Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may

Cá thể: Có thể là kết quả của một hoạt động hay quá trình (một bộ phận, thiết bị, hệ thống, lượng

vật liệu, sản phẩm hữu hình hay không cảm giác được, ví dụ một chương trình máy tính, bản vẽ, chỉ

dẫn sử dụng) hay một hoạt động, một quá trình.

Tổng thể: Toàn bộ các cá thể được xét.

Lô: Một lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất đồng thời trong điều kiện được coi là đồng nhất.

Mẫu: Một số cá thể lấy từ lô để cung cấp thông tin về lô và có thể dùng làm cơ sở để quyết định về

lô hay quá trình sản xuất ra lô đó.

Cỡ lô: Số cá thể trong lô.

Khuyết tật: Một sự không phù hợp của sản phẩm so với yêu cầu quy định.

Sản phẩm khuyết tật: Sản phẩm có ít nhất một khuyết tật.

Mức khuyết tật: Tỷ lệ phần trăm sản phẩm khuyết tật hay số khuyết tật trung bình trong một trăm

đơn vị sản phẩm.

Phương án kiểm tra: Bao gồm cỡ mẫu và chuẩn mực để chấp nhận hay o6.

Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may trang 1

Trang 1

Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may trang 2

Trang 2

Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may trang 3

Trang 3

Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may trang 4

Trang 4

Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 7140
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may

Kiểm tra nghiệm thu thống kê trong ngành may
608 
KIỂM TRA NGHIỆM THU THỐNG KÊ TRONG NGÀNH MAY 
Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Yến Ngân, Trương Ngọc Hiền, Hồ Thị Ngọc Trâm 
Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên 
TÓM TẮT 
Kiểm tra nghiệm thu là một trong những hoạt động của kiểm tra chất lượng sản phẩm. Kiểm tra 
nghiệm thu có thể áp dụng cho nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Bài báo sẽ giới thiệu 
về hoạt động kiểm tra nghiệm thu trong ngành may. 
Từ khóa: Kiểm tra nghiệm thu, cá thể, mẫu, lô, mức khuyết tật chấp nhận. 
1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 
Cá thể: Có thể là kết quả của một hoạt động hay quá trình (một bộ phận, thiết bị, hệ thống, lượng 
vật liệu, sản phẩm hữu hình hay không cảm giác được, ví dụ một chương trình máy tính, bản vẽ, chỉ 
dẫn sử dụng) hay một hoạt động, một quá trình. 
Tổng thể: Toàn bộ các cá thể được xét. 
Lô: Một lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất đồng thời trong điều kiện được coi là đồng nhất. 
Mẫu: Một số cá thể lấy từ lô để cung cấp thông tin về lô và có thể dùng làm cơ sở để quyết định về 
lô hay quá trình sản xuất ra lô đó. 
Cỡ lô: Số cá thể trong lô. 
Khuyết tật: Một sự không phù hợp của sản phẩm so với yêu cầu quy định. 
Sản phẩm khuyết tật: Sản phẩm có ít nhất một khuyết tật. 
Mức khuyết tật: Tỷ lệ phần trăm sản phẩm khuyết tật hay số khuyết tật trung bình trong một trăm 
đơn vị sản phẩm. 
Phương án kiểm tra: Bao gồm cỡ mẫu và chuẩn mực để chấp nhận hay o6. 
Mức khuyết tật chấp nhận: Là mức trung bình tối đa của quá trình sản xuất được coi là thỏa 
mãn yêu cầu, ký hiệu AQL (acceptance quality level). Nói cách khác, nếu mức khuyết tật trung bình 
của người sản xuất không vượt quá AQL thì quá trình sản xuất coi là tốt, khi đó phần lớn lô kiểm tra 
sẽ được nhận khi kiểm tra mẫu. Xác suất bác bỏ lô có mức khuyết tật AQL gọi là rủi ro của người 
sản xuất. 
Mức khuyết tật giới hạn: Với phương án kiểm tra xác định, mức khuyết tật lô ứng với xác suất 
nhận tương đối thấp gọi là mức khuyết tật giới hạn, ký hiệu LQ (limiting quality). Bên nhận chỉ muốn 
nhận lô có mức khuyết tật bằng LQ với xác suất thấp, gọi là rủi ro của người nhận. 
609 
Mức khuyết tật trung bình sau kiểm tra: Khi kiểm tra hàng loạt lô, nếu quy định các lô bị loại 
chịu kiểm tra 100% và thay sản phẩm khuyết tật bằng sản phẩm không khuyết tật thì mức khuyết tật 
trung bình của các lô sau kiểm tra sẽ giảm đi so với trước khi kiểm tra và gọi là mức khuyết tật trung 
bình sau kiểm tra, ký hiệu AOQ (average outgoing quality). 
Quan hệ cỡ lô và cỡ mẫu: Với những lô cỡ lớn, các bên hữu quan đều muốn hạn chế sai lầm 
đến mức thấp nhất, vì hậu quả của những quyết định sai sẽ càng lớn đối với những lô cỡ lớn. Để 
giảm rủi ro với AQL và LQ đã xác định, cần phải tăng cỡ mẫu. Bởi vậy điều hợp lý khi chọn phương 
án kiểm tra là cỡ mẫu tăng theo cỡ lô. Tuy nhiên để xác định cỡ mẫu, không chỉ căn cứ vào cỡ lô 
mà còn xét đến tính phức tạp của việc kiểm tra và mức độ quan trọng của sản phẩm. Nói chung 
nếu chi phí kiểm tra càng nhỏ và sản phẩm càng quan trọng thì cỡ mẫu càng lớn, các yếu tố này 
kết hợp lại và thể hiện qua bậc kiểm tra. Trong các tiêu chuẩn, cùng với cỡ lô, theo các bậc kiểm tra 
khác nhau sẽ có cỡ mẫu khác nhau. 
Chế độ kiểm tra: Kiểm tra bình thường; Kiểm tra thắt chặt; Kiểm tra giảm nhẹ. 
2 KIỂM TRA NGHIỆM THU ĐỊNH TÍNH 
2.1 Trình tự lập phương án kiểm tra thể hiện qua Hình 1 
Khi lập phương án kiểm tra định tính, trong đa số các tiêu chuẩn, cần tiến hành: 
– Phân loại khuyết tật và sản phẩm khuyết tật. 
– Quy định mức khuyết tật cho từng khuyết tật. 
– Chọn loại phương án kiểm tra. 
– Quy định bậc kiểm tra. 
– Xác định cỡ lô. 
Hình 1. Sơ đồ lập phương án kiểm tra 
2.2 Sử dụng các phương án kiểm tra 
Kiểm tra 1 lần - Hình 2: 
Hình 2. Sơ đồ kiểm tra 1 lần 
Cỡ lô N Bậc kiểm tra 
Chữ mã cỡ mẫu AQL 
Phương án kiểm tra 
Lấy và kiểm tra n sản phẩm 
Kết quả k sản phẩm khuyết tật 
Nếu k =b (bằng c+1) 
Nhận lô Bác bỏ lô 
610 
Kiểm tra 2 lần – Hình 3: 
Hình 3. Sơ đồ kiểm tra 2 lần 
Kiểm tra nhiều lần: 
Hình 4. Sơ đồ kiểm tra nhiều lần 
Lấy và kiểm tra mẫu thứ nhất gồm n1 sản phẩm 
Kết quả k1 sản phẩm khuyết tật 
k1= b1 
Nhận lô Loại lô 
c1<k1<b1 
Lấy và kiểm tra mẫu thứ nhất gồm n2 sản phẩm 
Kết quả k2 sản phẩm khuyết tật 
k1+k2 = b2 
Lấy và kiểm tra mẫu thứ nhất gồm n1 sản phẩm 
Kết quả k1 sản phẩm khuyết tật 
k1 = b1 
Nhận lô 
c1<k1<b1 
Lấy và kiểm tra mẫu thứ nhất gồm n2 sản phẩm 
Kết quả k2 sản phẩm khuyết tật 
k1+k2 = b2 
Loại lô 
c2<k1 + k2 < b2 
Nhận lô Loại lô 
Lấy và kiểm tra mẫu thứ nhất gồm n7 sản phẩm 
Kết quả k7 sản phẩm khuyết tật 
k1 + k2 + + k7 =b7 
Nhận lô Loại lô 
611 
Chuyển chế độ kiểm tra: 
Hình 5. Chuyển chế độ kiểm tra 
3 XÂY DỰNG CỠ MẪU KIỂM TRA TẠI CÔNG TY MAY 
Cỡ mẫu kiểm tra chất lượng phụ liệu theo Tiêu chuẩn AQL 2.5, Bảng 1: 
Bảng 1. Cỡ mẫu kiểm tra chất lượng phụ liệu theo Tiêu chuẩn AQL 2.5 
Tổng số lượng cả lô Cỡ mẫu kiểm tra Chấp nhận Không chấp nhận 
 Đến 150 Toàn bộ 8 9 
151 Đến 280 50 3 4 
 281 Đến 500 80 5 6 
501 Đến 1200 125 7 8 
1201 Đến 3200 200 10 11 
 3201 Đến 10000 315 14 15 
 Trên 10000 500 21 22 
10 lô liên tiếp được nhận và 
Tổng số sp khuyết tật nhỏ hơn số giới 
hạn 
SX ổn định 
Được cơ quan thẩm quyền cho 
phép 
Một lô bị loại hay 
Lô được nhận nhưng số sp khuyết tật 
nằm giữa c và b của phương án 
SX không bình thường 
Những điều kiện khác đòi hỏi 
GIẢM 
BẮT ĐẦU KIỂM TRA 
2 trong 5 lô liên tiếp bị loại 
THƯỜNG 
5 lô liên tiếp được nhận 
NGẶT 
5 lô liên tiếp bị kiểm tra ngặt 
Ngừng kiểm tra 
Cải tiến chất lượng 
612 
Cỡ mẫu kiểm tra chất lượng ép mex theo Tiêu chuẩn AQL 2.5, Bảng 2: 
Bảng 2. Cỡ mẫu kiểm tra chất lượng ép mex theo Tiêu chuẩn AQL 2.5 
Số lượng đơn hàng Số lần kiểm tra Lưu ý 
 < 1000 Tối thiểu 1 lần 
Ngoài quy định như cột bên, việc kiểm 
tra chất lượng ép còn phải thực hiện 
như sau: 
Kiểm tra chi tiết ép đầu tiên sau khi thay 
đổi điều kiện ép (nhiệt độ/thời 
gian/hoặc áp suất ép) 
Kiểm tra chi tiết ép đầu tiên sau mỗi lần 
sửa chữa sự cố của máy ép (nếu có) 
 1001 Đến 2000 Tối thiểu 2 lần 
2001 Đến 3000 Tối thiểu 3 lần 
3001 Đến 5000 Tối thiểu 5 lần 
5001 Đến 7000 Tối thiểu 7 lần 
 7001 Đến 9000 Tối thiểu 9 lần 
9001 Đến 10000 Tối thiểu 10 lần 
Cỡ mẫu kiểm tra chất lượng thành phẩm may theo Tiêu chuẩn AQL 2.5, Bảng 3: 
Bảng 3. Cỡ mẫu kiểm tra chất lượng thành phẩm may theo Tiêu chuẩn AQL 2.5 
Tổng sản lượng lô 
(chiếc/bộ) 
Cỡ mẫu 
kiểm tra 
Chấp nhận lô 
Ghi chú Lỗi nặng tối đa Lỗi nhẹ tối đa 
Từ 2 – 15 2 0 0 Mức chấp nhận trong 
bảng này bao gồm cả kết 
quả kiểm tra về thông số 
Bất cứ 1 trong 2 hoặc cả 2 
loại lỗi nặng/nhẹ) nếu 
vượt quá mức chấp nhận 
này thì đều không chấp 
nhận cả lô hàng 
Từ 26 – 90 5 0 0 
Từ 91 – 280 13 0 1 
Từ 281 – 500 20 1 2 
Từ 501 – 1200 32 2 3 
Từ 1201 – 3200 50 3 5 
Từ 3201 – 10000 80 5 7 
Từ 10001 – 35000 125 7 10 
Trên 35000 200 10 14 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí 
Minh. 

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_nghiem_thu_thong_ke_trong_nganh_may.pdf