Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ

Đề tài đã tiến hành khảo sát 2010 con chó bệnh tại một số bệnh xá thú y thuộc thành phố Cần Thơ.

Các phương pháp kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nuôi cấy và phân lập vi khuẩn đã được thực

hiện nhằm xác định các bệnh đường hô hấp do vi khuẩn, thử nghiệm kháng sinh đồ cũng đã được

thực hiện để xác định sự nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được đối với một số loại kháng sinh. Kết

quả khảo sát cho thấy có 211 chó bị bệnh đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 10,49%. Trong số đó, tỷ lệ chó

bị bệnh hô hấp thể cấp tính (72,04%) cao hơn thể mạn tính (27,96%). Các biểu hiện thay đổi tần số

hô hấp và sốt ở thể cấp tính rõ hơn thể mạn tính. Các triệu chứng thường gặp ở chó bị bệnh đường

hô hấp tại Cần Thơ là thay đổi tần số hô hấp (76,30%), ho (49,76%), chảy nước mũi (47,39%) và sốt

(41,23%). Bệnh đường hô hấp xảy ra chủ yếu ở chó có độ tuổi 2-6 tháng tuổi (12,78%) và >2 năm

tuổi (11,11%). Chó ngoại nhiễm bệnh (12,75%) cao hơn chó nội (7,99%); Chó nuôi thả (13,12%) và

ở thời điểm giao mùa (25,66%) thường có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 6

Trang 6

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 7

Trang 7

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 8

Trang 8

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 9

Trang 9

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang Trúc Khang 10/01/2024 4140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ

Khảo sát bệnh đường hô hấp do vi khuẩn ở chó tại Thành phố Cần Thơ
46
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIV SỐ 4 - 2017
KHAÛO SAÙT BEÄNH ÑÖÔØNG HOÂ HAÁP DO VI KHUAÅN ÔÛ CHOÙ 
TAÏI THAØNH PHOÁ CAÀN THÔ
 Lý Thị Liên Khai
Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp &SHƯD, 
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM TẮT
Đề	tài	đã	tiến	hành	khảo	sát	2010	con	chó	bệnh	tại	một	số	bệnh	xá	thú	y	thuộc	thành	phố	Cần	Thơ.	
Các	phương	pháp	kiểm	tra	lâm	sàng,	chẩn	đoán	hình	ảnh,	nuôi	cấy	và	phân	lập	vi	khuẩn	đã	được	thực	
hiện	nhằm	xác	định	các	bệnh	đường	hô	hấp	do	vi	khuẩn,	thử	nghiệm	kháng	sinh	đồ	cũng	đã	được	
thực	hiện	để	xác	định	sự	nhạy	cảm	của	vi	khuẩn	phân	lập	được	đối	với	một	số	loại	kháng	sinh.	Kết	
quả	khảo	sát	cho	thấy	có	211	chó	bị	bệnh	đường	hô	hấp,	chiếm	tỷ	lệ	10,49%.	Trong	số	đó,	tỷ	lệ	chó	
bị	bệnh	hô	hấp	thể	cấp	tính	(72,04%)	cao	hơn	thể	mạn	tính	(27,96%).	Các	biểu	hiện	thay	đổi	tần	số	
hô	hấp	và	sốt	ở	thể	cấp	tính	rõ	hơn	thể	mạn	tính.	Các	triệu	chứng	thường	gặp	ở	chó	bị	bệnh	đường	
hô	hấp	tại	Cần	Thơ	là	thay	đổi	tần	số	hô	hấp	(76,30%),	ho	(49,76%),	chảy	nước	mũi	(47,39%)	và	sốt	
(41,23%).	Bệnh	đường	hô	hấp	xảy	ra	chủ	yếu	ở	chó	có	độ	tuổi	2-6	tháng	tuổi	(12,78%)	và	>2	năm	
tuổi	(11,11%).	Chó	ngoại	nhiễm	bệnh	(12,75%)	cao	hơn	chó	nội	(7,99%);	Chó	nuôi	thả	(13,12%)	và	
ở	thời	điểm	giao	mùa	(25,66%)	thường	có	tỷ	lệ	nhiễm	bệnh	cao	hơn.
Các	vi	khuẩn	phân	lập	được	ở	chó	mắc	bệnh	đường	hô	hấp	là	Staphylococcus, E. coli, Streptococcus, 
Pseudomonas và Pasteurella,	trong	đó	Staphylococcus	chiếm	tỷ	lệ	cao	nhất	(39,07%).	Các	loài	vi	
khuẩn	phổ	biến	ở	chó	mắc	bệnh	đường	hô	hấp	là	Staphylococcus aureus, Staphylococcus intermedius, 
Staphylococcus epidermidis, Streptococcus zooepidemicus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus 
pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, Pasteurella multocida và Pasteurella haemolytica.	Các	kháng	
sinh	norfloxacin,	gentamycin	đều	có	tác	dụng	tốt	trong	điều	trị	bệnh	đường	hô	hấp	do	vi	khuẩn	gây	
ra	trên	chó.
Từ Khóa: chó,	bệnh	hô	hấp,	phân	lập	vi	khuẩn,	nhạy	cảm	kháng	sinh,	thành	phố	Cần	Thơ.
Surveys on some bacterial respiratory diseases of dogs in Can Tho city
Ly Thi Lien Khai
SUMMARY
This study was conducted to diagnose the bacterial respiratory diseases of dogs in Can Tho 
city by using clinical examination, X-ray and bacterial isolation and to determine the antibiotic 
susceptibility of the isolated bacteria strains by antibiotic susceptibility test. 
The studied results showed that there were 211 out of 2010 examined dogs suffered 
with respiratory diseases, accounted for 10.49%. The rate of acute respiratory diseases 
(72.04%) was higher than that of chronic ones (27.96%). The acute respiratory disease in 
dogs showed clinical signs clearer than chronic ones. The common symptoms were observed 
in the diseased dogs including increase of respiratory rhythm (76.30%), cough (49.76%), 
nasal fluid discharge (47.39%) and fever (41.23%). The respiratory disease often occurred 
in the puppies from 2-6 months old (12.78%) and in the dogs over 2 years old (11.11%). The 
rate of respiratory diseases in the exotic dogs (12.75%) was higher than that in the local ones 
(7.99%). The higher rate of respiratory disease was found in the free-ranging dogs (13.12%) 
and in seasonal change (25.66%). 
47
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIV SỐ 4 - 2017
The common bacteria isolated from the respiratory disease dogs in Can Tho city were 
Staphylococcus, E. coli, Streptococcus, Pseudomonas and Pasteurella, of which Staphylococcus 
accounted for the highest rate (39.07%). The common bacteria species were Staphylococcus 
aureus, Staphylococcus intermedius, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus zooepidemicus, 
Streptococcus agalactiae, Streptococcus pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, Pasteurella 
multocida and Pasteurella haemolytica. Norfoxacin and gentamycin were found as the effective 
antibiotics for respiratory disease treatment caused by bacteria in dogs. 
 Keywords: dog, respiratory disease, bacterial isolation, antibiotic susceptibility, Can Tho city
I. GIỚI THIỆU
Hiện	 nay	 tại	 thành	 phố	Cần	Thơ,	 phong	
trào	 nuôi	 chó	 cảnh	 ngày	 càng	 phát	 triển. 
Nhiều	giống	chó	ngoại	được	du	nhập	để	đáp	
ứng	nhu	cầu	giải	trí	của	người	dân.	Điều	này	
đã	góp	phần	làm	cho	chủng	loại	chó	tại	địa	
phương	 ngày	 càng	 thêm	 đa	 dạng	 và	 phong	
phú.	Song	song	với	việc	gia	tăng	số	lượng	chó	
nuôi	 thì	 bệnh	 tật	 phát	 sinh	 là	 điều	 không	 thể	
tránh	khỏi.	Bên	cạnh	những	bệnh	truyền	nhiễm	
nguy	hiểm	có	thể	phòng	ngừa	bằng	vắcxin,	thì	
bệnh	đường	hô	hấp	cũng	ảnh	hưởng	rất	lớn	đến	
sức	khỏe	đàn	chó	do	thường	xẩy	ra	và	có	thể	dẫn	
đến	tử	vong,	nếu	không	được	phát	hiện	sớm	và	
điều	trị	kịp	thời.
Bệnh	đường	hô	hấp	ở	chó	do	nhiều	nguyên	
nhân	 như	 môi	 trường,	 nấm,	 ký	 sinh	 trùng,	
virusvà	đặc	biệt	là	do	các	vi	khuẩn	Bordetella 
bronchiseptica, Klebsiella, Staphylococcus spp	
(Quinn	et al.,	1997).	Thêm	vào	đó	còn	có	những	
vi	khuẩn	sống	thường	trú	ở	xoang	mũi,	khí	quản	
trên	 như	 Pasteurella multocida, Streptococci, 
Bordetella bronchiseptica ... uả phân lập vi khuẩn trong dịch 
mũi của chó bệnh đường hô hấp được đem 
đến điều trị tại một số cơ sở thú y thuộc Tp. 
Cần Thơ
Kết	 quả	 phân	 lập	 vi	 khuẩn	 trên	 chó	 bệnh	
đường	hô	hấp	cho	thấy	có	sự	hiện	diện	ít	nhất	
của	5	loại	vi	khuẩn	là	E. coli, Staphylococcus, 
Streptococcus, Pseudomonas và Pasteurella. 
Trong	đó	Staphylococcus	chiếm	tỷ	lệ	cao	nhất	
(39,07%),	 kế	 đến	 là	 Streptococcus	 (24,50%),	
E. coli	 (20,53%),	 Pseudomonas	 (17,88%)	 và	
thấp	 nhất	 là	Pasteurella	 (4,64%).	Qua	 đó	 cho	
thấy,	 trong	 dịch	 mũi	 của	 chó	 bệnh	 đường	 hô	
hấp	không	chỉ	hiện	diện	một	loài	vi	khuẩn	duy	
nhất	mà	còn	 rất	nhiều	 loài,	điều	này	có	 thể	 là	
do	 Staphylococcus, Streptococcus, E. coli, 
Pseudomonas, Pasteurella	 là	 những	 vi	 khuẩn	
luôn	hiện	diện	trong	đường	hô	hấp,	ngoài	môi	
trường,	trên	lông	da	chó	nên	chúng	dễ	dàng	xâm	
nhập	gây	viêm	nhiễm	khi	da	hay	niêm	mạc	các	
cơ	quan	bị	tổn	thương	(Quinn	et al.,	1997).	Kết	
quả	này	tương	tự	báo	cáo	của	Bùi	Thị	Tho	và	
54
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIV SỐ 4 - 2017
Nguyễn	Văn	Thanh	(2001)	khi	khảo	sát	76	chó	
ngoại	mắc	bệnh	đường	hô	hấp	 thể	cấp	 tính	và	
mạn	tính	và	đã	phân	lập	được	5	loại	vi	khuẩn:	
Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella, 
Pasteurella và E. coli. Angus	 et al.,	 (1995)	
đã	khảo	 sát	 các	ca	chó	bệnh	đường	hô	hấp	 từ	
1989	–	1995	cũng	đã	phân	 lập	được	bao	gồm	
nhóm	 vi	 khuẩn	 thuộc	 họ	 Enterobacteriaceae 
chiếm	45,7%,	Pasteurella	22,4%,	Streptococcus 
12,1%,	Staphylococcus	9,5%	và	Pseudomonas 
7,8%	và	nhận	định	 rằng	chúng	cũng	 là	những	
vi	khuẩn	thường	trú	tại	đường	hô	hấp	của	chó.
3.11 Kết quả xác định các loài vi khuẩn E. coli, 
Staphylococcus, Streptococcus, Pseudomonas 
và Pasteurella trong dịch mũi của chó bệnh 
đường hô hấp
Bảng 11. Kết quả xác định các chủng vi khuẩn E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, 
Pseudomonas và Pasteurella trong dịch mũi của chó bệnh đường hô hấp
Giống vi khuẩn Loài vi khuẩn Số mẫu dương tính
Tỷ lệ
(%)
Staphylococcus
(n = 95)
aureus
epidermidis
intermedius
hyicus
loài khác
25
18
21
11
20
26,31
18,94
22,11
11,58
21,05
Streptococcus 
(n = 28)
agalactiae
pyogenes
zooepidemicus
loài khác
7
6
3
12
25,00
21,43
10,71
42,86
Pseudomonas
(n = 45)
aeruginosa
 fluorescens maltophilia
loài khác
22
10
13
48,89
22,22
28,89
Pasteurella
(n = 12)
multocida
haemolytica
loài khác
3
6
3
25,00
50,00
25,00
Trong	các	loài	vi	khuẩn	phân	lập	được	từ	chó	
bệnh	đường	hô	hấp	thì	vi	khuẩn	Staphylococcus 
có	 thành	phần	khá	đa	dạng	gồm	4	 loài,	 	 trong	
khi	Pseudomonas và Streptococcus	có	3	loài	và 
Pasteurella chỉ	định	danh	được	2	loài.	Trong	4	
loài	 Staphylococcus thì	Stap. aureus chiếm	tỷ	
lệ 	cao	nhất	(26,31%), kế	đến	Stap. intermedius 
(22,11%), Stap. epidermidis	 là	 (18,94%),	
và	 thấp	 nhất	 là	 Stap. hyicus (11,58%);	 Kết	
quả	 nghiên	 cứu	 này	 tương	 tự	 báo	 cáo	 của	
55
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIV SỐ 4 - 2017
Gandotra	et al.,	 (1994),	 theo	đó	 tỷ	 lệ	nhiễm	
Staphylococcus aureus trên	 chó	 là	 cao	
nhất.	 Vi	 khuẩn	 Streptococcus phân	 lập	 được	
từ	 dịch	mũi	 của	 chó	 bệnh	 đường	 hô	 hấp	 cho	
thấy	 Streptococcus agalactiae,	 Streptococcus 
pyogenes	là	2	loài	phổ	biến	gây	bệnh	đường	hô	
hấp	ở	chó	giống	như	nghiên	cứu	của	Hirsh	et al.,	
(2002)	 đã	 cho	 rằng	 Streptococcus agalactiae,	
Streptococcus pyogenes, Streptococcus 
dysagalactiae, Streptococcus feacalis	 thường	
gây	bệnh	trên	người	và	động	vật.	Có	3	loài	vi	
khuẩn	Pseudomonas	từ	mẫu	bệnh	đường	hô	hấp	
của	 chó	 là	Pseudomonas aeruginosa chiếm	 tỷ	
lệ	 cao	nhất	 (48,89%),	kế	đến	 là	Pseudomonas 
fluorescens (22,22%)	 và	 Pseudomonas 
maltophilia	(6,67%).	Pseudomonas aeruginosa 
là	 loài	 gây	 bệnh	 đường	 hô	 hấp	 phổ	 biến	 trên	
chó,	tương	tự	khảo	sát	của	Knotek	et	al.,	(2001)	
đã	 phân	 lập	 được	 Pseudomonas aeruginosa 
trong	 dịch	 mũi	 chó	 bệnh	 đường	 hô	 hấp.	 Vi	
khuẩn	 Pasteurella	 phân	 lập	 được	 2	 chủng	 là	
Pasteurella multocida	(25,00%)	và	Pasteurella 
haemolytica	(50,00%).	
3.12 Kết quả khảo sát tính nhạy cảm của các 
vi khuẩn phân lập được từ dịch mũi của chó 
bệnh đường hô hấp đối với kháng sinh 
Bảng 12. Kết quả khảo sát tính nhạy cảm của các vi khuẩn phân lập được 
trên dịch mũi của chó bệnh đường hô hấp đối với kháng sinh 
Loại kháng sinh
Streptococcus (n = 26) Staphylococcus (n = 25)
Kháng (%) Nhạy (%) Kháng (%) Nhạy (%)
Norfloxacin 3,84 96,15 4,00 96,00
Penicillin 65,38 30,76 56,00 44,00
Bactrim 34,46 61,54 40,00 60,00
Doxycycline 7,69 92,31 12,00 88,00
Cefotaxime 26,92 73,34 40,00 60,00
Gentamycin 7,69 92,31 0,00 100,00
Erythromycin 80,95 19,05 64,00 36,00
Từ	 số	 liệu	 ở	 bảng	 12	 cho	 thấy	 vi	 khuẩn	
Streptococcus nhạy	 cảm	 cao	 nhất	 với	
norfloxacin	 (96,15%),	kế	đến	 là	gentamycin	
(92,31%),	doxycycline	(92,31%),	cefotaxime	
(73,34),	 bactrim	 (61,54%).	 Trong	 khi	
đó,	 Streptococcus đã	 đề	 kháng	 khá	 	 cao	
với	 	 erythromycin	 (80,95%)	 và	 penicillin	
(65,38%).	 	 Vi	 khuẩn	 Staphylococcus	 mẫn	
cảm	cao	với	gentamycin	(100%),	norfloxacin	
(96,00%),	 doxycycline	 (88%),	 kế	 đến	 là	
bactrim	 (60%),	 cefotaxime	 (60%)	 và	 đề	
kháng	với	erythromycin	 (64%)	và	penicillin	
(56,00%).	Từ	kết	quả	này	cho	thấy	vi	khuẩn	
Staphylococcus và	 Streptococcus	 nhạy	
cảm	 cao	 với	 các	 kháng	 sinh	 norfloxacin,	
gentamycin,	 doxycycline,	 cefotaxime,	
bactrim	 và	 đã	 đề	 kháng	 với	 penicillin,	
erythromycin.	 	 norfloxacin,	 gentamycin,	
doxycycline	 là	 những	 kháng	 sinh	 thuộc	 thế	
hệ	mới	có	phổ	kháng	khuẩn	rộng.	Vì	vậy	có	
thể	lựa	chọn	3	loại	kháng	sinh	này	để	điều	trị	
bệnh	nhiễm	 trùng	đường	hô	hấp	do	các	 liên	
cầu	khuẩn	hay	tụ	cầu	khuẩn	gây	ra	trên	chó	ở	
Tp.	Cần	Thơ.
56
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIV SỐ 4 - 2017
Vi	khuẩn	Pseudomonas nhạy	cảm	cao	với	
norfloxacin	 (95,56%),	 colistin	 (93,75%),	
gentamycin	 (84,44%),	 bactrim	 (81,25%).	
Pseudomonas	 đề	 kháng	 cao	 với	 ampicillin	
(97,78%),	erythromycin	(77,78%).	
 E. coli	phân	lập	từ	chó	ở	Cần	Thơ	nhạy	
cảm	cao	với	colistin	(96%),	norfloxacin	(92%),	
gentamycin	 (88%),	 doxycycline	 (84%),	 và	
bactrim	 (56,00%).	 Và	 E. coli đề	 kháng	 cao	
với	 ampicillin	 (96%),	 erythromycin	 (88,00%).	
Vi	 khuẩn	Pasteurella	 cũng	 nhạy	 cảm	 cao	 với	
norfloxacin	 (100%),	 gentamycin	 (100%),	 kế	
đến	erythromycin	(66,66%),	colistin	(50%);	và	
đề	kháng	cao	với	ampicillin	 (83,33%),	kế	đến	
là	bactrim	(66,66%),	doxycycline	(58,33%)	và	
colistin	(50%).	Kết	quả	này	đã	chỉ	ra	rằng	các	
vi	 khuẩn	 E. coli, Pseudomonas, Pasteurella 
nhạy	 cảm	 cao	 với	 norfloxacin,	 gentamycin	 và	
colistin.	
Từ	 kết	 quả	 khảo	 sát	 ở	Bảng	 12	 và	 13	 cho	
thấy	 có	 thể	 lựa	 chọn	 norfloxacin,	 gentamycin	
để	điều	trị	bệnh	nhiễm	trùng	đường	hô	hấp	do	
các	vi	khuẩn	Staphylococcus, Streptococcus, E. 
coli, Pseudomonas và Pasteurella	 gây	 ra	 trên	
chó	ở	Tp.	Cần	Thơ.	Kết	quả	này	 tương	tự	với	
nghiên	 cứu	 của	 Nguyễn	Văn	Thanh	 và	 Phạm	
Văn	Khuông	(2006)	đã	khuyến	cáo	là	có	thể	sử	
dụng	gentamycin	trong	điều	trị	hội	chứng	viêm	
đường	hô	hấp	cấp	và	mạn	tính	trên	chó.
3.13 Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị bệnh 
đường hô hấp trên chó tại một số cơ sở thú y 
thuộc Tp. Cần Thơ
Bảng 14. Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp trên chó 
tại một số cơ sở thú y thuộc thành phố Cần Thơ
Bệnh Số ca điều trị
Hiệu quả điều trị 
khỏi
Thời gian điều trị có hiệu quả
3-7 ngày 8-12 ngày Không khỏi
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
Bệnh hô hấp 
thể cấp tính 152 124 81,58
a 82 53,95a 42 27,63a 28 18,42a
Bệnh hô hấp
thể mạn tính 59 32 54,24
b 21 35,59b 11 18,64b 27 45,76b
Tổng 211 156 73,93 103 48,82 53 25,12 55 26,07
Các giá trị của các chữ số mũ trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
Bảng 13. Kết quả khảo sát tính nhạy cảm của vi khuẩn Pseudomonas, E. coli 
và Pasteurella đối với kháng sinh
Loại kháng sinh Pseudomonas (n = 45) E. coli (n = 25) Pasteurella (n = 12)
Kháng (%) Nhạy (%) Kháng (%) Nhạy (%) Kháng (%) Nhạy (%)
Ampicillin 97,78 2,22 96,00 4,00 83,33 16,67
Bactrim 18,75 81,25 44,00 56,00 66,66 33,34
Gentamycin 15,56 84,44 12,00 88,00 0,00 100,00
Colistin 6,25 93,75 4,00 96,00 50,00 50,00
Doxycycline 42,22 57,78 16,00 84,00 58,33 41,67
Erythromycin 77,78 22,22 88,00 12,00 16,66 66,66
Norfloxacin 4,44 95,56 8,00 92,00 0,00 100,00
57
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIV SỐ 4 - 2017
Hiệu	quả	điều	trị	khỏi	bệnh	hô	hấp	thể	cấp	
tính	 (81,58%)	 cao	 hơn	 hiệu	 quả	 điều	 trị	 khỏi	
bệnh	 hô	 hấp	 thể	mạn	 tính	 (54,24%).	 Sự	 khác	
biệt	 này	 có	ý	 nghĩa	 thống	kê	 (P=0,000).	Điều	
này	được	giải	thích	là	do	bị	bệnh	hô	hấp	thể	cấp	
tính,	 khi	 biểu	 hiện	 bệnh	 nặng	 người	 chủ	 nuôi	
quan	 tâm	 đưa	 chó	 đi	 điều	 trị	 sớm,	 thêm	 vào	
đó	bệnh	điều	trị	lần	đầu	và	do	thường	có	triệu	
chứng	kết	hợp	với	tiêu	chảy	nên	trong	quá	trình	
điều	 trị	 có	bổ	sung	 thêm	nước,	chất	điện	giải,	
vitamin	C,	giúp	 tăng	 sức	đề	kháng	cho	chó	
nên	tỷ	lệ	chó	khỏi	bệnh	cao.	Còn	đối	với	bệnh	
hô	hấp	thể	mạn	tính	là	do	người	chủ	nuôi	không	
chú	ý	đã	để	bệnh	kéo	dài,	hoặc	trong	trường	hợp	
bệnh	tái	phát	nhiều	lần	dẫn	đến	sự	kháng	thuốc	
của	vi	khuẩn	làm	cho	việc	đều	trị	kém	hiệu	quả.	
Tỷ	lệ	khỏi	bệnh	đường	hô	hấp	khi	chó	bệnh	đem	
đến	điều	trị	tại	một	số	cơ	sở	thú	y	tại	Tp.	Cần	
Thơ	là	khá	cao	(73,93%).	Qua	kết	quả	khảo	sát	
chúng	 tôi	nhận	 thấy	 tại	 các	 cơ	 sở	 thú	y	 thuộc	
Tp.	Cần	Thơ	đều	sử	dụng	những	loại	kháng	sinh	
như	norfloxacin,	gentamycin	là	2	loại	kháng	
sinh	có	tỷ	lệ	nhạy	cảm	cao	với	5	loại	vi	khuẩn	
hiện	diện	gây	bệnh	đường	hô	hấp	nên	cho	kết	
quả	điều	 trị	 chó	ở	các	cơ	 sở	này	đạt	hiệu	quả	
cao	là	rất	xác	hợp	với	kết	quả	kiểm	tra	tính	nhạy	
cảm	của	các	vi	khuẩn	với	các	 loại	kháng	sinh	
ở	Bảng	12,	13.	Cũng	từ	kết	quả	theo	dõi	hiệu	
quả	điều	 trị	 này	cho	 thấy	 thời	gian	điều	 trị	 từ	
3-7	ngày	có	tỷ	lệ	khỏi	bệnh	cao	nhất	(48,82%).	
Kết	quả	trên	phù	hợp	với	nhận	định	của	Nguyễn	
Văn	Thanh	và	Đỗ	Kim	Lành	 (2009)	 cho	 rằng	
thời	gian	sử	dụng	cho	các	phác	đồ	điều	trị	bệnh	
đường	hô	hấp	ở	chó	là	từ	3-5	ngày.
IV. KẾT LUẬN 
Tỷ	lệ	bệnh	đường	hô	hấp	ở	chó	đến	khám	và	
điều	trị	tại	một	số	cơ	sở	thú	y	thuộc	Tp.	Cần	Thơ	
chiếm	 tỷ	 lệ	 10,49%	và	không	khác	nhau	giữa	
các	cơ	sở	thú	y	đã	khảo	sát.
Chó	 bị	 bệnh	 đường	 hô	 hấp	 thể	 cấp	 tính	
(72,04%)	cao	hơn	thể	mạn	tính	(27,96%).
Chó	bệnh	đường	hô	hấp	chủ	yếu	ở	độ	 tuổi	
2-6	tháng	tuổi	(12,78%),	tỷ	lệ	xảy	ra	ở	chó	ngoại	
(12,75%)	 cao	 hơn	 ở	 chó	 nội	 (7,99%),	 bệnh	
đường	hô	hấp	ở	chó	nuôi	thả	rông	chiếm	tỷ	lệ	
cao	(13,12%)	và	bệnh	xảy	ra	phổ	biến	vào	lúc	
giao	mùa	(25,66%).
Các	 triệu	 chứng	 phổ	 biến,	 đặc	 trưng	 trên	
chó	bị	bệnh	hô	hấp	thể	cấp	tính	là	thay	đổi	tần	
số	hô	hấp,	ho,	chảy	nước	mũi,	sốt;	Và	thường	
chó	bệnh	hô	hấp	không	chỉ	đơn	thuần	mà	còn	
ghép	với	 các	bệnh	khác	như	viêm	 ruột,	viêm	
da,	viêm	mắt.
Vi	khuẩn	gây	bệnh	đường	hô	hấp	phân	lập	được	
trên	chó	bệnh	là	Staphylococcus, Streptococcus, 
E. coli, Pseudomonas và Pasteurella. Các	
chủng	 vi	 khuẩn	 phổ	 biến	 là	 Staphylococcus 
aureus, Staphylococcus intermedius, Staphylococcus 
epidermidis, Staphylococcus hyicus, Streptococcus 
zooepidemicus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus 
pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas 
fluorescens, Pseudomonas maltophilia, Pasteurella 
multocida và Pasteurella haemolytica.
Các	 kháng	 sinh	 norfloxacin,	 gentamycin,	
colistin,	doxycycline	đều	có	tác	dụng	tốt	trong	
điều	trị	bệnh	đường	hô	hấp	do	vi	khuẩn	gây	ra	
trên	chó	ở	Tp.	Cần	Thơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	 Bùi	 Thị	 Tho,	 Nguyễn	 Văn	 Thanh	 (2001),	
Theo	 dõi	 chỉ	 tiêu	 lâm	 sàng	 của	 chó	 ngoại	
nhập	mắc	bệnh	đường	hô	hấp,	Đại	học	Nông	
Nghiệp	1	–	Hà	Nội,	 	Tạp chí Khoa học Kỹ 
thuật Thú y	tập	VIII	–	Số	1-2001.	pp	31-35.
2.	 Công	ty	thuốc	Thú	Y	TW2,	Bộ	nông	nghiệp	
và	 PTTN	 (1999):	 Thực	 hành	Vi	 trùng	 học	
Thú	y,	Tài	liệu	tham	khảo	nội	bộ.
3.	 Nguyễn	Văn	Biện	 	 (2001).	Bệnh chó mèo,	
NXB	Trẻ.
4.	 Nguyễn	Văn	Thanh	 (2005),	Khảo	 sát	 tỷ	 lệ	
mắc	và	thử	nghiệm	điều	trị	bệnh	viêm	đường	
hô	hấp	trên	đàn	chó	nghiệp	vụ,	Tạp chí Khoa 
58
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIV SỐ 4 - 2017
học Kỹ thuật Thú y	tập	XII,	số	3,	pp	34-39.
5.	 Nguyễn	 Văn	 Thanh,	 Phạm	 Văn	 Khuông	
(2006),	Một	số	vi	khuẩn	trong	dịch	mũi	chó	
bị	mắc	 chứng	viêm	đường	hô	hấp,	Trường	
Đại	học	Nông	Nghiệp	1	–	Hà	Nội,	Tạp chí 
Khoa học Kỹ thuật Thú y –	Tập	XIII	–	Số	
1-2006,	pp	43-49.
6.	 Nguyễn	Văn	Thanh,	Đỗ	Kim	Lành	 (2009),	
Nghiên	cứu	sự	biến	đổi	một	số	chỉ	tiêu	lâm	
sàng	và	thử	nghiệm	điều	trị	bệnh	viêm	đường	
hô	hấp	trên	một	số	giống	chó	nghiệp	vụ,	
7.	 Việt	Chương	(2000),	Nuôi chó kiểng,	NXB	
Mỹ	Thuật.
8.	 Angus	 JC,	 Jang	 SS,	 Hirsh	 DC	 (1995).	
Microbiological	 study	 of	 transtracheal	
aspirates	 from	 dogs	 with	 suspected	 lower	
respiratory	 tract	 disease:	 264	 cases	 (1989-
1995).	California, Davis 95616, USA.
9.	 Bauer.	A.	M,	W.	M.	M.	Kirby,	J.	C.	Sherris,	
M.	 Turck	 (1996):	 Antibiotic	 susceptibility	
testing	by	a	standardized	single	disk	method.	
Am. J. Pathol. 45,	493-496.
10.	Bisping	 Wolfgang,	 Gunter	 Amtsberg	
(1988),	 Farbatlas	 zur	Diagnose	 bakterieller	
Infektionserreger	 der	 Tiere,	 Paul	 Parey	
Scientific	Publishers,	Berlin	and	Hamburg.
11.	Fraser	 C.M	 et al.,,	 1991.	 The	 Merck	
veterinary	 manual,	 Merck	 &	 Co,	 INC.	
RHWAYN.J.,	pp	758-759.
12.	Cowan	 S.T,	 Steel	 (1974),	 Cowan	 &	 Steel’s	
Manual	for	the	identification	of	medical	bacteria.	
The	 second	 Edition,	 Cambridge	 University	
Press.	pp52-53,	67-69,	109,	112-113.
13.	CLSI,	2011.
14.	Ernest	 Jawets,	 Joseph	 L.	Melnick,	 Edward	
A.	 Adelberb	 (1980),	 Review	 of	 Medical	
Microbiology.	 Lange	 Medical	 Publication,	
pp.	190-200,	231-234,	283-285.
15.	Gandotra	V.K.	V.K.	 Singla	H.P.S.	Kochhar	
F.S.	 Chauhan	 and	 P.N.	 Dwivedi	 (1994),	
Hematological	and	bacteriological	studies	in	
canine	pyometra,	Indian Vet. J.,	pp	816–818.
16.	Quinn	 P.J	 et	 al.,,(1997).	 Microbial	 and	
parasitic	 disease	 of	 dog	 and	 cat,	 WB	
Saunders	compary	Ltd,	pp	105-108,	126.
17.	Taylor	D.J.	(1992),	Miscellaneous	Bacterial	
Infections	 –Pseudomonas,	 in:	 Disease	 of	
Swine	 seventh	 Edition, Leman	 Allen	 D.,	
Straw	 Barbara	 E.,	 Mengeling	 William	 L.,	
D’Allaire	 Sylvie,	 Taylor	 David	 J.	 (1993),	
Iowa State University Press/ Ames, Iowa 
U.S.A,	pp	627-629.
18.	Taylor	 D.J.	 (1992),	 Staphylococci,	 in:	
Disease	of	Swine	the	seventh	Edition, Leman	
Allen	 D.,	 Straw	 Barbara	 E.,	 Mengeling	
William	L.,	D’Allaire	Sylvie,	Taylor	David	
J.	(1993),	Iowa State University Press/ Ames, 
Iowa U.S.A,	pp	641-643.
19.	Hirsh	C.	Dwight,	Nigel	 James	Maclachlan,	
Richard.	 L.	 Walker	 (2002),	 Veterinary	
Microbiology,	pp	151	–	158	159	–	16,	http://
books.google.com.vn/books.
20.	Knotek	 Z,	 Fichtel	 T,	 Kohout	 P,	 Brenak	
J.	 (2001),	 Diseases	 of	 the	 nasal	 cavity	
in	 the	 Dog.	 Aetiology,	 symptomatology,	
diagnostics.	Acta Vet. Brno,	70:	73-82.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_benh_duong_ho_hap_do_vi_khuan_o_cho_tai_thanh_pho_c.pdf