Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu

Nghiên cứu về chiến lược đọc hiểu là một trong những vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Nghiên cứu này sử dụng một thủ pháp mới trong nghiên cứu khoa học xã hội, đó là hệ thống eye camera để tìm hiểu về những chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật. Qua so sánh cách đọc văn bản của ba nhóm đối tượng là người Việt Nam học tiếng Nhật, người nước ngoài khác học tiếng Nhật và người bản ngữ tiếng Nhật, chúng tôi tìm hiểu về những đặc trưng trong việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi so sánh sự tương quan giữa việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu với kết quả đọc hiểu để tìm ra cách sử dụng chiến lược hiệu quả.

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 1

Trang 1

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 2

Trang 2

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 3

Trang 3

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 4

Trang 4

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 5

Trang 5

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 6

Trang 6

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 7

Trang 7

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 8

Trang 8

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 9

Trang 9

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 11/01/2024 3180
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu

Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eye camera” - Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại Ngữ 28 (2012) 266-275 
 266 
Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng 
Nhật bằng hệ thống “Eye camera” 
Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt 
trong đọc hiểu 
Đào Thị Nga My* 
 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông, Trường Đại học Ngoại ngữ 
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận bài: 23 tháng 9 năm 2012, Nhận đăng: 06 tháng 12 năm 2012 
Tóm tắt. Nghiên cứu về chiến lược đọc hiểu là một trong những vấn đề trọng tâm trong các nghiên 
cứu về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Nghiên cứu này sử dụng một thủ pháp mới trong 
nghiên cứu khoa học xã hội, đó là hệ thống eye camera để tìm hiểu về những chiến lược đọc hiểu 
của người Việt Nam học tiếng Nhật. Qua so sánh cách đọc văn bản của ba nhóm đối tượng là 
người Việt Nam học tiếng Nhật, người nước ngoài khác học tiếng Nhật và người bản ngữ tiếng 
Nhật, chúng tôi tìm hiểu về những đặc trưng trong việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu của người 
Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi so sánh sự tương quan giữa việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu 
với kết quả đọc hiểu để tìm ra cách sử dụng chiến lược hiệu quả. 
Từ khóa: đặc trưng, chiến lược, âm Hán Việt, cách đọc, eye camera. 
1. Lý do và mục đích nghiên cứu* 
 Do có sự tương đồng về mặt văn tự và từ 
vựng trong ngôn ngữ của các nước thuộc khối 
văn hóa Hán ngữ, nên người học thuộc các 
nước trong cộng đồng này khi học ngôn ngữ 
của nhau có nhiều thuận lợi. Người ta không 
thấy lạ khi người Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài 
Loan học tiếng Nhật thường nhanh hơn những 
người học ở các khu vực khác. Trong khi đó, 
Việt Nam tuy được coi là một nước nằm trong 
khối văn hóa Hán ngữ, nhưng người Việt Nam 
_______ 
*
 ĐT: 84- 983 309 799 
Email: daongamy@gmail.com 
học tiếng Nhật chưa có thành thích nổi bật hơn 
học viên các nước ngoài khối văn hóa này. Điều 
này, theo Matsuda (2007) là do người Việt Nam 
chưa biết tận dụng vốn kiến thức về âm Hán 
Việt của mình. 
 Quan tâm đến vấn đề này, một số nhà 
nghiên cứu đã đối chiếu sự tương đồng và khác 
biệt về mặt ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và Hán 
Nhật, đồng thời tìm hiểu về ảnh hưởng của kiến 
thức về từ Hán Việt đến việc học tiếng Nhật của 
người Việt Nam, ví dụ Nakagawa(2006), 
Matsuda (2007), Đào Thị Nga My (2008). Tuy 
nhiên, số lượng các nghiên cứu về vấn đề này 
so với các nghiên cứu tương tự lấy đối tượng là 
Đ.T.N. My./ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 266-275 
267 
người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc còn rất 
ít ỏi. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung phân 
tích đầu ra (output) của người học, mà chưa đi 
sâu vào phân tích mặt tri nhận. 
 Từ những lí do trên, nghiên cứu này đã sử 
dụng hệ thống eye camera để quan sát sự di 
chuyển của tia nhìn khi đọc một văn bản bằng 
tiếng Nhật, qua đó tìm hiểu về những đặc trưng, 
các chiến lược mà người học là người Việt Nam 
sử dụng, đặc biệt là chiến lược sử dụng kiến 
thức về âm Hán Việt, so sánh sự tương quan 
giữa cách sử dụng các chiến lược với mức độ 
hiểu văn bản, từ đó tìm ra cách sử dụng âm Hán 
Việt hiệu quả nhất trong việc đọc một văn bản 
bằng tiếng Nhật. 
2. Đọc hiểu và chiến lược đọc hiểu 
 Theo Temma(1989), đọc hiểu là hoạt động 
nhằm lí giải nội dung những ý đồ của người 
viết thông qua việc đọc văn bản được viết bằng 
văn tự. 
 Thuật ngữ Chiến lược (Strategy) vốn dĩ chỉ 
những chiến thuật tổng hợp lâu dài nhằm đạt 
được mục đích nào đó (Kawauchiyama, 1998). 
Parrott (1993) thì cho rằng Chiến lược “là một 
biện pháp mà người học (mặc dù không nhất 
thiết phải có ý thức) sử dụng một cách tích cực 
để tạo điều kiện thuận lợi hoặc tăng cường học 
tập”. 
 Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những thao 
tác diễn ra trong đầu khi chúng ta đọc văn bản 
tiếng mẹ đẻ và khi đọc văn bản bằng ngôn ngữ 
thứ hai là khác nhau. Khi ta đọc văn bản bằng 
tiếng nước ngoài, trong đầu ta sẽ lần tìm các 
“Chiến lược” nhằm bổ xung, lấp đi những lỗ 
hổng về kiến thức ngôn ngữ. Ellis (1986) cho 
rằng việc nghiên cứu về chiến lược mà người 
học ngôn ngữ sử dụng là vấn đề quan trọng 
hàng đầu trong nghiên cứu về quá trình thụ đắc 
ngôn ngữ thứ hai. 
 Phạm Thị Tời (2000) đã trích dẫn Oxford 
(1990) và đưa ra 6 nhóm chiến lược học tiếng 
như sau: 
a. Nhóm chiến lược siêu nhận thức 
(metacognitive strategies) 
 Gồm các chiến lược có liên quan đến việc 
lập kế hoạch và tổ chức tổng thể các kinh 
nghiệm học tập một cách có lựa chọn từ việc 
chọn lựa chiến lược để sử dụng trong một 
trường hợp cụ thể và cho một mục tiêu cụ thể. 
b. Nhóm chiến lược xúc cảm (affective 
strategies) 
 Gồm các chiến lược giảm lo âu, tự động viên 
khuyến khích và tự nhận thức về cảm xúc. 
c. Nhóm chiến lược xã hội (social 
strategies) 
 Gồm những chiến lược tạo ra các cơ hội để sử 
dụng ngoại ngữ và học bằng cách tương tác với 
người khác. 
d. Nhóm chiến lược trí nhớ (memory 
strategies) 
 Thường được sử dụng trong việc học từ 
vựng. Ví dụ: chiến lược sử dụ ... êu 
P. Tìm kiếm cơ hội thực hành 
Ý thức được tầm quan trọng của cơ hội 
Q. Theo dõi hoạt động và học tập của bản thân 
R. Đánh giá hoạt động và học tập của bản thân 
S. Đánh giá một cách tích cực để tạo sự tự tin 
Nhằm mục đích tìm hiểu về các chiến lược 
của người học khi đọc văn bản, các nhà nghiên 
cứu đã tiến hành nhiều thực nghiệm. Ví dụ: Block 
(1986) đã sử dụng thủ pháp THINK – ALOUD 
TASK yêu cầu người đọc phát thành tiếng tất cả 
những cảm xúc, suy nghĩ trong đầu, qua đó tác 
Đ.T.N. My./ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 266-275 
269 
giả phân tích quá trình xử lí văn bản cũng như 
những nguyên nhân cản trở quá trình nắm bắt 
thông tin từ văn bản của người đọc, và rút ra kết 
luận rằng dạng chiến lược mà người đọc sử 
dụng có liên quan đến việc thành công 
(successfull) hay thất bại (un-successfull) trong 
việc hiểu văn bản. Trong giáo dục tiếng Nhật, 
Taniguchi (1991) nghiên cứu về các phương 
pháp dạy đọc hiểu thông qua việc chia sinh viên 
thành các nhóm, cùng phát ra thành lời quá 
trình tư duy của mình trong khi đọc thành lời. 
Taniguchi (1991) đã kết luận rằng nếu sử dụng 
các giáo trình đọc hiểu có chú trọng đến việc 
phát huy kiến thức nền (schema), đồng thời có 
phương pháp dạy thích hợp thì người học, mặc 
dù kiến thức ngôn ngữ còn hạn chế, sẽ sử dụng 
rất nhiều chiến lược để tiến hành hoạt động đọc 
hiểu. 
 Những nghiên cứu trên đã dùng phương 
pháp nghiên cứu thực chứng để chỉ ra liên quan 
giữa việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu với 
hiệu quả đạt được. Tuy nhiên, những tư duy 
trong quá trình đọc hiểu diễn ra rất phức tạp, 
đôi khi người đọc không kịp diễn đạt bằng lời 
nói. Ngoài ra, việc diễn đạt các suy nghĩ thành 
lời nói bằng ngoại ngữ trong văn bản hay bằng 
tiếng mẹ đẻ cũng là một vấn đề còn đang bàn 
cãi. 
 Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thử nghiệm với 
một phương pháp nghiên cứu mới, được cho là 
khách quan hơn, đó là sử dụng hệ thống eye 
camera để ghi lại những chuyển động của đồng 
tử khi đọc văn bản, đồng thời dựa trên những 
phỏng vấn sau thực nghiệm (follow up 
interview) để phân tích những chiến lược mà 
người đọc sử dụng khi đọc văn bản. 
3. Tiến hành thực nghiệm 
a. Phương pháp thực nghiệm 
 Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 
hệ thống eye camera để ghi lại những chuyển 
động của nhãn cầu người đọc khi thực hiện thao 
tác đọc. Eye camera có rất nhiều loại, trong 
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng loại để bàn 
của công ty Cơ khí Takei (Takei Kiki Kogyo) 
(Hình 1) Cơ cấu hoạt động của hệ thống eye 
camera dạng này như sau: 
 Bộ phận dò tìm sẽ phát ra một tia hồng 
ngoại yếu hướng vào nhãn cầu của đối tượng. 
Trong lòng đen của mắt có lòng đen và đồng tử, 
trong đó có những hình ảnh Purkinje được hình 
thành do phản xạ ánh sáng (Hình 2). Cử động 
của nhãn cầu được đo bằng cách đo khoảng 
cách từ tâm đồng tử tới tâm của hình ảnh 
Purkinje. Khoảng cách đó sẽ thay đổi khi tia 
nhìn di chuyển, dựa vào sự biến đổi đó ta sẽ 
tính được sự chuyển động của tia nhìn (Hình 3).
Hình 1-Hình 3: Giới thiệu về Eye camera (Tham khảo Yanagisawa (2009) 
Hình 2: Lòng đen, đồng tử, hình ảnh 
Purkinje 
Hình 3: Tâm điểm và cự li giữa đồng tử và 
hình ảnh Purkinje 
Hình1: Máy dò tìm của hệ thống eye 
camera 
Đ.T.N. My./ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 266-275 
270 
b. Đối tượng thực nghiệm 
 Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với 24 đối tượng, trình độ tiếng Nhật và quốc tịch của các đối 
tượng được tóm lược trong Bảng 2 dưới đây. 
Bảng 2: Đối tượng thực nghiệm 
Trình độ tiếng Nhật Trình độ trung cấp Trình độ trên trung cấp 
NVS 6 người 3 người 
NVNS 
(Hàn Quốc, ĐàiLoan, 
Hồng Kông, Ba Lan, 
Iran, Thổ Nhĩ Kì, 
Bungari) 
2 người 9 người 
Đối tượng 
 NS 4 người 
Thời gian thực hiện 14/2/2012~ 1/3/2012 (4 lần) 
c. Chuẩn bị cho thực nghiệm 
 Chọn 3 đoạn văn có độ dài khoảng 150 – 
200 kí tự, với độ khó tăng dần: đoạn văn 1: 
tương đối dễ; đoạn văn 2: tương đối khó; đoạn 
văn 3: khó. Để xác định mức độ khó của đoạn 
văn, chúng tôi dùng phần mềm Reading Chutor 
để đoi. Tiêu chí chọn đoạn văn là sao cho trong 
các đoạn đều có các từ gốc Hán. Tiếp theo, dựa 
trên sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa 
giữa từ Hán Việt và Hán Nhật, chúng tôi phân 
loại các từ gốc Hán xuất hiện trong bài thành 4 
nhóm: S (có ý nghĩa và cách dùng giống hoặc 
gần giống giữa tiếng Nhật và tiếng Việt); D (có 
ý nghĩa và cách dùng hoàn toàn khác giữa tiếng 
Nhật và tiếng Việt); O (có ý nghĩa và cácdùng 
có phần không trùng khớp giữa tiếng Nhật và 
tiếng Việt); N (không có trong tiếng Việt)ii. Với 
những đoạn văn không có đủ cả 4 nhóm trên, 
chúng tôi biên tập lại sao cho trong mỗi đoạn 
văn đều xuất hiện cả 4 nhóm từ gốc Hán trên. 
d. Cách tiến hành thực nghiệm 
- Trước hết, đối tượng của thực nghiệm 
ngồi trên một cái ghế, đặt cằm lên một cái giá 
đỡ, đầu được cố định nhẹ bằng một khung sắt, 
khoảng cách từ nhãn cầu tới màn hình máy tính 
khoảng 75 cm và đọc thầm bài đọc hiện lên trên 
màn hình. 
- Suốt quá trình đọc, từ máy dò tìm sẽ phát 
ra tia hồng ngoại, đo chuyển động của tia nhìn 
và chuyển dữ liệu vào máy tính. 
- Sau khi đối tượng đọc xong một bài đọc, 
chúng tôi đề nghị họ kể lại nội dung vừa đọc 
(người Việt Nam kể bằng tiếng Việt, đối tượng 
không phải người Việt Nam kể lại bằng tiếng 
Nhật). Toàn bộ nội dung các đối tượng kể lại 
được ghi âm bằng máy ghi âm. 
- Cuối cùng, chúng tôi đề nghị đối tượng 
vừa nhìn màn hình ghi lại tia nhìn của mình khi 
đọc các đoạn văn, và tiến hành phỏng vấn họ về 
một số vấn đề cần làm rõ. 
- Sử dụng phần mềm TALK EYE II để đo 
chuyển động của nhãn cầu, đồng thời sử dụng 
thêm phần mềm thống kê Gankyuundoutokei II 
để phân tích dữ liệu. 
4. Kết quả và khảo sát 
 Hình 4- Hình 8 là những chuyển động của 
tia nhìn đã được dữ liệu hóa của các đối tượng 
Đ.T.N. My./ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 266-275 
271 
tham gia theo từng trình độ tiếng Nhật. Những 
điểm tròn trên hình là những điểm mà đối tượng 
tham gia thực nghiệm dừng lại lâu, nhìn chăm 
chú, những đường thẳng mảnh biểu thị sự di 
động của tia nhìn. Màu sắc của các điểm tròn 
thể hiện độ dài của thời gian nhìn, cụ thể: màu 
xanh da trời là 66ms- 98ms (1ms=1/1000 giây); 
màu đỏ là 99ms-131ms; màu hồng là 132ms – 
249 ms; màu xanh lá cây là 250ms-499ms. 
 Đối tượng tham gia thực nghiệm được đọc 
các đoạn văn mà không bị khống chế thời gian. 
Bởi vậy, cũng có đối tượng đọc một lần, cũng 
có đối tượng đọc đi đọc lại nhiều lần. Hình 4- 
Hình 8 là quỹ đạo đọc lần thứ nhất của các đối 
tượng tham gia. 
H4. 【NVNS】Trung cấp H5. 【 NVNS】Trên trung cấp 
H6.【VNS】Trung cấp H7.【 VNS】Trên trung cấp 
Đ.T.N. My./ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 266-275 
272 
H8. JPN 
 Hình 6 là ví dụ về cách đọc của đối tượng 
người Việt Nam học tiếng Nhật ở trình độ trung 
cấp. So sánh với đối tượng người học không 
phải người Việt Nam ở trình độ trung cấp (Hình 
4), ta thấy cả hai đối tượng đều có đặc điểm là 
có điểm tập trung tia nhìn nhiều. Điều đó cho 
thấy rằng ở trình độ trung cấp, người học còn ít 
sử dụng kĩ năng đọc lướt (skimming) để nắm 
được ý chính của bài đọc. Điều này dễ hiểu vì ở 
trình độ này, người đọc khó có thể đọc lướt do 
kiến thức ngôn ngữ còn hạn chế. Tuy nhiên, 
điểm tập trung tia nhìn, đặc biệt những điểm có 
độ dài 132ms – 249 ms ở người Việt Nam nhiều 
hơn so với các đối tượng người học cùng trình 
độ ở những quốc gia khác. 
 Quan sát kỹ hơn quỹ tích tia nhìn của 
người học là người Việt Nam ở trình độ trung 
cấp, ta thấy họ tập trung nhìn và dừng khá lâu ở 
tất cả các chữ Hán. Điều này cho thấy chữ Hán 
đóng vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu của 
đối tượng người học là người Việt Nam. Qua 
quan sát quá trình đọc và dịch của các đối 
tượng tham gia thực nghiệm, chúng tôi thấy có 
hai xu hướng xử lý khi gặp những chữ Hán 
chưa học, một là chỉ sử dụng kiến thức về âm 
Hán Việt, hai là sử dụng kết hợp nhiều chiến 
lược, trong đó có chiến lược sử dụng kiến thức 
tiếng mẹ đẻ (trong nghiên cứu này là âm Hán 
Việt) để đoán nghĩa của từ mới. Cả hai nhóm 
đều ít gặp khó khăn với những từ Hán thuộc 
nhóm O hoặc nhóm S. Tuy nhiên, với những từ 
thuộc nhóm D và N, nhóm đối tượng chỉ dựa 
vào kiến thức âm Hán Việt để đoán nghĩa 
thường bị hiểu sai, hoặc hiểu không rõ nghĩa 
của từ, dẫn đến không hiểu ý , hoặc hiểu sai ý 
của toàn đoạn văn. Ví dụ, có đối tượng khi gặp 
từ “定年” (tiếng Nhật có nghĩa là “Nghỉ 
hưu”) và từ “見直し“(tiếng Nhật có nghĩa là 
“Xét lại, nhìn lại”) vì chỉ dựa vào âm Hán Việt 
là “ĐỊNH NIÊN” và “KIẾN TRỰC” nên đã 
không hiểu hoặc hiểu sai ý của toàn bộ đoạn 
văn. Bên cạnh đó có đối tượng đã dịch đoạn văn 
một cách khác tương đối chính xác vì biết kết 
hợp giữa sử dụng kiến thức âm Hán Việt, đồng 
thời sử dụng cả cách suy đoán nghĩa của từ qua 
nghĩa của từng yếu tố Hán, ví dụ: ”見“ 
=nhìn, “直す”=sửa chữa => “見直す“= 
Sửa chữa cách nhìn, nhìn lại 
 Hình 7 là ví dụ của về cách đọc của đối 
tượng người học là người Việt Nam ở trình độ 
trên trung cấp. So với người Việt Nam ở trình 
độ trung cấp thì độ chú ý ít hơn. Kết quả này 
cho thấy có khả năng ở trình độ trên trung cấp, 
người học đã sử dụng kĩ năng skimming, đọc 
Đ.T.N. My./ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 266-275 
273 
lướt để rút ngắn thời gian đọc. Tuy nhiên so với 
đối tượng không phải người Việt Nam ở cùng 
trình độ (Hình 5), người học là người Việt Nam 
vẫn có số điểm chú ý tia nhìn nhiều hơn, điều 
này khiến thời gian đọc của người Việt Nam dài 
hơn. Tất cả người học ở trình độ trên trung cấp 
đều không chỉ sử dụng mỗi kiến thức về âm 
Hán Việt, mà sử dụng kết hợp các chiến lược tri 
nhận (dịch ra tiếng mẹ đẻ, sử dụng chuyển di từ 
tiếng mẹ đẻ, suy đoán, dự đoán qua kiến thức 
ngôn ngữ). Các chiến lược này ở người học là 
người Việt Nam gần giống với các đối tượng là 
người học ở các nước thuộc khối Hán ngữ. 
Ngược lại, người học ở các nước không thuộc 
khối Hán ngữ thường sử dụng các chiến lược 
suy đoán dựa trên ý nghĩa của các yếu tố Hán 
mà họ đã biết. 
 Từ kết quả thực nghiệm và follow-up 
interview, chúng tôi nhận thấy những điều sau: 
- Khi gặp một từ gốc Hán chưa biết người 
Việt Nam ở trình độ trên trung cấp thường đoán 
nghĩa của từ dựa trên nghĩa của chữ Hán. Xu 
hướng này giống với các đối tượng không phải 
người Việt Nam học tiếng Nhật ở trình độ trên 
trung cấp và người bản xứ. Ngược lại, người 
Việt Nam ở trình độ trung cấp thì lại có xu 
hướng đoán nghĩa của từ dựa trên âm Hán Việt. 
Với những từ Hán thuộc nhóm O hoặc nhóm S 
thì chiến lược này mang lại kết quả tích cực hơn 
cho người đọc. Song, với những từ thuộc nhóm 
D hoặc nhóm N thì chiến lược này không đem 
lại hiệu quả tốt 
- Với những đối tượng có kết quả tốt ngoài 
kiến thức về âm Hán Việt, họ còn có xu hướng 
sử dụng các chiến lược khác để đoán từ. Ngoài 
ra, sau khi đoán được nghĩa của từ họ còn sử 
dụng các kiến thức nền về từ đó để liên tưởng 
và dự đoán nội dung bài đọc. 
- Ở những đối tượng là người Việt Nam học 
tiếng Nhật ở trình độ trung cấp có kết quả đọc 
chưa tốt, chúng tôi thấy họ thường chỉ dùng 
chiến lược đoán từ dựa vào kiến thức về âm 
Hán Việt mà chưa thấy họ biết kết hợp các 
chiến lược khác để hiểu được bài học, bởi vậy 
khi gặp các từ gốc Hán thuộc gốc D và N họ 
thường lúng túng. 
- Nhìn chung những đối tượng thuộc khu 
vực văn hóa Hán ngữ có kết quả đọc tốt hơn so 
với kết quả của đối tượng thuộc khu vực khác. 
Một trong những nguyên nhân có thể nghĩ tới 
đó là nhờ kiến thức về chữ Hán ngoài ra đối với 
những đối tượng biết kết hợp nhiều chiến lược 
đọc hiểu thì có kết quả tốt hơn. 
4. Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo 
 Trên đây là kết quả khảo sát về những 
chiến lược đọc hiểu và những đối tượng tham 
gia sử dụng, mối quan hệ tương quan giữa việc 
sử dụng các chiến lược đọc hiểu với mức độ 
hiểu. Từ kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy 
rằng những sinh viên có xu hướng kết hợp 
nhiều chiến lược đọc hiểu để nỗ lực hiểu nội 
dung bài đọc thường có kết quả đọc hiểu tốt 
hơn những sinh viên chỉ đơn thuần sử dụng 
chuyển di từ tiếng mẹ đẻ (âm Hán – Việt). Kiến 
thức về âm Hán Việt là một lợi thế của người 
Việt Nam khi học tiếng Nhật, Tuy nhiên, nếu 
chỉ dựa vào âm Hán Việt cũng chưa đủ mà 
người học cần kết hợp nhiều chiến lược khác 
nhau mới đạt kết quả tốt. 
 Sử dụng eye camera trong việc quan sát 
cách đọc và nghiên cứu về chiến lược đọc hiểu 
là một phương pháp mới, có độ tin cậy cao. Tuy 
nhiên trong nghiên cứu này, số lượng người 
tham gia vẫn còn ít. Trong các nghiên cứu tới 
chúng tôi dự định sẽ tăng đối tượng nghiên cứu 
để có thể thấy rõ hơn các khuynh hướng sử 
dụng chiến lược và hiệu quả của việc sử dụng 
đó. 
Đ.T.N. My./ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 266-275 
274 
Tài liệu tham khảo 
[1] Matsuda (2007) ベ ト ナ ム 語 母 語 話 者 に 
と っ て 漢 越 語 知 識 は 日 本 語 学 
習 の ど の程度有利に働くか? -日 越漢語 
の一致度に基づく分析ー『日本語学・日本
語教育国際シンポジウム別冊』NXB.DHQG
HN、16-27 
[2] Nakagawa Yasuhiro, Kobayashi Manabu, 
Tokumasu Noriko (2006) 「漢越語知識が 
ベトナム人 日 本 語学習者の 語彙学習に及 
ぼす影響ー正誤判断テストと作文調査の結
果から」日本語教育学会秋季大会予稿集 
[3] Đào Thị Nga My (2008) ベトナム 語母語話者 
の日本語漢語学習における母語の転移につ
いて の一 考察―正誤判断テス トの結果 か 
ら―東京外国語大学大学院地域文化研究科
博士前期課程修士論文 
[4] Temma Michiko (1989) 英文読解のス ト ラ 
テ ジー.東京:大修館書店 
[5] Kawauchiyama Masako (1998) 読解スト 
ラテジーの研究 : その 意識的使用をめ 
ぐってInternational Student Center, Yokohama 
National University 
[6] Parrott, M. (1993). Tasks for Language Teachers: 
A Resourse Book for Language Teachers 
Training and Development. Cambridge: CUP 
[7] Ellis. G. and Sinclair. B. (1989) Learning to learn 
English – A course in learner training. 
Cambridge University Press 
[8] Phạm Thị Tời (2000) Chiến lược học trong quá 
trình dạy – học ngoại ngữ, Kỷ yếu hội thảo 
NCKH Khoa Anh – Trường ĐHNN- ĐHQGHN 
[9] Oxford, R.L. (1990) Language Teaching 
Methodology. In A Textbook for Teachers. 
London: Phoenix ELT 
[10] Ikenoue Makiko (1996) 読解ストラテジー 
トレーニング・プログラム評価 学 習者 の 
自 己 評価と教授者の観察を中心に 
[11] Oxford, R.L. (1994) 『言語学習 ストラテ 
ジー』凡人社 (Oxford, R.L. (1990) Language 
Learning Strategies. Newbury House 
の日本語訳) 
[12] Block. E. (1986) The comprehension strategies 
of second language readers. TESOL Quarterly. 
20 (3); 463-194 
[13] Taniguchi Mizuko (1991) 「思考過程を 出し 
合う読解授業:学習者ストラテジーの観察」
『日本語教育』75号、日本語教育学会、37-
50 
[14] Yanagisawa Emi, Ooki Rie, Suzuki Mika (2009) 
「アイカメラを遣って観察した日本語学習
者の読みの特徴―レベルの違いから見えて
くるものー」東京外国語大学留学生日本語
教育センター論集.
iPhần mềm Reading Chutor 
iiBunkacho (1983) 
アイカメラを用いて観察したベトナム人日本語学習者の
文章の読み方の特徴 
―漢越語の影響の考察を中心にー 
Dao Thi Nga My 
ハノイ国家大学外国語大学、東洋言語文化学部 
第二言語習得研究において読解ストラテジーの研究は注目されている。 本研究は ア イ 
カメラというシステムを用いてベトナム人日本語学習者の文章の読み方を調べる。ベトナム
Đ.T.N. My./ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 266-275 
275 
人日本語学習者・他国の日本語学習者・日本語母語話者という3つのグループの文章の読み
方を対照し、ベトナム人日本語学習者の文章の読み方の特徴を探ると同時に漢越語の知識は
ベトナム人日本語学習者にどのように影響するかを調べ、ベトナム人日本語学習者にふさわ
しい読解ストラテジーの提案を試みる。 
キーワード:特徴、ストラテジー、漢越語、読み方、アイカメラ 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_ve_chien_luoc_doc_hieu_cua_nguoi_viet_nam_hoc_tieng.pdf