Kĩ năng ghi chép bài giảng và đọc sách, đọc tài liệu của sinh viên
Như chúng ta đã thấy, hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Học Viện Tài Chính bắt đầu thực hiện Đào tạo tạo theo Hệ thống tín chỉ năm . Hình thức đào tạo này đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Ở mỗi học phần, sinh viên sẽ chỉ học trên giảng đường có sự hướng dẫn của giảng viên 70% tổng số tiết học, 30% còn lại là dành sinh viên tự học. Điều này làm cho thời gian trên giảng đường của sinh viên ít hơn nhưng vẫn đòi hỏi sinh viên phải truyền tải một khối lượng nội dung tri thức nhiều và khó, do đó tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mỗi sinh viên.
Thực trạng hiện nay là một số lượng lớn các bạn sinh viên hay “để dành”, trong suốt quá trình học, các bạn không chú ý, cũng không tự học theo những gì giảng viên yêu cầu, mà chỉ đến kì thi, các bạn mới miệt mài mua tài liệu ngoài quán photo rồi “cày sâu cuốc bẫm” trong vòng vài ngày trước khi thi với một hi vọng mong manh là có thể nắm được hết kiến thức của học phần đó và thi đạt điểm cao. Và trên thực tế đã chứng minh, những bạn nào học theo kiểu đó sẽ không đạt kết quả cao, vì suốt quá trình học, bạn không tự học, mà chỉ thụ động tiếp nhận những kiến thức giảng viên truyền đạt với một thái độ thờ ơ, hờ hững. Kiến thức sẽ chảy vào đầu bạn rồi lại biến mất. Cũng có một số sinh viên rất chăm chỉ, nhưng kết quả học tập cũng chưa cao, nguyên nhân có thể do bạn chưa biết cách ghi chép, chưa biết cách đọc tài liệu. Sau đây, tôi xin chia sẻ một số phương pháp trong việc ghi chép bài giảng, đọc sách và ghi chép
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kĩ năng ghi chép bài giảng và đọc sách, đọc tài liệu của sinh viên
Đề tài: “Kĩ năng ghi chép bài giảng và đọc sách, đọc tài liệu của sinh viên” Vũ Thị Thúy Phương CQ50/32.01 Như chúng ta đã thấy, hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Học Viện Tài Chính bắt đầu thực hiện Đào tạo tạo theo Hệ thống tín chỉ năm .... Hình thức đào tạo này đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Ở mỗi học phần, sinh viên sẽ chỉ học trên giảng đường có sự hướng dẫn của giảng viên 70% tổng số tiết học, 30% còn lại là dành sinh viên tự học. Điều này làm cho thời gian trên giảng đường của sinh viên ít hơn nhưng vẫn đòi hỏi sinh viên phải truyền tải một khối lượng nội dung tri thức nhiều và khó, do đó tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mỗi sinh viên. Thực trạng hiện nay là một số lượng lớn các bạn sinh viên hay “để dành”, trong suốt quá trình học, các bạn không chú ý, cũng không tự học theo những gì giảng viên yêu cầu, mà chỉ đến kì thi, các bạn mới miệt mài mua tài liệu ngoài quán photo rồi “cày sâu cuốc bẫm” trong vòng vài ngày trước khi thi với một hi vọng mong manh là có thể nắm được hết kiến thức của học phần đó và thi đạt điểm cao. Và trên thực tế đã chứng minh, những bạn nào học theo kiểu đó sẽ không đạt kết quả cao, vì suốt quá trình học, bạn không tự học, mà chỉ thụ động tiếp nhận những kiến thức giảng viên truyền đạt với một thái độ thờ ơ, hờ hững. Kiến thức sẽ chảy vào đầu bạn rồi lại biến mất. Cũng có một số sinh viên rất chăm chỉ, nhưng kết quả học tập cũng chưa cao, nguyên nhân có thể do bạn chưa biết cách ghi chép, chưa biết cách đọc tài liệu. Sau đây, tôi xin chia sẻ một số phương pháp trong việc ghi chép bài giảng, đọc sách và ghi chép Ghi chép bài giảng là kỹ năng giúp bạn lưu lại những ý trong bài giảng của giảng viên khi giảng trên lớp để làm cơ sở học, làm bài và ôn tập khi ở nhà. Ghi chép bài một cách hiệu quả sẽ giúp sinh viên có thêm tài liệu để tham khảo khi tự học và nắm được các ý chính của tiết học một cách mạch lạc. Tuy nhiên, làm sao để ghi chép có hiệu quả đôi khi cũng là một vấn đề khó khăn đối với sinh viên. Trong quá trình nghe giảng và ghi chép, bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, biết chọn lọc, không phải mọi câu từ của giáo viên bạn đều phải ghi lại một cách máy móc. Bạn cần biết chọn lọc những ý quan trọng để ghi lại. Bạn nên đọc trước giáo trình ở nhà, hiểu sơ qua về bài học sau đó trên lớp, bạn sẽ biết đâu là phần mình cần ghi chép, đó thường là những phần giải thích, phân tích hay các ví dụ mà giảng viên nêu ra. Thứ hai, trình bày khoa học và có hệ thống sẽ giúp việc ghi chép hiệu quả hơn nhiều, hơn nữa sẽ tiết kiệm thời gian khi bạn tìm kiếm kiến thức trong đó. Nắm được cấu trúc hệ thống bài học, bạn có thể từ đó lựa chọn cách trình bày phù hợp, tiết kiệm thời gian và dễ đọc hơn. Ví dụ như với các bài so sánh có thể kẻ bảng, các phần liệt kê có thể dùng gạch đầu dòng, chia đề mục hệ thống theo các ý lớn nhỏ. Nên tránh cách ghi bài thành những đoạn dài triền miên không rõ ràng, như vậy sẽ rất khó cho bạn khi đọc lại ở nhà. Một mẹo nhỏ khi trình bày bài ghi đó là sử dụng các từ viết tắt hay các ký hiệu để tiết kiệm thời gian, tuy nhiên một lần nữa bạn chỉ nên sử dụng những từ viết tắt và ký hiệu mà chắc chắn bạn sẽ hiểu được sau khi về nhà, tránh những trường hợp chính bạn cũng không rõ các ký hiệu mình viết lúc vội là thay cho từ gì, ý gì. Thứ ba, luôn theo kịp tốc độ của bài giảng. Bài giảng của các giảng viên thường không bao giờ dừng lại để bạn có đủ thời gian ghi chép như mong muốn. Vì vậy chỉ cần bạn mải ghi một ý dài nào đó cũng rất dễ bỏ lỡ những ý quan trọng tiếp theo. Do đó, đôi khi bạn cần chủ động bỏ qua phần chưa hoàn thành được và chuyển ngay sang ghi phần giảng bài tiếp theo của giảng viên để có thể bắt kịp tốc độ bài giảng, sau đó, hết giờ bạn có thể bổ sung cho đầy đủ Tự học và đọc sách, đọc tài liệu cũng là một kĩ năng quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Ở mỗi học phần, ngoài những phần học trên lớp, đều có những phần, những lượng kiến thức nhất định mà mỗi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu. Đó thường là những mục, những chương giảng viên yêu cầu bạn tự đọc giáo trình, hay những kiến thức mở rộng mà giảng viên hướng dẫn các bạn mượn sách trên thư viện để đọc tham khảo. Có nhiều sinh viên coi những phần ấy là không quan trọng, là không thi, nên không học, không làm theo. Những quan niệm, suy nghĩ ấy thực sự rất sai lầm. Đấy chỉ là những suy nghĩ thiển cận và đối phó của các bạn cho sự “lười” của bản thân. Không có gì là thừa, nếu chỉ học để thi, để kiếm điểm thì rõ ràng bạn đang học rất thụ động. Nếu may mắn, có thể điểm của bạn sẽ cao, nhưng quan trọng là bạn học được gì từ môn học ấy, và nó sẽ giúp ích cho chuyên môn của bạn sau này như thế nào. Chính vì thế, để quá trình học tập đạt hiệu quả, hơn tất cả vẫn là tinh thần tự giác tự học của bạn, là niềm đam mê với môn học và chăm chỉ tìm tòi những điều mới mẻ. Để sinh viên chúng ta có thể đọc tài liệu, đọc sách đạt hiệu quả, sau đây, tôi xin trình bày một số điểm lưu ý khi tự đọc sách, đọc tài liệu. Thứ nhất, cần đọc sách với một thái độ tập trung cao, nỗ lực, cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điều rút ra khi đọc. Sinh viên chúng ta thường vừa học vừa chơi, vừa học vừa online facebook, điều đó khiến cho hiệu quả của việc học giảm sút đáng kể. Vì thế yêu cầu tiên quyết đầu tiên khi đọc sách và tự học là tập trung cao độ. Bạn không nên suy nghĩ tản mạn ra khỏi nội dung cuốn sách hay nội dung mình đang nghiên cứu và cố gắng không để những công việc khác, những tác động bên ngoài làm xao nhãng quá trình tư duy trong khi tự học và đọc sách. Thứ hai, bạn cần xem qua mục lục của cuốn sách và tìm những phần kiến thức mà mình cần để tập trung đọc và hiểu, nên tránh đọc lan man, đọc nhiều nhưng kiến thức thu được không được bao nhiêu. Những phần trọng tâm ấy thường là những phần giảng viên đã hướng dẫn bạn đọc, hay những phần mà bạn cảm thấy có liên quan đến bài mà bạn đang học, đang nghiên cứu. Thứ ba, cần ghi chép một cách khoa học những điều bạn cho là quan trọng và cần thiết. Đọc sách có hiệu quả hay không thể hiện ở việc ghi chép, ghi chép trong khi đọc sách sẽ động viên được sự chú ý, giảm mệt mỏi, đồng thời còn giúp các bạn kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu, tạo cơ sở để ghi nhớ những kiến thức đã tiếp thu. Để ghi chép đạt hiệu quả, bạn cần phải có khả năng tóm tắt và lập dàn ý, chia nhỏ các ý ra để dễ hiểu hơn. Nếu cuốn sách đó là của bạn, thì bạn có thể ghi chép trực tiếp lên cuốn sách, bằng cách dùng bút nhớ, hay vẽ các biểu tượng, kí hiệu lên các phần quan trọng và các từ khóa. Đó cũng được coi là một phương pháp ghi chép đạt hiệu quả. Trên đây là một số gợi ý về phương pháp đọc sách cũng như cách thức ghi chép trong lúc đọc và cách ghi chép một cách có hiệu quả bài giảng của các giảng viên trên lớp. Tuy nhiên, phương pháp học tập hiệu quả nhất vẫn là từ chính bản thân các bạn trải nghiệm, nỗ lực và rút kinh nghiệm cho bản thân. Chúc các bạn học tập đạt kết quả cao.
File đính kèm:
- ki_nang_ghi_chep_bai_giang_va_doc_sach_doc_tai_lieu_cua_sinh.docx