Kinh nghiệm cải cách tiền lương thấp nhất trong khu vực hành chính nhà nước của một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam
Cải cách tiền lương khu vực hành chính nhà nước là nhiệm vụ quan
trọng và yêu cầu thực tế bức xúc đặt ra cho Chính phủ trong các năm sắp tới. Trong hệ
thống chính sách tiền lương hiện nay, khu vực HCNN vẫn đang được sử dụng làm
“bản lề” cho các khu vực khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thường hiểu chưa đúng về
mức lương thấp nhất và lương tối thiểu. Mức tiền lương thấp nhất khu vực hành chính
nhà nước còn có sự ràng buộc chặt chẽ với mức tiền lương tối thiểu chung và chính
bằng tiền lương tối thiểu, chưa phản ánh được mối tương quan với khu vực thị trường
do còn phụ thuộc vào khả năng chi trả của ngân sách nhà nước Kinh nghiệm của các
nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Anh Quốc đã chỉ ra một số bài
học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam trong cải cách tiền lương thấp nhất khu
vực hành chính nhà nước
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm cải cách tiền lương thấp nhất trong khu vực hành chính nhà nước của một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 71 KINH NGHIỆM CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG THẤP NHẤT TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Ths. Dương Thị Hường Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt: Cải cách tiền lương khu vực hành chính nhà nước là nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu thực tế bức xúc đặt ra cho Chính phủ trong các năm sắp tới. Trong hệ thống chính sách tiền lương hiện nay, khu vực HCNN vẫn đang được sử dụng làm “bản lề” cho các khu vực khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thường hiểu chưa đúng về mức lương thấp nhất và lương tối thiểu. Mức tiền lương thấp nhất khu vực hành chính nhà nước còn có sự ràng buộc chặt chẽ với mức tiền lương tối thiểu chung và chính bằng tiền lương tối thiểu, chưa phản ánh được mối tương quan với khu vực thị trường do còn phụ thuộc vào khả năng chi trả của ngân sách nhà nướcKinh nghiệm của các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Anh Quốc đã chỉ ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam trong cải cách tiền lương thấp nhất khu vực hành chính nhà nước. Từ khóa: cải cách tiền lương, khu vực hành chính nhà nước, Summary: Wage reform in public administration sector is an important task and pressing practical requirements for Vietnamese government in the next few years. In the current wage policy system, public administration sector has been being used as a "foundation" for the other sectors. However, there are misunderstandings about the lowest wage and minimum wage. The lowest wage in public administration sector has been bound by (and be equal to) the national minimum wage. This wage has not reflected the correlation between public administration sectors and market sectors due to dependence on affordability of the state budget. It is possible for Vietnam to apply the lessons learnt from other countries such as Singapore, Thailand, Malaysia, China, the United Kingdom indicate in reforming the low wage in public administration sector. Keywords: wage reform, public administration sector Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 72 1. Giới thiệu Ở Việt Nam hiện nay, giải pháp cho vấn đề lương công chức vẫn gặp những trở ngại, khó khăn, vướng mắc. Hiện nay, mức tiền lương thấp nhất khu vực hành chính nhà nước còn có sự ràng buộc chặt chẽ với mức tiền lương tối thiểu chung và chính bằng tiền lương tối thiểu. Từ năm 2003 đến 2011, mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức đã được điều chỉnh 7 lần, từ 210.000đ/tháng lên 830.000đ/tháng (áp dụng từ ngày 01/5/2011 theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/4/2011). Theo Nghị quyết số 14/2011/QH13 ngày 10/11/2011 của Quốc hội thì từ 01/5/2012 điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 830.000đ/tháng lên 1.050.000đ/tháng (tăng thêm 26,5%). Từ ngày 1 tháng 7 năm 2013, mức lương tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ năm 2008 - 2011, trong khi mức lương tối thiểu chỉ tăng thêm 84,4% thì mức tăng chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại tăng đến 99,05%. Như vậy, thực tế trong những năm gần đây, mức tăng lương chỉ là để bù đắp mức tăng giá tiêu dùng, chứ chưa thể nói đến việc nâng cao mức sống cho cán bộ, công chức. Các giải pháp như tinh giản biên chế cũng không đạt kết quả như mong muốn. Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức trong khu vực hành chính nhà nước nói chung của nước ta quá lớn và tổ chức rất cồng kềnh. Công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm cả những người làm trong các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và an ninh; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Trong khu vực công, tiền lương là số tiền mà các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế, chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Với cách xây dựng và tính tiền lương như hiện nay, mức lương thấp nhất trong khu vực hành chính nhà nước hiện nay là quá thấp, làm cho hệ thống bị “nén” về mức lương, chưa phản ánh đúng giá trị và giá cả trên thị trường lao động, chưa đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập, chưa đảm bảo được cho đời sống cán bộ, công chức vì thế chưa khuyến khích được người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư .và chưa phản ánh được trình độ phát triển của nền kinh Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 73 tế. Điều này có ảnh hưởng hàng đầu tới sự phát triển của quốc gia nhưng lại rất khó thực hiện bởi sự quan liêu và xơ cứng của chính bộ máy công. Tuy nhiên, đã có nhiều quốc gia thành công trong hoạt động này, trong đó phải kể tới Singapore, Thái Lan, Anh Quốc. 2. Kinh nghiệm cải cách tiền lương thấp nhất trong khu vực hành chính nhà nước của một số nước trên thế giới 2.1. Singapore Tuy là một nước có hệ thống chính trị tập trung cao, nhưng Singapore lại nổi lên n ... về tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và mục tiêu xã hội. Dựa trên cơ sở này để khuyến khích lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra các điều kiện để thực hiện công bằng xã hội. - Chính sách tiền lương tối thiểu phải không mâu thuẫn với hệ thống phân phối tiền lương có sự “điều chỉnh của thị trường, kiểm soát của Chính phủ”. Hệ thống này nhằm loại trừ sự bất bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập, nâng cao tiền lương cho người lao động trong các khu vực trên cơ sở tăng trưởng, phát triển kinh tế, sự giám sát hợp lý và giảm những sự cách biệt về tiền lương giữa các khu vực, các ngành. - Cải cách tiền lương có tính đến trình độ phát triển kinh tế của từng vùng trong từng thời kỳ. Chấp nhận sự phân biệt tiền lương theo vùng ứng với tình hình phát triển kinh tế vùng. - Xây dựng kế hoạch và cơ chế tăng tiền lương tối thiểu: Kế hoạch và cơ chế tăng tiền lương tối thiểu xây Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 75 dựng dựa trên mức độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, chỉ số giá sinh hoạt và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác trong nền kinh tế thị trường, bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Như vậy, tiền lương thấp nhất của khu vực hành chính của Trung Quốc hiện nay đang áp dụng tương tự như tiền lương thấp nhất trong khu vực hành chính hiện nay của Việt Nam. Trong đó, tiền lương thấp nhất của khu vực hành chính với hệ số 1 được xác định là tiền lương của lao động làm công việc đơn giản nhất (bao gồm cả nhân viên viên thừa hành, phục vụ) và bằng tiền lương tối thiểu. Đồng thời tiền lương tối thiểu cũng là cơ sở để tính toán các mức lương trong hệ thống các ngạch lương công chức nhà nước. Chính vì vậy, tiền lương thấp nhất khu vực hành chính nhà nước Trung Quốc cũng còn có nhiều tồn tại, khiếm khuyết. 2.3. Thái Lan Chính phủ Thái Lan đòi hỏi đội ngũ công chức phải có chất lượng cao, buộc các công chức Thái Lan phải học tập để nâng cao năng lực bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế, tiền lương và phụ cấp trả cho các công chức của chính phủ thấp hơn chi phí cho cuộc sống khoảng 20%. Do đó, cải tiến hệ thống lương công chức, trong đó có tiền lương của công chức hưởng lương thấp nhất ở Thái Lan là một khía cạnh quan trọng trong việc tiếp thêm sức mạnh cho hoạt động và tinh thần của các công chức. Theo kế hoạch phát triển của Chính phủ Thái Lan hiện nay có 3 giải pháp về tiền lương đã được đưa ra: Thứ nhất, điều chỉnh các bậc lương công chức phù hợp với sự thay đổi của thị trường lao động. Thứ hai, cải tiến hệ thống tiền lương công chức đảm bảo sự mềm dẻo cũng như giải quyết được các vấn đề quản lý nhân sự liên quan tới tuyển dụng và duy trì công chức. Thứ ba, cải tiến hệ thống phúc lợi xã hội nhằm tăng cường sự công bằng và các điều kiện sống tốt hơn đối với các công chức có thu nhập thấp và trung bình. Năm 1999, Ban Công vụ, Phòng ngân sách, Bộ Tài chính và Ban phát triển xã hội và Kinh tế quốc gia Thái Lan cùng nhau làm việc và điều chỉnh bậc lương công chức dựa vào 3 giải pháp trên. Hiện tại, bậc lương công chức Thái Lan đang trong quá trình được thiết kế lại, dựa trên các yếu tố sau: trả lương theo công việc, lương công chức phải tương ứng với các công việc tương tự trong khu vực tư nhân, các doanh nghiệp công, hệ số lương thấp nhất phải đủ để sống được trong xã hội kinh tế. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 76 2.4. Malaysia Số lao động làm việc trong khu vực công Malaysia chiếm 13% tổng số lực lượng lao động 6,8 triệu người. Bất kỳ thay đổi nào trong chính sách tiền lương của khu vực công cũng gây ảnh hưởng tới khả năng tài chính của Chính phủ, tới những cam kết thực hiện các chương trình phát triển, lương của khu vực tư, sự tăng trưởng kinh tế và nguồn thu của đất nước. Vì vậy, chính sách tiền lương cho khu vực công của Malaysia không chỉ là một chức năng quản lý tổ chức để động viên các nhân viên của nó, mà còn là một bộ phận trong chính sách chiến lược quốc gia nhằm đảm bảo rằng, khu vực công có thể thích ứng được với những thay đổi về chức năng vai trò của nó, hướng tới việc đạt được phát triển và thịnh vượng quốc gia. Chính sách tiền lương công chức hưởng lương thấp nhất: Tiền lương công chức hưởng lương thấp nhất trong khu vực hành chính công gồm 3 phần chính là: Lương, phụ cấp và tiền thù lao thêm. Ba phần này tạo nên các chính sách khuyến khích, thưởng cho công chức để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, duy trì và thu hút nhân lực vào khu vực công. Do đất nước phát triển với tốc độ nhanh, người ta nhận thấy rằng chính sách tiền lương như một khoản chi trả đúng đắn để giải quyết các vấn đề khó khăn của nền công vụ như: - Khó khăn trong việc thu nạp những người có kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng các vị trí làm việc, trong đó có các vị trí chức danh công chức hưởng lương thấp nhất, khi mà khu vực tư phát triển nhanh chóng và tồn tại một thị trường lao động khắc nghiệt. - Sự khác biệt rộng lớn về tiền lương của chức danh hưởng lương thấp nhất trong khu vực hành chính nhà nước với những chức danh, đối tác tương đương làm việc trong các công ty tư nhân gây ảnh hưởng tới đạo đức của những người này. - Sự không thỏa mãn của các công chức hưởng lương thấp nhất, làm cho họ không yên tâm công tác và thiếu niềm tin vào quản lý nhân sự của Nhà nước. - Tiền lương thấp nhất trong khu vực hành chính Malaixia chưa tính đáng kể đến những thay đổi của hệ thống quản lý và những thay đổi về công nghệ. Các nguyên tắc về tiền lương liên quan đến tiền lương thấp nhất khu vực hành chính công Malaisia: Các nguyên tắc được sử dụng để quyết định hệ thống và cơ cấu lương Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 77 trong khu vực hành chính công Maliaxia là: Thứ nhất, mức lương theo công việc: mỗi công chức cần được trả lương theo loại công việc và trách nhiệm của công chức căn cứ vào bảng 19 nhóm công việc, giá trị của công việc và mức độ thực thi nhiệm vụ. Thứ hai, trình độ và bằng cấp đào tạo: các bằng cấp, những tài năng và kỹ năng hay kinh nghiệm đặc biệt. Thứ ba, lương cơ bản với thành phần có thể biến đổi: Lương cơ bản + Phụ cấp cố định + Thành phần có thể biến đổi + Tổng số Lương cơ bản của công chức hưởng lương thấp nhất căn cứ vào khoản chi cần thiết để chi trả cho các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, quần áo và chỗ ở. Thành phần có thể biến đổi tạo thành các khoản chi khác do khi kinh tế đất nước phát triển tốt thì có sự đóng góp của khu vực công và điều này cần được trả theo hình thức phần thưởng. Thành phần biến đổi cũng bao gồm các khoản chi mang tính khuyến khích khác dành cho mức độ hoàn thành công việc, cố gắng nâng cao những kỹ năng, sự tinh thông và kinh nghiệm. Thứ tư, so sánh công bằng: Tiền lương thấp nhất và tiền lương công chức khu vực công nói chung của Malaixia cũng có tính tới giá cả lao động trên thị trường, đặc biệt đối với những công việc được coi là quan trọng và có giá trị cao thì được dựa trên nguyên tắc so sánh công bằng với khu vực tư. Phụ cấp và các đặc quyền khác: Theo việc trả lương trọn gói, có một khoản phụ cấp và tiền thưởng như là để khuyến khích. Những nguyên tắc để quyết định các chính sách chi trả những khoản này là: phụ cấp không phổ biến, chỉ dành cho một số ngành nhất định. Phụ cấp không thường xuyên, chỉ dành cho một số trường hợp, tình huống nhất định, được trả trên cơ sở ngắn hạn. Sự công bằng ở đây có nghĩa là việc trả phụ cấp không giới hạn ở bất cứ nhóm ngành hoặc ngành nào và có thể được mở ra đối với các cá nhân thích hợp khác. Những lý do cơ bản của việc trả phụ cấp là: Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên nhằm cải tiến sự tinh thông nghề nghiệp, kỹ năng và việc thực thi nhiệm vụ. Khuyến khích và giữ lại nhân viên làm việc tại những ngành và vị trí có nhiều thách thức. Trợ cấp cho việc giá cả leo thang như chi phí giao thông, giáo dục và giá các mặt hàng và dịch vụ khác. Thưởng Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 78 cho những cá nhân phải thực hiện thêm những nhiệm vụ và trách nhiệm khác. Dựa trên những nguyên tắc và nguyên nhân trên, có 3 loại phụ cấp chính được trả cho công chức (bao gồm cả công chức hưởng lương thấp nhất), có tên là: - Phụ cấp khuyến khích: được trả theo những tiêu chí sau: sự tinh thông nghề nghiệp, ví dụ như phụ cấp khuyến khích khi thực thi nhiệm vụ ở những vùng xa xôi hoặc phải thay đổi chỗ ở do được thuyên chuyển ra nước ngoài hay trong nội bộ đất nước, hoặc phải làm những công việc có độ rủi ro cao. Phụ cấp khuyến khích những nhiệm vụ quan trọng dành cho những công việc có nhiều khó khăn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Có 21 công việc được xác định là được nhận khoản phụ cấp này. - Phụ cấp cố định hàng tháng, được trả dựa trên tiêu chí về mức tăng giá các dịch vụ giao thông, giáo dục và các hàng hóa khác. Ví dụ như phụ cấp tiền thuê nhà, phụ cấp công vụ và phụ cấp giải trí. - Phụ cấp đặc biệt dựa trên tiêu chí về việc thanh toán các chi phí và trả cho các trách nhiệm làm thêm, ví dụ như phụ cấp đối với các công việc phải làm ngoài giờ... 2.5. Anh Quốc Chế độ tiền lương của công chức nước Anh tương đối hậu đãi, mức lương của một công chức nói chung và công chức hưởng lương thấp nhất nói riêng cao hơn mức lương của một nhân viên làm trong các doanh nghiệp. Xác định tiền lương này dựa trên bốn nguyên tắc: - Nguyên tắc công bằng. - Nguyên tắc thích ứng với vật giá. - Nguyên tắc cùng làm cùng hưởng. - Nguyên tắc tăng lương định kỳ. "Nguyên tắc công bằng" được áp dụng đối với mức lương của công chức trong Chính phủ đảm bảo so sánh với tiền lương trong các doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước Anh cho rằng, đó là một trong những điều kiện tất yếu để ổn định đội ngũ công chức. Vì vậy, từ năm 1956, nước Anh đã thành lập "Sở nghiên cứu tiền lương công chức". Giám đốc Sở do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm. "Sở nghiên cứu tiền lương công chức" được coi là một tổ chức công bằng, vô tư. Bởi lẽ, nó chịu trách nhiệm đưa ra tài liệu so sánh mức lương một cách khách quan trên thị trường và có ý kiến cụ thể về điều chỉnh mức lương công chức chưa hợp lý. Cơ quan quản lý nhân sự của Chính phủ căn cứ vào tài liệu của "Sở nghiên cứu tiền lương Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 79 công chức" để có quyết định đưa ra phương án điều chỉnh cụ thể. "Nguyên tắc thích ứng với vật giá" nhằm đảm bảo cho thu nhập thực tế của công chức không bị đi xuống vì nguyên nhân gia tăng của vật giá. Vì vậy, Chính phủ Anh đã định kỳ tiến hành xác định giá cả bán lẻ (khoảng thời gian là 4 hoặc 5 tháng), căn cứ vào đó để điều chỉnh lương. "Nguyên tắc cùng làm cùng hưởng" chủ yếu chỉ là công việc như nhau thì tất yếu phải được sự đãi ngộ như nhau, không được phân biệt đối xử theo giới tính, chủng tộc... "Nguyên tắc tăng lương định kỳ" nhằm thực hiện chủ trương hàng năm công chức nào làm việc đủ sẽ được xếp vào danh sách để tăng lương. Nhưng trong thực tế, có thể có năm Chính phủ có những khó khăn về tài chính, phải kéo dài thời gian tăng lương. Vì vậy, các công chức của Anh nhiều khi đã tổ chức bãi công, biểu hiện sự chống đối. Một số mức lương bậc thấp của các chức danh công chức của Anh (Bảng Anh) - Thứ trưởng thứ nhất: Lương năm: 22500 - Thứ trưởng thứ hai: Lương năm: 18000 - Trợ lý bộ trưởng: Lương năm: 17000 - Công chức thi hành: 5700/năm - Công chức chủ chốt khoa học: 11021/năm - Công chức chuyên môn kỹ thuật: 5820/năm - Công chức hưởng lương thấp nhất: 4000/năm - Bội số tiền lương công chức: 1 – 5.6 3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua kinh nghiệm của một số nước về xác định tiền lương thấp nhất trong khu vực hành chính rút ra một số bài học là: - Nhìn chung, trong xác định tiền lương thấp nhất cho khu vực hành chính nhà nước, các nước đều dựa vào các thông tin về tiền lương thấp nhất của các chức danh cùng loại trên thị trường. Hay nói cách khác, việc xác định tiền lương thấp nhất khu vực hành chính nhà nước phải đảm bảo ngang bằng (hoặc có ưu thế hơn) mức lương của các nghề, công việc này trên thị trường hoặc khu vực tư nhân. - Đối với một số nước, mức tiền lương thấp nhất của khu vực hành chính nhà nước có thể được xác định khác nhau theo các vùng. Tại các vùng có tăng trưởng kinh tế cao hơn, thì công chức làm việc trong vùng đó hưởng mức lương thấp nhất của vùng và mức Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 80 tiền lương này có thể cao hơn mức lương của các vùng khác. - Tiền lương thấp nhất của khu vực hành chính nhà nước phải đảm bảo đáp ứng đủ các chi tiêu cơ bản cho đời sống của công chức, một phần thành viên gia đình họ và cho phát triển nhân lực. Để khuyến khích những người làm việc thật sự có năng suất, chất lượng và hiệu quả cần thực hiện việc trả lương theo hiệu quả công việc chứ không phải theo ngạch, bậc đơn thuần. Tiền lương phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động. Muốn vậy, tiền lương thấp nhất phải tương ứng chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ và phải tính đến sự phù hợp với từng ngành, nghề, cũng như đặc thù riêng của từng khu vực. Đồng thời phải có sự so sánh với mức lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp. - Các nước đều rất quan tâm tới vấn đề điều tra, khảo sát, thống kê định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống thông tin về những yếu tố tác động tới tiền lương thấp nhất và các số liệu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, lạm phát, năng suất lao động xã hội, chỉ số giá cả sinh hoạt...) chung của toàn quốc và của từng địa phương, vùng. Đây là những số liệu quan trọng dùng để điều chỉnh tiền lương thấp nhất của khu vực hành chính nhà nước theo định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết. - Ngoài việc xây dựng mức tiền lương thấp nhất có ưu thế hơn so với khu vực thị trường, hệ thống bảng lương khu vực hành chính nhà nước cũng cần được rà soát và điều chỉnh đảm bảo tính hợp lý giữa các ngạch, bậc và tăng tính hấp dẫn để kích thích hiệu quả công việc của người lao động. - Đồng thời với việc xác định tiền lương thấp nhất và cải cách quan hệ tiền lương khu vực hành chính nhà nước Nhà nước cũng cần chú trọng tới hệ thống tiền thưởng và phúc lợi đối người lao động khu vực này. Vì các ưu đãi này cũng có tác dụng duy trì và thúc đẩy động cơ và tinh thần làm việc của công chức. Tài liệu tham khảo 1. Mai Đức Hán (2014), “Kinh nghiệm cải cách chính sách tiền lương đối với công chức của Singapore”. 2. TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Thu Linh (2008), “Cải cách tiền lương công chức – khâu đột phá trong cải cách tiền lương”. 3. Nguyễn Thị Huế (2014), “Vài nét về chính sách tiền lương của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. 4. TS. Nguyễn Văn Cường (2014), Cải cách hành chính tại một số quốc gia và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam. 5. Bộ LĐTB&XH (2005), “Chính sách tiền lương- kinh nghiệm một số nước trên thế giới”.
File đính kèm:
- kinh_nghiem_cai_cach_tien_luong_thap_nhat_trong_khu_vuc_hanh.pdf