Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện

Những bài nói chuyện hay, hoặc những bài nói chuyện làm cho chúng ta thích thưởng

thức, là tùy thuộc vào thái độ của người trình bày. Đó là thái độ thân thiện. Thân thiện

hiểu theo nghĩa diễn giả cố gắng liên kết với người nghe, với khán giả. Một trongnhững cách để đến gần khán giả là “chat”. Vâng, chat với khán giả qua 10 “kĩ thuật”

sau đây:

1. nói rõ những gì bạn sắp trình bày và tại sao;

2. nói cho khán giả biết một số dữ liệu về quê hương hay trường của bạn;

3. cung cấp vài con số thống kê thú vị về quê hương hay trường của bạn;

4. cung cấp vài con số thống kê liên quan đến khán giả;

5. cho khán giả một chút tưởng tượng;

6. hỏi khán giả một câu hỏi và yêu cầu họ dơ tay lên;

7. nói một điều gì đó về cá nhân bạn;

8. đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự;

9. nói về một sự kiện nào đó mang tính nghịch lí hay phản logic;

10. yêu cầu khán giả làm một cái gì đó.

Không cần phải dùng tất cả 10 kĩ thuật, mà có thể chỉ 1 hay 2 kĩ thuật là đủ. Nếu bạn

là người chưa có kinh nghiệm trình bày, thì dùng kĩ thuật 1, 2 và 3. Nếu bạn là người

có kinh nghiệm thì dùng kĩ thuật 4–10.

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 1

Trang 1

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 2

Trang 2

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 3

Trang 3

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 4

Trang 4

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 5

Trang 5

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 6

Trang 6

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 7

Trang 7

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 8

Trang 8

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 9

Trang 9

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang baonam 7780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện

Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện
Kĩ năng trình bày 8: 10 cách để khởi 
đầu một bài nói chuyện 
Định tạm thời kết thúc loạt bài về kĩ năng trình bày thì tôi thấy một tài liệu giảng dạy 
cũ khi còn bên Mĩ. Bài này có tựa đề là “10 cách để khởi đầu một bài nói chuyện”. 
Đọc lại thấy có nhiều điều hay và có thể nói là thú vị, nên tôi viết ra đây để coi như là 
chia sẻ cùng các bạn. 
Những bài nói chuyện hay, hoặc những bài nói chuyện làm cho chúng ta thích thưởng 
thức, là tùy thuộc vào thái độ của người trình bày. Đó là thái độ thân thiện. Thân thiện 
hiểu theo nghĩa diễn giả cố gắng liên kết với người nghe, với khán giả. Một trong 
những cách để đến gần khán giả là “chat”. Vâng, chat với khán giả qua 10 “kĩ thuật” 
sau đây: 
1. nói rõ những gì bạn sắp trình bày và tại sao; 
2. nói cho khán giả biết một số dữ liệu về quê hương hay trường của bạn; 
3. cung cấp vài con số thống kê thú vị về quê hương hay trường của bạn; 
4. cung cấp vài con số thống kê liên quan đến khán giả; 
5. cho khán giả một chút tưởng tượng; 
6. hỏi khán giả một câu hỏi và yêu cầu họ dơ tay lên; 
7. nói một điều gì đó về cá nhân bạn; 
8. đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự; 
9. nói về một sự kiện nào đó mang tính nghịch lí hay phản logic; 
10. yêu cầu khán giả làm một cái gì đó. 
Không cần phải dùng tất cả 10 kĩ thuật, mà có thể chỉ 1 hay 2 kĩ thuật là đủ. Nếu bạn 
là người chưa có kinh nghiệm trình bày, thì dùng kĩ thuật 1, 2 và 3. Nếu bạn là người 
có kinh nghiệm thì dùng kĩ thuật 4–10. 
Lúc nào cũng sử dụng ánh mắt. Dù bạn chọn kĩ thuật nào, thì khi bước lên bục giảng 
(podium) thì nên mỉm cười và nhìn thẳng vào khán giả. Không bao giờ nhìn lên trần 
nhà hay nhìn xuống sàn nhà, bởi vì thái độ đó cho khán giả cảm nhận rằng diễn giả 
chẳng nhớ mình nói gì. Thay vì làm như thế, cố gắng nhìn vào slide, hay nhìn vào tờ 
giấy trước mặt mình. Khán giả thường thích diễn giả tỏ ra tích cực, và vì thế bạn 
không nên và không bao giờ nói đùa một cách tiêu cực (hay đùa một cách vô duyên) 
về nơi chốn của hội nghị. Cho dù thành phố có xấu cỡ nào, thì cũng nên tìm một điểm 
gì hay hay để nói về thành phố. Nếu Sài Gòn là thành phố lụt lội và kẹt xe, thì không 
bao giờ nhắc đến chuyện đó, mà nên tìm một điểm hay để nói (chẳng hạn như trung 
tâm ẩm thực Á châu, dòng sông, Bưu điện, v.v.) 
1. Nói những gì bạn sắp trình bày 
Kinh nghiệm của tôi cho thấy khi tuyên bố ngay từ đầu nội dung mình sắp trình bày là 
một cách để giữ sự chú ý của khán giả. Slide thứ hai là slide nói về nội dung. Một 
trong những cách “chuẩn” để nói về nội dung là: 
 giả thuyết mà bạn muốn kiểm định là gì ; 
 tại sao bạn chọn phương pháp đó để kiểm định giả thuyết; 
 bạn sẽ kì vọng đạt được kết quả gì; và 
 kết quả đó ảnh hưởng đến chuyên ngành ra sao. 
Bản gốc Bản sau khi chỉnh sửa 
Hello everyone and thank you for 
coming. First of all I’d like to introduce 
myself, my name is Thanh Nguyen. As 
you can see, the title of my presentation 
is Innovative Methods of Candidate Gene 
Selection. I work in a small research 
group at the University of Heaven in 
Vietnam.We are trying to investigate the 
best way to select candidate genes for 
osteoporosis and we hope that our 
research will be useful not just in the field 
of bone health but also for chronic 
diseases in general. 
Hello, I am here to talk about a new way 
to select candidate genes of osteoporosis. 
I’d like to tell you three things: 
First, why I think the current methods for 
selecting candidates are not effective. 
Second, my radical alternative, which is 
to let the BMA method make the 
decision. 
And third, how trials proved that even 
against my own expectations this solution 
reduced costs by 500%. Moreover, it was 
as effective as traditional methods in 
more than 90% of cases. . 
Cả hai cách nói đều có thể chấp nhận được. Cả hai cách nói đều rõ ràng và logic. 
Nhưng bản chỉnh sửa có những ưu điểm như: 
 tránh cung cấp thông tin mà khán giả có thể đoán từ tựa đề bài nói chuyện; 
 nói cho khán giả biết ngay những gì họ sắp nghe mà không cần đưa slide tựa 
đề; 
 nói lên cái thông điệp chính của bài nói chuyện; 
 nói sơ qua về kết quả của nghiên cứu vào thời điểm mà khán giả còn “hăng 
hái” để nghe, họ không phải chờ đến slide cuối cùng mới biết bạn sẽ nói gì! 
2. Nói cho khán giả biết vài dữ liệu về nơi đang làm việc 
Khán giả thường muốn học hay có thông tin mới về những đất nước mà họ chưa bao 
giờ ghé qua. Chẳng hạn như nếu bạn dự hội nghị ở Âu châu hay Mĩ, và bạn đến từ Hà 
Nội (ví dụ), thì cần phải “khai thác” tính đặc thù của thành phố. Chẳng hạn như nói đó 
là thành phố có viện đại học đầu tiên gần 1000 năm về trước. Có lẽ người Việt nói đó 
là “nổ”, nhưng người nước ngoài sẽ rất thích thú khi biết dữ liệu này. Nhưng nên nhớ 
là chỉ nói về dữ liệu này trong vòng 30 giây mà thôi. Và, cũng nên nhớ rằng dữ liệu 
mình nói ra phải có liên quan đến đề tài (dù xa hay gần) mình sắp trình bày. Dưới đây 
là một ví dụ trong bài giảng của một nghiên cứu sinh từ Brazil ...  plastic films to replace 
expensive polymers. 
My name is Lan and  
6. Hỏi khán giả một câu hỏi hay yêu cầu họ dơ tay lên 
Một cách hữu hiệu để mắt đầu một bài nói chuyện là làm cho khán giả suy nghĩ về 
một câu hỏi. Nếu bạn chọn kĩ thuật này, thì bạn phải hỏi câu hỏi, chờ khoảng 2-5 giây, 
và sau đó tiếp tục. Chẳng hạn như tưởng tượng rằng bạn nói chuyện trong một hội 
nghị về một bệnh rất hiếm, thì có lẽ không cần phải bắt đầu với một định nghĩ bệnh 
hiếm là gì, kiểu như: 
Rare Diseases are a heterogeneous group of serious and chronic disorders having a 
social burden. 
Bởi vì khán giả có lẽ đã biết bệnh hiếm là gì rồi. Nói như thế chẳng khác gì lên lớp 
người ta! Thay vì “lên lớp” như thế, bạn có thể nói về một điểm nào đó mà phần lớn 
họ không biết hay sẽ thấy thú vị. Do đó, bạn có thể viết trên slide hai dòng (chỉ 2 
dòng): 
1:50,000 
1:2,000 
Khán giả sẽ lập tức chú ý những con số này nói lên điều gì. Sau đó, bạn mới bắt đầu 
giải thích: 
Do you know anyone who has a rare disease? [Ngưng 2 giây] Well if you are from the 
United Kingdom, the chances are that you don’t. But if you are from Spain, then you 
might know someone who does have a rare disease. Does that mean that here in Spain 
we 
have more rare diseases? No, it simply means that our definition of what constitutes a 
rare disease is different from that in the UK. A rare disease in the UK is something 
that affects 1 in 50,000 people. In Spain we follow the European Union definition of 1 
in 2,000. 
That’s a very big difference. Well, my research group has been looking at  The 
technique is to immediately tell the audience something that they may not know, rather 
than giving them an abstract definition of something they already know. 
Chú ý mỗi câu đều ngắn — và kĩ thuật này giúp khán giả dễ hiểu. Ngưng 2 giây sau 
khi đặt một câu hỏi có lẽ như là dài đối với diễn giả đang đứng trên bục giảng, nhưng 
đối với khán giả thì không dài. 
Một cách khác là hỏi câu hỏi và yêu cầu khán giả dơ tay: 
Bản gốc Bản sau khi chỉnh sửa 
Hello everyone, I am Rossella Mattera, a 
PhD student in Molecular Medicine. I am 
here today to tell you about the ExPEC 
project, in particular about a vaccine 
Hands up the men who have had 
cystitis.[Ngưng 2 giây] I bet many of the 
men here don’t even know what cystitis 
is [nói với giọng đùa]. In this room there 
against ExPEC. 
What is ExPEC? ExPEC or 
extraintestinal pathogenic Escherichia 
coli, is a microorganism that causes a 
large spectrum of diseases associated 
with a high risk of death. The commonest 
extra-intestinal E.coli infection that is 
caused by these strains is cystitis, in fact 
80% of women have this “experience” 
during their lifetime, with a reinfection in 
less than 6 months  
are 20 women and 16 of you women will 
experience cystitis during your lifetime. 
You men are lucky because cystitis 
mainly affects women. It is a horrible 
infection that makes you feel you want to 
go to the toilet every two or three 
minutes. 
Cystitis is caused by ExPEC or extra-
intestinal pathogenic Escherichia coli. 
This infection affects 80% of women. 
Cystitis, pyelonephritis, sepsis, and 
neonatal meningitis are common 
infections caused by these strains. Most 
ExPECs are resistant to the antibiotic 
therapy, therefore we need a vaccine. I 
am a PhD student in Molecular Medicine. 
I am here today to tell you about a 
vaccine against ExPECs. 
7. Nói một điều về cá nhân diễn giả 
Nói một câu chuyện “tầm phào” về cá nhân bạn (chẳng hạn như lí bạn thích lĩnh vực 
nghiên cứu này, đề tài này làm bạn chú ý là do yếu tố gia đình, nơi làm việc, hay một 
lí do nào đó). Một cách khác để bắt đầu bài nói chuyện là nói một điều gì đó mang 
tính khó hiểu, nghịch lí. Nên nhớ là bạn phải chứng tỏ mình hào hứng với đề tài bằng 
cách nói cho khán giả biết điều gì làm cho bạn thấy thích thú về đề tài nghiên cứu. Khi 
bạn nói về cái “passion” của mình về đứa con tinh thần, bạn cần phải tỏ ra tươi tắn, và 
giọng nói trở nên hồ hởi. Đó chính là một cách làm cho khán giả “nóng lên” – tiếng 
Anh gọi là warming up! 
Bản gốc Bản sau khi chỉnh sửa 
I am going to describe the creation of 
strawberries with a strong consistency in 
the pulp. In our research we modified 
strawberry plants with agrobacterium and 
we obtained 41 independent transgenic 
plants. On the basis of yield and fruits 
firmness, we then selected six different 
varieties of strawberry. 
I became interested in agronomy and 
biosciences completely by accident. One 
summer holiday while I was a student I 
was working in an organic ice cream 
shop. Every day we got crates of fresh 
fruit, and every day we had to throw 
away kilos of strawberries because the 
ones at the bottom were completely 
squashed and had already started to mold. 
The pears, on the other hand, were always 
fine. So I thought, what if we could mix 
the succulent look and delicious taste of a 
strawberry with the strong consistency of 
the pulp in a pear? 
Trong bản gốc, diễn giả khai mạc bài nói chuyện mà không cho khán giả thời gian để 
động não. Nếu khán giả bỏ sót những gì diễn giả nói ngay lúc này, sự hiểu biết của họ 
sẽ bị hạn chế. Trong bản được chỉnh sửa, diễn giả trả lời câu hỏi mà nhiều người đang 
thắc mắc. Khán giả sẽ “thưởng thức” và so sánh trải nghiệm của họ với diễn giả. Kĩ 
thuật nói một vài điều về diễn giả có thể sử dụng: 
 từ ngữ thông thường như là diễn giả đang nói chuyện với những người bạn; 
 cung cấp vài thông tin hay chi tiết thú vị; 
 trích dẫn từ các nhà nghiên cứu khác; 
 dùng câu văn ngắn và dài một cách  ngẫu nhiên; 
 tỏ ra là mình đang kể chuyện. 
8. Đề cập đến một vấn đề thời sự 
Diễn giả nên cố gắng suy nghĩ đến một đề tài hay thông tin mà khán giả đang suy nghĩ 
đến, như một bản tin trên báo chí có liên quan đến hội nghị. Ví dụ: 
Bản gốc Bản sau khi chỉnh sửa 
My name is Hung Nguyen and I work at 
the Center for Transportation Research 
in . In my presentation today I would 
like to tell you the results of an 
experimental study on real time bus 
arrival time prediction using GPS data. 
I know that a lot of you, like me, have 
been getting to the conference each day 
by bus. I don’t know about you, but I 
have had to wait about 10 to 15 minutes 
each time. And it’s been great fun. In 
fact, not only have the buses been late, 
but as soon as one comes, then another 
two quickly follow. And that’s made me 
even happier. Why? Because my research 
is investigating why this happens—why 
do buses come in threes? And if it 
happens here in Geneva, where Rolex 
have their headquarters, then clearly no 
one else has solved the problem yet, and I 
am going to get in there first. My name is 
Hung Nguyen and  
Trong cách nói trên, diễn giả Hung Nguyen bắt đầu bằng một câu chuyện có thể nói là 
vô vị (đón xe bus), nhưng khi diễn giả liên đới đến trải nghiệm của khán giả cũng như 
chủ đề nghiên cứu của diễn giả thì câu chuyện trở nên đáng chú ý. Diễn giả cũng thêm 
vào một câu vui vẻ mà có lẽ phần lớn diễn giả trong hội trường đang bức xúc. Với kĩ 
thuật này, diễn giả có thể kiềm giữ sự chú ý của khán giả vào bài nói chuyện. 
9. Nói một điều gì ngược lại với trực giác 
Người ta nói chung thích được biết quan điểm của mình bị thách thức ra sao. Dĩ nhiên, 
ở đây chúng ta không bàn đến những quan điểm về các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo 
hay đạo đức. Nếu nghiên cứu của bạn chứng minh một điều gì đi ngược lại với ý kiến 
phổ biến, thì hội nghị là một diễn đàn lí tưởng để gây chú ý. Ví dụ: 
Bản gốc Bản sau khi chỉnh sửa 
In this presentation a comparative 
analysis will be made of some 
investigations into the proficiency in the 
use of the English language on a world 
scale. The parameters and methodology 
used to make the analysis, along with 
some of the results will be presented. I 
will begin by giving a brief overview of 
the background  
Who speaks and writes the best English 
in the world? The British maybe, [Ngưng 
2 giây]after all they have the Queen, and 
that’s where the language 
originated? [Ngưng] Or do you think it’s 
the Americans? Or the Canadians or 
Australians? [Ngưng] Actually it’s the 
Scandinavians, the Danes, and the Dutch. 
And if you have been attending most of 
the presentations here in the last few 
days, I guess it’s these guys who you 
understood the best. Does this mean that 
the native English speakers can’t even 
speak their own language? Of course not. 
But  
10. Yêu cầu hay mời khán giả làm một cái gì đó 
Tác giả Bjørn Lomborg, một chuyên gia về các vấn đề toàn cầu và là một trong 75 
người có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới (theo tạp chí Esquire), thường bắt đầu bài 
nói chuyện trên TED.com bằng những câu hỏi như 
What are the big problems in the world? And I must say, before I go on, I should ask 
every one of you to try and get out pen and paper because I’m actually going to ask 
you to help me to look at how we do that. So get out your pen and paper. The bottom 
line is, there is a lot of problems out there in the world. I’m just going to list some of 
them. There are 800 million people starving. There’s a billion people without clean 
drinking water. Two billion people without sanitation. There are several million 
people dying of HIV and AIDS. The lists go on and on. There’s two billions of people 
who will be severely affected by climate change—so on. There are many, many 
problems out there. 
In an ideal world, we would solve them all, but we don’t. We don’t actually solve all 
problems. 
And if we do not, the question I think we need to ask ourselves—and that’s why it’s on 
the economy session—is to say, if we don’t do all things, we really have to start asking 
ourselves, which ones should we solve first? And that’s the question I’d like to ask 
you. 
If we had say, 50 billion dollars over the next four years to spend to do good in this 
world, where should we spend it? 
Sau đó, ông mời khán giả suy nghĩ trong vòng 30 giây về 10 vấn đề lớn nhất trên thế 
giới ngày nay là gì, và sẽ dành ưu tiên giải quyết vấn đề nào. Kĩ thuật này không chỉ 
trình bày những con số thống kê mà còn gây sự chú ý của khán giả một cách trực tiếp. 
Điều này có nghĩa là khán giả cảm thấy có động cơ để đi tìm một giải đáp cho vấn đề 
mà ông nêu ra. 
Mời khán giả làm một cái gì đó hay suy nghĩ về một vấn đề gì đó cần phải mời một 
cách chủ động. Không nên chỉ đứng trên bục giảng một cách thụ động. Phải dùng 
“body language” (điệu bộ) để gây chú ý. Kĩ thuật này có vài ưu điểm như: 
 diễn giả có thời gian để ổn định trước một nội dung quan trọng; 
 cho khán giả một giải lao ngắn; 
 tạo sự hứng thú trong khán giả, nhất là trong điều kiện diễn giả phải nói chuyện 
vào buổi chiều (khi phần lớn khán giả đều mệt mỏi và ... buồn ngủ). 
Sau khi đọc tất cả 10 kĩ thuật trên đây để bắt đầu một bài nói chuyện, có lẽ bạn đọc sẽ 
nói một trong hai câu sau đây: (1) đó là những kĩ thuật có ích và tôi có thể thực hành; 
hoặc (2) tôi không đủ trình độ tiếng Anh và tự tin để thực hành. Nhưng không có lí 
do gì bạn không thể thực hành một vài kĩ thuật trên đây. Nhiều nghiên cứu tôi hướng 
dẫn thoạt đầu còn ngần ngại, nhưng sau khi thực hành một vài lần, họ bắt đầu hứng 
thú. Có người sau này trở nên thành thạo và còn chỉ lại cho tôi những kĩ thuật “độc 
đáo” hơn (tôi chưa bàn ở đây). Để có một bài nói chuyện hay, vấn đề không chỉ là nội 
dung mà còn là hình thức. Bạn cần phải có một chút can đảm (đứng trước đám đông 
để nói về đề tài mình yêu thích). Bạn cần phải tỏ ra hào hứng với đứa con tinh thần 
của mình. 
Nên nhớ rằng: cần phải phân biệt một nhóm slides và một bài nói chuyện 
(presentation). Bạn có thể có vài chục slide với hình ảnh và ca bệnh thú vị, nhưng 
những slides đó không bao giờ trở thành một presentation, nếu mình không “thổi hồn” 
vào slides và câu chuyện mình sắp trình bày. Cũng cần nhấn mạnh rằng quan tâm đến 
slides và cách trình bày là một cách chúng ta tỏ lòng tôn trọng khán giả. Khán giả bỏ 
thời gian và tiền bạc đến nghe và hiểu một presentation, chứ không phải để xem 
những slides và một cái máy biết nói. 
Thế là bạn đọc đã bị "tra tấn" 8 bài liên tiếp về kĩ năng trình bày. Bài này là bài cuối 
(dù người ta nói never say never again!) Qua 8 bài hướng dẫn về kĩ năng trình bày, tôi 
hi vọng các bạn đã học hỏi được vài kĩ năng cần thiết trong hội nghị khoa học. Những 
kĩ năng này thì sách vở viết cũng nhiều, và trên mạng thì cũng chẳng ít. Nhưng có lẽ 
họ viết cho người nói tiếng Anh là chính, còn tôi thì viết hay soạn ra như là trải 
nghiệm cá nhân để chia sẻ hay "truyền nghề" cho các bạn trẻ hơn. Như có bạn đọc 
viết, đó là những điều “rút gan rút ruột” :-) để chỉ dẫn cho các bạn. Tôi tin chắc rằng 
khi đọc và thực hành các bạn sẽ cảm thấy mình tự tin hơn và dần dần trở thành chuyên 
nghiệp hơn trong những lần xuất hiện trong các hội nghị khoa học. (Dĩ nhiên, loạt bài 
này chỉ nhắm đến các bạn sinh viên hay đang làm nghiên cứu sinh là chính, chứ còn 
các vị giáo sư này nọ thì không cần đọc vì họ đã quá "nghề" trong các kĩ năng này 
rồi). 
Được phân công hay mời nói chuyện trong các hội nghị khoa học là một vinh hạnh. 
Trong hàng ngàn abstracts chỉ có 5% hay ít hơn được chọn cho trình bày bằng miệng 
mà dân trong nghề gọi là oral presentation. Ở viện tôi, nghiên cứu sinh nào được "oral 
presentation" trong các hội nghị quốc tế lớn thì được tài trợ gần như 100% kinh phí để 
đi dự. Lí do đơn giản là oral presentation chính là một cách quảng bá hình ảnh của 
viện / trường rất hữu hiệu. Với chúng ta, dù mang quốc tịch gì (nhưng họ Nguyễn thì 
không thể nhầm được), nói chuyện hay trình bày trong các hội nghị khoa học quốc tế 
là một cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh Việt Nam và người Việt Nam. Mình cần 
phải tận dụng cơ hội này. Do đó, tôi thường hay nói với nghiên cứu sinh và sẽ nói lại 
ở đây một lần nữa như là câu kết của loạt bài: Làm gì thì làm, nhớ đừng để mất mặt ba 
chữ người Việt Nam. 
NVT 
TB 1. Có bạn nhận xét rằng những gì tôi hướng dẫn chỉ phù hợp cho hội nghị khoa 
học nước ngoài và đề nghị dịch những “câu tủ” sang tiếng Việt. Cũng là một đề nghị 
hay, nhưng tôi chưa có thì giờ để làm chuyện đó. Vậy bạn nào có thì giờ thì giúp tôi 
dịch, và tôi sẽ hiệu đính. 
TB 2. Ngày 15 đến 18/8, như đã thông báo trước, tôi sẽ giảng 20 bài trong workshop 
về cách viết và công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Đây là workshop 
do một đơn vị của ĐHQG TPHCM tổ chức, tôi chỉ là người giảng bài thôi. Vì thế, các 
bạn nên ghi danh với ĐHQG chứ không phải với tôi. Trong workshop này sẽ không 
có bài giảng về cách trình bày, mà chỉ tập trung vào những khía cạnh viết lách trong 
khoa học. Sẽ có bài tập để thực hành, chắc là  vui lắm. Sẵn đây cũng “quảng cáo” 
luôn là ngoài workshop ở TPHCM, tôi còn giảng 20 bài về phương pháp nghiên cứu 
lâm sàng (Design and Analysis of Clinical Studies) ở một đại học phía Bắc. 

File đính kèm:

  • pdfki_nang_trinh_bay_8_10_cach_de_khoi_dau_mot_bai_noi_chuyen.pdf