Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0

Trên thế giới, nghề kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và được thúc đẩy bởi sự phát triển

công nghệ trong các thập kỷ qua. Trong giai đoạn kiểm toán truyền thống, công cụ kiểm toán thủ

công đòi hỏi nhiều lao động và tạo ra áp lực lớn cho các kiểm toán viên (KTV) khi thực hiện nhiệm

vụ xác minh trong một khoảng thời gian giới hạn. Từ những năm 1970, các KTV đã có thể sử dụng

dần dần các thiết bị máy tính, phần mềm và cơ sở dữ liệu để kiểm tra dữ liệu kế toán điện tử (Dai

and Vasarhelyi, 2016). Những công cụ này đã ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực của KTV trong việc

theo dõi, tính toán và kiểm tra các giao dịch kế toán. Kể từ đó, ngày càng có nhiều công nghệ được

sử dụng trong nghề kiểm toán, để tăng hiệu quả và hiệu lực của hoạt động kiểm toán, và cuối cùng

là cải thiện chất lượng kiểm toán nói chung. Ngày nay, với sự tác động của cuộc Cách mạng Công

nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), đòi hỏi nghề kiểm toán cũng phải có những thay đổi thích ứng. Ở Việt

Nam, mặc dù kiểm toán phát triển chậm hơn (vào những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ 20).

Nhưng ngày nay với xu thế toàn cầu hóa làm cho nghề kiểm toán ở Việt Nam cũng chịu những ảnh

hưởng chung của nghề kiểm toán trên thế giới.

Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 03/01/2022 9200
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0

Kiểm toán trong thời đại công nghiệp 4.0
1348 
KIỂM TOÁN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 
Phan Hoàng Kim Ngân, Lê Minh Nguyệt, Nguyễn Trần Minh Anh, 
Nguyễn Thị Lệ Trinh, Vũ Thị Thu Thảo 
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng, Ngô Ngọc Nguyên Thảo 
TÓM TẮT 
Công nghiệp 4.0 đang dần thay đổi và tác động đến hầu hết các doanh nghiệp trong tất cả các 
lĩnh vực từ nghiên cứu và phát triển đến sản xuất, thương mại và dịch vụ. Công nghiệp 4.0 với sự ra 
đời của những công nghệ hiện đại đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành công 
nghiệp trong đó có thể kế đến ngành công nghiệp kiểm toán. Vì vậy, mục tiêu của bài báo này xác 
định những đặc điểm cơ bản của Công nghiệp 4.0 và những công nghệ cơ bản sẽ được vận dụng 
trong thế hệ kiểm toán mới: kiểm toán 4.0 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 
Từ khóa: Công nghiệp 4.0, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, kiểm toán 4.0, kiểm toán tương lai, 
kiểm toán thế hệ mới. 
1 GIỚI THIỆU 
Trên thế giới, nghề kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và được thúc đẩy bởi sự phát triển 
công nghệ trong các thập kỷ qua. Trong giai đoạn kiểm toán truyền thống, công cụ kiểm toán thủ 
công đòi hỏi nhiều lao động và tạo ra áp lực lớn cho các kiểm toán viên (KTV) khi thực hiện nhiệm 
vụ xác minh trong một khoảng thời gian giới hạn. Từ những năm 1970, các KTV đã có thể sử dụng 
dần dần các thiết bị máy tính, phần mềm và cơ sở dữ liệu để kiểm tra dữ liệu kế toán điện tử (Dai 
and Vasarhelyi, 2016). Những công cụ này đã ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực của KTV trong việc 
theo dõi, tính toán và kiểm tra các giao dịch kế toán. Kể từ đó, ngày càng có nhiều công nghệ được 
sử dụng trong nghề kiểm toán, để tăng hiệu quả và hiệu lực của hoạt động kiểm toán, và cuối cùng 
là cải thiện chất lượng kiểm toán nói chung. Ngày nay, với sự tác động của cuộc Cách mạng Công 
nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), đòi hỏi nghề kiểm toán cũng phải có những thay đổi thích ứng. Ở Việt 
Nam, mặc dù kiểm toán phát triển chậm hơn (vào những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ 20). 
Nhưng ngày nay với xu thế toàn cầu hóa làm cho nghề kiểm toán ở Việt Nam cũng chịu những ảnh 
hưởng chung của nghề kiểm toán trên thế giới. 
2 ĐỊNH NGHĨ CÔNG NGHIỆP 4.0 
"Công nghiệp 4.0" là thuật ngữ chung đề cập đến cuộc CMCN 4.0. Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên 
được giới thiệu tại Hội chợ Hannover năm 2011 (Drath và Horch 2014). Chính phủ liên bang Đức đã 
công bố Công nghiệp 4.0 là một trong những sáng kiến quan trọng để thực hiện chiến lược công 
nghệ cao của Đức năm 2020 (Hermann, Pentek và Otto 2015). Công nghệ 4.0 là sự kết hợp của 
nhiều công nghệ tiên tiến như: mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things -IoT), mạng dịch vụ 
Internet (Internet of Service - IoS), hệ thống sản xuất không gian mạng thực - ảo, (Cyber-Physical 
1349 
Systems-CPS) và nhà máy thông minh (Smart Factory) vào môi trường sản xuất, cho phép cải tiến cơ 
bản các quy trình công nghiệp sản xuất, kỹ thuật, sử dụng vật liệu, chuỗi cung ứng và quản lý vòng 
đời (Kagermann, Helbig, Hellinger, và Wahlster 2013). 
Công nghiệp 4.0 nhấn mạnh việc sử dụng công nghệ mới trong ba lĩnh vực: Thu thập, truyền tải và 
phân tích dữ liệu. Nó sử dụng các thiết bị đặc biệt, như cảm biến, thiết bị truyền động, thẻ RFID, máy 
tính nhúng, để thu thập tất cả dữ liệu được tạo ra trong quy trình sản xuất và kinh doanh phản ánh 
tình trạng của máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm, môi trường xung quanh, chi phí năng lượng, 
chi phí nhân công, vị trí hàng tồn kho, v.v. thông tin được trao đổi giữa các đối tượng (ví dụ: máy 
móc, thiết bị, sản phẩm, v.v.) trong nội bộ một công ty và thậm chí với các thực thể bên ngoài như 
nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng internet. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử 
dụng để xây dựng các mô hình dựa trên các dữ liệu đó nhằm mục đích giám sát chất lượng sản 
phẩm, xác định lỗi trong máy móc, tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện cho việc ra quyết định. 
Công nghiệp 4.0 đang dần thay đổi và tác động đến hầu hết các công ty trong tất cả các lĩnh vực từ 
nghiên cứu và phát triển đến sản xuất, thương mại và dịch vụ. Khảo sát (Deloitte 2014; PwC 2014) 
chỉ ra rằng các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R & D), lĩnh vực cung ứng, sản xuất, lưu kho và vận 
chuyển đã áp dụng Công nghiệp 4.0, và sự chuyển đổi này dự kiến sẽ tăng hiệu quả sản xuất và 
tài nguyên lên 18% trong vòng 5 năm. 
3 KIỂM TOÁN 4.0 
3.1 Định nghĩa kiểm toán 4.0 
Audit 4.0 sẽ được hỗ trợ dựa trên những công nghệ đã được cải tiến bởi Công nghiệp 4.0, đặc biệt 
là mạng lưới vạn vật kết nối, mạng dịch vụ internet, hệ thống sản xuất không gian mạng thực - ảo, 
và các nhà máy thông minh để thu thập thông tin tài chính và các hoạt động, cũng như các thông 
tin, dữ liệu khác liên quan đến kiểm toán từ một tổ chức và các bên liên quan. Nó phân tích, mô 
hình hóa và trực quan hóa dữ liệu để khám phá các mẫu, xác định sự bất thường và trích xuất 
thông tin hữu ích khác cho mục đích cung cấp sự đảm bảo, tính hiệu lực, hiệu quả và theo thời gian 
thực. (Dai and Vasarhelyi, 2016) 
3.2 Sự phát triển của kiểm toán từ 1.0 đến 4.0 
Kiểm toán thủ công truyền thống (Kiểm toán 1.0) đã tồn tại trong nhiều thế kỷ với các công cụ kiểm 
toán thủ công nhưng cũng đáp ứng nhu cầu đảm bảo thông tin giai đoạn này. Kiểm toán công 
nghệ thông tin (Audit 2.0) xuất hiện vào những năm 1970 và đã được ứng dụng ở hầu hết các 
doanh nghiệp. Audit 3.0 xuất hiện nhanh hơn so với các thế hệ trước, vì khi các công cụ của các thế 
hệ trước chậm trễ trong phân tích khối lượng dữ liệu lớn “Big data” hiện đại với các quy định bị lỗi 
thời, khối lượng giao dịch cần kiểm tra tăng. Các đặc điểm chính của các thế hệ kiểm toán này 
được trình bày trong Bảng 1. 
1350 
Bảng 1: Các thế hệ kiểm toán 
Kiểm toán 1.0 Kiểm toán 2.0 Kiểm toán 3.0 Kiểm toán 4.0 
Kiểm toán truyền 
thống 
Kiểm toán công 
nghệ thông tin 
Bao gồm dữ liệu lớn trong 
phân tích kiểm toán 
Bán tự động và tự đồng hóa 
hoàn toàn của kiểm toán 
Dụng cụ: bút chì, 
máy tính 
Công cụ: Phần mềm 
Excel, CAAT 
Công cụ: Ứng dụng phân 
tích 
Công cụ: cảm biến, CPS, IoT/IoS, 
RFID, GPS 
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
3.3 Các công cụ kiểm toán chính được ứng dụng trong Kiểm toán 4.0 
Kiểm toán 4.0 sẽ thay đổi đáng kể nghề kiểm toán bằng cách tự động hóa các quy trình hiện tại, 
mở rộng phạm vi kiểm toán, rút ngắn thời gian và cuối cùng là cải thiện chất lượng kiểm toán. Kiểm 
toán 4.0 tác động đối với nghề kiểm toán chủ yếu thông qua công nghệ kiểm toán. Công nghệ cảm 
biến, CPS, IoT, IoS và các nhà máy thông minh là những công nghệ cốt lõi tạo nên trí thông minh, 
tính linh hoạt, khả năng kết nối giữa Công nghiệp 4.0 và Kiểm toán 4.0. Các công nghệ khác, 
chẳng hạn như RFID, GPS và phân tích dữ liệu cũng có thể được tích hợp để hỗ trợ kiểm toán 4.0. 
(Dai and Vasarhelyi, 2016). 
Công nghệ cảm biến 
Sự tiến bộ trong công nghệ điện tử vào đầu thế kỷ 21 đã cho ra đời các cảm biến đa năng, năng 
lượng thấp, chi phí thấp. Những cảm biến này, với chức năng thu thập, xử lý và trao đổi dữ liệu, 
sẽ được sử dụng rộng rãi trong Công nghiệp 4.0 và có thể thay thế hoàn toàn vai trò của con 
người trong việc thu thập dữ liệu. Các ứng dụng sử dụng dữ liệu cảm biến và thông tin không 
gian đóng vai trò nền tảng cho nhà thông minh, nhà máy thông minh và thành phố thông minh 
(Paelke 2014). Việc thu thập dữ liệu kế toán ngày càng tự động. Các cảm biến có thể đẩy nhanh 
việc thu thập dữ liệu theo sát thời gian thực với phạm vi dữ liệu rộng hơn nhiều. Để thu thập dữ 
liệu kế toán một cách hiệu quả có thể sử dụng các cảm biến được tích hợp vào hệ thống sản 
xuất, hệ thống cung ứng, vận chuyển hoặc sản phẩm và trong suốt quá trình kinh doanh với chi 
phí nhỏ. Vasarhelyi (2015) đã sử dụng các thiết bị và cơ sở hạ tầng được xây dựng trong các quy 
trình sản xuất hoặc kinh doanh cho mục đích kiểm toán. Sử dụng chiến lược này, kiểm toán viên 
có thể có được thông tin kế toán theo thời gian thực, như kết quả công việc, số lượng và chất 
lượng hàng tồn kho, giờ làm việc của nhân viên, năng lượng tiêu thụ,.v.v tại thời điểm hiện tại và 
phát hiện ra lỗi hệ thống một cách kịp thời. 
Hệ thống vật lý không gian mạng (CPS) 
Một thiết bị cũng đóng vai trò quan trọng trong Audit 4.0 là hệ thống vật lý không gian mạng (CPS). 
CPS nhằm mục đích kết hợp các phép tính và các quá trình vật lý. Điều này có nghĩa là các máy tính 
và mạng lưới có thể kiểm soát các quá trình vật lý, với các vòng phản hồi trong đó các quy trình vật 
lý ảnh hưởng đến việc tính toán và ngược lại (Lee 2008). Trong bối cảnh của Kiểm toán 4.0, CPS có 
thể được sử dụng để giám sát và phân tích dữ liệu kế toán, nhận ra các mô hình hành vi của các 
lĩnh vực kinh doanh khác nhau, khám phá sự bất thường và thực hiện các hành động kịp thời. Vì 
1351 
các máy móc, thiết bị và sản phẩm trong tương lai sẽ được cài đặt CPS, chúng có thể kích hoạt hệ 
thống ERP của công ty để ghi lại các giao dịch kế toán và sự kiện kinh doanh mà không cần sự can 
thiệp của con người. Ngoài ra, do các CPS lưu trữ độc lập lịch sử hoạt động kinh doanh, hoặc sự 
chuyển động và tình trạng của các đối tượng vật lý, dữ liệu đó có thể đóng vai trò xác thực thông tin 
tài chính của công ty. Bằng cách tự động so sánh giữa thông tin được lưu trữ trong CPS và dữ liệu kế 
toán tương ứng trong hệ thống ERP của công ty, kiểm toán viên và nhà quản lý có thể nhận được 
cảnh báo theo thời gian thực nếu hồ sơ giao dịch vi phạm chuẩn mực kế toán. 
Mạng ưới vạn vật kết nối (IoT) 
IoT là một mô hình trong đó các đối tượng vật lý được liên kết thông qua mạng internet, cung cấp 
kết nối giữa các thiết bị, hệ thống và con người. Mục đích chính của cơ sở hạ tầng IoT là tích hợp 
mọi thứ trong thế giới kinh doanh vào mạng internet (Pisching et al. 2015). Kiểm toán viên có thể sử 
dụng cơ sở hạ tầng IoT để cho phép kiểm tra đối tượng kiểm toán một cách toàn diện và theo sát 
với thời gian thực, sử dụng phạm vi dữ liệu rộng hơn nhiều (ví dụ: ''Big data'') so với dữ liệu kế toán 
truyền thống khi theo dõi và kiểm tra thông tin giao dịch. Chẳng hạn: blog, bảng tin và phương tiện 
truyền thông xã hội có thể được tích hợp trong phân tích thông tin tài chính (O’Leary 2013). Hình ảnh, 
video và vị trí GPS cũng có thể được sử dụng làm bằng chứng để xác minh các giao dịch (Moffitt và 
Vasarhelyi 2013). Kiểm toán viên có thể dựa vào công nghệ IoT để nắm bắt khối lượng giao dịch 
lớn, các cấu trúc thông tin khác nhau từ nhiều nguồn tài nguyên lớn theo thời gian thực. Ngoài ra, 
IoT có thể tạo điều kiện giám sát theo thời gian thực về chi phí và hiệu suất của các quy trình kinh 
doanh. Ví dụ, với sự trợ giúp của IoT, các công ty có thể giám sát từ xa mức tiêu thụ năng lượng từ 
các máy móc và dây chuyền sản xuất riêng lẻ qua đó giúp KTV nội bộ có thể phát hiện việc sử 
dụng năng lượng lãng phí bằng cách so sánh các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ năng lượng theo 
thời gian thực. 
Mạng dịch vụ Internet (IoS) 
IoS là một mô hình cho phép các nhà cung cấp cung cấp dịch vụ của họ thông qua internet. Đây là 
cách mà nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể được kết hợp thông qua các kênh khác nhau. Ý 
tưởng chính của IoS là cung cấp cho các công ty một nền tảng mà họ có thể cung cấp các dịch vụ 
từ xa cho nhiều khách hàng khác nhau. Nó cũng cố gắng thiết lập một nền tảng mở hoàn chỉnh 
trên đám mây cho các nhà phát triển và người tham gia thị trường để xây dựng các ứng dụng, dịch 
vụ và mô hình kinh doanh mới (Kagermann 2014). Kiểm toán là một ngành dịch vụ cung cấp dịch 
vụ xác nhận thông tin báo cáo tài chính của một tổ chức. Nghề này đang dần chuyển sang các 
dịch vụ trực tuyến, số hóa với sự phát triển của công nghệ IoS. Trên nền tảng IoS, kiểm toán có thể 
liên tục theo dõi và phân tích dữ liệu kế toán của một tổ chức. Khi các bất thường hoặc ngoại lệ xuất 
hiện, hệ thống sẽ báo động để tạo sự chú ý của KTV thông qua sự phát triển của công nghệ hệ 
thống ERP và số hóa thông tin kế toán. Việc kiểm tra và giám sát liên tục này có thể được thực hiện 
dưới dạng một dịch vụ trực tuyến mà các KTV có thể cung cấp từ xa, liên tục và tự động. Các công ty 
sẽ yêu cầu dịch vụ qua Internet và sau đó các yêu cầu đó sẽ được kết hợp với các dịch vụ mà kiểm 
toán có thể cung cấp. Các KTV sẽ triển khai các mô hình kiểm toán và giám sát liên tục đối tượng 
kiểm toán trên cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây hoặc trong hệ thống thông tin kế toán của công ty 
1352 
để phân tích dữ liệu tài khoản. Những bất thường cũng như các thông tin liên quan, sẽ được gửi 
đến KTV để thực hiện điều tra thêm. 
Nhà máy thông minh và sản phẩm thông minh 
Sự tiến bộ của công nghệ cảm biến, CPS, IoT và IoS mở ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, 
và thúc đẩy một nhà máy thông minh xuất hiện. Hermann cùng cộng sự (2015) tưởng tượng rằng 
các nhà máy thông minh sẽ sử dụng một cách tiếp cận hoàn toàn mới để sản xuất, trong đó các 
sản phẩm thông minh có thể nhận dạng và truy xuất bằng khả năng tự nhận thức và tối ưu hóa, và 
toàn bộ hệ thống sản xuất được kết nối theo chiều dọc với các quy trình kinh doanh khác và liên 
quan theo chiều ngang với các đối tượng bên ngoài nhà máy. Nhà máy thông minh sản xuất với 
các thiết bị thông minh tích hợp các chức năng xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu. Các thiết bị thông 
minh ghi lại và chuyển các điều kiện cũng như các hành vi và nhu cầu của khách hàng, đến nhà 
máy để tạo điều kiện kiểm soát chất lượng và thiết kế sản phẩm. Nhà máy thông minh cũng được 
kết nối với các nhà cung cấp để cho phép kiểm kê kịp thời. Do đó, các nhà máy thông minh đang 
trở thành cốt lõi của Công nghiệp 4.0. Khi các nhà máy thông minh thực hiện thu thập và tích hợp 
thông tin kế toán và các thông tin khác liên quan đến kiểm toán, KTV có thể sử dụng các dữ liệu và 
chức năng đó để tạo điều kiện giám sát và kiểm soát dữ liệu kế toán trong khách thể kiểm toán, 
chia sẻ thông tin kế toán giữa các bên liên quan, thực hiện kiểm toán nhằm đạt được sự đảm bảo 
gần với thời gian thực, mở rộng phạm vi kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán. Một số quy 
trình kiểm toán hiện tại có thể được tự động hóa trong bối cảnh các nhà máy thông minh, chẳng 
hạn như tự động hóa định giá và đo lường hàng tồn kho thông qua việc theo dõi vị trí và điều kiện 
của sản phẩm thông minh và xác thực tự động các giao dịch bằng cách sử dụng hồ sơ kế toán 
tương ứng từ các bên liên quan. Hơn nữa, các kiểm toán viên có thể phân tích khối lượng dữ liệu lớn 
hơn bao giờ hết từ các nguồn khác nhau để cung cấp sự đảm bảo dự đoán chính xác’’ 
(Kuenkaikaew 2013). Ví dụ có thể là dự đoán doanh số dựa trên nhận xét và phản hồi của khách 
hàng, ước tính chi phí năng lượng bằng cách thu thập mức tiêu thụ thời gian thực của từng dây 
chuyền sản xuất, hoặc ngăn ngừa nợ xấu và chuẩn bị các điều khoản tín dụng cấp theo khách 
hàng và các hành vi đang diễn ra cho phép nhà máy thông minh có thể tạo ra một cuộc kiểm toán 
thông minh được cập nhật liên tục. 
Các kỹ thuật khác hỗ trợ Kiểm toán 4.0 
Radio Frequency Identification (RFID) và Global Positioning System (GPS) được xem là 2 công cụ hỗ 
trợ Kiểm toán 4.0 phổ biến hiện nay (Dai and Vasarhelyi, 2016). RFID là công nghệ nhận dạng đối 
tượng bằng sóng vô tuyến. GPS là hệ thống định vị toàn cầu xác định vị trí dựa trên vị trí của 24 vệ 
tinh nhân tạo được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặt trên quỹ đạo không gian. Hai công nghệ RFID và 
GPS có thể được sử dụng để xác định một đối tượng trong thế giới ảo, báo cáo trạng thái sản 
phẩm, theo dõi sản phẩm, vị trí công nhân trong một nhà máy để cung cấp cho họ các hướng dẫn 
tại chỗ. Ngoài ra, công cụ phân tích dữ liệu vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong Kiểm 
toán 4.0 bằng cách khám phá các mẫu, phát hiện sự bất thường, xác định các mối quan hệ và có 
được thông tin liên quan hữu ích đến kiểm toán khác. 
1353 
4 KẾT LUẬN 
Kiểm toán 4.0 sử dụng các thiết bị thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu theo công nghệ hiện đại, do 
vậy yêu cầu về kỹ năng đối với nguồn nhân lực kiểm toán có những thay đổi đáng kể. Appelbaum, 
Kogan và Vasarhelyi (2016) đã thảo luận về những thay đổi này. KTV phải được đào tạo sử dụng kỹ 
thuật công nghệ nhiều hơn, ứng dụng kỹ thuật phân tích thống kê, khả năng sử dụng ngôn ngữ 
quốc tế, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, lối tư duy phản biện – giải quyết vấn đề cần 
được chú trọng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, các lao động 
kiểm toán đã qua đào tạo của Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn, sáng tạo và có thể 
đáp ứng được nhu cầu nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng sử dụng công nghệ, các kỹ năng mềm 
(như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, tuân thủ công nghệ), tính tuân thủ kỷ luật 
chưa nghiêm. Ngoài ra, Kiểm toán 4.0 cũng đặt ra mức đầu tư tài chính lớn cho hệ thống và hạ 
tầng công nghệ thông tin để tương thích với những công nghệ mới. Đầu tư cho các thiết bị công 
nghệ sẽ giúp mang lại nhiều hiệu quả, tuy nhiên chi phí đầu tư là vấn đề mà các DN kiểm toán cần 
phải quan tâm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Appelbaum, D., A. Kogan, and M. A. Vasarhelyi. 2016. Moving Towards Continuous Audit 
and Big Data with Audit Analytics: Implications for Research and Practice. Working paper, 
Rutgers Buýtiness School. 
[2] Dai and Vasarhelyi, 2016 Imagineering Audit 4.0, Journal of Emerging Technologies in 
Accounting Volume 13, Number 1, 2016, pp. 1–15 
[3] Drath, R., and A. Horch. 2014. Industrie 4.0: Hit or hype? IEEE Industrial Electronics Magazine 8 
(2): 56–58. 
[4] Hermann, M., T. Pentek, and B. Otto. 2015. Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios: A 
Literature Review. Available at:  snom.mb.tu-
dortmund.de/cms/de/forschung/Arbeitsberichte/Design-Principles-for-Industrie-4_0 
Scenarios.pdf 
[5] Kagermann, H. 2014. THESEUS: A successful first step. In Towards the Internet of Services: The 
THESEUS Research Program, 51–56. Berlin, Germany: Springer International Publishing. 
[6] Kagermann, H., J. Helbig, A. Hellinger, and W. Wahlster. 2013. Recommendations for 
Implementing the Strategic Initiative INDUSTRIE 4.0: Securing the Future of German 
Manufacturing Industry; Final Report of the Industrie 4.0 Working Group. Available 

File đính kèm:

  • pdfkiem_toan_trong_thoi_dai_cong_nghiep_4_0.pdf