Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII

Bài này khảo sát những từ cổ được dùng trong ba văn bản được viết bằng chữ quốc ngữ thế kỉ XVII: thư của Igesico Văn Tín gửi Marini, viết ngày 12-9-1659, thư của Bento thiện gửi Marini, viết ngày 25-10-1659, văn bản nói về Lịch sử nước Annam cũng do B. Thiện soạn thảo khoảng đầu hoặc giữa năm 1659, gửi cho Marini.

Các kết quả chính thu được là như sau:

- Trong vốn từ được dùng ở ba văn bản nói trên, có 45 từ nay đã là từ cổ, bao gồm: 27 thực từ (gồm cả những từ vẫn còn trong tiếng Việt ngày nay, nhưng vào thế kỉ XVII chúng được dùng với nghĩa cổ, nay không còn sử dụng nữa) và 18 hư từ.

- Trong 18 hư từ nêu trên, nếu xét về mặt chức năng của chúng, có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn:

+ Phô (chỉ có một từ này) chuyên đứng trước danh từ

+ Thay thảy (chỉ có một từ này) chuyên đứng cuối danh ngữ.

+ Hằng, hầu, một, những chuyên đứng trước động từ.

+ Cùng, liên, đoạn chuyên đứng sau động từ hoặc cuối động ngữ.

+ Bằng1, bằng2, như bằng, bởi, chăng, dù mà, song le, ví bằng không phải là những yếu tố chuyên dụng có vị trí phân bố ổn định trong danh ngữ hoặc động ngữ.

+ Ru (chỉ có một từ này) là tiểu từ tình thái nghi vấn luôn đứng ở cuối câu.

- Chúng tôi đã phân tích, chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ nêu trên đây để góp phần tìm hiểu hệ thống từ vựng tiếng Việt thế kỉ XVII nói chung, các từ cổ thế kỉ XVII nói riêng.

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 1

Trang 1

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 2

Trang 2

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 3

Trang 3

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 4

Trang 4

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 5

Trang 5

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 6

Trang 6

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 7

Trang 7

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 8

Trang 8

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 9

Trang 9

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang Trúc Khang 11/01/2024 1620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII

Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 183-197 
183 
Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản 
viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII 
Vũ Đức Nghiệu* 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 15 tháng 12 năm 2010 
Tóm tắt. Bài này khảo sát những từ cổ được dùng trong ba văn bản được viết bằng chữ quốc ngữ 
thế kỉ XVII: thư của Igesico Văn Tín gửi Marini, viết ngày 12-9-1659, thư của Bento thiện gửi 
Marini, viết ngày 25-10-1659, văn bản nói về Lịch sử nước Annam cũng do B. Thiện soạn thảo 
khoảng đầu hoặc giữa năm 1659, gửi cho Marini. 
Các kết quả chính thu được là như sau: 
- Trong vốn từ được dùng ở ba văn bản nói trên, có 45 từ nay đã là từ cổ, bao gồm: 27 thực từ 
(gồm cả những từ vẫn còn trong tiếng Việt ngày nay, nhưng vào thế kỉ XVII chúng được dùng với 
nghĩa cổ, nay không còn sử dụng nữa) và 18 hư từ. 
- Trong 18 hư từ nêu trên, nếu xét về mặt chức năng của chúng, có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn: 
+ Phô (chỉ có một từ này) chuyên đứng trước danh từ 
+ Thay thảy (chỉ có một từ này) chuyên đứng cuối danh ngữ. 
+ Hằng, hầu, một, những chuyên đứng trước động từ. 
+ Cùng, liên, đoạn chuyên đứng sau động từ hoặc cuối động ngữ. 
+ Bằng1, bằng2, như bằng, bởi, chăng, dù mà, song le, ví bằng không phải là những yếu tố chuyên 
dụng có vị trí phân bố ổn định trong danh ngữ hoặc động ngữ. 
+ Ru (chỉ có một từ này) là tiểu từ tình thái nghi vấn luôn đứng ở cuối câu. 
- Chúng tôi đã phân tích, chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ nêu trên đây để góp 
phần tìm hiểu hệ thống từ vựng tiếng Việt thế kỉ XVII nói chung, các từ cổ thế kỉ XVII nói riêng. 
*Trong các tài liệu thành văn ghi bằng chữ 
quốc ngữ thế kỷ XVII còn lại đến nay, có ba 
văn bản rất đáng chú ý là: Thư của Igesico Văn 
Tín gửi Marini, viết ngày 12-9-1659 (dưới đây 
gọi tắt là thư V.Tín); Thư của Bento thiện gửi 
Marini, viết ngày 25-10-1659 (gọi tắt là thư 
B.Thiện); Văn bản nói về Lịch sử nước Annam 
(dưới đây viết tắt là LSAN) cũng do B. Thiện 
soạn thảo khoảng đầu hoặc giữa năm 1659, gửi 
cho Marini. Cả ba văn bản này đều do chính 
người Việt soạn thảo, bút tích, địa chỉ lưu trữ rõ 
______ 
* ĐT.: 84-4-38585238. 
 E-mail: nghieuvd@vnu.edu.vn 
ràng, thời gian soạn thảo được ghi hoặc được 
xác định chính xác, bảo đảm chắc chắn độ tin 
cậy về mặt văn bản học, và về “phẩm chất bản 
ngữ” của tác giả. Các văn bản đã được cụ Linh 
mục Đỗ Quang Chính phiên chuyển sang chữ 
quốc ngữ hiện đại, in kèm ảnh bản trong cuốn 
sách Lịch sử chữ quốc ngữ [1,2]. 
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích 
và cung cấp một số thông tin về những từ cổ 
hiện diện trong ba văn bản đó. 
1. Hiểu một cách giản dị thì từ cổ là những từ 
đã từng tồn tại trước đây nhưng hiện nay không 
V.Đ. Nghiệu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 183-197 
184 
còn trong đời sống ngôn ngữ toàn dân đương 
đại nữa, hoặc nếu còn thì cũng đã có những 
biến đổi ngữ âm và/hoặc ngữ nghĩa nhất định, 
hoặc chỉ còn làm thành tố trong những kết cấu 
ngôn ngữ rất hạn chế nào đó. Trên thực tế, các 
biểu hiện và sự tồn tại của từ cổ khá đa dạng. 
a. Trường hợp thứ nhất, điển hình và dễ thấy 
hơn cả là những từ xưa đã từng tồn tại với tư cách 
là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn 
khiếm diện trong ngôn ngữ đương đại. Ví dụ: 
mựa, bui, thửa, bợ, phô, hoà, nhẫn, chưng ... 
b. Trường hợp thứ hai là những từ có các 
biến đổi ngữ âm vì nhiều lý do khác nhau, trong 
đó có một số rất đáng kể là biến đổi do xu thế 
và quá trình đơn tiết hoá của tiếng Việt (cho 
rụng tiền âm tiết của các cấu trúc song tiết cổ). 
Về căn bản, nghĩa của dạng cổ và dạng hiện nay 
của những từ như thế, không khác nhau. Chúng 
chỉ khác nhau về hình thức ngữ âm. Ví dụ: la 
đá - đá, lồ vừng - vừng, lồ mướp - mướp, bồ cóc 
- cóc, bà cắt - cắt.. 
c. Trường hợp thứ ba là những từ chỉ còn 
được dùng rất hạn chế trong phương ngữ nào đó 
với tư cách la từ ngữ địa phương, hoặc tồn tại 
trong một thành ngữ tục ngữ nhất định. Ví dụ: 
bữa rầy/rày, min, ăn không ngồi rồi ... 
d. Trường hợp thứ tư là những từ xưa cũng 
đã từng tồn tại với tư cách là những từ bình 
thường, nhưng nay chỉ còn là những yếu tố đã 
“mất nghĩa” trong các đơn vị từ vựng như: hỏi 
han, hơn nữa, rõ rệt, lo âu, e lệ, ngặt nghèo ... 
e. Trường hợp thứ năm là những từ trước 
đây được dùng với nghĩa cổ (và tất nhiên sẽ kéo 
theo những đặc điểm ngữ pháp của chúng cũng 
khác), nay các nghĩa cổ đó không còn trong 
tiếng Việt hiện đại nữa. Ví dụ: từ cái dùng với 
nghĩa cổ như trong các kết cấu cú pháp: cái rắn, 
cái rùa, cái dế, cái đom đóm, cái mối, cái sóc, 
cái sò... từ con dùng với nghĩa cổ như trong các 
kết cấu cú pháp: con bừa, con am, con lều..., từ 
ban trong kết cấu ban trống canh, từ bằng trong 
kết cấu ngọt bằng mít, mát bằng dừa; đánh phá 
nước Ngô bằng khua lỗ kiến... 
Khảo sát ba văn bản này (sau đây xin được 
gọi tắt ... : trong ba văn bản, 
bên cạnh khả năng phân bố liền sau động từ (ví 
dụ: nói đoạn, lạy đoạn) hoặc đứng cuối động 
ngữ (ví dụ: đánh giặc đoạn) từ đoạn còn có rất 
nhiều khả năng phân bố ở vị trí đầu câu, đầu 
mệnh đề, đảm nhận chức năng làm dấu hiệu 
hình thức biểu hiện dứt câu hoặc mệnh đề trước, 
bắt đầu câu hoặc mệnh đề tiếp theo. 
3.5. Năm hư từ bằng1 (có nghĩa so sánh cổ), 
bằng2 (có nghĩa liên từ), như bằng, chăng, bởi 
Bằng1. Trong nguồn ngữ liệu đang xét, 
bằng1 xuất hiện 2 lần với tư cách là từ so sánh 
thì một lần dùng với nghĩa so sánh bình thường 
như hiện nay, một lần dùng với nghĩa so sánh 
kiểu cổ (vì vậy, trong danh sách các hư từ cổ 
V.Đ. Nghiệu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 183-197 
194 
trên đậy chúng tôi chỉ ghi tấn số xuất hiện của 
bằng1 chỉ có một lần). Tính chất cổ đó thể hiện 
ở chỗ nó được phân bố ở vị trí mà ngày nay chỉ 
dùng như. Ví dụ: 
Ơn thầy thương lấy tôi cùng, vì là kẻ có tội 
nhiều, chẳng đáng ở gần Thầy, thì phải làm một 
lời bằng thay mặt. (thư V.Tín) 
Đặc điểm này của bằng, chúng ta đã gặp từ 
Truyền kỳ mạn lục giải âm trở về trước, đến 
Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập và 
văn bản Phật thuyết... Ví dụ: 
Đánh phá nước Ngô bằng khua lỗ kiến. [7] 
Khiến người ta sợ sệt bằng chim nản cung 
vậy vay. [7] 
Gió Nam kíp dấy sóng cả bằng núi. [7] 
Khi bình cư nghị luận miệng lưỡi bằng 
nước chảy. Đến khi toan chước cả nhà nước tối 
vậy bằng ngồi trong mây mù. [7] 
Ngày tháng bằng thoi một phút cười. [8, b.22] 
Ngọt bằng mít mát bằng dừa. [10, Phẩm vật 
môn, b.38] 
Tỳ bà mấy khúc sầu bằng bể [10, Nhàn 
ngâm chư phẩm tập, b.50]... 
A Nan mắng lời ấy, thương bằng nghe cắt 
cùng lòng [13] 
... mẹ chửa con trong mười tháng, ngồi dậy 
chẳng an, bằng người gồng gánh nặng, ăn uống 
chẳng lọt bằng người ốm lâu [13]. 
Bằng2. Từ này, trong nguồn ngữ liệu được 
khảo sát ở đây, có 8 lần được dùng với ý nghĩa, 
chức năng tương đương như như một từ nối, 
đứng đầu danh ngữ ở đầu câu. Ví dụ: 
Bằng sự tiền Thầy dạy cho mẹ Romong thì 
tôi đã cho... (thư B.Thiện) 
Bằng phép lấy vợ, trước thì xem hai bên có 
đẹp lòng chăng, thì nhà trai đi hỏi, lấy trầu cau 
mà nói cùng nhau. (thư B.Thiện) 
Cái ý nghĩa “nếu / nếu như / cứ như / nhược 
bằng” khiến cho bằng được dùng như một từ 
nối đứng đầu danh ngữ ở đầu câu, thật ra, đã có 
từ thời Truyền kỳ mạn lục và Phật thuyết đại 
báo phụ mẫu ân trong kinh. Ví dụ: 
Bằng có tình cũ, ngày ấy khắc ấy khá đến 
dưới miếu vua Trưng Vương ... [7] 
Bằng ngươi nói, phúc Dĩ Thành vay hay vạ 
Dĩ Thành vay. [7] 
Bằng áng nạ còn sống, cho được sống lâu. [15] 
Bằng nay đà chết, xương bạc cùng một 
đấng, đệ tử làm sao mà biết? [15]. 
Như bằng. Đây là một ngữ gồm hai hư từ là 
như và bằng kết hợp với nhau, hơi lạ. Như bằng 
cũng để biểu hiện ý nghĩa so sánh giống với 
bằng và như. Ví dụ: Tôi làm thư nầy xin cho 
đến Thầy như bằng đội ơn Thầy vậy.(thư 
B.Thiện). 
Kết hợp này chúng tôi chỉ gặp ở đây một 
lần, nhưng trong Phép giảng tám ngày..., gặp 
tới 4 lần. Ví dụ: 
Mà Đức Chúa Trời lấy mọi việc ấy làm dễ 
mà chẳng động gì trong mình như bằng chẳng 
có làm việc gì sốt [11] 
(Hư từ này cần được lưu ý khảo sát thêm 
trong các nguồn ngữ liệu khác nữa bởi tính đặc 
biệt của nó). 
Chăng. Vốn là từ mang ý nghĩa phủ định, 
chăng được dùng làm từ phủ định trong cấu 
trúc phủ định và cũng được dùng trong các cấu 
trúc thể hiện ý nghi vấn phủ định. Trong ba văn 
bản đang xét, chăng được ghi nhận sử dụng 11 
lần, thì: 
- 01 lần vẫn được dùng với ý nghĩa phủ 
định trong cấu trúc phủ định. Ví dụ: Đến mùng 
hai tháng hai, lại ăn Tết ngày ấy. Song le, mặc 
có nơi ăn nơi chăng [= chẳng (ăn)] (thư 
B.Thiện). 
- 10 lần dùng trong cấu trúc thể hiện ý nghi 
vấn phủ định. Ví dụ: 
 song le chẳng biết là có ai gưởi cho đến 
Thầy hay chăng (thư B.Thiện). Chẳng biết là tôi 
có được gặp Thầy nữa chăng (thư B.Thiện). 
() xem tuổi cùng xem số có tốt chăng, 
mới đi hỏi lại. (thư B.Thiện) 
Hai ý nghĩa và chức năng này của chăng, 
trong văn bản Truyền kỳ mạn lục giải âm, Hồng 
Đức Quốc âm thi tập, Quốc âm thi tập và văn 
bản Phật thuyết... đều đã hiện diện. Ví dụ: 
V.Đ. Nghiệu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 183-197 
195 
... chẳng gặng lời phải lời chăng [= lời 
chẳng phải]. [7] 
Xưa nhẫn lại, đôi lứa chăng là chẳng [= 
không phải là không có] duyên cũ. [7] 
Số trời an đặt, chăng là chẳng [= chẳng/không 
phải là chẳng/ không ] trước định. [7] 
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen [8, bài 
69] 
Thuở đói xin ăn, chăng phải mẹ chăng ai 
mớm; khát thời xin uống, chăng phải mẹ chăng 
ai cho bú ... [15]. 
Tuy vào các thời xưa trước, chăng và chẳng 
vốn cùng có ý nghĩa và chức năng làm từ phủ 
định như vậy, nhưng càng lùi về hiện nay, 
chăng càng giảm dần, tiến tới rút lui khỏi vị trí 
của từ phủ định đứng trước từ khác, để lùi vào 
chiếm giữ vị trí của từ chuyên dùng trong các 
cấu trúc thể hiện ý nghi vấn phủ định và trong 
các câu hỏi tu từ (Ví dụ: Nhớ chăng em từng 
đôi giầy nhỏ? Thuyền về có nhớ bến chăng?...). 
Trong tiếng Việt hiện đại, chăng hoàn toàn 
không còn đứng ở vị trí của từ phủ định nữa. Vị 
trí đó đã hoàn toàn do chẳng đảm nhiệm. 
Bởi. Hư từ này biểu thị quan hệ nguyên 
nhân. Trong ba văn bản được khảo sát ở đây, 
bởi vẫn được sử dụng để biểu thị ý nghĩa 
nguyên nhân là chính (3/4 lần). Ví dụ:  mà 
bởi có giặc Hung nô đến Quảng Tây, thì vua 
Vĩnh Lịch chạy đi xứ khác... (thư B. Thiện). 
Trong Phép giảng tám ngày... cũng ghi 
nhận cho thấy từ bởi với ý nghĩa và chức năng 
như vậy. Ví dụ: Vậy thì các đấng chịu sáng bởi 
đức Chúa trời hay là bởi một đức chúa trời cho, 
hay là bởi đấng trên truyền cho ... [11]. 
Bên cạnh ý nghĩa chỉ nguyên nhân, ý nghĩa 
chỉ nơi chốn của bởi từng được ghi nhận trong 
Truyền kỳ mạn lục giải âm, đến đây vẫn được 
duy trì, hoạt động. Ví dụ: Mà Thầy cả Miguel 
bởi Roma mà đến đây thì về bên Đại 
Minh(thư B.Thiện). 
Sở dĩ nói rằng bởi (đúng hơn là ý nghĩa chỉ 
nơi chốn của nó) được ghi nhận trong bản giải 
âm Truyền kỳ mạn lục là vì trong bản giải âm 
này, chúng ta có thể thấy cả loạt ngữ cảnh như: 
... xảy thấy con gái đẹp, bởi thôn Đông mà 
ra... [7] 
... dẫn một người đẹp ... bởi phương Đông 
mà lại. [7] 
Ở đây (trong ba văn bản thế kỷ XVII đang 
xét) bởi được dùng với ý nghĩa cổ, làm giới từ 
chỉ nơi chốn; và tính chất “cổ” còn thể hiện rõ ở 
chỗ: từ điển Annam - Lusitan - Latinh (1651) 
của A. de Rhodes [3], Tự vị Annam – Latinh 
(Dictionarium Annamitico Latinum) của P.P.de 
Behaine (1772 - 1773) [4], Dictionarium 
Annamitico Latinum của Aj.L. Taberd (1838) 
[5] đều không còn ghi nhận ý nghĩa “chỉ nơi 
chốn” của từ này. 
4. Nhận xét chung 
Tuy kết quả khảo sát về các từ cổ trong một 
nguồn ngữ liệu nào đó không phải là toàn bộ từ 
cổ của tiếng Việt trong thời kỳ tương ứng, 
nhưng chúng ta vẫn cần phải có những miêu tả 
có tính bộ phận như vậy, để dần dần, từ nhiều 
kết quả bộ phận như thế, mới tiến tới có được 
sự hình dung đầy đủ hơn về bức tranh tổng thể 
các từ cổ nói riêng, từ vựng tiếng Việt nói 
chung trong quá khứ lịch sử. Từ các miêu tả và 
phân tích trình bày trên đây, chúng tôi thấy có 
thể nêu một số nhận xét khái lược như sau: 
a. Trong số các từ cổ nói chung và từ cổ 
hiện diện tại nguồn ngữ liệu đang xét nói riêng, 
số thực từ nhiều hơn hẳn so với hư từ. Điều đó 
không có gì lạ. Tuy nhiên, các đặc điểm, tính 
chất cổ về ngữ nghĩa, ngữ pháp, về khả năng 
kết hợp của các hư từ cổ đó lại tỏ ra là phức tạp 
hơn nhiều so với các thực từ. 
b. Nếu so sánh các từ cổ trong ba văn bản 
thế kỷ XVII đó với các từ cổ thuộc giai đoạn 
trước thế kỉ XVII, thì nói chung, không có 
những khác biệt, biến chuyển nhiều, hoặc đột 
biến; còn nếu so với ngày nay (tiếng Việt giai 
đoạn hiện đại), có những năng lực hoạt động 
và/hoặc một số nét nghĩa hoặc chức năng ngữ 
pháp của một số từ, đã giảm thiểu hoặc bị rụng 
đi. Ví dụ: Khả năng tham gia làm thành tố trong 
các kiểu kết cấu so sánh của bằng1, nét nghĩa 
V.Đ. Nghiệu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 183-197 
196 
điều kiện giả định của bằng2, nét nghĩa phủ 
định và vị trí đứng làm từ phủ định của chăng(3), 
nét nghĩa và chức năng liên từ của cùng, nét 
nghĩa “chỉ / chỉ có” của một, nét nghĩa “toàn là / 
chỉ” của những, nét nghĩa chỉ nơi chốn của bởi, 
khả năng kết hợp của danh từ cái(cái rắn), con 
(con bừa)... 
Ngược lại với xu thế trên đây, là xu thế mở 
rộng, gia tăng nghĩa hoặc chức năng ngữ pháp 
của hàng loạt từ như: năng lực hoạt động và 
nghĩa của bằng1, như, cái (cái ăn, cái mặc)... 
Hai xu thế trái chiều nhau này có khi diễn ra 
ngay trong cùng một từ (vừa thu hẹp, giảm 
thiểu nghĩa này, khả năng ngữ pháp này, vừa 
mở rộng, gia tăng nghĩa kia, khả năng ngữ pháp 
kia (bằng1, như...) 
c. Trong nguồn ngữ liệu được khảo sát ở 
đây, hàng loạt nhóm hư từ ngữ đồng nghĩa đã 
hiện diện, trong đó có những từ thành viên là từ 
cổ. Đó là một trong những biểu hiện của sự 
phát triển từ vựng, vì quan hệ đồng nghĩa sẽ 
đưa đến sự gia tăng số lượng, gia tăng khả năng 
biểu hiện trong từ vựng, nhưng đồng thời cũng 
có thể dẫn đến khả năng loại trừ nhau giữa các 
đơn vị đồng nghĩa. Ví dụ: Trong ba văn bản thế 
kỉ XVII có sinh thì xuất hiện 7 lần, nhưng chết 
cũng được dùng 2 lần và qua đời được dùng tới 
34 lần. (So sánh: trong Phép giảng tám ngày..., 
từ sinh thì xuât hiện 11 lần, qua đời được dùng 
10 lần, nhưng chết được dùng tới 179 lần)(4). 
______ 
(3)Tạm gác vấn đề phiên âm chữ Nôm chăng và chẳng 
sang một bên; so sánh tương quan tần số sử dụng giữa 
chăng và chẳng trong một số nguồn ngữ liệu hữu quan đã 
phiên sang chữ quốc ngữ, chúng tôi thấy: trong Văn bản 
Phật thuyết... chăng được dùng 22 lần, chẳng 103 lần; 
trong Quốc âm thi tập, chăng 53 lần chẳng 128 lần; trong 
Hồng Đức quốc âm thi tập, chăng 27 lần chẳng 103 lần; 
trong ba văn bản viết bằng chữ quốc ngữ thế kỷ XVII, 
chăng 11 lần chẳng 107 lần. 
(4) Có thể nêu thêm một số cặp đồng nghĩa khác nữa rất 
đáng lưu tâm trong văn bản Phép giảng tám ngày... của A. 
de Rhodes như: 
Ví bằng xuất hiện 78 lần và nếu đã xuất hiện 37 lần 
Song le xuất hiện 216 lần và nhưng đã xuất hiện 4 lần, 
Như bằng xuất hiện 4 lần và như đã xuất hiện 149 lần, 
Dẫu mà xuất hiện 1 lần và dầu đã xuất hiện 108 lần, 
Dù mà xuất hiện 1 lần và dù đã xuất hiện 52 lần, 
Vì chưng xuất hiện 230 lần và vì đã xuất hiện 290 lần ... 
Chính những đối lập về mức độ được sử 
dụng của từ ở nhiều nhóm từ cũng là một trong 
những lý do góp thêm vào việc dẫn đến những 
thay đổi của từ vựng ở giai đoạn sau. 
Ba văn bản được chúng tôi khảo sát ở đây đều 
là văn bản văn xuôi. Những thực tế trình bày trên 
đây là một phần nhỏ của bức tranh chung thể hiện 
khá rõ một trạng thái của hệ thống công cụ ngữ 
pháp tiếng Việt đang trên quá trình phát triển của 
nó, tạo điều kiện hình thành, xây dựng và phát 
triển nền ngôn ngữ văn xuôi Việt. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, 
NXB Tôn giáo, 2008. 
[2] Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Tủ 
sách Ra khơi, Sài gòn, 1972. 
[3] A.de. Rhodes, Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, 
(Dictionarivm Annnamiticvm Lvsitanvm, et Lainvm 
ope), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991. 
[4] P. Pigneau de Behaine, Tự vị An nam La tinh 
(Dictionrium Anamitico Latinum), (Hồng Nhuệ Nguyễn 
Khắc Xuyên dịch và giới thiệu), NXB Trẻ, 1999. 
[5] Aj.L. Taberd, Dictionarium Anamitico Latinum, NXB 
Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học. 
[6] Đoàn Thiện Thuật, Chữ quốc ngữ thế kỷ XVIII, NXB 
Giáo Dục, 2008. 
[7] Truyền kỳ mạn lục giải âm, Nguyễn Quang Hồng phiên 
âm và chú giải, Hà Nội, 2001. 
[8] Nguyễn Trãi Quốc âm thi tập trong toàn tập, NXB Khoa 
học Xã hội, 1975. 
[9] Bốn bài phú đời Trần, (Cư trần lạc đạo, Đắc thú lâm 
tuyền thành đạo ca, Hoa yên tự phú, Giáo tử phú), Đào 
Duy Anh phiên âm, trong sách: Chữ Nôm: nguồn gốc, 
cấu tạo, diễn biến, NXB Khoa học Xã hội, 1975. 
[10] Hồng Đức quốc âm thi tập, NXB Văn học, 1982. 
[11] Rhodes A. de. Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chịu 
phép rửa tội mà vào đạo thánh đức chúa blời, Tủ sách 
Đại kết, 1993. 
[12] Nguyễn Tài Cẩn. Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự 
và văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 
2001. 
[13] Nguyễn Quang Hồng, Khái luận văn tự học chữ Nôm, 
NXB Giáo dục, 2008. 
[14] Nguyễn Tài Cẩn, Chữ Nôm đã hiện diện vào thời kỳ 
quốc đô dời ra Thăng Long, Văn hóa Nghệ An, số 172 - 
173, tháng 5 - 2010. 
[15] Hoàng thị Ngọ, Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng 
kinh; trong sách: Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm 
Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, NXB Khoa 
học Xã hội, Hà Nội, 1999. 
V.Đ. Nghiệu / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 183-197 
197 
[16] Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục, Trong sách 
Di văn chùa Dâu, Nguyễn Quang Hồng chủ biên, NXB 
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997. 
[17] Dào Duy Anh, Truyện Kiều, Từ điển Truyện Kiều, NXB 
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1974. 
[18] Trần Thị Mỹ, Nguyễn Thiện Nam, Một vài nhận xét về 
cách dùng các từ “một, phô, thay thảy, cả và...” trong văn 
xuôi cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, (cứ liệu rút từ 
“Sách sổ sang chép các việc...”), Ngôn ngữ, 1 (1981) 25. 
Examine archaic Vietnamese words used in three texts writen 
in Quoc Ngu (romanized Vietnamese) in the 17th century 
Vu Duc Nghieu 
College of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi, 
336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 
This paper deals with archaic Vietnamese words used in three texts writen in Quoc ngu 
(ronmanized Vietnamesse writing system) in the 17th Century. Those three texts include Igesico Văn 
Tin’s letter writen on September 12, 1659 to Marini, Bento Thien’s letter writen on October 25,1659 
to Marini, Bento Thien’s text on Annam history writen in the begining or middle of 1659 to Marini. 
Followings are what we have found from the analysis of those three texts: 
- There are 45 archaic Vietnamese words which are divided into two groups: a group of 27 lexcal 
words (of which some have been used until now but they contained old meanings). Another goup 
consists of 18 functional words. 
- The group 18 empty words can be divided into some following subgroups based on their 
functions: 
phô (this word only) precedes nouns. 
thay thảy (this word only) occurs at the end of the noun phrases. 
hằng, hầu, một, những precede verbs. . 
cùng, liên, đoạn follow verbs or occurs at the end of verb phrases. 
bằng1, bằng2, như bằng, bởi, chăng, dù mà, song le, ví bằng have no stable positions in noun 
phrases and verb phrases. 
Ru (this word only) occurs at the end of sentences. 
- We have analysed and pointed out semantic, grammatical features of words mentioned above to 
contribute to understand the 17th Century Vietnamese vocabulary in general and archaic Vietnamese 
words during that century in particular. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_cac_tu_co_trong_ba_van_ban_viet_bang_chu_quoc_ngu_t.pdf