Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh

Cho đến hiện nay, quan niệm về phát triển bền vững

vẫn là vấn đề tranh cãi. Bỏ qua những sự khác biệt

trong các quan niệm rất đa dạng hiện nay, có thể

hiểu: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng

những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại

cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai (Ủy

ban Thế giới về Môi trường và phát triển bền vững,

1987, tr.43). Phát triển bền vững được hiểu là sự

thống nhất biện chứng giữa ba mặt của sự phát

triển: Phát triển kinh tế phải duy trì trong thời gian

dài với quy mô, tốc độ nhanh và hiệu quả; chuyển

dịch cơ cấu theo hướng hiện đại sử dụng hiệu quả

các nguồn lực đặc biệt là khoa học - công nghệ;

năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng

cao, tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế ngày

càng bền vững. Phát triển xã hội đảm bảo tiến bộ,

công bằng xã hội, nghĩa là cùng với tăng trưởng

kinh tế phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội

vì con người và bảo vệ môi trường phát triển môi

trường sinh thái.

Trong suốt quá trình cách mạng cũng như trong

công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và

Nhà nước Việt Nam đã khẳng định:

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,

tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,

công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy

mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả

những sản phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có

lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh

xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh

trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tăng

nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất

lượng tăng trưởng. Triệt để tiết kiệm, chống lãng

phí, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển”

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 16900
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh

Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 38 – 46 
38 
KHAI THÁC CÁC TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Minh Trí1, Nguyễn Mai Lâm2 
1Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
2Trường Đại học Phan Thiết 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 07/08/2019 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
07/01/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 
01/2021 
Title: 
Research on exploiting the 
potentials for sustainable 
development in Ho Chi Minh 
City 
Keywords: 
sustainable development, 
Ho Chi Minh City 
Từ khóa: 
Phát triển bền vững, 
Thành phố Hồ Chí Minh 
ABSTRACT 
This article analyzed the potentials for development in Ho Chi Minh City, 
and how policies impacted socioeconomic and national security in Ho Chi 
Minh City. This study then proposed targets for sustainable development in 
Ho Chi Minh City. On that basis, the author proposes some key solutions to 
effectively contribute to solving the problems mentioned. 
TÓM TẮT 
Bài viết phân tích khái quát các tiềm năng phát triển bền vững ở Thành phố 
Hồ Chí Minh; phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 
đối với phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường ở Thành phố Hồ Chí 
Minh. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp vào 
việc giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề đặt ra nêu trên. 
1. MỞ ĐẦU 
Cho đến hiện nay, quan niệm về phát triển bền vững 
vẫn là vấn đề tranh cãi. Bỏ qua những sự khác biệt 
trong các quan niệm rất đa dạng hiện nay, có thể 
hiểu: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng 
những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại 
cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai (Ủy 
ban Thế giới về Môi trường và phát triển bền vững, 
1987, tr.43). Phát triển bền vững được hiểu là sự 
thống nhất biện chứng giữa ba mặt của sự phát 
triển: Phát triển kinh tế phải duy trì trong thời gian 
dài với quy mô, tốc độ nhanh và hiệu quả; chuyển 
dịch cơ cấu theo hướng hiện đại sử dụng hiệu quả 
các nguồn lực đặc biệt là khoa học - công nghệ; 
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng 
cao, tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế ngày 
càng bền vững. Phát triển xã hội đảm bảo tiến bộ, 
công bằng xã hội, nghĩa là cùng với tăng trưởng 
kinh tế phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội 
vì con người và bảo vệ môi trường phát triển môi 
trường sinh thái. 
Trong suốt quá trình cách mạng cũng như trong 
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và 
Nhà nước Việt Nam đã khẳng định: 
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, 
tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, 
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy 
mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả 
những sản phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có 
lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 38 – 46 
39 
xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh 
trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tăng 
nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất 
lượng tăng trưởng. Triệt để tiết kiệm, chống lãng 
phí, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển”. 
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, tr.162). 
Để phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng 
và Nhà nước đối với phát triển bền vững và những 
vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển ở 
TP.HCM, trước hết chúng tôi trình bày khái quát 
tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội ở TP.HCM, 
bởi tổng hợp những yếu tố này là cơ sở để hoạch 
định chủ trương chính sách phát triển bền vững ở 
TP.HCM hiện nay. 
2. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN 
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TP.HCM 
Một là, về vị trí địa tự nhiên, TP.HCM là thành phố 
trực thuộc Trung ương, gồm có 19 quận, 5 huyện, 
có tổng diện tích đất đất tự nhiên khoảng 2.095,03 
km2, chiếm 6,36% diện tích toàn quốc, dân số 
8.643.044 người, chiếm khoảng 9,2% dân số cả 
nước (Cục Thống kê TP.HCM, 2018, tr.47), nằm 
trong toạ độ địa lý khoảng 10o38’ - 11010’ Bắc và 
106022’- 106054’ Đông; với vị trí mở, phía Bắc 
giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây 
Ninh, Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai, 
Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và 
Tây Nam giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền 
Giang. Với vị trí này, Thành phố có sự gắn kết với 
các vùng miền của cả nước như với Đồng bằng 
sông Cửu Long - vùng nông sản của cả nước; với 
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên - vùng cây công 
nghiệp của cả nước, thị trường cung cấp nguồn 
nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, phục vụ quá 
trình sản xuất ở TP.HCM. 
Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên đa dạng, 
phong phú, hiền hòa, không khắc nghiệt như các 
vùng miền khác. Khí hậu khô mát quanh năm, ít 
bị bão, lũ, không bị rét đậm, rét hại, nhiều sông 
ngòi, kênh rạch, đất đai rộng lớn và bằng phẳng là 
những điều kiện thuận lợi để phát triển công 
nghiệp, thương nghiệp, lâm - ngư nghiệp, đảm 
bảo cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
Về tài nguyên thiên nhiên, so với các địa phương 
trong nước thì khoáng sản ở Thành phố nghèo, 
chủ yếu phục vụ xây dựng ... t lượng tăng trưởng và năng 
lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng 
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng 
con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, 
bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và 
chất lượng cuộc sống nhân dân. Xây dựng 
TP.HCM có chất lượng cuộc sống tốt, văn minh, 
hiện đại, nghĩa tình” (Ðảng bộ TP.HCM, 2015, 
tr.119), từ đó tạo nên tính năng động, sáng tạo của 
các tầng lớp nhân dân, huy động được các nguồn 
lực và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý 
nghĩa quan trọng trên cả ba mục tiêu cơ bản: tăng 
trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi 
trường. Nếu giai đoạn trước đổi mới (1976 - 
1985) tốc độ tăng GDP bình quân 2,7%/năm, thì 
trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016) đạt mức bình 
quân 10,7%, gấp 1,6 lần bình quân cả nước và 
năm 2018 đạt 7,08 %. Tuy nhiên, quá trình phát 
triển kinh tế ở TP.HCM vẫn chưa thực sự đáp ứng 
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập 
quốc tế, thể hiện ở những vấn đề cấp bách đặt ra 
cần phải nhanh chóng giải quyết, như: 
Về cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố vừa qua chưa 
đủ mạnh dẫn đến “chuyển dịch cơ cấu nội bộ 
ngành kinh tế còn chậm, tỷ trọng ngành công 
nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng còn thấp, 
công nghiệp nặng tính gia công” (Ðảng bộ 
TP.HCM, 2015, tr.101); tiềm năng, lợi thế của 
Thành phố chưa được huy động, khai thác đầy 
đủ; cơ cấu phân bổ lao động chưa hợp lý, có 
ngành thì thừa, có ngành thì thiếu. Công tác cổ 
phần hóa, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả 
hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều 
bất cập. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa 
các thành phần kinh tế chưa đồng bộ. Doanh 
nghiệp ngoài quốc doanh tăng về số lượng nhưng 
quy mô vừa và nhỏ (quy mô lao động dưới 5 
người chiếm 60,8%; từ 5000 lao động trở lên 
chiếm 0,2% (Cục Thống kê TP.HCM, 2017, 
tr.140), sức cạnh tranh yếu, công nghệ lạc hậu 
dẫn đến năng suất và chất lượng hàng hóa không 
cao. Doanh nghiệp FDI, chưa tập trung vào 
những lĩnh vực công nghệ cao, chủ yếu là gia 
công, lắp ráp và mức độ liên kết giữa doanh 
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa 
thực sự hiệu quả. 
Về xã hội: Về nguồn nhân lực chưa đáp mục tiêu 
phát triển bền vững của Thành phố. Mặc dù lao 
động qua đào tạo nghề ở Thành phố đạt 77,5%, 
song tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 34%, 
thấp hơn nhiều so với các tỉnh thành khác trong cả 
nước (Hà Nội, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 
39,9%, Đà Nẵng là 41,6%). Lao động không có 
chuyên môn chiếm tỷ lệ đáng báo động là 66,6% 
(Tổng Cục Thống kê, 2018, tr.150) đã trở thành 
điểm nghẽn đối với doanh nghiệp trong việc ứng 
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và tăng năng 
suất lao động trong tất cả các ngành của nền kinh 
tế. Lực lượng lao động ở Thành phố dồi dào 
nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng 
khan hiếm lao động, đặc biệt là đội ngũ giám đốc 
điều hành, quản trị, chuyên gia trên mọi lĩnh 
vực dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất 
nghiệp của Thành phố vẫn còn khá cao (năm 2011 
là 5,0%, năm 2014 là 4,65% và năm 2016 là 
4,4%) gấp gần 2 lần so với cả nước (2,24% năm 
2017) (Tổng Cục Thống kê, 2018, tr.153). Về lĩnh 
vực ngành nghề thì những ngành chủ lực phát 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 38 – 46 
44 
triển của Thành phố như ngành cơ khí, hóa chất, 
chế biến thực phẩm, điện tử “chỉ mới đáp ứng 
khoảng 30% nhu cầu tuyển dụng” (Mạnh Hòa, 
2014). Mặt khác, theo khảo sát của Trung tâm Dự 
báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao 
động “chỉ có 80% sinh viên, học viên tốt nghiệp 
tại Thành phố Hồ Chí Minh tìm được việc làm, 
20% không tìm được việc. Trong số tìm được việc 
chỉ có 50% là có việc làm phù hợp với năng lực, 
sở thích” (Huyền Bình, 2013). 
Về thu nhập của người lao động còn thấp ảnh 
hưởng đến thực hiện đời sống an sinh của người 
lao động. Thành tựu về tăng trưởng kinh tế qua 
hơn ba thập kỷ đã làm cho thu nhập bình quân đầu 
người hàng năm từ 586 USD (năm 1986) lên 
5.538 USD (năm 2015) (Ðảng bộ TP.HCM, 2015, 
tr.66), gấp gần 9,5 lần (bình quân chung cả nước 
năm 2000 là 402 USD/người, 2015 là 2.200 
USD/người). Mức tăng GDP bình quân đầu người 
cao đã tạo nguồn lực vật chất dồi dào cho người 
dân và Nhà nước thực hiện tốt chính sách an sinh 
xã hội. Tuy nhiên, nếu so với với các nước lân cận 
thì thu nhập của Thành phố vẫn còn thấp (Trung 
Quốc 8.123 USD; Malaysia 9.508 USD, 
Singapore 52.962 USD (Tổng Cục Thống kê, 
2018, tr. 896 - 897). Mức thu nhập thấp dẫn đến 
mức sống thấp gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức 
độ gắn kết với nghề nghiệp, lý tưởng cống hiến và 
an sinh xã hội cho người lao động Thành phố. 
Cùng với “hiệu quả giảm nghèo thiếu bền vững” 
(Ðảng bộ TP.HCM, 2015, tr.104), “sự chênh lệch 
đời sống và mức hưởng thụ văn hóa giữa nhân 
dân nội thành và ngoại thành càng lớn” (Ðảng bộ 
TP.HCM, 2015, tr.34); việc mở rộng và phát triển 
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y 
tế, bảo hiểm thất nghiệp còn dưới mức tiềm năng. 
Do đó, cần sớm khắc phục để nâng cao chất lượng 
cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội của những 
người dân Thành phố nói chung. 
Về giáo dục và đào tạo, TP.HCM có một hệ thống 
trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp nghề, 
khu công nghệ cao phát triển, đã đào tạo ra nguồn 
nhân lực với chất lượng ngày càng cao, có kiến 
thức, có tay nghề, có kinh nghiệm tổ chức, quản 
lý sản xuất và khả năng tự hoàn thiện mình trong 
môi trường cạnh tranh khốc liệt, phục vụ cho công 
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố. 
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác giáo dục và 
đào tạo ở TP.HCM hiện nay chưa thực sự đáp ứng 
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; do nội 
dung và phương pháp, hệ thống giáo dục còn hạn 
chế, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao, tay 
nghề giỏi còn ít; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu 
nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực, tổ chức khá 
phổ biến. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất 
là đào tạo sau đại học chưa chú trọng đúng chưa 
thực sự đóng vai trò là cơ sở động lực của sự phát 
triển kinh tế - xã hội ở Thành phố; một số cơ sở 
liên kết đào tạo sau đại học tại tỉnh chưa chú trọng 
đầu vào, chất lượng đào tạo thấp đã và đang tác 
động chưa thực sự mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả 
đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở 
Thành phố hiện nay. Những hạn chế trên đã được 
Đảng bộ Thành phố nhận định: “Chất lượng giáo 
dục - đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng 
yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; khoa học - 
công nghệ chưa thật sự trở thành động lực thúc 
đẩy phát triển” (Ðảng bộ TP.HCM, 2015, tr. 23). 
Về trình độ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã 
hội (tình trạng ngập nước, ùn tắc giao thông, áp 
lực về dân số) với tốc độ tăng trưởng kinh tế và 
yêu cầu cải thiện dân sinh đã ảnh hưởng đến quá 
trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Vì 
vậy, để TP.HCM phát triển bền vững thì Thành 
phố cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các quy 
hoạch tổng thể, đồng bộ, hiện đại, đảm bảo định 
hướng lâu dài và kết nối TP.HCM với các tỉnh, 
thành trong cả nước. Nhanh chóng triển khai có 
hiệu quả đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh 
trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, 
tầm nhìn đến năm 2025 trên cơ sở tham khảo kinh 
nghiệm quốc tế nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kỹ 
thuật ở Thành phố theo hướng hiện đại góp nâng 
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thành 
phố. 
Về môi trường: Môi trường ở TP.HCM hiện cũng 
đang là những vấn đề “nóng”, trở thành một trong 
những mối quan tâm đặc biệt của xã hội. Biểu 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 38 – 46 
45 
hiện của nhóm vấn đề này tập trung ở một số khía 
cạnh sau: 
Tình trạng ô nhiễm môi trường đã lên tới mức báo 
động. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc và 
Phân tích môi trường TP.HCM hiện nay, nồng độ 
trung bình giờ của khí oxyt carbon, hàm lượng 
trung bình giờ của bụi lơ lửng năm sau luôn cao 
hơn năm trước. Ngoài bụi, trong không khí Thành 
phố còn chứa nhiều hơi khí độc phổ biến là 
anhydrít sylfurơ, carbua hydro, amoniắc, sulfua 
hydro... Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng lớn 
xe máy, xe ôtô; mật độ giao thông cao, các 
phương tiện giao thông là một nguồn gây ô nhiễm 
không khí nghiêm trọng. Liên quan đến việc quản 
lý chất thải, với việc phát triển đô thị nhanh gần 
10 triệu người thì lượng rác thải và nước thải sinh 
hoạt đã quá tải so với khả năng xử lý của Thành 
phố. Nước thải sinh hoạt cùng với nước thải công 
nghiệp đang làm trầm trọng hơn mức độ ô nhiễm 
nguồn nước của Thành phố. Hệ thống sông Đồng 
Nai và sông Sài Gòn, hằng ngày đang tiếp nhận 
hàng ngàn mét khối nước thải từ các khu vực đô 
thị, khu sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của 
địa phương (Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, 
Đồng Nai). TP.HCM là địa phương ở cuối nguồn 
chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng ô nhiễm 
nguồn nước mặt của hệ thống sông Đồng Nai và 
sông Sài Gòn. Nếu không có cơ chế phối hợp giữa 
Thành phố với các địa phương thì chất lượng 
nguồn nước khó mà cải thiện. Chính những tác 
động trên đã gây nên những căn bệnh như tắc 
nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản, ung thư 
phổi ảnh hưởng đến an sinh xã hội của người 
dân Thành phố. 
Bên cạnh đó, TP.HCM là đô thị lớn với dân số 
đông và mật độ cao là môi trường thích hợp nhất 
cho các loại tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, tinh 
vi và khó kiểm soát như độ tuổi của người nghiện 
ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ người nghiện bằng con 
đường tiêm chích cũng gia tăng; trộm cướp diễn 
ra với mức độ ngày càng nguy hiểm; mại dâm, 
buôn lậu, băng đảng, nhóm lợi ích tham nhũng... 
đã và đang ảnh hưởng đến sự an toàn của xã hội. 
Tất cả những vấn đề trên cho thấy, phát triển bền 
vững ở TP.HCM đang đứng trước nhiều yêu cầu, 
thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính 
vì vậy, để phát triển bền vững ở TP.HCM trong 
thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp 
định hướng: 
Thứ nhất, quát triệt, nhận thức một cách đầy đủ và 
sâu sắc phát triển bền vững trong từng bước, từng 
chiến lược, từng chính sách phát triển kinh tế - xã 
hội nói chung trong Đảng bộ, chính quyền và các 
cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội và nhân 
dân Thành phố. Từ đó tạo nên sự thống nhất về 
nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị 
của Thành phố, hướng đến mục tiêu phát triển vì 
con người. 
Thứ hai, đẩy mạnh việc xây dựng, điều chỉnh, 
hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế theo hướng hiện đại (dịch vụ - công 
nghiệp – nông nghiệp); đồng thời kết hợp giữa 
chính sách kinh tế và chính sách xã hội đảm bảo 
công bằng và tiến bộ xã hội. 
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực có trình độ 
chuyên môn và kỹ năng dựa trên nhu cầu thực tế 
của mỗi địa phương khác nhau trên địa bàn 
Thành phố thông qua các hình thức tự đào tạo, 
tăng cường liên kết các doanh nghiệp và cơ sở 
đào tạo dựa trên nhu cầu. Tập trung đào tạo lao 
động có trình độ phù hợp với quá trình chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế, trong đó, tập trung nguồn 
nhân lực cho những ngành có hàm lượng công 
nghệ, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao 
động có chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 
ngành công nghiệp vốn là thế mạnh của Thành 
phố; từng bước chủ động tham gia tích cực và 
hiệu quả thị trường lao động kỹ thuật cao trong 
khu vực và quốc tế, trước hết là 8 ngành nghề 
(gồm nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, 
kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch) được tự do 
chuyển dịch trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN). 
Thứ tư, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế. Đó là sự 
giúp đỡ vật chất, tinh thần, chia sẻ kiến thức và 
kinh nghiệm nhằm giúp các nước gặp khó khăn 
trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội 
bền vững. Để có thể tranh thủ sự giúp đỡ của bạn 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 38 – 46 
46 
bè các tổ chức quốc tế, muốn như vậy, TP.HCM 
cũng như Việt Nam cần phải tăng cường tuyên 
truyền, xúc tiến các chương trình tìm kiếm viện 
trợ nước ngoài; sử dụng đúng mục đích đã cam 
kết khi nhận viện trợ; công khai, minh bạch trong 
việc sử dụng viện trợ quốc tế. 
Các giải pháp trên cần được tiến hành một cách 
thống nhất và đồng bộ, đồng thời có sự vận dụng 
linh hoạt, sáng tạo ở các cấp, các ngành trong 
từng giai đoạn phát triển nhất định. 
KẾT LUẬN 
TP.HCM là một đô thị đặc biệt quan trọng, đầu 
tàu kinh tế của cả nước, sự phát triển của Thành 
phố có vai trò là động lực phát triển của cả nước. 
Trong quá trình hội nhập quốc tế, TP.HCM đã 
hoạch định chính sách nhằm khai thác tiềm năng 
vốn có và đã đạt những thành tựu quan trọng trên 
mọi lĩnh vực như kinh tế, xã hội và môi trường, 
góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thành 
phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, có chất lượng 
sống tốt. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng thế 
mạnh của TP.HCM vẫn còn một số vấn đề đặt ra 
trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đã tác 
động tiêu cực đến mục tiêu phát triển của Thành 
phố. Với những giải pháp được đưa ra, chúng tôi 
mong muốn góp phần tìm ra hướng đi đúng đắn 
trong việc xây dựng chiến lược phát triển bền 
vững vì một Thành phố văn minh, hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Cục Thống kê TP.HCM. (2017). Niên giám Thống 
kê Thành phố Hồ Chí Minh 2016. Thành phố 
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thanh niên. 
Cục Thống kê TP.HCM. (2018). Niên giám Thống 
kê Thành phố Hồ Chí Minh 2017. Thành phố 
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thanh niên. 
Huyền Bình. (2013). Vì sao nhiều sinh viên ra 
trường khó tìm việc làm?. Báo Nhân dân. Truy 
cập từ: 
chung/item/21478802.html 
Ðảng bộ TP.HCM. (2010). Văn kiện Đại hội đại 
biểu lần thứ IX. Thành phố Hồ Chí Minh: Đảng 
bộ TP.HCM 
Ðảng bộ TP.HCM. (2015). Văn kiện Đại hội đại 
biểulần thứ X. Thành phố Hồ Chí Minh: Đảng 
bộ TP.HCM 
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2012). Nghị quyết số 
16-NQ/TW ngày 10/8/2012 về phương hướng, 
nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 
đến năm 2020. Hà Nội. 
Phạm Thị Oanh. (2013). Mối quan hệ giữa con 
người – tự nhiên và phát triển bền vững ở Việt 
Nam hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị 
Quốc gia Sự Thật. 
Mạnh Hòa. (2014). 
9 
Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ 
quốc Việt Nam TP.HCM. (2015). Thành phố 
Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng, phát triển và 
hội nhập. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất 
bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 
Tổng Cục Thống kê. (2018). Niên giám thống kê 
Việt Nam năm 2017. Hà Nội: Nhà xuất bản 
Thống kê. 
UBND TP.HCM. (2016). Thành phố Hồ Chí Minh 
xây dựng, phát triển và hội nhập 2015 - Ho Chi 
Minh City construction, development and 
integration (Song ngữ Anh-Việt). Thành phố Hồ 
Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
UBND TP.HCM. (2017). Báo cáo tình hình kinh 
tế - xã hội Thành phố năm 2017 và nhiệm vụ, 
giải pháp năm 2018. Thành phố Hồ Chí Minh: 
Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng UBND 
TPHCM 
Ủy ban Thế giới về Môi trường và phát triển bền 
vững. (1987). Tương lai của chúng ta. USA: 
Nhà xuất bản Oxford. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_cac_tiem_nang_de_phat_trien_ben_vung_o_thanh_pho_h.pdf