Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia với các định

nghĩa, cấu trúc, thành phần và các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Mục đích của bài viết này là

chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán giữa kiểm toán viên và người sử

dụng báo cáo tài chính tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu

này tương tự như phương pháp của Best và cộng sự (2001), Dixon và cộng sự (2006). Kết quả

nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng về sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại Việt

Nam liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận,

xét đoán của kiểm toán viên trong lựa chọn thủ tục kiểm toán, độ tin cậy của báo cáo kiểm toán

và báo cáo tài chính được kiểm toán, mức độ hữu ích của báo cáo kiểm toán. Bài viết này đóng

góp vào sự hiểu biết về bản chất phức tạp của khoảng cách kỳ vọng bằng cách xem xét sự tồn tại

của khoảng cách kỳ vọng trong bối cảnh kinh tế và văn hóa của Việt Nam.

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 12700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN – 
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
AN INVESTIGATION OF THE AUDIT EXPECTATION 
GAP IN VIETNAM
ThS. Nguyễn Thu Hoài
Trường Đại học Thương mại
nguyenhoai@tmu.edu.vn
Tóm tắt
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia với các định
nghĩa, cấu trúc, thành phần và các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Mục đích của bài viết này là
chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán giữa kiểm toán viên và người sử
dụng báo cáo tài chính tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu
này tương tự như phương pháp của Best và cộng sự (2001), Dixon và cộng sự (2006). Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng về sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại Việt
Nam liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận,
xét đoán của kiểm toán viên trong lựa chọn thủ tục kiểm toán, độ tin cậy của báo cáo kiểm toán
và báo cáo tài chính được kiểm toán, mức độ hữu ích của báo cáo kiểm toán. Bài viết này đóng
góp vào sự hiểu biết về bản chất phức tạp của khoảng cách kỳ vọng bằng cách xem xét sự tồn tại
của khoảng cách kỳ vọng trong bối cảnh kinh tế và văn hóa của Việt Nam.
Từ khóa: khoảng cách kỳ vọng, kiểm toán, kiểm toán độc lập
Abstract
The Audit Expectation Gap (AEG) has been investigated in many countries through differ-
ent definitions as well as the various expressions of the structure, boundaries of each component,
and its associated influencing factors. The purpose of this paper is to investigate the existence
of an audit expectation gap between auditors and financial statement users in Vietnam. The re-
search method adopted in this study is identical to that used by Best et al (2001), Dixon et al
(2006). The results found evidence of audit expectation gap in Vietnam in the areas of auditor
responsibilities for fraud prevention, auditor judgment in the selection of audit procedures, the
reliability of audit and audited financial statements and the usefulness of audit. This paper con-
tributes to the understanding of the diverse nature of the expectation gap by examining the dif-
ferent economic and cultural setting of Vietnam.
Keywords: audit expectation gap, audit, independence audit.
1. Giới thiệu
Kiểm toán độc lập từ lâu đã gắn liền với vai trò bảo đảm độ tin cậy của thông tin trên báo
cáo tài chính được phát hành. Tuy nhiên, người sử dụng thông tin lại có những kỳ vọng khác
1086
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
nhau về mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên độc lập cung cấp. Trong thực tế, một số người sử
dụng báo cáo tài chính cho rằng kiểm toán viên cung cấp một sự đảm bảo “tuyệt đối”, chính vì
vậy họ yêu cầu kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với sự đảm bảo này. Kỳ vọng
này của người sử dụng thông tin một phần xuất phát từ lịch sử hình thành phát triển của kiểm
toán. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, kiểm toán cung cấp sự đảm bảo gần như tuyệt đối đối
với các gian lận (Epstein và Geiger, 1994). Sau này, mặc dù nghề nghiệp kiểm toán đã có sự
chuyển đổi từ vai trò phát hiện gian lận bằng cách kiểm tra toàn bộ nghiệp vụ và số dư sang vai
trò đưa ra sự xác minh về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, nhận thức của người
sử dụng thông tin vẫn không thay đổi. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo ra khoảng cách
kỳ vọng giữa kiểm toán viên và người sử dụng thông tin về chức năng của kiểm toán. 
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán không phải là một vấn đề mới nhưng khoảng cách
này đang có xu hướng trở thành một trong những yếu tố gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nghiệp
kiểm toán. Sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng có ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của công chúng
đối với nghề nghiệp kiểm toán cũng như gây ra những vụ kiện tụng kéo dài giữa người sử dụng
thông tin với kiểm toán viên. Porter và cộng sự (2005) đã cho rằng khi độ tin cậy, uy tín của nghề
nghiệp kiểm toán bị suy giảm đến một mức độ nào đó, vai trò của nghề nghiệp này sẽ trở thành
vô dụng. 
Các nghiên cứu liên quan tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán có một lịch sử lâu dài
với rất nhiều tài liệu khám phá khái niệm này từ khoảng năm 1960 cùng với các góc độ tiếp cận,
quan điểm nghiên cứu khác nhau. Như Beattie (1998) nhấn mạnh rằng nhận thức về tính độc lập
của kiểm toán viên là một thành phần cơ bản của khoảng cách kỳ vọng. Trong khi đó, Humphrey
và cộng sự (1992) lại cho rằng khoảng cách kỳ vọng gồm 4 phần cơ bản: (1) trách nhiệm của
kiểm toán viên, (2) chất lượng kiểm toán, (3) cấu trúc và quy định của kiểm toán, (4) bản chất và
ý nghĩa của thông điệp truyền tải qua báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, khoảng cách kỳ vọng cũng có
một cấu trúc khá phức tạp. Theo Porter và Gowthrope (2004), khoảng cách kỳ vọng bao gồm
khoảng cách hợp lý và khoảng cách thực tế, trong đó khoảng cách thực tế bao gồm khoảng cách
thiếu hụt chuẩn mực và khoảng cách thiếu hụt chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, cho dù t ... m toán. 
Trong nghiên cứu này, những người được hỏi được chia thành 2 nhóm: kiểm toán viên và
người sử dụng thông tin. Trong đó, người sử dụng thông tin bao gồm các nhà đầu tư, nhân viên
ngân hàng, nhà phân tích tài chính và công chúng nói chung.Nghiên cứu sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện trong quá trình lựa chọn đối tượng khảo sát. Dựa trên tỷ lệ phản hồi của các
nghiên cứu trước đây như của Best và cộng sự (2001), Dixon và cộng sự (2006), tác giả gửi 100
bảng hỏi cho mỗi nhóm đối tượng khảo sát. Nghiên cứu sử dụng SPSS20.0 để phân tích dữ liệu
được thu hồi với thống kê mô tả, kiểm định T-test.
5. Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1. Kết quả thống kê nhân khẩu học
Nghiên cứu đã phát 100 phiếu điều tra cho kiểm toán viên và 100 phiếu cho nhóm người
sử dụng thông tin. Kết quả thu về tổng số 83 phiếu trả lời trong đó có 35 phiếu trả lời của kiểm
toán viên và 48 phiếu của nhóm sử dụng thông tin. 
Theo số liệu của bảng 1, 100% kiểm toán viên và 60.4% người sử dụng thông tin có bằng
cấp kế toán, kiểm toán. Như vậy, với số lượng người có kiến thức kế toán - kiểm toán lớn sẽ giúp
việc khảo sát đạt được độ tin cậy cao hơn. Bên cạnh đó, kết quả của bảng 2 cho thấy 45.7% kiểm
toán viên có tuổi nghề từ 6 đến 10 năm, và chỉ có 8.6% có tuổi nghề trên 16 năm. Tương tự, nhóm
người sử dụng thông tin có tuổi nghề từ 6 -10 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35.4% và thấp
nhất là nhóm có tuổi nghề trên 16 năm với 14.6%. Nhìn chung các đối tượng khảo sát có kinh
nghiệm nghề nghiệp là khá tốt, có sự hiểu biết nhất định trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
1090
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Bảng 1: Thống kê mô tả nhân khẩu học
Bảng 2: Kinh nghiệm nghề nghiệp của đối tượng khảo sát
5.2 Kết quả về khoảng cách kỳ vọng 
Theo phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của Schelluch (1996), Best và cộng sự
(2001) hay Dixon và cộng sự (2006), bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào được phát hiện trong điểm
trung bình giữa nhóm kiểm toán viên và nhóm người sử dụng thông tin đều cho thấy sự tồn tại
của khoảng cách kỳ vọng. Bảng 3, 4, 5 đưa ra kết quả đo lường khoảng cách kỳ vọng tại Việt
Nam liên quan đến trách nhiệm kiểm toán viên, mức độ tin cậy và mức độ hữu ích của báo cáo
kiểm toán và báo cáo tài chính được kiểm toán. 
Khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm kiểm toán viên.
Bảng 3 cung cấp kết quả của các phản hồi về 7 câu hỏi được đưa ra từ phía kiểm toán viên
và người sử dụng thông tin. Theo kết quả từ bảng 3, khoảng cách kỳ vọng được phát hiện giữa
kiểm toán viên và người sử dụng thông tin liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên trong
việc phát hiện gian lận (câu 1), ngăn chặn gian lận (câu 5), hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ của đơn vị được kiểm toán (câu 2) và việc kiểm toán viên sử dụng các xét đoán nghề nghiệp
trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán (câu 7). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có
sự khác biệt đáng kể nào giữa kiểm toán viên và người sử dụng thông tin liên quan đến trách
nhiệm của kiểm toán viên trong việc duy trì hồ sổ sách kế toán (câu 3), lập báo cáo tài chính (câu
4) và kiểm toán viên đảm bảo khách quan và không thiên vị (câu 6). 
1091
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Nhóm Số phiếu điều
tra đã phát
Số phiếu thu hồi Bằng cấp kế toán
n %^ Có Không
Kiểm toán viên 100 35 35 35 0
Người sử dụng 100 48 48 29 19
Tổng số 200 83 41,5 64 19
Tuổi nghề Số lượng Tỷ lệ %
1-5 22 26.5
6-10 33 39.8
11-15 18 21.7
16+ 10 12.0
Tổng số 83 100.0
Bảng 3: Khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm kiểm toán viên
*Ghi chú: * Tồn tại sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê với p ≤ 0.05
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm toán viên tin rằng họ có trách nhiệm thấp hơn rất nhiều
trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận so với quan điểm của người sử dụng thông tin. Kết
quả này cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu của Best và cộng sự (2001), Fadzly và Ahmed
(2004) hay Dixon và cộng sự (2006). Đối với khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm
của kiểm toán viên trong việc đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được
kiểm toán. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Best và cộng sự (2001), Fadzly và
Ahmed (2004) hay Dixon và cộng sự (2006) tại Singapore và Malaysia. Khoảng cách kỳ vọng
liên quan đến việc kiểm toán viên sử dụng các xét đoán nghề nghiệp trong lựa chọn thủ tục kiểm
toán cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây của Best và cộng sự (2001), Dixon và
cộng sự (2006).
Khoảng cách kỳ vọng liên quan đến mức độ tin cậy của báo cáo kiểm toán và báo cáo tài
chính được kiểm toán
Bảng 4: Khoảng cách kỳ vọng liên quan đến mức độ tin cậy
1092
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Câu hỏi
Giá trị trung bình 
của hồi đáp
Kiểm toán 
viên
Người 
sử dụng
1. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm phát hiện ra tất cả các gian lận
tại đơn vị được kiểm toán
4.51 3.69*
2. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm về hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán
4.40 3.92*
3. Kiểm toán viên chiu trách nhiệm duy trì các sổ sách kế toán 4.43 4.27
4. Nhà quản lý chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính 1.46 1.56
5. Kiểm toán viên không chịu trách nhiệm ngăn chặn gian lận tại
đơn vị được kiểm toán
1.83 3.44*
6. Kiểm toán viên đảm bảo khách quan và không thiên vị 2.03 2.35
7. Kiểm toán có thực hiện các xét đoán nghề nghiệp trong việc lựa
chọn các thủ tục kiểm toán
2.20 2.69
Câu hỏi
Giá trị trung bình 
của hồi đáp
Kiểm toán 
viên
Người 
sử dụng
8. Người sử dụng thông tin có thể tin tưởng hoàn toàn rằng báo cáo
tài chính không còn tồn tại sai sót trọng yếu
2.11 2.81*
Ghi chú: * Tồn tại sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê với p ≤ 0.05
Bảng 4 cung cấp chi tiết về kết quả của các phản hồi từ phía kiểm toán viên và người sử
dụng thông tin liên quan đến mức độ tin cậy của báo cáo kiểm toán cũng như báo cáo tài chính
được kiểm toán. Kết quả cho thấy không có bằng chứng về khoảng cách kỳ vọng tại Việt Nam
liên quan đến việc kiểm toán viên không nhất trí với các chính sách kế toán được sử dụng trong
báo cáo tài chính (câu 9), báo cáo tài chính là trung thực và khách quan (câu11) và mức độ công
việc kiểm toán đã được chỉ ra rõ ràng trong báo cáo kiểm toán (câu 13). Tuy nhiên, có sự khác
biệt đáng kể về mặt thống kê giữa 2 nhóm đối tượng khảo sát trong các vấn đề: đảm bảo báo cáo
tài chính không còn sai sót trọng yếu (câu 8), mức độ đảm bảo của kiểm toán viên đã được chỉ
ra rõ ràng (câu 10), đơn vị không còn gian lận (câu 12). Phát hiện này của nghiên cứu là trái
ngược với kết quả của Best và cộng sự (2001) với kết quả cho thấy tồn tại khoảng cách kỳ vọng
liên quan đến sự nhất trí của kiểm toán viên đối với chính sách kế toán hay báo cáo tài chính là
trung thực, khách quan. Mặt khác, theo bảng 4, kiểm toán viên có niềm tin cao hơn đáng kể so
với người sử dụng thông tin về việc liệu đơn vị kiểm toán không còn tồn tại gian lận, điều này
phù hợp với kết quả từ các nghiên cứu của Best và cộng sự (2001), Fadzly và Ahmed (2004),
Dixon và cộng sự (2006).
Khoảng cách kỳ vọng liên quan đến mức độ hữu ích của báo cáo kiểm toán và báo cáo tài
chính được kiểm toán.
Bảng 5: Khoảng cách kỳ vọng liên quan đến mức độ hữu ích
Ghi chú: * Tồn tại sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê với p ≤ 0.05
1093
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
9. Kiểm toán viên không nhất trí với chính sách kế toán được sử dụng
trong báo cáo tài chính
4.29 4.08
10. Mức độ đảm bảo của kiểm toán viên đã được chỉ ra rõ ràng 1.71 2.71*
11. Báo cáo tài chính cung cấp cách nhìn trung thực và khách quan 2.34 2.15
12. Đơn vị được kiểm toán không tồn tại gian lận 4.03 3.17*
13. Mức độ công việc kiểm toán đã thực hiện được công bố rõ ràng 2.20 2.25
Câu hỏi
Giá trị trung bình 
của hồi đáp
Kiểm toán 
viên
Người 
sử dụng
14. Báo cáo tài chính đã kiểm toán không hữu ích trong việc giám
sát hoạt động của đơn vị được kiểm toán
4.26 3.94*
15. Báo cáo tài chính đã kiểm toán hữu ích cho việc ra các quyết
định 
4.63 4.58
16. Đơn vị được kiểm toán được quản lý tốt 2.94 3.17
Mức độ hữu ích của báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính được kiểm toán được xem xét
trên các phương diện: hữu ích trong việc đưa ra các quyết định, giám sát hoạt động của đơn vị và
đảm bảo đơn vị được quản lý tốt. Bảng 5 cho thấy không tồn tại khoảng cách kỳ vọng liên quan
đến mức độ hữu ích của báo cáo tài chính được kiểm toán trong việc ra các quyết định (câu 15)
cũng như quan điểm đơn vị được kiểm toán được quản lý tốt (câu 16). Đồng thời, kết quả nghiên
cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa 2 nhóm đối tượng khảo sát liên quan
đến báo cáo tài chính được kiểm toán không hữu ích trong việc giám sát các hoạt động tại đơn
vị được kiểm toán. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Best và cộng sự (2001), Fadzly
và Ahmed (2004).
Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu đã cho thấy tồn tại một khoảng cách kỳ vọng đáng kể
giữa kiểm toán viên và người sử dụng thông tin tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực trách
nhiệm phát hiện và ngăn chặn gian lận của kiểm toán viên. Bên cạnh đó, khoảng cách kỳ vọng
có tồn tại nhưng ở mức độ thấp hơn liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên đối với hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thực hiện xét đoán nghề nghiệp trong lựa chọn
thủ tục kiểm toán, mức độ đảm bảo báo cáo tài chính không còn tồn tại sai sót trọng yếu, báo cáo
tài chính được kiểm toán là không hữu ích trong việc giám sát hoạt động của đơn vị. 
6. Kết luận
Như vậy, với mục đích là cung cấp bằng chứng về mức độ và bản chất của khoảng cách kỳ
vọng trong kiểm toán tại Việt Nam, nghiên cứu đã cho thấy sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng
với mức độ tương đối cao. Trong đó, khoảng cách kỳ vọng là đáng kể về mặt thống kê liên quan
đến trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn gian lận của kiểm toán viên. Những phát hiện này đã đặt
ra yêu cầu đối với nghề nghiệp kiểm toán cũng như các cơ quan ban hành chuẩn mực cần có các
hành động thích hợp nhằm thu hẹp khoảng cách này trong tương lai nhằm gia tăng niềm tin của
công chúng đối với kiểm toán. 
Nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như cỡ mẫu còn nhỏ, chỉ gồm 2
nhóm đối tượng khảo sát là kiểm toán viên và người sử dụng thông tin. Nghiên cứu cũng chưa
chỉ ra được sự khác biệt trong kỳ vọng giữa các nhóm đối tượng khảo sát có kinh nghiệm nghề
nghiệp khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016), Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: trách nhiệm của kiểm
toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường ĐH Kinh tế
TPHCM.
Vũ Hữu Đức & Võ Thị Như Nguyệt (2012), Khoảng cách thông tin trên BCKT – nghiên
cứu thực nghiệm ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
Bailey, K.E., Bylinski, J.H. and Shields, M.D. (1983), “Effects of audit report wording
changes on the perceived message”, Journal of Accounting Research, Vol. 21, Spring, pp. 355-70
1094
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Beattie V, Brandt R, Fearnley S (1998), “Auditor independence and the expectations gap:
Some evidence of changing user perceptions”, Journal of Financial Regulation and Compliance
6(2): 159–170
Best PJ, Buckby S, Tan C (2001), “Evidence of the audit expectation gap in Singapore”,
Managerial Auditing Journal 16(3): 134–144. 
Cohen Commission (1978), “ Report of the Commission on Auditors’ Responsibilities;
Conclusions and Recommendations”, New York: American Institute of Certified Public Ac-
countants
Davidson, L. (1975), “The role and responsibilities of the auditor: perspectives, expecta-
tions and analysis”, Unpublished background paper for the Commission on Auditors’ Responsi-
bilities.
Dixon R, Woodhead AD, Sohliman M (2006), “An investigation of the expectation gap 
in Egypt”, Managerial Auditing Journal 21(3): 293–302. 
Epstein MJ, Geiger MA (1994), “Investor views of audit assurance: re cent evidence of 
the expectation gap”, Journal of Accountancy 177(1, January): 60–66. 
Elliott Richard & Elliott Christine (2005), “Idealized images of the male body in advertis-
ing: a reader-response exploration”, Jounrnal of marketing communications, vol.11, No. 
1, March 2005, 3-19
Fadzly MN, Ahmad Z (2004), “Audit expectation gap. The case of Malaysia”, Managerial
Auditing Journal 19(7): 897–915
Hayes, R., Dassen, R., Schilder, A. & Wallage, P. (2005), “Principles of auditing.”, An 
introduction to International Standards on Auditing. 2nd ed. Gosport: Prentice-Hall
Hermanson RH, Stephen E, Strawser R (1993), “Auditing Theory and Practice”, Third
Edition, Homewood, Boston, US
Humphrey C, Moizer P, Turley S (1992), “The audit expectations gap – Plus ca change,
Plus c’est la meme chose”, Critical Perspectives on Ac counting 3(2): 137–161.
Humphrey C, Moizer P, Turley S (1993), “The audit expectations gap in Britain: An
empirical investigation”, Accounting and Business Research 23(91A): 395–411
Jensen, M. & W. Meckling (1976), “Theory of a firm: managerial behaviour, agency costs
and ownership structure”, Journal of Financial Economics 3:4, 305–360,
Koo, C. M. & Sim, H. S. (1999), “On the Role Conflict of Auditors in Korea”, Accounting,
Auditing & Accountability Journal, 12 (2), 206-219.
Koh HC, Woo ES (1998), “The expectation gap in audit ing”, Managerial Auditing Journal
13(3): 147–154
Liggio C (1974), “The expectation gap: The accountant’s Waterloo”, Journal of Contem-
porary Business 3(3): 27–44.
McEnroe JE, Martens SC (2001), “Auditors’ and investors’ percep tions of the “expectation
gap””, Accounting Horizons 15(4): 345– 358. 
1095
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Monroe GS, Woodliff DR (1994), “An empirical investigation of the audit expectation gap:
Australian evidence”, Accounting and Finance 34(1): 47–74. 
Porter B (1993), “An empirical study of the audit expectation-per formance gap”, Account-
ing and Business Research 24(93): 49–68.
Porter B, Gowthorpe C (2004), “Audit expectation-performance-gap in the United King-
dom in 1999 and comparison with the gap in New Zealand in 1989 and in 1999”, (The Institute
of Chartered Account ants of Scotland)
Salehi M (2011), “Audit expectation gap: Concept, nature and trace”, African Journal 
of Business Management Vol. 5(21), pp. 8376-8392, 23 September, 2011
Schelluch, P. (1996), “Long-form audit report messages: further implications for the audit
expectation gap”, Accounting Research Journal, Vol. 9 No. 1, pp. 48-55
Scott, Linda M. (1994), “Images in Advertising: The Need for a Theory of Visual Rheto-
ric”, Journal of Consumer Research, 21 (September), 274-290.
1096
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

File đính kèm:

  • pdfkhoang_cach_ky_vong_trong_kiem_toan_nghien_cuu_thuc_nghiem_t.pdf