Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua đã có nhiều khởi sắc trong

phong trào khởi nghiệp (start-up). Nhiều địa phương trong vùng đã bước đầu xây dựng

hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo thuận lợi cho các cá nhân, nhóm hay doanh nghiệp khởi

nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) với công nghệ mới ra đời, gặt hái

được thành công và ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh

tế mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu so với mặt bằng chung của cả

nước trong những năm gần đây thì còn rất khiêm tốn và cách xa kỳ vọng; các startups

phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách do các trở lực cả từ phía khách quan lẫn chủ

quan. Trong bài viết này, tác giả mong muốn chia sẻ thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng

tạo (KNĐMST) ĐBSCL thời gian qua và đề xuất giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh phát

triển KNĐMST trong vùng một cách bền vững.

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 8

Trang 8

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 9

Trang 9

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 10080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp
 333 
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU 
LONG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
TS. Nguyễn Hồng Gấm 
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ 
Tóm tắt 
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua đã có nhiều khởi sắc trong 
phong trào khởi nghiệp (start-up). Nhiều địa phương trong vùng đã bước đầu xây dựng 
hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo thuận lợi cho các cá nhân, nhóm hay doanh nghiệp khởi 
nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) với công nghệ mới ra đời, gặt hái 
được thành công và ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh 
tế mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu so với mặt bằng chung của cả 
nước trong những năm gần đây thì còn rất khiêm tốn và cách xa kỳ vọng; các startups 
phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách do các trở lực cả từ phía khách quan lẫn chủ 
quan. Trong bài viết này, tác giả mong muốn chia sẻ thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng 
tạo (KNĐMST) ĐBSCL thời gian qua và đề xuất giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh phát 
triển KNĐMST trong vùng một cách bền vững. 
Từ khóa: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khởi nghiệp ĐBSCL 
1. Đặt vấn đề 
Phong trào khởi nghiệp đã xuất hiện ở ĐBSCL từ rất sớm. Bắt đầu với Dự án Hỗ 
trợ phát triển của Đan Mạch (D NID ) được triển khai từ năm 1999. Tiếp sau đó, làn 
sóng khởi nghiệp tại ĐBSCL đã không ngừng phát triển và từng bước nâng dần cả về số 
lượng lẫn chất lượng. Đóng góp nỗi bật nhất có thể kể đến là Chương trình “ hởi sự 
doanh nghiệp, Tăng cường khả năng kinh doanh – Start and Improve Your Business” 
(SIYB) do VCCI phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (IL ) khởi xướng được triển 
khai tại 43 tỉnh/thành trên cả nước, trong đó có 13 địa phương thuộc vùng ĐBSCL. Là 
khu vực kinh tế nông nghiệp trọng điểm của quốc gia, hàng năm ĐBSCL đã đóng góp 
18% GDP; 56% sản lượng lúa; 40% sản lượng thủy sản. Trong đó có 90% sản lượng gạo 
và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu hàng năm cho cả nước. Với tiềm năng, lợi thế to 
lớn như vậy, ĐBSCL chính là mảnh đất màu mở cho khởi nghiệp ươm mầm và phát 
triển. 
Trên cơ sở xác định được việc thúc đẩy khởi nghiệp nói chung, NĐMST nói 
riêng là vấn đề cấp thiết, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế lâu dài của địa 
phương cũng như cả vùng, Các địa phương ở ĐBSCL đã ban hành nhiều chính sách, kế 
hoạch, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là NĐMST. Trên cơ sở đó, nhiều 
startups với công nghệ mới ra đời, gặt hái được thành công và ngày càng khẳng định vị 
thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, những kết 
quả đạt được thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của toàn vùng. Các 
startup còn gặp nhiều khó khăn do khách quan (môi trường khởi nghiệp) cũng như chủ 
quan (năng lực khởi nghiệp) dẫn đến hạn chế khả năng đổi mới và sáng tạo trong khởi 
nghiệp. 
 334 
Bằng phương pháp tiếp cận lý thuyết, thu thập số liệu thứ cấp và khảo sát thực tế 
tại một số địa phương trong vùng, tác giả tiến hành phân tích thực trạng khởi nghiệp nói 
chung, NĐMST nói riêng tại ĐBSCL thời gian qua, xác định nguyên nhân tồn tại, hạn 
chế để đề xuất một số hàm ý giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NĐMST trong vùng 
trong thời gian tới. Và đây cũng chính là mục tiêu chủ yếu của bài viết này. 
2. Thực trạng KNĐMST ở ĐBSCL thời gian qua 
2.1. Một số thành tựu KNĐMST ở ĐBSCL 
2.1.1. Về thành quả khởi nghiệp 
Theo đánh giá của Văn phòng “Đề án hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến 
năm 2025”(Đề án 844), NĐMST đang phát triển mạnh mẽ trên cả nước trong đó có 
ĐBSCL. Qua tổng hợp số liệu thống kê của các địa phương trong vùng sau 2 năm thực 
hiện NQ35/CP cho thấy, hiện ĐBSCL có gần 30.000 doanh nghiệp đang hoạt động, 
chiếm 7,7% tổng số doanh nghiệp cả nước và tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 
10%. Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới ở khu vực tăng 12%, một số tỉnh vượt trội 
như Bến Tre tăng 28%, Hậu Giang 35%, Long n 16%, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền 
Giang, Long n tăng 11%. Đây là một mức tăng trưởng khá về phát triển doanh nghiệp 
so với một số vùng miền, những cam kết phát triển doanh nghiệp đều đạt và vượt trên 
50% so với mục tiêu [10]. Một sô điển hình khởi nghiệp ở các địa phương trong vùng 
như sau: 
BẾN TRE: Bến tre là một trong số ít địa phương trong vùng đi đầu trong 
 NĐMST với Chương trình hành động số 10 của Tỉnh ủy về “Đồng khởi khởi nghiệp và 
phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre”. Với phương châm “năng động - sáng tạo” trong 
thực hiện cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự 
đồng thuận và tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, chương trình đạt được 
nhiều kết quả quan trọng [2]. Theo ông Phan Văn Mãi - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy 
kiêm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh thì, tính đến 
nay đã có 1.696 doanh nghiệp và 10.216 hộ kinh doanh cá thể và 44 hợp tác xã thành lập 
mới, nâng số hiện nay lên 3.912 doanh nghiệp, 46.423 hộ cá thể và 90 hợp tác xã. Có 387 
ý t ... ề khởi sự kinh 
doanh” nhằm bổ sung nguồn giảng viên khởi sự kinh doanh, hỗ trợ và tư vấn kịp thời cho 
các thí sinh tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” tại địa phương. 
(4) Tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp: Nhằm giúp các địa phương lựa chọn, tìm ra 
các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp 
(VCCI) Chi nhánh Cần Thơ đã phối hợp với các địa phương, viện, trường trong khu vực 
tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp mang tầm khu vực. Đến nay ĐBSCL đã có 3 cuộc thi 
như: 
- Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2016 “ươm mầm khởi nghiệp”: với 51 đề án tham 
gia, 10 đề án được bảo vệ trước Ban giám khảo. Ban tổ chức đã chọn và trao giải thưởng 
cho hai ý tưởng đạt giải 3 là: “Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mứt thanh long ruột đỏ sấy 
dẻo” của Đại học Tiền Giang và ý tưởng “trồng và kinh doanh nấm rơm trên cơ chất hỗn 
hợp” của trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long. Ban tổ chức cũng trao 4 giải khuyến 
khích cho các ý tưởng: “ inh doanh dịch vụ sinh viên Tri thức trẻ" Đại học Tiền Giang, 
“Sản xuất và phân phối phân hữu cơ vi sinh từ phân bò”; “sản xuất, phân phối sản phẩm 
trà hạt sen hòa tan” của Đại học Đồng Tháp và “Ứng dụng chế phẩm sinh học vào công 
nghệ sản xuất: sử dụng enzim để phân hủy tinh bột và dextranse trong nước mía nhằm để 
tăng thu hồi đường và nâng cao chất lượng sản phẩm đường tinh luyện” của đơn vị Nhà 
máy đường Phụng Hiệp. 
- Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2017: có tổng cộng 100 hồ sơ (44 cá nhân và 56 
nhóm) với hơn 250 thí sinh tham gia. Hội đồng giám khảo đã chọn được 01 giải nhất, 01 
giải nhì, 02 giải ba. Đặc biệt trong chương trình, còn tổ chức trưng bày các sản phẩn khởi 
nghiệp của các thí sinh để tạo cơ hội giao lưu, giới thiệu sản phẩm, kết nối giữa các thí 
sinh của cuộc thi và nhà đầu tư tiềm năng. 
- Cuộc thi “Start-up Student Ideas” do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ 
chức nhằm tìm kiếm và tôn vinh những ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của sinh viên Việt 
 339 
Nam. Từ 569 ý tưởng gửi về, Ban giám khảo đã được lựa chọn được 15 ý tưởng vào 
chung kết, trong đó có 01 trường hợp ở ĐBSCL đoạt giải nhì với ý tưởng “Bùn Vi sinh” 
của tác giả Phan Hồng Mức và Nguyễn Hữu Huy Hào. Đây là 01 trong 3 ý tưởng được 
Dự án SIMVA (SMEs Incubation Mekong - Vietnam - sian) tuyển chọn tại khu vực 
ĐBSCL và gửi dự thi chung kết từ năm 2016 [6]. 
Tác giả các ý tưởng tốt, đạt giải sẽ được hỗ trợ huấn luyện về kỹ năng hoàn thiện ý 
tưởng. Sắp tới VCCI Cần Thơ sẽ tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm 2018 và xây 
dựng Trung tâm ươm tạo và văn phòng làm việc phục vụ cho khởi nghiệp cũng như thành 
lập mạng lưới khởi nghiệp vùng ĐBSCL nhằm mục tiêu liên kết, phát huy thế mạnh của 
từng địa phương, tạo sức mạnh tổng thể để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần 
phát triển kinh tế xã hội. 
2.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 
2.2.1. Những hạn chế, tồn tại 
Một là, Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì khởi nghiệp ở ĐBSCL chưa thật 
sự khởi sắc và hiệu quả. Nếu dựa vào tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới của ĐBSCL so 
với cả nước trong những năm gần đây làm cơ sở đánh giá thì chưa thấy được hiệu quả 
của việc thúc đẩy khởi nghiệp ở ĐBSCL thời gian qua. 
Hai là, hoạt động khởi nghiệp tại ĐBSCL còn mang tính khởi nghiệp lập nghiệp 
(Entrepreneur) chứ chưa thực sự KNĐMST. Nhìn chung, khởi nghiệp ở ĐBSCL mới chỉ 
là sự bắt đầu lập nghiệp nên chủ yếu tập trung vào lĩnh vực môi giới, trung gian cung cấp 
dịch vụ, thủ công mỹ nghệ các mô hình khởi nghiệp chưa có tính đổi mới, sáng tạo 
trong khởi nghiệp, hàm lượng khoa học công nghệ còn rất thấp. 
Bốn là, các mô hình ươm tạo doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng không có nhiều, phần 
lớn là mới được thành lập nên kết quả ban đầu cũng không đáng kể. Hệ thống pháp lý và 
các chương trình ươm tạo trong trường đại học vẫn chưa đầy đủ, nguồn tài trợ cho việc 
hình thành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp công nghệ rất hạn chế. Các chuyên gia 
cho rằng, đây là hoạt động còn khá mới mẻ, nhất là về lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp 
nên việc vận hành, triển khai cần có thời gian để điều chỉnh, hoàn thiện. 
Năm là, các startups là lực lượng trẻ, sịnh viên mới ra trường còn rất ít. Tỷ lệ 
khởi nghiệp thành công và tiến tới thành lập doanh nghiệp mới chủ yếu là người lao động 
đã qua quá trình làm việc. Tuổi trẻ giàu tính đam mê nhưng lại thiếu kiến thức, kỹ năng 
cần thiết cho khởi nghiệp; quảng bá sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính,... 
kém nên thường không triển khai được ý tưởng hoặc ý tưởng “yểu mạng” khi thực hiện 
[7]. 
2.2.2. Nguyên nhân hạn chế tồn tại 
Từ kết quả phân tích trên đây, có thể rút ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn 
tại trong phát triển khởi nghiệp, đặc biệt là NĐMST của ĐBSCL thời gian qua như sau: 
Trước hết, tuổi trẻ giàu tính đam mê nhưng lại thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết 
cho khởi nghiệp; các hoạt động quảng bá sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài 
chính,... rất yếu kém nên thường ý tưởng “yểu mạng” khi thực hiện. 
 340 
Hai là, tư duy tiểu nông, dựa vào tự nhiên là chính cộng với trình độ và tay nghề 
thấp, tâm lý muốn an nhàn, không dám mạo hiểm nên phần lớn các ý tưởng, dự án khởi 
nghiệp chỉ xoay quanh các hoạt động về nuôi trồng và chế biến các sản phẩm truyền 
thống, hàm lượng chất xám thấp, thiếu sáng tạo, chậm ứng dụng công nghệ vào sản xuất. 
Ba là, môi trường pháp lý chưa rõ ràng, nhất quán giữa các địa phương, các ban 
ngành, tổ chức trong cùng một địa phương, làm cho nhiều người muốn khởi nghiệp 
nhưng chưa mạnh dạn sáng tạo, các nhà đầu tư cũng không an tâm rót vốn. 
Bốn là, giữa các cơ quan hữu quan và địa phương chưa có một sự kết nối chặt chẽ, 
có hệ thống. Mỗi nơi làm một kiểu, hoạt động khá rời rạc, chưa có chiều sâu, tạo ra sự 
khác biệt, tiềm ẩn rủi ro cho các startups. 
Năm là, ĐBSCL đang thiếu hụt một đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp cả về số 
lượng lẫn chất lượng để dẫn dắt các tartups về khoa học công nghệ, tìm kiếm thị trường, 
cũng như đầu tư phát triển nên nhiều startups chỉ hoạt động được một thời gian ngắn. 
Sáu là, hoạt động của các Vườn ươm còn hạn chế, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các 
doanh nghiệp đăng ký tham gia ươm tạo; thiếu chuyên gia giỏi hỗ trợ điều hành, thiết bị 
hỗ trợ hoạt động ươm tạo chưa đầy đủ [8]. 
3. Hàm ý giải pháp phát triển KNĐMST ĐBSCL 
3.1. Định hướng phát triển KNĐMST ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030 
 NĐMST ở ĐBSCL cần tập trung vào các định hướng như sau: 
1) NĐMST ĐBSCL dựa trên nền kinh tế số hoá, cụ thể là cuộc cách mạng công 
nghệ 4.0. thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển lĩnh 
vực trọng tâm dựa trên lợi thế cạnh tranh, ứng dụng công nghệ và liên kết các Startup 
trong các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 
2) NĐMST ĐBSCL dựa trên nguồn nhân lực trẻ được đào tạo đầy đủ, bài bản về 
kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ dúng đắn về NĐMST. 
3) Ưu tiên phát triển các dịch vụ và hoạt động hỗ trợ NĐMST ĐBSCL nhằm 
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhanh chóng vượt qua giai đoạn khởi sự, nhanh 
chóng đi vào giai đoạn phát triền và mở rộng. 
4) hởi nghiệp phải đảm bảo tính bền vững và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 
Trong đó, đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn kinh doanh tốt, ứng dụng khoa 
học công nghệ hiện đại, phát triển chuỗi cung ứng xanh, thực hiện trách nhiệm xã hội và 
môi trường tự nhiên. 
3.2. Hàm ý giải pháp phát triển KNĐMST 
Để NĐMST ĐBSCL đi vào chiều sâu, thực chất và phát triển cả về số lượng lẫn 
chất lượng, các địa phương trong vùng cần giải quyết tốt 6 nhóm vấn đề cốt lõi gồm: 
(1) Về đào tạo nguồn nhân lực khởi nghiệp. Các cơ sở giáo dục, đào tạo và các 
địa phương cần xây dựng chương trình đào tạo về NĐMST với mục tiêu là đào tạo 
nguồn nhân lực với tâm thế, kỹ năng, tri thức khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Đối tượng 
đào tạo chủ yếu là sinh viên có đam mê và định hướng rõ ràng, sẵn sàng “dấn thân” vào 
 341 
khởi nghiệp đổi mới công nghệ; các hộ kinh doanh; đoàn viên, hội viên, thanh niên nông 
thôn có sáng kiến đột phá phát triển thành đề tài, dự án khởi nghiệp. đội ngũ cán bộ, 
công chức, viên chức các sở, ngành, đơn vị tư vấn, hỗ trợ hoạt động NĐMST; cập nhật 
kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý lao động, tổ chức 
điều hành sản xuấtcho các sáng lập viên startups. 
(2) Về tư vấn, hỗ trợ về pháp luật kinh doanh. Các địa phương cần giúp startups 
vượt qua được các khó khăn do thiếu các kiến thức cần thiết về luật kinh tế, chủ yếu tập 
trung vào các lĩnh vực như: pháp luật về kinh doanh, hợp đồng, lao động và bảo hiểm xã 
hội, pháp luật về thuế, kế toán, pháp luật về cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, kinh doanh bất 
động sản, đầu tưNgoài ra, các cơ quan xúc tiến thương mại cần hỗ trợ hoạt động 
marketing cho startups, bao gồm cả quảng bá, giới thiệu, xúc tiến phân phối cho sản 
phẩm của startups. Với sự hỗ trợ này các startups sẽ khắc phục được khó khăn về tiếp cận 
thị trường, cạnh tranh, phân phối, hạn chế tình trạng lúng túng trong giải quyết thủ tục 
hành chính trong các hoạt động nói trên. 
(3) Về thúc đẩy, tạo cảm hứng khởi nghiệp sáng tạo. Các địa phương cần đẩy 
mạnh các hoạt động truyền thông rộng rãi, qua đó tạo cảm hứng, thúc đẩy tinh thần sáng 
tạo khởi nghiệp, xây dựng nhận thức, văn hóa tích cực của xã hội đối với startup. Thường 
xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, phổ biến về đề án, kế hoạch và các cơ 
chế, chính sách có liên quan đến hoạt động hỗ trợ NĐMST của Trung ương và địa 
phương; tổ chức các cuộc thi ý tưởng NĐMST cho nhóm, cá nhân đặc biệt là giới trẻ. 
(4)Về liên kết tạo lập môi trường khởi nghiệp thuận lợi. đẩy mạnh hoạt động 
phối hợp trong việc kết nối, hỗ trợ NĐMST trên cơ sở phát huy vai trò của Câu lạc bộ 
khởi nghiệp, thúc đẩy thành lập các tổ chức kết nối, đại diện cho các khởi nghiệp. Các cơ 
quan hữu quan cần liên kết, phối hợp xây dựng và duy trì hoạt động chuyên mục 
 NĐMST trên trang thông tin H&CN địa phương, giới thiệu và chia sẻ thông tin với 
Cổng thông tin NĐMST quốc gia, nhằm cung cấp kịp thời thông tin H&CN và kết nối 
hoạt động chuyển giao công nghệ cho cộng đồng khởi nghiệp trên địa bàn, phổ biến các 
gương điển hình NĐMST thành công của các địa phương, trong nước và ngoài nước. 
(5) Về hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp. Các địa phương cần có nguồn vốn hỗ trợ trực 
tiếp cho các startup ở giai đoạn “ươm mầm” (seeds), ý tưởng hoặc giai đoạn đầu của quá 
trình phát triển sản phẩm. Đồng thời, cũng cần mạnh dạn đứng ra bảo lãnh các khoản tín 
dụng dành cho khởi nghiệp từ các quỹ, tổ chức tín dụng của Nhà nước hoặc các biện 
pháp bảo lãnh cho các startups vay tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng tư nhân; 
nguồn vốn cho vay đối với doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi 
giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; mạng lưới nhà đầu tư thiên 
thần. 
(6) Về hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Các địa phương trong vùng cần quan tâm hỗ trợ về 
mặt bằng hoạt động cho các startup; thiết lập các khu làm việc chung, các công viên công 
nghệ, vườn ươm khoa học của địa phương, từ đó cung cấp không gian làm việc và trang 
thiết bị với giá cả hợp lý; có thể miễn giảm phí thuê cho các khởi nghiệp; xúc tiến kiến 
tạo và định hướng hệ sinh thái NĐMST, phát triển vườn ươm tư nhân 
 342 
4. Kết luận 
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít những 
rủi ro cạnh tranh tiềm ẩn, NĐMST được coi là một cách thức hiệu quả để xử lý các vấn 
đề xã hội và đồng thời tạo ra các giá trị mới cho nền kinh tế. Việc thúc đẩy khởi nghiệp 
tại ĐBSCL là vấn đề mang tính cấp thiết, có tính quyết định đến tiềm năng phát triển 
kinh tế lâu dài của cả ĐBSCL cũng như của mỗi địa phương tỉnh thành trong khu vực. 
Tuy nhiên, bên cạnh một số thành quả khá khiêm tốn, NĐMST ĐBSCL thời gian qua 
còn nhiều hạn chế, điển hình nhất là các ý tưởng, dự án khởi nghiệp còn thiếu chất xám, 
tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong ý tưởng, đề án còn thấp, sản phẩm thiếu thực 
chất; phần lớn các ý tưởng, dự án chỉ là những giải pháp kinh doanh đơn thuần. Nguyên 
nhân dẫn đến hạn chế trên là cac startups không có khả năng sử dụng đổi mới như một 
công cụ để đạt được lợi thế; thiếu kinh nghiệm hoặc các phương pháp, quy trình, công cụ 
quản lý đổi mới phù hợp; thiếu vốn, công nghệ, nguồn nhân lực hoặc ưu đãi để thực hiện 
đổi mới sáng tạo; tư duy nông nghiệp đã dẫn đến phần lớn các ý tưởng, dự án thiếu hàm 
lượng chất xám, thiếu sáng tạo hay ứng dụng công nghệ trong quá trình nuôi trồng và sản 
xuất. 
Như vậy, để việc thúc đẩy khởi nghiệp đem về hiệu quả thực chất, cần có sự hợp 
tác chặt chẽ giữa hai khối công - tư, giữa các cơ quan hữu quan của Nhà nước và doanh 
nghiệp. Các cơ quan hữu quan cần có cách làm cụ thể và bài bản như đơn giản hóa các 
thủ tục hành chính; công khai và phổ biến rộng rãi các chương trình hỗ trợ đối với khởi 
nghiệp thông thường; rút ngắn quy trình thủ tục hỗ trợ NĐMST; thường xuyên tổ chức 
các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy, nhận thức cho người lao động; tổ chức 
các chương trình đào tạo kiến thức cơ bản về kinh doanh, khởi nghiệp sinh kế, tư duy 
sáng tạo trong quá trình lao động, làm việc tại doanh nghiệp. 
 343 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. UBND tỉnh n Giang, Chương trình hỗ trợ phát triển NĐMST tỉnh giai đoạn 2018 – 
2025, Quyết định số Ngày 25/6/2018, UBND tỉnh n Giang 
2. UBND tỉnh Bến Tre, Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bến Tre 
giai đoạn 2018 - 2020, ế hoạch 117/ H-UBND, ngày 09 tháng 01 năm 2018 
3. UBND thành phố Cần Thơ, Hỗ trợ Phát triển hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi 
mới sáng tạo tại thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, ế hoạch 
175/KH-UBND, ngày 12 tháng 12 năm 2017 
4. UBND tỉnh Đồng Tháp, Khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, ế 
hoạch số 242/ H-UBND, ngày 06 tháng 12 năm 2016 
5. UBND tỉnh Vĩnh Long, Chương trình khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 – 
2020, Quyết định số 3177/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Long ngày 30/12/2016 
6. Dương WIN MP, Start-up Student Ideas: Thán phục trước những ý tưởng khởi 
nghiệp sáng tạo của sinh viên! 
truoc-nhung-y-tuong-khoi-nghiep-sang-tao-cua-sinh-vien-20170318024535165.chn 
7. Nguyễn Thị Thương Linh, Để khởi nghiệp ở ĐBSCL thêm hiệu quả, Phó giám đốc 
VCCI Cần Thơ, https://www.thesaigontimes.vn/275421/De-khoi-nghiep... -hieu-
qua.html 
8. Lạc long, Khởi nghiệp SSBSCL còn nhiều khó khăn thử thách, VCCI Chi nhánh Cần 
Thơ, vccimekong.com/vi/nhan.../khoi-nghiep-dbscl-con-nhieu-kho-khan-va-thach-
thuc... 
9. Thành Sĩ, Phượng Thư, Thanh niên An Giang một năm khởi nghiệp, 
10. Mỹ Thanh, Cần nhiều yếu tố,  
11. Cẩm Trúc, “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre”: Đạt 
được nhiều kết quả quan trọng bước đầu,  
12. Phạm Minh Tuấn, Vĩnh Long hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, 
nghiep/167046 
13. Úc Uyên, Đồng Tháp- Nhiều hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp, https://congthuong.vn/ 
.... -99591.html (15:17 | 02/02/2018) 

File đính kèm:

  • pdfkhoi_nghiep_doi_moi_sang_tao_dong_bang_song_cuu_long_thuc_tr.pdf