Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý

Người quản lí một tổ chức, một cơ quan là người chịu trách nhiệm

toàn diện trước cấp trên và xã hội về hoạt động của tổ chức, cơ quan đó.

Có thể so sánh người quản lí với hệ thần kinh trung ương trong một cơ

thể, điều khiển hoạt động của tất cả các bộ phận để cơ thể tồn tại và phát

triển.

Để hoàn thành nhiệm vụ đó, người quản lí cần có những kĩ năng

(KN) quản lí nhất định. Một KN vô cùng quan trọng mà họ cần có để quản lí

tập thể thành công là KN giải quyết tình huống quản lí (THQL).Trong hoạt động của một tập thể, THQL có thể nảy sinh bất cứ lúc

nào, vì rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, tình huống xảy ra do lỗi của

bản thân người quản lí, do phẩm chất và năng lực yếu kém (sự không

công bằng dẫn đến xung đột giữa các thành viên trong tập thể, sự phân

công phân nhiệm không hợp lí dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các bộ

phận v.v.). THQL xảy ra cũng có thể do điều kiện làm việc quá khó khăn,

thiếu thốn; tập thể có nhiều cá nhân với những tính xấu như hay đả kích,

châm chọc, nói xấu, đố kị.

Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, ngay trong những tập thể như vậy,

một người quản lí có năng lực, có trực giác nhạy bén, được trang bị những

kiến thức về lí luận và nghiệp vụ quản lí một cách vững chắc, biết đúc kết

kinh nghiệm quản lí của mình và đồng nghiệp, sẽ lường trước được những

tình huống có thể xảy ra, kịp thời đưa ra các biện pháp tác động để phòng

ngừa, ngăn chặn. Do đó, có thể nói, một người quản lí thành công là một

người quản lí trong suốt quá trình quản lí của mình đã hạn chế được rất

nhiều THQL cần phải giải quyết.

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 1

Trang 1

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 2

Trang 2

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 3

Trang 3

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 4

Trang 4

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 5

Trang 5

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 6

Trang 6

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 7

Trang 7

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 8

Trang 8

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 9

Trang 9

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang baonam 10560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý

Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý
 Kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý 
 NGUYỄN THỊ THÚY DUNG - TS, Phòng Khoa học Công nghệ và 
Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Sài Gòn 
 TÓM TẮT 
 Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về khái niệm kĩ năng giải quyết 
tình huống quản lí và các kĩ năng bộ phận của nó. Kết quả nghiên cứu này 
góp phần xây dựng cơ sở lí luận cho việc vạch ra nội dung và phương 
pháp đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng này ở các cán bộ quản lí đương chức và 
kế cận. 
 ABSTRACT 
 The article presents the research result about the conception of the 
problem-solving skill in management situations and all its components. This 
result contributes to the theoretical basis for creating contents and methods 
in training the skills for current and incoming managers. 
 1. MỞ ĐẦU 
 Người quản lí một tổ chức, một cơ quan là người chịu trách nhiệm 
toàn diện trước cấp trên và xã hội về hoạt động của tổ chức, cơ quan đó. 
Có thể so sánh người quản lí với hệ thần kinh trung ương trong một cơ 
thể, điều khiển hoạt động của tất cả các bộ phận để cơ thể tồn tại và phát 
triển. 
 Để hoàn thành nhiệm vụ đó, người quản lí cần có những kĩ năng 
(KN) quản lí nhất định. Một KN vô cùng quan trọng mà họ cần có để quản lí 
tập thể thành công là KN giải quyết tình huống quản lí (THQL). 
 Trong hoạt động của một tập thể, THQL có thể nảy sinh bất cứ lúc 
nào, vì rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, tình huống xảy ra do lỗi của 
bản thân người quản lí, do phẩm chất và năng lực yếu kém (sự không 
công bằng dẫn đến xung đột giữa các thành viên trong tập thể, sự phân 
công phân nhiệm không hợp lí dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các bộ 
phận v.v.). THQL xảy ra cũng có thể do điều kiện làm việc quá khó khăn, 
thiếu thốn; tập thể có nhiều cá nhân với những tính xấu như hay đả kích, 
châm chọc, nói xấu, đố kị... 
 Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, ngay trong những tập thể như vậy, 
một người quản lí có năng lực, có trực giác nhạy bén, được trang bị những 
kiến thức về lí luận và nghiệp vụ quản lí một cách vững chắc, biết đúc kết 
kinh nghiệm quản lí của mình và đồng nghiệp, sẽ lường trước được những 
tình huống có thể xảy ra, kịp thời đưa ra các biện pháp tác động để phòng 
ngừa, ngăn chặn. Do đó, có thể nói, một người quản lí thành công là một 
người quản lí trong suốt quá trình quản lí của mình đã hạn chế được rất 
nhiều THQL cần phải giải quyết. 
 Một vấn đề đặt ra ở đây là khi một tập thể có điều kiện làm việc rất 
tốt, các cá nhân đều tốt, và nhất là người quản lí có phẩm chất và năng lực 
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của lao động quản lí tập thể đó, thì THQL 
có thể xảy ra không. Các tình huống đó vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 
Mỗi cá nhân trong tập thể là một thế giới nội tâm vô cùng phong phú, với 
 những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thói quen... khác nhau. Họ có thể có 
những cách phản ứng khác nhau trước các sự kiện nảy sinh trong đời 
sống sinh hoạt của tập thể. Giữa họ tồn tại không chỉ những mối quan hệ 
công việc, mà còn có những mối quan hệ tâm lí vô cùng phức tạp. Chính vì 
thế, trong bất cứ một tập thể nào, THQL đều có thể xảy ra không thể tránh 
khỏi. 
 Để giải quyết thành công những THQL ấy, người quản lí chịu sự chi 
phối của những điều kiện khách quan: cấp trên, môi trường, tập thể, và 
những điều kiện chủ quan: vốn sống, kinh nghiệm và kiến thức chuyên 
môn, kinh nghiệm và kiến thức về QL, kỹ năng QL, trong đó, quan trọng 
nhất là KN giải quyết THQL. 
 Chính vì thế, việc nghiên cứu về KN giải quyết THQL là vô cùng quan 
trọng, đặc biệt, việc xác định khái niệm một cách đầy đủ và đúng đắn, xác 
định các KN bộ phận nằm trong hệ thống cấu trúc của KN nàysẽ góp phần 
xây dựng cơ sở lí luận cho việc đào tạo, bồi dưỡng KN giải quyết THQL ở 
học viên đang là cán bộ đương chức và kế cận. 
 2. NỘI DUNG 
 2.1. Khái niệm “Kĩ năng giải quyết THQL” 
 a) Phân biệt “tình huống”, “vấn đề” và “tình huống có vấn đề” 
 Để xác định khái niệm KN giải quyết THQL, trước hết cần phân biệt 
ba khái niệm “tình huống”, “vấn đề” và “tình huống có vấn đề”. 
 Tình huống- theo Từ điển tiếng Việt- là “sự diễn biến của tình hình, 
về mặt cần phải đối phó” [7, tr. 979], theo Từ điển tâm lí học do tác giả Vũ 
Dũng chủ biên (2008)- là “hệ thống các sự kiện bên ngoài chủ thể, có tác 
dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó. Bên ngoài chủ thể được hiểu 
theo ba góc độ: về mặt không gian (tình huống nằm ngoài chủ thể); về mặt 
thời gian (tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể) và về mặt 
chức năng ( tình huống độc lập với các điều kiện tương ứng ở thời điểm 
chủ thể hành động)” [3, tr.876]. Như vậy, tình huống mang tính khách 
quan, là những sự việc nảy sinh ngoài ý muốn con người, đòi hỏi con 
người phải đối phó. 
 Vấn đề là sự phản ánh mâu thuẫn trong quá trình nhận thức khách 
thể bởi chủ thể. 
 Đây là mâu thuẫn giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết”. Cái chưa biết 
đó chỉ trở thành vấn đề đối với nhận thức của con người khi con người có 
nhu cầu và có khả năng tìm ra cá ... THCVĐ). 
 Tình huống là THCVĐ khi nó chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết 
và cái chưa biết (có thể có nhiều phương hướng tìm lời giải và có khi có 
nhiều lời giải), mâu thuẫn được chủ thể nhận thức, từ đó nảy sinh nhu cầu 
giải quyết và có khả năng giải quyết mâu thuẫn dựa trên vốn tri thức, kinh 
nghiệm của mình. 
 Như vậy, THCVĐ vừa chứa đựng yếu tố khách quan (sự việc, hoàn 
cảnh chứa mâu thuẫn nảy sinh ngoài ý muốn của chủ thể) vừa chứa đựng 
yếu tố chủ quan thuộc về chủ thể. 
 KN giải quyết THQL mà chúng tôi trình bày trong bài viết này là KN 
giải quyết THQL có vấn đề. 
 b) KN giải quyết THQL 
 Cho đến nay trong tâm lý học tồn tại 2 quan niệm: 
 Quan niệm thứ nhấtcoi KN là mặt kĩ thuật của thao tác, hành động 
hay hoạt động. Chẳng hạn, Từ điển tâm lí học của Mỹ do tác giả 
J.P.Chaplin chủ biên (1968) định nghĩa KN là “thực hiện một trật tự cao 
cho phép chủ thể tiến hành hành động một cách trôi chảy và đúng đắn”[10, 
tr.458]. Tác giả Nga V.A.Crutexki (1974) viết:“KN là phương thức thực hiện 
hành động đã được con người nắm vững từ trước” [2, tr.78]. 
 Quan niệm thứ haixem KN là một biểu hiện năng lực của con người. 
Chẳng hạn, Từ điển tiếng Nga (1968) định nghĩa: KN là khả năng làm một 
cái gì đó; khả năng này được hình thành bởi tri thức, kinh nghiệm; khi có 
KN tất cả đều có thể làm được [13, tr.819]. Từ điển tiếng Việt (1992) cũng 
định nghĩa “KN là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được 
trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [7, tr.157]. 
 Chúng tôi cho rằng cần xem xét KN một cách toàn diện trên cả 2 khía 
cạnh: Thứ nhất, KN là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất định 
(không có KN chung chung, trừu tượng, tách rời hành động). Thứ hai, KN 
là một biểu hiện năng lực của con người nên vừa có tính ổn định, vừa có 
tính mềm dẻo, linh hoạt và tính mục đích. Để có KN hành động, cá nhân 
không chỉ hiểu sâu sắc về hành động (mục đích, phương thức, điều kiện 
hành động) mà phải mềm dẻo, linh hoạt triển khai hành động trong mọi 
hoàn cảnh theo đúng logic của nó với mọi điều kiện có thể có để đạt được 
mục đích của hành động. Tức là, KN được hình thành trên cơ sở của tri 
thức nên người có KN thì không chỉ hành động có kết quả trong một hoàn 
cảnh cụ thể mà còn phải đạt được kết quả tương tự trong những điều kiện 
khác nhau. 
 Do đó, chúng tôi đi đến định nghĩa như sau: 
 KN là một biểu hiện năng lực của con người thực hiện có kết quả một 
hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách tiến hành đúng đắn kĩ 
 thuật của hành động, trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm 
vốn có về hành động đó. 
 Từ định nghĩa về KN nói chung, chúng tôi định nghĩa KN giải quyết 
THQL như sau: KN giải quyết THQL là một trong những KN QL của người 
quản lí, là một biểu hiện của năng lực quản lí. KN giải quyết THQL là sự 
giải quyết có kết quả những THQL nảy sinh trong hoạt động quản lí một 
tập thể, bằng cách tiến hành đúng đắn các thao tác của quá trình giải quyết 
THQL trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm về hành động 
đó. 
 Như vậy, tri thức và kinh nghiệm là một điều kiện để hình thành KN. 
Muốn hình thành KN giải quyết THQL cho học viên các lớp đào tạo, bồi 
dưỡng cán bộ quản lí, nhất thiết phải cung cấp một cách toàn diện và hệ 
thống tri thức về việc giải quyết THQL: mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng 
của việc giải quyết THQL; các yêu cầu, các thao tác tiến hành (kĩ thuật 
thực hiện) và luyện tập các thao tác này qua quá trình giải quyết những bài 
tập THQL. 
 2.2. Hệ thống KN giải quyết THQL 
 Để xác định các KN bộ phận nằm trong cấu trúc của KN giải quyết 
THQL, trước hết chúng tôi xem xét quá trình giải quyết THQL diễn ra như 
thế nào. 
 a) Các giai đoạn của quá trình giải quyết THQL 
 Trong Từ điển bách khoa tâm lí học của Mỹ do tác giả Alan E. Kazdin 
chủ biên (2000), R.J. Sternberg định nghĩa quá trình giải quyết vấn đề là 
quá trình “đi từ tình huống có vấn đề, vượt qua các trở ngại, đến chỗ giải 
quyết vấn đề” [12, tr.68]. Vậy, quá trình giải quyết THQL thực chất là quá 
trình trí tuệ để tìm ra phương án tối ưu giải quyết tình huống, hay còn bao 
gồm cả hoạt động bên ngoài, tức quá trình tổ chức thực hiện quyết định để 
giải quyết tình huống? Chúng tôi đồng tình với quan niệm của các tác giả 
ngoài nước như Phillip L.Hunsaker [11], Howard Senter [6], và các tác giả 
trong nước như Vũ Văn Dương-Trần Thuận Hải, Nguyễn Đình Chỉnh- 
Phạm Ngọc Uyển, Trần Văn Hà, Phan Thế Sủng, Trần Tấn Phước 
[4],[1],[5],[9],[8] xem xét quá trình giải quyết THQL là một quá trình với các 
giai đoạn diễn ra như sau: (Sơ đồ 1) 
 - Giai đoạn 1: Nhận thức vấn đề (problem awareness). 
 Giai đoạn này bao gồm việc chủ thể phát hiện và nhận dạng vấn đề 
(identify problems) và xác định được mục tiêu cần đạt khi giải quyết vấn đề 
(clarify objectives). 
 - Giai đoạn 2: Xác định rõ vấn đề và biểu đạt vấn đề cần giải quyết 
(problem definition and representation). 
 Thao tác trí óc chủ yếu diễn ra ở khâu này là phân tích. Trên cơ sở 
những thông tin thu nhận được, chủ thể tiến hành phân tích những mâu 
thuẫn chứa đựng trong tình huống, xác định tất cả các yếu tố, các sự kiện, 
các hiện tượng liên quan đến tình huống và mối quan hệ nhân quả giữa 
chúng, tìm ra tất cả các nguyên nhân khách quan, chủ quan, trực tiếp, gián 
tiếp, sâu xa tiềm ẩn... của THQL. 
 Chủ thể biểu đạt vấn đề trong đầu (mentally) hoặc bằng ngôn ngữ 
nói hoặc viết bên ngoài. 
 - Giai đoạn 3: Đề ra các phương án giải quyết. 
 - Giai đoạn 4: Lựa chọn phương án tối ưu. 
 - Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn. 
 - Giai đoạn 6: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện. 
 Như vậy, quá trình giải quyết THQL chủ yếu là một quá trình trí tuệ, 
vì để tổ chức thực hiện giải quyết THQL (giai đoạn 5), người QL vẫn phải 
tiếp tục suy nghĩxây dựng kế hoạch hành động (xác định các việc cụ thể 
cần làm, phân công phân nhiệm, xác định thời điểm thực hiện), cũng như 
để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện (giai đoạn 6), người QL phải suy 
nghĩ xác định các yếu tố cần theo dõi kiểm tra đánh giá. 
 b) Hệ thống KN giải quyết THQL 
 Từ việc phân tích các giai đoạn của quá trình giải quyết THQL, chúng 
tôi cho rằng KN giải quyết THQL là một hệ thống, bao gồm các KN bộ 
phận như sau: 
 * Nhóm KN nhận thức vấn đề (tương ứng với giai đoạn 1 của quá 
trình giải quyết THQL): đó là KN nhận dạng vấn đềcần phải giải quyết và 
KN xác định được các mục tiêu cần đạt khi giải quyết tình huống. 
 -KN nhận dạng THQL: là sự xem xét một cách toàn diện về THQL 
trên cơ sở trả lời các câu hỏi: 
 + Vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của ai? 
 + Vấn đề có đáng giải quyết không? Nếu không giải quyết, chuyện gì 
sẽ xảy ra? 
 + Vấn đề thuộc chức năng quản lí nào? 
 + Vấn đề thuộc nội dung quản lí nào? 
 + Các đối tượng tạo ra tình huống là ai? 
 + Thời gian cần giải quyết tình huống? 
 - KN xác định các mục tiêu cần đạt khi giải quyết THQL:trên cơ sở 
nhận dạng THQL với tất cả các yếu tố liên quan kể trên, người quản lí hình 
dung một cách đúng đắn, rõ ràng và cụ thể điều cần phải đạt khi xử lý tình 
huống. Đó không chỉ là kết quả cần đạt trước mắt, tức thời, mà còn phải là 
kết quả lâu dài và bền vững trong tương lai. Do đó, xác định mục tiêu khi 
giải quyết tình huống bao gồm vừa xác định mục tiêu trước mắt, vừa xác 
định mục tiêu lâu dài. 
 * Nhóm KN xác định rõ vấn đề và biểu đạt vấn đề cần giải 
quyết(tương ứng với giai đoạn 2): Nhóm KN này giúp người quản lý đi sâu 
vào bản chất bên trong của tình huống , bao gồm: 
 - KN xác định các nguồn thông tin cần thu thập: là khả năng nhìn 
nhận vấn đề một cách toàn diện và hệ thống để xác định tất cả các nguồn 
thông tin có thể liên quan đến vấn đề, xác định các thông tin chi tiết cần tìm 
hiểu trong từng nguồn, những thông tin nào đã biết và những thông tin nào 
chưa biết. 
 - KN phân tích mâu thuẫn chứa đựng trong THQL: là khả năng phân 
tích sâu sắc các dữ liệu của tình huống để không chỉ nhìn thấy những mâu 
thuẫn bên ngoài mà còn nhìn thấy những mâu thuẫn bên trong chứa đựng 
trong nội dung của tình huống. Có thể lấy một ví dụ thực tế về một THQL ở 
trường học: phụ huynh học sinh phản ứng quyết liệt vì giáo viên chủ nhiệm 
đánh con của họ. Căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài của tình huống 
(giáo viên đánh học sinh, phụ huynh học sinh đến phản ứng với nhà 
trường, với giáo viên ) có thể nêu lên mâu thuẫn bên ngoài giữa giáo 
viên và học sinh, giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, giữa phụ huynh 
học sinh với giáo viên  Tuy nhiên, phân tích những dữ liệu bên trong, 
tiềm ẩn của tình huống có thể phát hiện các mâu thuẫn bên trong, chẳng 
hạn mâu thuẫn giữa khả năng của giáo viên với áp lực về bệnh thành tích, 
 giữa yêu cầu của công việc với điều kiện làm việc, v.v 
 - KN phân tích nguyên nhân dẫn đến THQL: trên cơ sở phân tích 
mâu thuẫn chứa đựng trong nội dung tình huống, người quản lí xem xét 
một cách hệ thống và lô gích những mối quan hệ nhiều chiều giữa các dữ 
liệu của tình huống để xác định tất cả các nguyên nhân chính- nguyên 
nhân phụ, nguyên nhân khách quan- chủ quan, nguyên nhân trực tiếp- 
gián tiếp dẫn đến THQL. 
 - KN biểu đạt vấn đề cần giải quyết: là sự diễn đạt vấn đề trong đầu 
hoặc bằng ngôn ngữ nói hoặc viết một cách rõ ràng, sáng sủa. Khi người 
quản lí diễn đạt được vấn đề cần giải quyết một cách rõ ràng, sáng sủa, 
chứng tỏ người quản lí đã tiếp nhận, đã hiểu được, đã nhận thức đầy đủ 
nội dung của tình huống. 
 Nhóm KN thứ hai giúp người quản lí phát hiện ra bản chất bên trong 
của tình huống, từ đó lựa chọn được phương án đúng đắn để giải quyết 
tình huống. Giữa nhóm KN thứ nhất và nhóm KN thứ hai có mối quan hệ 
tác động qua lại: nhóm KN nhận thức THQL (nhận dạng và xác định mục 
tiêu) giúp định hướng cho việc xác định rõ và biểu đạt vấn đề, ngược lại, 
nhóm KN xác định rõ vấn đề và biểu đạt vấn đề (đặc biệt là KN phân tích 
mâu thuẫn và nguyên nhân của tình huống) sẽ giúp người quản lí kiểm tra 
tính đúng đắn của việc nhận dạng tình huống và mục tiêu mà mình đã đặt 
ra. 
 * KN đề ra các phương án giải quyết THQL(tương ứng với đoạn 3) 
 Đó là khả năng tìm ra được các ý tưởng khác nhau có thể đưa đến 
giải quyết tình huống. Nếu chỉ đề ra một ý tưởng, đó có thể không phải là ý 
tưởng tốt nhất. Việc đề ra được nhiều phương án giúp người quản lí có cơ 
hội lựa chọn một phương án tối ưu trong nhiều phương án đó. 
 * KN lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết THQL(tương ứng với 
 đoạn 4) 
 Đó là khả năng phân tích các ưu điểm và nhược điểm của từng 
phương án trên cơ sở đã xác định rõ vấn đề, so sánh các phương án với 
mục tiêu đặt ra để suy xét lựa chọn phương án tối ưu, đáp ứng nhất với 
mục tiêu của việc giải quyết tình huống. Một phương án tối ưu, theo tác giả 
Howard Senter (2005), là phương án thỏa mãn các điều kiện [6, tr.54]: 
 - Có hiệu lực (có tác dụng): giải quyết được vấn đề vĩnh viễn hay 
trong một khoảng thời gian chấp nhận được. 
 - Có hiệu quả: giải quyết vấn đề mà không tạo ra một loạt vấn đề 
mới. 
 - Khả thi: thỏa mãn các điều kiện về mặt thời gian, nhân lực, vật lực, 
luật pháp, đạo đức 
 * KN tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn(tương ứng với đoạn 
5) 
 Người quản lí xây dựng kế hoạch hành động phù hợp với các điều 
kiện khách quan và chủ quan của tình huống, nhằm thực hiện từng mục 
tiêu cụ thể đã vạch ra. Xây dựng kế hoạch hành động bao gồm: 
 - Xác định các công việc cụ thể cần làm để thực hiện mục tiêu. 
 - Phân công phân nhiệm để thực hiện các công việc cụ thể ấy. 
 - Lựa chọn thời điểm thực hiện phù hợp. 
 *KN kiểm tra đánh giá(tương ứng với đoạn 6) 
 Căn cứ vào mục tiêu đã vạch ra, người quản lí xác định các tiêu chí 
nhằm kiểm tra đánh giá việc giải quyết THQL. 
 Tóm lại, KN giải quyết THQL bao gồm các KN bộ phận quan hệ mật 
thiết với nhau và quy định lẫn nhau, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhóm KN 
nhận thức vấn đề, KN xác định và biểu đạt vấn đề với các nhóm KN còn 
lại. 
 Muốn hình thành và phát triển cả hệ thống KN giải quyết THQL, cần 
hình thành và phát triển từng KN bộ phận qua luyện tập giải quyết các bài 
tập THQL đa dạng. 
 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
 KN giải quyết THQL là một KN vô cùng quan trọng, góp phần đưa 
đến thành công trong công tác quản lí của người đứng đầu một tập thể. 
 Sự hình thành và phát triển KN này ở người quản lí có thể đi theo 
các con đường khác nhau (hoạt động thực tiễn; con đường tự học, tự rèn 
luyện của người quản lý; con đường đào tạo, bồi dưỡng;), trong đó, con 
đường đào tạo bồi dưỡng sẽ góp phần hình thành và phát triển KN một 
cách bài bản và khoa học. Nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc vạch ra 
nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng một cách khoa học, không 
thể không nghiên cứu xác định khái niệm và cấu trúc của KN. 
 Từ việc nghiên cứu xác định khái niệm KN giải quyết THQL và các 
KN bộ phận nằm trong cấu trúc của nó,chúng tôi đề xuất 2 cách cơ bản để 
đào tạo, bồi dưỡng KN này cho người quản lí: 
 - Cung cấp một cách toàn diện và hệ thống những tri thức về việc 
giải quyết THQL (tri thức chính là điều kiện cần thiết để hình thành KN): 
mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của KN trong công tác quản lí; các yêu 
cầu, cách thức tiến hành (kĩ thuật thực hiện). 
 - Huấn luyện từng KN bộ phận (muốn phát triển KN tổng thể phải 
phát triển từng KN bộ phận) thông qua việc luyện tập giải quyết một hệ 
thống bài tập THQL được xây dựng chọn lọc, bao trùm được tất cả các 
chức năng quản lí và nội dung quản lí của người đứng đầu từng loại tập 
thể khác nhau. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Tiếng Việt 
 1. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lí học quản 
lí, NXB Giáo dục. 
 2. Cruchetxki V.A.(1981), Những cơ sở của TLH sư phạm, Tập II. 
NXB Giáo dục. 
 3. Vũ Dũng (chủ biên)(2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Từ điển bách 
khoa. 
 4. Vũ Văn Dương, Trần Thuận Hải (1997), Nghệ thuật lãnh đạo quản 
trị, NXB Đồng Nai. 
 5. Trần Văn Hà (1995), Phương pháp giáo dục hiện đại giúp học viên 
năng lực giải quyết vấn đề, Phương pháp xử lý tình huống- hành động, Vận 
dụng trong dạy học, nghiên cứu, quản lí, lãnh đạo,TPHCM. 
 6. Howard Senter (2005), Giải quyết vấn đề- công cụ và thủ pháp 
thiết yếu cho nhà quản lý,NXB Trẻ. 
 7. Hoàng Phê (chủ biên)(1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ 
điển ngôn ngữ, Hà Nội. 
 8. Nguyễn Tấn Phước (1994), Quản trị học- những vấn đề cơ bản, 
 NXB Thống kê. 
 9. Phan Thế Sủng (1996), Nghệ thuật ứng xử tình huống trong quản 
lý trường phổ thông, Hà Nội. 
 Tiếng Anh 
 10. Chaplin, J.P. (1971), Dictionary of Psychology, Dell Publishing 
 Co., Inc., New York. 
 11. Hunsaker, P.L. (2004), Training in Management skills, Chapter 9: 
 Creative problem solving, Prentice Hall. 
 12. Kazdin, A.E. (Editor in chief) (2000), Encyclopedia of 
 Psychology, Volume 8, Oxford University Press. 
 Tiếng Nga 
 13. Oжёгob C. T. (1968), Cлoвapъ pycckoгo языka. M. 
издaтeлъcтвo “Coвeтcкaя энџиклопедия”. 
 Nguồn: Bài đăng được trích từ Tạp chí Đại học Sài Gòn, Quyển số 1 
- Tháng 9/2009. 

File đính kèm:

  • pdfki_nang_giai_quyet_tinh_huong_co_van_de_trong_quan_ly.pdf