Khoảng cách giữa Đại học công lập và ngoài công lập
Tuổi mười tám luôn phải đứng trước nhiều nhiều lựa chọn. Đại học là con đường mà phần lớn các
bạn trẻ chọn để tiếp tục hành trình ước mơ. Đại học không phải là con đường duy nhất, nhưng nó
là con đường ngắn nhất và ít gian nan.
Đất nước phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực để xây dựng phát triển đất nước cũng tăng cao vì
vậy hệ thống giáo dục cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Ngoài các trường công lập (ĐHCL , thì các Trường Đại học ngoài công lập (ĐHNCL cũng chiếm một
vị trí nhất định trong hệ thống giáo dục đại học. Điều này giúp cho các bậc phụ huynh, các bạn học
sinh cuối cấp mở ra nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, các trường ĐHNCL vẫn chưa thoát khỏi sự so
sánh với các trường công lập và cũng chưa hết nghi ngại từ xã hội về chất lượng đào tạo, điều này
vừa là thiệt thòi, vừa làm mất đi động lực của nhiều sinh viên trong học tập.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoảng cách giữa Đại học công lập và ngoài công lập
2202 KHOẢNG CÁCH GIỮA ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP Lý Như Ý, Tạ Hồng Thành Long, Hồ Nguyễn Đức Huy Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hoàng Trung Kiên TÓM TẮT Tuổi mười tám luôn phải đứng trước nhiều nhiều lựa chọn. Đại học là con đường mà phần lớn các bạn trẻ chọn để tiếp tục hành trình ước mơ. Đại học không phải là con đường duy nhất, nhưng nó là con đường ngắn nhất và ít gian nan. Đất nước phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực để xây dựng phát triển đất nước cũng tăng cao vì vậy hệ thống giáo dục cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngoài các trường công lập (ĐHCL , thì các Trường Đại học ngoài công lập (ĐHNCL cũng chiếm một vị trí nhất định trong hệ thống giáo dục đại học. Điều này giúp cho các bậc phụ huynh, các bạn học sinh cuối cấp mở ra nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, các trường ĐHNCL vẫn chưa thoát khỏi sự so sánh với các trường công lập và cũng chưa hết nghi ngại từ xã hội về chất lượng đào tạo, điều này vừa là thiệt thòi, vừa làm mất đi động lực của nhiều sinh viên trong học tập. Từ khóa: Đại học công lập, đại học ngoài công lập, khoảng cách, điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, đóng góp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển để hội nhập với quốc tế, vì vậy mà nguồn nhân lực chất lượng cao là một điều vô cùng quan trọng và thiết yếu. Trong đó các Trường Đại học là nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao chủ yếu của xã hội. Đi đôi với yêu cầu về số lượng thì chất lượng là yêu cầu hàng đầu của các doanh nghiệp, việc này giúp thúc đẩy phát triển ngành giáo dục đại học. Tuy nhiên, đó có lẽ là một thách thức đối với các Trường Đại học, bởi lẽ để đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì đòi hỏi các Trường Đại học phải đổi mới phương pháp nghiên cứu sao cho sát với thực tế và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Có một vấn đề nữa là hiện nay, các trường ĐHNCL chiếm tỷ lệ khá cao trong hệ thống giáo dục đại học, nhưng do tâm lý coi trọng trường công hơn trường tư nên các trường ĐHCL vẫn là lựa chọn ưu tiên đối với hầu hết học sinh cuối cấp, điều này khiến cho việc tuyển sinh của các trường ĐHNCL còn khó khăn và chưa đủ điều kiện về quy mô để phát huy hết thế mạnh của mình trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá ngành giáo dục đào tạo của đất nước. Để tìm câu trả lời thực sự cho câu hỏi ‚trường công hay trường tư tốt hơn?‛ nhóm nghiên cứu đã tiến hành quan sát thực tế, lấy ý kiến sinh viên làm cơ sở để phân tích hai khối trường trên về những nội dung sau: chất lượng cơ sở vật chất; chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên; chi phí học tập; công tác chăm sóc sinh viên; các hoạt động phong trào. Dưới đây là tổng hợp kết quả thực trạng của nhóm nghiên cứu. 2203 2 THỰC TRẠNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP 2.1 Đặc điểm của khối trường ĐHCL và ĐHNCL Trường công là trường ‚được kiểm soát và quản lý trực tiếp bởi chính quyền hoặc một cơ quan phụ trách giáo dục công, hoặc trực tiếp bởi một cơ quan của Chính phủ, hoặc bởi một tổ chức lãnh đạo (hội đồng, ban...) mà phần lớn các thành viên của tổ chức đó được Nhà nước bổ nhiệm hoặc được cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường tín nhiệm bình bầu ra. Trường tư là trường ‚được kiểm soát và quản lý bởi một tổ chức phi chính phủ (ví dụ như công ty hoặc doanh nghiệp) mà ở đó, phần lớn các thành viên của ban lãnh đạo do các tổ chức tư bổ nhiệm‛. Như vậy, sự khác biệt giữa trường công và trường tư là chủ thể quản lý và cơ chế quản lý khác nhau; từ đó, dẫn đến cơ chế hình thành đội ngũ quản lý khác nhau. Thực tế cho thấy, sinh viên các Trường Đại học Việt Nam đang gián tiếp bị phân biệt đối xử do chính sách, ngân sách, do vốn ưu đãi và các hỗ trợ khác về giáo dục của nhà nước. Đối với trường ngoài công lập, từ mầm non cho đến đại học do không được cấp ngân sách nhà nước nên người học ở đây nhiều năm qua không được hưởng sự ưu đãi của nhà nước. Không những thế sinh viên các trường ngoài công lập còn phải chịu đóng nhiều khoản thuế, như thuế ở ký túc xá, thuế ăn uống, thuế gửi xe trong trường vv thậm chí cả tiền thuê đất của Nhà nước để xây dựng trường. Cũng là công dân của một đất nước, cũng có điểm đầu vào ngang với sinh viên trường khác, nhưng tại sao họ lại phải chịu hoàn toàn kinh phí đào tạo, phải đóng thuế và phải trả tiền thuê đất của Nhà nước, trong khi người học ở trường công thì không, thậm chí còn được hưởng thêm? Bất công này có thể tạo ra sự bất ổn cho xã hội về sau. 2.2 Đánh giá theo các nội dung 2.2.1 Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất Trường Đại học dân lập thường khang trang và hiện đại hơn so với công lập. Một phần vì vốn do dân nên lãnh đạo trường Dân lập hoàn toàn có quyền quyết định đối với việc thay mới, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng bổ sung các tòa nhà mới phục vụ học tập. Vì các Trường Đại học công lập phụ thuộc vốn của nhà nước nên việc xin cấp vốn phải thông qua nhiều bước và khá phức tạp. Đây là một sự khác nhau cơ bản giữa Trường Đại học công lập và đại học dân lập. 2.2.2 H c phí Không giống những Trường Đại học công lập, đại học dân lập không nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước, nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của sinh viên học tại trường, khách hàng và các khoản hiến tặng. Học phí tại các trường này có xu hướng lớn hơn nhiều so với Trường Đại học công lập. (1) (Edu2review, trang "sự khác nhau giữa đại học công lập và ngoài công lâp" -edureview.vn) 2204 2.2.3 Chương trình h c Nhằm mục đích thu hút được nhiều sinh viên, có thể tăng sức cạnh tranh với các trường Công lập, các Trường Đại học dân lập ngoài trang thiết bị hiện đại, còn nỗ lực để thay đổi chương trình học theo hướng thực tế hơn. Nhiều trường dân lập còn tạo hệ đào tạo liên kết với các Trường Đại học, cao đẳng nước ngoài, để giúp sinh viên có được tấm bằng quốc tế ngay khi ra trường. Không những thế các bạn còn được tiếp xúc với môi trường học quốc tế ngay những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế các bạn sẽ có cái nhìn cởi mở hơn đối với các vấn đề được học. 2.2.4 Cơ hội việc làm Một điểm khác nhau nữa giữa Trường Đại học công lập và dân lập chính là cơ hội việc làm. Trong trường hợp các ứng viên không có sự khác biệt nhiều trong quá trình phỏng vấn, thông thường các doanh nghiệp trong nước sẽ ưu tiên các ứng viên đến từ các trường công lập Top đầu. Tuy nhiên các công ty nước ngoài thì lại không quan trọng vấn đề Trường Đại học công lập hay Đại học dân lập, mà quan trọng vẫn là thực lực của ứng cử viên. Vì vậy các bạn đã và đang học trường dân lập không nên quá lo lắng về vấn đề này. 2.2.5 Tiêu chuẩn nhập h c Trường công lập thi tuyển rất gắt gao thông qua kỳ thi quốc gia. Trường dân lập thì có thể thông qua xét tuyển học bạ, và điểm thi THPT để tiếp nhận thí sinh đầu vào. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa trường công và trường tư. Nhiều phụ huynh cũng như nhiều bạn sinh viên đều nhất trí cho rằng, các trường dân lập chủ yếu có nguồn sinh viên chất lượng kém hơn, lười học và ham chơi hơn, khả năng tư duy không nhanh nhạy so với các bạn trường công lập. 2.2.6 Nhận thức của h c sinh, sinh viên về trường công lập và ngoài công lập Đối với các bạn h c sinh: Việc chọn Trường Đại học luôn được quan tâm bởi các bậc phụ huynh và các bạn học sinh cuối cấp. Đứng trước ngưỡng cửa tương lai ai cũng phải cân nhắc kỉ lưỡng, sự xuất hiện của các định kiến về các trường ĐHNCL ảnh hưởng đến mong muốn vào ngôi trường yêu thích của các bạn học. Đối với các bạn sinh viên: Con đường đại học chưa bao giờ là dể đi, đứng trước nhiều trở ngại trên con đường tri thức lại gặp phải nhiều ánh nhìn không hay về ngôi trường mình đang theo đuổi ít nhiều cũng mang lại tâm lý chán nản cho nhiều bạn sinh viên. 2.2.7 Đóng góp cho xã hội của trường công lập và ngoài công lập ĐHCL cung cấp môi trường học tập giảm nhẹ mối lo về học phí cho sinh viên, cùng với ĐHNCL cung cấp hàng trăm ngàn nhân lực có trình độ từ bậc đại học trở lên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ tổ quốc ĐHNCL chia sẻ đáng kể gánh nặng tài chính cho nhà nước. Bảo đảm công ăn việc làm cho hàng vạn lao động; đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Tạo ra sự lựa chọn khác ngoài giáo dục đại học công lập qua đó đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. 2205 (2) (Edu2review, trang "sự khác nhau giữa đại học công lập và ngoài công lâp" -edureview.vn) 2.3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của trường ĐH công lập và ngoài công lập 2.3.1 Trường ĐH công lập Điểm mạnh: – Các trường ĐHCL có lịch sử hình thành lâu đời, có bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. – Trường công lập có học phí tương đối rẻ, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, sinh viên do có sự hỗ trợ của Nhà nước. – Với trường công lập, chương trình học luôn được thống nhất và ổn định theo quyết định của Bộ GD ĐT. Lộ trình học cũng xuyên suốt nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất. Bên cạnh đó cũng có thể mở thêm một số lớp chuyên, nâng cao. Điểm yếu: – Trường công lập, cơ sở vật chất chỉ ớ mức trung bình khá, nhìn chung chỉ ở mức đạt. Bởi vì kinh phí xây dựng cơ sở vật chất phải qua xin cấp vốn nên khá phức tạp, chậm chễ. – Phương pháp giảng dạy thường nghiêng về hướng lý thuyết, sinh viên ít được va chạm ít tích luỹ kinh nghiệm 2.3.2 Trường ĐH ngoài công lập Điểm mạnh: – Để gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các Trường Đại học công lập, các Trường Đại học dân lập thường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập của sinh viên. – Hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí tại các Trường Đại học dân lập được đầu tư đẩy mạnh, giúp sinh viên rèn luyện và phát huy được tối đa các kỹ năng của mình – Thực hành luôn đi song hành, nhằm giúp cho sinh viên được đào tạo tốt nhất, đảm bảo đáp ứng những yêu cầu công việc của thị trường lao động. Điểm yếu: – Học phí cao" chính là nhược điểm lớn nhất của các trường ĐHNCL. Vì không được nhà nước hỗ trợ đầu tư nên chi phí quản lý hoạt động của trường được tính dựa trên học phí của sinh viên và một vài nguồn khác. – Hệ thống ĐHNCL có tuổi đời thấp hơn so với ĐHCL, chưa tạo được nhiều tiếng vang trong ngành giáo dục. 2206 3 ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở đưa ra đề xuất 3.1.1 Nguyên nhân của những hạn chế (3) (Tiến sĩ Trần Văn Hùng, trang "25 năm hình thành và phát triển, đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng"-giaoduc.net.vn) Từ những khác biệt cơ bản, những đã dẫn đến không ít khó khăn cho các trường ĐHNCL như: Đầu tiên, hầu hết các trường ĐHNCL đều có học phí tương đối cao, nên các bậc phụ huynh cho rằng việc bỏ ra một khoản tiền khá lớn nhưng chương trình học cũng tương đương với các trường ĐHCL là không thoã đáng. Nhiều ý kiến cho rằng chỉ có những bạn học sinh lười học, ham chơi và giàu có mới chọn học các trường ĐHNCL do không có khả năng đỗ vào các trường ĐHCL. Từ đó dẫn đến trở ngại cho việc tuyển sinh của các trường ĐHNCL, để đảm bảo chỉ tiêu để duy trì hoạt động của nhà trường nên các trường ĐHNCL đề ra phương thức tuyển sinh dựa trên học bạ và đồng thời điểm sàn cũng thấp hơn so với các trường ĐHCL. 3.1.2 Chủ trương phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam Xã hội yêu cầu thay đổi nhận thức về bằng cấp và thực tài. Mỗi người, mỗi gia đ nh phải hiểu rất rõ sự khác nhau giữa ‚muốn học‛ và ‚phải học‛ và ‚khả năng học‛. Phải nhất quán giữa chủ trương và hành động về phát triển nguồn nhân lực, giữa ban hành chính sách và bảo đảm nguồn thực hiện. Coi đầu tư cho con người là là đầu tư phát triển và phải đi trước một bước. Xem nguồn nhân lực phải là cấu phần quan trọng trong mọi chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực chất lượng cao đòi hỏi phải có. sức khỏe đáp ứng yêu cầu, được đào tạo dài hạn, có chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức tiêu biểu, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ, biết vận dụng sáng tạo những tri thức những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả nhất. 3.1.3 Mục tiêu của đề xuất Đòi hỏi ngày càng cao của các nhà tuyển dụng về phẩm chất và kỹ năng bên cạnh trình độ chuyên môn của sinh viên đã tạo ra áp lực đối với Nhà trường trong việc cân đối giảng dạy kiến thức với đào tạo kỹ năng và phát triển tư duy tích cực cho sinh viên. Trường ĐHNCL nói riêng và trường ĐHCL nói chung đều mang sứ mệnh cao cả là tạo ra nguồn lực chất lượng với chuyên môn cao và đạo đức tốt đẹp để xây dựng phát triển đất nước. Tuy khác nhau về cơ chế quản lý hay hướng đào tạo, nhưng ĐHCL và ĐHNCL đều hướng về mục đích tốt đẹp. Nhóm nghiên cứu hi vọng trường ĐHCL và ĐHNCL có thể bình đẳng sánh vai nhau xây dựng nền giáo dục tiên tiến và hiện đại. 3.2 Những đề xuất, kiến nghị Đối với cơ quan quản lý: Nhiều ý kiến đề xuất nên tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập tiếp cận nguồn tài chính lãi suất thấp trong và ngoài nước, có như vậy mới có thể tăng cường năng lực công nghệ và cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, nên miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập để cơ sở 2207 có điều kiện tái đầu tư, đổi mới trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện giảng dạy theo sự phát triển của công nghệ 4.0. Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thúc đẩy các trường NCL phát triển bền vững và trong 5 năm tới thu hút khoảng 30% sinh viên học tập (đạt mức trung bình chung của GDĐH NLC trên thế giới). Tái cấu trúc hệ thống các Trường Đại học, sáp nhập, giải thể đối với những cơ sở giáo dục đại học không thực hiện đúng cam kết thành lập trường (không xây dựng cơ sở vật chất hoặc cơ sở vật chất không đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng) không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả. Tạo lập môi trường bình đẳng về tài chính cho nhóm các trường ĐH NCL trong việc tiếp cận nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác; đầu tư thông qua người học theo cơ chế đặt hàng; (4) (Tuấn Minh, trang ‚đại học ngoài công lập: đóng góp hiệu quả nhưng vẫn tồn tại nhiều bất công‛ -toquoc.vn) cơ chế hỗ trợ sinh viên diện nghèo, vùng sâu vùng xa, cơ chế ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực GDĐH... theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần có cơ chế cụ thể về mức hỗ trợ cho các hoạt động của trường công và tư về đào tạo các nhóm ngành/nghề có tính xã hội cao, đồng thời cắt giảm triệt để sự hỗ trợ/trợ cấp của Nhà nước đối với các nhóm ngành/nghề có nhu cầu cao trong xã hội. Rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách tài chính đối với các trường ĐH NCL đặc biệt là chính sách thuế. Có chính sách hỗ trợ các trường ĐH NCL tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ nguồn thuế do các trường ĐH NCL đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đối với các trường: Thực tế, mục tiêu đào tạo của hai hệ thống công lập và ngoài công lập khác nhau. Trong đó, các trường công lập đào tạo ra nhân lực trình độ cao, còn trường ngoài công lập là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các trường ĐH ngoài công lập cũng xác định rất rõ phân khúc của thị trường, đó là định hướng ứng dụng, thực hành và có xu thế liên kết với các trường CĐ nghề có cơ sở thực hành tốt mang tính thực tế cao Đối với h c sinh: Các bạn học sinh nên xoá bỏ các định kiến, và nhìn nhận những điểm tốt đến từ các phía kể cả ĐHNCL và ĐHCL. Dù ĐHCL hay ĐHNCL đều mang sứ mạng quan trọng là đào tạo ra nguồn lực tương lai để phát triển xã hội. Chính các bạn học sinh phải nổ lực không ngừng nghĩ để hoàn thiện bản thân, trường học chỉ định hưởng hỗ trợ các bạn phát triển, hoàn toàn không thể giúp các bạn nếu các bạn không nỗ lực. 4 KẾT LUẬN Mặc dù hệ thống các trường ĐHNCL Việt Nam còn một số hạn chế và bất cập do các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng có thể khẳng định rằng hệ thống ĐHNCL Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học thế giới và thực tiễn Việt Nam. 2208 Đặc biệt, hiện các tập đoàn kinh tế mạnh như Vingroup, FPT có nguồn lực mạnh đã đầu tư vào giáo dục đào tạo, mở hệ thống các trường ĐHNCL và xác định mục tiêu trở thành những Trường Đại học tốt nhất của khu vực và thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng và triển vọng của hệ thống ĐHNCL Việt Nam rất to lớn và ngày càng trở thành lựa chọn xứng đáng của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh tốt nghiệp THPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Edu2review. (2020, 4 17 . edu2review.vn. Đã truy lục 2020, từ edu2review.vn: https://edu2review.com/reviews/su-khac-nhau-giua-truong-dai-hoc-cong-lap-va-dan-lap- o-viet-nam-749.html [2] Edu2review. (2020, 4 17 . edu2review.vn. Đã truy lục 2020, từ edu2review.vn: https://edu2review.com/reviews/su-khac-nhau-giua-truong-dai-hoc-cong-lap-va-dan-lap- o-viet-nam-749.html [3] H ng, T. V. (2019 . giaoduc.net.vn. Đã truy lục 4 17, 2020, từ giaoduc.net.vn: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/25-nam-hinh-thanh-phat-trien-dai-hoc-tu-thuc-ngay- cang-dong-vai-tro-quan-trong-post203348.gd [4] Minh, T. (2017 . toquoc.vn. Đã truy lục 4 18, 2020, từ toquoc.vn: cong-lap-dong-gop-hieu-qua-nhung-van-nhieu-ton-tai-99169161.htm
File đính kèm:
- khoang_cach_giua_dai_hoc_cong_lap_va_ngoai_cong_lap.pdf