việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào để SCBQ 
xoài. 
2. Mời 2-3 học viên đưa ra suy nghĩ của mình về việc lựa chọn phương 
pháp SCBQ xoài căn cứ vào những kiến thức đã được học ở những bài 
trước. 
3. Mời các học viên khác góp ý kiến bổ sung. 
4. Giảng viên thảo luận cùng học viên vận dụng những kiến thức đã học ở 
những bài trước để phân tích lựa chọn phương pháp SCBQ xoài. 
5. Sau khi đã thống nhất cùng với các học viên trong lớp lựa chọn được 
phương pháp SCBQ xoài rồi, thì hãy bắt đầu bằng gợi ý: để đáp ứng 
được phương pháp SCBQ xoài đó, chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ, 
vật tư gì để đáp ứng được yêu cầu đó. Mời 2-3 học viên đưa ra ý kiến 
của mình và 2-3 học viên khác góp ý bổ sung. 
6. Dựa vào ý kiến của học viên và kiến thức của mình, giảng viên đưa ra 
bài trình bầy. 
Ghi chú dành cho giảng viên 
o Giảng viên cần thiết gợi mở để thảo luận và không áp đặt kết quả. 
o Giảng viên cần khống chế thời gian thảo luận, nếu không sẽ 
không đảm bảo thời gian các phần tiếp theo. 
Phƣơng pháp SCBQ: Xoài – Qui trình 
Mục tiêu 
Sau khi học xong phần này, học viên có thể: 
 Hiểu và nắm rõ qui trình SCBQ xoài. 
 Làm chủ được kỹ thuật, có thể điều chỉnh các thông số kỹ thuật SCBQ 
khi cần thiết phù hợp với thực tế địa phương. 
Vật liệu 
o Giấy (to, nhỏ), bút dạ, phấn, bảng. 
o Máy tính, máy chiếu, màn hình. 
o Dụng cụ trực quan, nguyên liệu. 
Thời gian: 120 phút. 
Các bƣớc thực hiện 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  136 
1. Bắt đầu bằng câu hỏi học viên: ở đây, học viên nào hoặc gia đình mình 
đã và đang làm SCBQ xoài, cách làm như thế nào ? So với những kiến 
thức đã được học ở những bài trước, học viên có nhận xét gì ? 
2. Chia học viên thành các nhóm và yêu cầu họ thảo luận, viết trên giấy 
nhỏ rồi dán/đính trên giấy khổ lớn A0 từng bước/công đoạn tiến hành 
SCBQ xoài theo cách hiểu của họ và được sắp xếp theo trật tự nhất định, 
việc này được hiểu là tạo sơ đồ qui trình. 
3. Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
4. Giảng viên gợi ý, dựa vào các ý kiến trên, các công đoạn được viết trên 
tờ giấy nhỏ được phân loại theo từng nhóm có cùng ý nghĩa giống nhau. 
5. Các nhóm điều chỉnh, sắp xếp lại vị trí các tờ giấy nhỏ, dịch chuyển vị 
trí để phù hợp hơn. 
6. Cho toàn thể học viên trong lớp thảo luận chung về sơ đồ qui trình của 
các nhóm đã đưa ra. 
7. Dựa vào kết quả thảo luận trên, cố gắng đi đến một sơ đồ qui trình thống 
nhất mà mọi người đều nhất trí. 
8. Đại diện học viên viết hoặc sắp xếp lại qui trình thống nhất để làm căn 
cứ cho thảo luận tiếp tục về thuyết minh qui trình. 
9. Cho các nhóm học viên thảo luận về thuyết minh qui trình. 
10. Các nhóm trình bày hiểu biết của mình về cách làm, dụng cụ, thiết bị, vật 
tư thao tác, thông số kỹ thuật và các yêu cầu khác nếu có của từng 
công đoạn . 
11. Dựa vào ý kiến học viên đã thảo luận, hãy đưa ra bài trình bày đầy đủ. 
Ghi chú dành cho giảng viên 
o Qui trình SCBQ là sự tổng hợp những kiến thức đã học ở những 
bài trước. Giảng viên cần thiết gợi mở, dẫn dắt những kiến thức 
đã học ở những bài trước để học viên liên hệ, vận dụng vào bài 
này. 
o Khối lượng bài này là lớn, nên giảng viên cần khống chế thời gian 
thảo luận của các nhóm, nếu không sẽ không đảm bảo thời gian 
các phần tiếp theo. 
Phƣơng pháp SCBQ: Xoài – Chất lƣợng sản phẩm, chỉ tiêu kinh tế kỹ 
thuật, tính toán hiệu quả kinh tế 
Mục tiêu 
Sau khi học xong phần này, học viên có thể: 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  137 
 Hiểu được yêu cầu của chất lượng sản phẩm. 
 Biết cách lập tóm tắt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật qui trình và hiểu biết 
về tính toán hiệu quả kinh tế. 
Vật liệu 
o Giấy (to, nhỏ), bút dạ, phấn, bảng. 
o Máy tính, máy chiếu, màn hình. 
Thời gian: 30 phút. 
Các bƣớc thực hiện 
1. Bắt đầu bằng câu hỏi, học viên có thể tóm tắt được các chỉ tiêu kinh tế 
kỹ thuật của qui trình vừa mới được xây dựng và nói lên sự quan trọng 
của việc này phục vụ cho tính toán hiệu quả kinh tế được nhanh chóng 
và chính xác. 
2. Cho các nhóm thảo luận (5 phút) và các nhóm trình bày. 
3. Giảng viên gợi ý cho 1-2 học viên cho ý kiến về dự đoán chất lượng sản 
phẩm sau BQ. 
4. Giảng viên thảo luận cùng học viên về nguyên lý, nguyên tắc tính toán 
hiệu quả kinh tế. 
5. Dựa vào kết quả trình bày của các nhóm học viên, giảng viên tổng hợp 
lại và đưa ra bài đầy đủ. 
6. Học viên liên hệ địa phương mình để giảm chi phí, tăng chất lượng và 
tăng thu hồi sản phẩm. 
Ghi chú dành cho giảng viên 
o Giảng viên cần khống chế thời gian thảo luận, nếu không sẽ 
không đảm bảo thời gian . 
4.7.b. Phƣơng pháp SCBQ xoài – Thực hành 
Mục tiêu 
Sau khi học xong phần này học viên có thể: 
 Thực hiện được tất cả các công đoạn trong quy trình BQ xoài . 
Vật liệu 
 Xoài tươi . 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  138 
 Thùng, xô, chậu. 
 Bao bì chất dẻo . 
 Rổ, sọt tre. 
 Thùng gỗ. 
 Thùng carton. 
 Kho BQ. 
Thời gian: 180 phút. 
Các bƣớc thực hiện 
1. Bắt đầu bằng việc nhắc lại lý thuyết các công đoạn phải thực hiện 
trong quy trình kỹ thuật BQ xoài. 
2. Cùng học viên liệt kê và chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ, kho 
tàng. 
3. Hướng dẫn học viên các thao tác cụ thể và chi tiết trong quy trình 
BQ xoài. 
4. Học viên tự thực hiện các thao tác BQ theo từng nhóm nhỏ. 
5. Cả lớp cùng thảo luận các vấn đề phát sinh trong quá trình thực 
hiện. 
6. Giảng viên đưa ra nhận xét và tổng kết kết quả làm việc. 
Ghi chú dành cho giảng viên 
o Tạo điều kiện cho học viên phát huy khả năng làm việc độc lập , 
vận dụng các kiến thức đã học của phần l ý thuyết vào bài thực 
hành. 
5. Đánh giá khóa học (chƣơng trình đào tạo giảng viên) và bế mạc 
Mục tiêu 
Sau phần này, học viên có thể: 
 Đánh giá khóa học. 
 Đưa ra các phản hồi/góp ý hữu ích cho giảng viên. 
 Tăng cường ý thức về kết quả tự học. 
Vật liệu 
o Giấy (to, nhỏ), bút dạ, phấn, bảng. 
o Máy tính, máy chiếu, màn hình. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  139 
Thời gian: 60 phút. 
Các bƣớc thực hiện 
1. Công việc cá nhân: bây giờ học viên sẽ phải điền vào các mẫu “Phiếu 
đánh giá lớp / khóa đào tạo”. Thông tin này sẽ hữu ích để các giảng viên 
tiếp thu ý kiến góp ý về ưu và nhược điểm của khóa học và làm thế nào 
để cải thiện hơn trong tương lai. 
2. Làm việc nhóm: bên cạnh đánh giá của cá nhân về khóa học, bạn cũng 
có thể tổ chức, ví dụ một cuộc “bút đàm”: sắp xếp ghế trong phòng học 
quanh vài bàn, đặt trên mỗi bàn tờ giấy khổ A0 với nhiều bút. Trên mỗi 
tờ giấy viết một câu hỏi, ví dụ “Bài giảng nào là thú vị nhất trong cả 
khóa học”, “Bạn muốn mô đun sau sẽ khác đi như thế nào”, “Điều gì tôi 
đã học sẽ có ích nhất khi ứng dụng trong công việc của mình” Cho các 
học viên 15-30 phút và đề nghị họ góp ý viết lên giấy. các học viên cũng 
viết ra những câu hỏi và ý kiến phản hồi / góp ý cho các nhóm khác, đưa 
đến một cuộc “bút đàm”. Nhiều thảo luận có thể diễn ra đồng thời. quan 
trọng là không được phép nói trong suốt phần này. Bạn có thể mở nhạc, 
sau đó giảng viên phải thu thập, chép lại ý kiến đóng góp, lưu “bút đàm” 
vào máy tính để làm báo cáo đào tạo. 
3. Phản hồi tối đa giữa các học viên: học viên xếp ghế thành vòng tròn và 
đặt lên ghế một tờ giấy khổ A4 có ghi tên mình. Sau đó mỗi học viên 
viết lên tấm giấy nhỏ lời góp ý /phản hồi đến các thành viên trong nhóm. 
Giảng viên cũng có ghế của mình trong vòng tròn. Bài tập này mang lại 
không khí cởi mở và có tác động hơn lên nhóm học viên (mặc dù khóa 
học sắp kết thúc nhưng những mối quan hệ vẫn sẽ tiếp diễn). Nhưng hãy 
cẩn thận, nếu có những mâu thuẫn tiềm ẩn trong nhóm, những bài học 
kiểu này có thể thất bại do những lời góp ý/phản hồi bất cẩn từ những cá 
nhân có mâu thuẫn có thể gây tổn thương và ảnh hưởng. Vì thế, cần quan 
sát cẩn thận tính năng động nhóm để xem bài tập có diễn ra thuận lợi hay 
không ? 
4. Sau đó để các học viên xếp ghế vòng tròn lại và phát biểu lời góp ý / 
phản hồi cuối cùng và những mong ước cho lần tới. hãy biểu thị thái độ 
nồng nhiệt đối với sự đóng góp nhiệt tình của các học viên và những góp 
ý giá trị của học viên cho giảng viên. 
Bế mạc 
5. Vài lời của giảng viên đến các đại biểu về kết quả chương trình đào tạo 
giảng viên và minh họa các phương pháp giảng dậy tương tác năng động 
thông qua một vài tờ giấy khổ lớn hoặc kết quả làm việc nhóm. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  140 
6. Mời đại biểu phát biểu bế mạc và trao chứng chỉ cho học viên khóa học. 
Ghi chú dành cho giảng viên 
o Giảng viên cần khống chế thời gian thảo luận, nếu không sẽ 
không đảm bảo thời gian. 
o Có thể có nhiều giảng viên trong khóa học. Nếu có điều kiện, mời 
tất cả các giảng viên đến dự buổi này. 
Chƣơng 3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CUỐI KHÓA HỌC 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn Bệnh cây, Trường Đại học NN I, 2004. Giáo trình bệnh 
cây chuyên khoa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội 
2. Bộ môn Côn trùng, Trường Đại học NN I, 2004. Giáo trình côn 
trùng chuyên khoa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội 
3. Cao Văn Hùng, 2006. Module F, Trong Tài liệu tập huấn sau thu 
hoạch nông sản. DANIDA. 2006 
4. Cao Văn Hùng và cs, 2006. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề 
tài KC-06-25NN. Viên Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau 
thu hoạch, Chương trình KC-06. 2006 
5. Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình. 2002. BQ rau quả tươi và bán 
chế phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội. p24-31 
6. Nguyễn Duy Đức và cs. 2006. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật 
dự án KC-06-24NN. Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau 
thu hoạch, Chương trình KC-06. 2006 
7. Nguyễn Duy Khoan, Tống Khiêm và cs, 2007. Tài liệu tập huấn 
phương pháp khuyến nông (dùng cho cán bộ khuyến nông cấp 
tỉng và huyện). Nhà xuất bản Nông nghiệp hà nội, 2007 
8. Nguyễn Văn Tiếp, Quách Đĩnh, Ngô Mỹ Văn. 2000. Kỹ thuật sản 
xuất đồ hộp, rau quả. Nhà xuất bản Thanh niên. p84-86 
9. Trần Minh Tâm. 2004. BQ và chế biến nông sản sau thu họach. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội. p92-98 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  141 
10. Adel A Kader. 2001. A summary of CA requirements and 
recommendations for fruits other than apples and pears.pp 29-70. 
Postharvest Horticulture Series No. 22A, University of California, 
Davis 
11. Adel A Kader. 2002. Post harvest technology of horticultural 
crops. University of California Agriculture and Natural Resources 
Publication 3311 
12. Adel A Kader. 2002. Modified Atmossphere during Transport and 
Storage, Postharvest Technology of Horticultural Crops, 
University of California Agriculture and Natural Resources 
Publication 3311, 2002, p 135-148 
13. A.K. Thompson. 1996. Postharvest technology of fruit and 
vegetable. Blackwell science Ltd. London. 
14. G. B. Seymour, J. E. Taylor, G. A. Tucker. 1993. Biochemistry of 
fruit ripening. Chapman & Hall. London 
15. J. friend, M. J. C. rhodes. 1981. Recent advances in the 
biochemistry of Fruit & vegetable. Academic Press INC. London 
16. Peter Golob, Graham Farrell, John E. Orchard. 2002. Crop post 
harvest Science and Technology. Blackwell Science Ltd and the 
Natural Resources Institute, University of Greenwich (UK). 
Volum 1 Principles and Practice. p54-67 
PHỤ LỤC 
Địa chỉ liên hệ cần thiết 
Tên cơ sở Địa chỉ 
Viện Cơ điện Nông 
nghiệp và Công nghệ 
Sau thu hoạch 
o Phòng 
BQ 
o Trung 
tâm Kiểm tra và 
TC hoá chất 
Số 54, ngõ 102, đường Trường Chinh – Đống 
Đa, Hà Nội, 
Tel: 04.8689187; Fax: 8689131 
o 04.9344172 
o 04.8244279 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  142 
lượng sản phẩm 
Phân Viện Cơ điện 
Nông nghiệp và Công 
nghệ Sau thu hoạch 
54 Trần Khánh Dư, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh 
Tel: 08.8483987; Fax: 08.8438842 
Viện Bảo vệ thực vật Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội 
Tel: 04.(8389724; 838578 ; 7521380); Fax: (04) 
.8363563 
Trung tâm Kỹ thuật 1 - 
Tổng cục TC Đo 
lường Chất lượng 
Số 8 – Đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, 
Hà Nội 
Tel: 04.7564188; Fax: 04.8361199 
MỤC LỤC 

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_so_che_bao_quan_qua.pdf