Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province

The purpose of this article is to analyze the current status of social

capital factors and to measure their impacts on the tax compliance

behavior of enterprises, thereby proposing solutions to improve the tax

compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province. The study

uses qualitative method such as expert interview in combination with

quantitative analysis though reliability testing (Cronbach's Alpha),

exploratory factor analysis (EFA) and regression analysis with data

collected from a survey of 200 random enterprises in Ninh Thuan

province. The results show that the social capital components that affect

the tax compliance behavior include 5 factors: Characteristics of

business owners; Trust; Social networks; Social norm; Mutual support.

From the research results, the author also offers some solutions such as:

increasing the trust of businesses; improving tax knowledge, awareness

of business owners about tax compliance; helping, sharing information

reciprocity in social networks to improve tax compliance behavior in

Ninh Thuan province.

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 1

Trang 1

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 2

Trang 2

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 3

Trang 3

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 4

Trang 4

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 5

Trang 5

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 6

Trang 6

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 7

Trang 7

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 8

Trang 8

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 8520
Bạn đang xem tài liệu "Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province

Impacts of social capital on the tax compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 393 - 401 
 393 Email: jst@tnu.edu.vn 
IMPACTS OF SOCIAL CAPITAL ON THE TAX COMPLIANCE BEHAVIOR 
OF ENTERPRISES IN NINH THUAN PROVINCE 
Ha Thi Huong
1
, Nguyen Ngoc Thuy
2*
1Tax Department Ninh Phuoc - Thuan Nam Zone 
2Nong Lam University - Ho Chi Minh City 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 31/5/2021 The purpose of this article is to analyze the current status of social 
capital factors and to measure their impacts on the tax compliance 
behavior of enterprises, thereby proposing solutions to improve the tax 
compliance behavior of enterprises in Ninh Thuan province. The study 
uses qualitative method such as expert interview in combination with 
quantitative analysis though reliability testing (Cronbach's Alpha), 
exploratory factor analysis (EFA) and regression analysis with data 
collected from a survey of 200 random enterprises in Ninh Thuan 
province. The results show that the social capital components that affect 
the tax compliance behavior include 5 factors: Characteristics of 
business owners; Trust; Social networks; Social norm; Mutual support. 
From the research results, the author also offers some solutions such as: 
increasing the trust of businesses; improving tax knowledge, awareness 
of business owners about tax compliance; helping, sharing information 
reciprocity in social networks to improve tax compliance behavior in 
Ninh Thuan province. 
Revised: 22/6/2021 
Published: 25/6/2021 
KEYWORDS 
Social Capital 
Tax Compliance 
EFA 
Enterprise 
Ninh Thuan 
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ 
CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH THUẬN 
Hà Thị Hường1, Nguyễn Ngọc Thùy2* 
1Chi cục Thuế khu vực Ninh Phước - Thuận Nam 
2Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 31/5/2021 Bài viết được thực hiện nhằm phân tích thực trạng các yếu tố vốn xã 
hội và tác động của chúng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp 
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của 
doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận. Nghiên cứu sử dụng phương pháp 
nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn chuyên gia kết hợp với 
nghiên cứu định lượng thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo 
(Cronbach’s Alpha), EFA và phân tích mô hình hồi quy tuyến tính với 
dữ liệu từ khảo sát ngẫu nhiên 200 doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận. 
Kết quả cho thấy các yếu tố vốn xã hội tác động đến hành vi tuân thủ 
thuế bao gồm 5 yếu tố: Đặc điểm của chủ doanh nghiệp; Niềm tin; Các 
mạng lưới xã hội; Chuẩn mực xã hội; Sự tương trợ. Từ kết quả nghiên 
cứu, tác giả cũng đưa ra các một số giải pháp như: gia tăng sự tin 
tưởng của doanh nghiệp; nâng cao kiến thức về thuế, nhận thức của 
chủ doanh nghiệp về tuân thủ thuế; giúp đỡ, chia sẻ thông tin qua lại 
lẫn nhau trong các mạng lưới xã hội để nâng cao hành vi tuân thủ thuế 
tại tỉnh Ninh Thuận. 
Ngày hoàn thiện: 22/6/2021 
Ngày đăng: 25/6/2021 
TỪ KHÓA 
Vốn xã hội 
Tuân thủ thuế 
EFA 
Doanh nghiệp 
Ninh Thuận 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4572 
*
 Corresponding author. Email: nnthuy@hcmuaf.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 393 - 401 
 394 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (DN) luôn là vấn đề được các cơ quan quản lý 
thuế đặc biệt quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh DN được trao quyền tự chủ thực hiện cơ chế tự 
khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản kê khai của mình nâng 
cao trách nhiệm của mỗi DN đối với nhà nước. Chính vì vậy sẽ thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn 
nếu việc tuân thủ thuế có thể đạt được trên cơ sở tự nguyện của các DN này hơn là sử dụng 
những hình thức đe dọa bằng công cụ xử phạt và cưỡng chế. 
Vốn xã hội được xem như là các thể chế, quy tắc và mạng lưới thúc đẩy sự hợp tác và dẫn đến 
hành động tập thể. Theo Ajzen (1991) [1], người đề xuất lý thuyết hành vi dự định cho rằng vốn xã 
hội tác động vào hành vi tuân thủ thuế của DN bởi vì một số lý do sau: Thứ nhất, khi bàn về vốn xã 
hội, người ta thường đề cập đến lòng tin và quan hệ có đi có lại trong các mạng lưới xã hội 
(MLXH). Thực ra, hàng ngày chúng ta tạo dựng, duy trì và vận dụng vốn xã hội để tìm kiếm những 
lợi ích nhất định trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Thứ hai, MLXH với tư cách là 
cấu trúc xã hội bao gồm các mối tương tác xã hội và trao đổi xã hội, trong đó hệ các giá trị, chuẩn 
mực và niềm tin được hình thành biểu lộ. Nhờ vậy, các thành viên của MLXH đều chia sẻ trách 
nhiệm, nghĩa vụ và có những lợi ích ràng buộc lẫn nhau khi theo đuổi những mục đích của họ. Như 
vậy phải chăng vốn xã hội làm cho việc phổ biến chính sách thuế được đến DN một cách nhanh 
chóng và chính xác hơn và DN buộc phải tự nguyện tuân thủ thuế mà chưa cần đến các biện pháp 
chế tài của chính phủ? Hơn nữa, vốn xã hội là thiết chế xã hội không những có chức năng gắn kết 
xã hội mà còn có chức năng cung cấp thông tin chính xá ... 
điều này có nghĩa là các đáp viên không đồng tình với quan điểm của biến CM2 có nghĩa là 
chưa chắc số lượng các quy tắc, chuẩn mực chế tài tồn tại trong các mối quan hệ xã hội càng 
nhiều thì càng ràng buộc và càng tuân thủ thuế. 
Bảng 3. Kết quả kiểm định thang đo 
Biến quan sát 
Trung bình thang đo 
nếu loại biến 
Phương sai thang đo 
nếu loại biến 
Tương quan 
biến - tổng 
Alpha nếu 
loại biến 
Đặc điểm của chủ DN: Cronbach’s Alpha = 0,841 
DD1 16,65 6,964 0,655 0,807 
DD2 16,57 6,810 0,647 0,809 
DD3 15,98 6,517 0,620 0,819 
DD4 15,75 6,832 0,629 0,814 
DD5 15,77 6,864 0,690 0,798 
Niềm tin: Cronbach’s Alpha = 0,843 
NT1 16,97 11,025 0,599 0,823 
NT2 17,52 11,453 0,644 0,815 
NT3 18,34 10,831 0,574 0,830 
NT4 17,62 11,076 0,675 0,808 
NT5 17,61 11,471 0,588 0,824 
NT6 17,61 10,976 0,676 0,807 
Các mạng lưới xã hội (lần 1): Cronbach’s Alpha = 0,757 
ML1 24,00 13,995 0,593 0,705 
ML2 24,72 14,335 0,498 0,722 
ML3 23,83 15,468 0,483 0,728 
ML4 23,29 14,567 0,456 0,731 
ML5 24,03 16,562 0,199 0,775 
ML6 24,51 15,307 0,274 0,772 
ML7 23,96 13,440 0,672 0,688 
ML8 23,98 15,562 0,609 0,717 
Các mạng lưới xã hội (lần 2): Cronbach’s Alpha = 0,803 
ML1 17,59 8,957 0,640 0,753 
ML2 18,31 9,351 0,513 0,785 
ML3 17,43 10,185 0,531 0,779 
ML4 16,88 9,584 0,461 0,798 
ML7 17,55 8,570 0,709 0,735 
ML8 17,57 10,638 0,568 0,778 
Các chuẩn mực xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,827 
CM1 18,29 10,398 0,561 0,808 
CM2 18,30 10,281 0,623 0,793 
CM3 16,90 10,241 0,549 0,812 
CM4 17,56 10,459 0,671 0,785 
CM5 17,29 12,036 0,591 0,809 
CM6 16,82 9,920 0,652 0,787 
Sự tương hỗ: Cronbach’s Alpha = 0,849 
TH1 15,39 8,380 0,725 0,802 
TH2 14,75 7,847 0,663 0,818 
TH3 15,47 8,833 0,640 0,823 
TH4 15,45 8,188 0,701 0,806 
TH5 14,70 8,462 0,581 0,839 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 393 - 401 
 398 Email: jst@tnu.edu.vn 
Biến quan sát 
Trung bình thang đo 
nếu loại biến 
Phương sai thang đo 
nếu loại biến 
Tương quan 
biến - tổng 
Alpha nếu 
loại biến 
Tuân thủ thuế: Cronbach’s Alpha = 0,822 
TT1 14,19 5,247 0,607 0,790 
TT2 14,24 5,028 0,654 0,775 
TT3 14,18 5,374 0,616 0,787 
TT4 14,23 5,261 0,615 0,787 
TT5 14,23 5,223 0,586 0,796 
Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các biến độc lập và phụ thuộc có Cronbach anpha > 0,6. 
Điều này chứng tỏ thang đo lường không những đủ điều kiện yêu cầu về độ tin cậy mà còn 
cho ta thấy các biến quan sát của nhân tố đáng tin cậy và độ tương quan chặt chẽ giữa các biến 
quan sát trong cùng một nhân tố. 
Bảng 4. Kết quả phân tích EFA 
Ma trận xoay thành phần 
Nhân tố 
Biến quan sát 
Nhân tố 
1 2 3 4 5 
NT 
NT2 0,771 
NT4 0,760 
NT6 0,729 
NT1 0,718 
NT5 0,697 
NT3 0,623 
TH 
TH4 0,790 
TH2 0,760 
TH1 0,757 
TH5 0,727 
TH3 0,727 
DD 
DD1 0,786 
DD5 0,744 
DD4 0,711 
DD2 0,700 
DD3 0,693 
CM 
CM2 0,761 
CM4 0,741 
CM6 0,701 
CM3 0,695 
CM1 0,670 
ML 
ML7 0,764 
ML3 0,759 
ML1 0,694 
ML4 0,640 
ML2 0,638 
(Nguồn: Phân tích và tổng hợp, 2020) 
Kết quả phân tích EFA cho trị số KMO = 0,869, chứng tỏ điều kiện để phân tích nhân tố là 
phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu; phương sai trích 59,526% > 50%, chứng tỏ 59,526% biến 
thiên của dữ liệu được giải thích bởi 5 nhân tố. Eigenvalue = 1,497 > 1 tại nhân tố thứ 5, như vậy 
5 nhân tố rút trích được từ EFA có ý nghĩa tóm tắt thông tin các biến quan sát đưa vào là tốt nhất. 
Và ma trận xoay thành phần các nhân tố đảm bảo các biến cùng một nhóm nhân tố ở cùng một 
cột và hệ số tải nhân tố đều > 0,4, điều này cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối 
ảnh hưởng với các yếu tố mà biến này biểu diễn. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 393 - 401 
 399 Email: jst@tnu.edu.vn 
3.2. Kiểm định hệ số hồi quy 
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số R2 (R Square) trong mô hình này là 0,697. Điều này nói lên 
độ thích hợp của mô hình là 69,7%. Từ kiểm định Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có Sig. 
< 0,05 chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng được là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được. 
Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin 
cậy 95%. 
Kết quả phân tích Stepwise cũng cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều < 10, như 
vậy mô hình đảm bảo không có hiện tượng đa cộng biến giữa các biến độc lập. 
Bảng 5. Kết quả phân tích kiểm định hệ số hồi quy 
Mô hình 
Hệ số 
chưa chuẩn hóa 
Hệ số 
chuẩn hóa t Sig. VIF 
Β Sai số chuẩn Beta (β) 
Hằng số -0,118 0,180 -0,657 0,512 1,414 
1,351 Niềm tin (X1) 0,304 0,040 0,359 7,630 0,000 
Chuẩn mực (X2) 0,100 0,037 0,124 2,709 0,007 1,267 
Các MLXH (X3) 0,095 0,038 0,111 2,484 0,014 1,531 
Đặc điểm của chủ DN(X4) 0,299 0,043 0,341 6,978 0,000 1,414 
Sự tương hỗ (X5) 0,189 0,036 0,239 5,248 0,000 1,351 
R = 0,835
a
R square = 0,697 
(Nguồn: Phân tích và tổng hợp, 2020) 
Mô hình hồi quy được thể hiện như sau: 
Y = 0,359X1 + 0,124X2 + 0,111X3 + 0,341X4+ 0,239X5+ ei 
Kết quả hồi quy cũng cho ta thấy mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc có 
giá trị giảm dần như sau: niềm tin (0,359) > đặc điểm của chủ DN (0,341) > sự tương hỗ (0,239) 
> chuẩn mực xã hội (0,124) > các MLXH (0,111). 
3.3. Thảo luận đề xuất giải pháp 
3.3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 
Qua khảo sát 200 DN tại Ninh Thuận; nghiên cứu đã xác định được 5 yếu tố vốn xã hội tác 
động đến hành vi tuân thủ thuế của DN tại tỉnh Ninh Thuận “Niềm tin”, “Đặc điểm của chủ DN”, 
“Sự tương hỗ”, “Chuẩn mực xã hội”, “Các mạng lưới xã hội” phù hợp với lý thuyết và đúng với 
kỳ vọng của nghiên cứu. 
Với nhóm nhân tố niềm tin, theo kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố này được các DN 
đồng tình rằng nó có tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế của DN. Cụ thể: khi ta cải 
thiện, gia tăng niềm tin của DN đối với các chủ thể trong mạng lưới 1 đơn vị thì việc tuân thủ 
thuế của DN tại Ninh Thuận sẽ cải thiện thêm 0,359 đơn vị. Do đó, muốn nâng cao hành vi tuân 
thủ thuế của DN thì cần phải tập trung vào việc làm sao để tạo niềm tin của DN với chính phủ, cơ 
quan thuế, các tổ chức, các hiệp hội ngành nghề các nhóm đối tác mà DN tham gia. 
 Với nhóm nhân tố đặc điểm chủ DN được xếp thứ hai trong sự lựa chọn của các DN trong 
việc tác động của vốn xã hội đến hành vi tuân thủ thuế của DN tại Ninh Thuận. Điều này chứng 
tỏ bên cạnh những yếu tố bên ngoài không thể phủ nhận tầm quan trọng của ý thức thuế, chuẩn 
mực cá nhân của chính chủ DN bởi vì, họ luôn là người quyết định mọi vấn đề của DN. Kết quả 
phân tích cũng cho thấy tầm quan trọng của các biến: nhận thức công bằng và kiến thức về thuế 
của chủ DN đối với việc tuân thủ thuế. Chỉ cần tăng cường nhận thức, trau dồi thêm kiến thức 
thuế cho chủ DN hay nói cách khác khi tăng ý thức thuế lên 1 đơn vị thì ta cũng có thể cải thiện 
được hành vi tuân thủ thuế lên 0,341 đơn vị. Do đó, muốn nâng cao hành vi tuân thủ thuế cần 
phải nâng cáo ý thức thuế, đạo đức thuế trong mỗi người chủ DN. 
Với nhóm nhân tố sự tương hỗ: Một yếu tố vốn xã hội cũng góp phần không kém quan trọng 
cho hành vi tuân thủ thuế của DN tại Ninh Thuận đó là sự tương hỗ. Chỉ cần gia tăng 1 đơn vị sự 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 393 - 401 
 400 Email: jst@tnu.edu.vn 
giúp đỡ, trao đổi qua lại lẫn nhau thì hành vi tuân thủ thuế sẽ được cải thiện thêm 0,239 đơn vị. 
Tại bất cứ một DN nào cũng vậy, mục tiêu lợi ích luôn được DN tận dụng triệt để. Khi DN tham 
gia vào một MLXH nào mà đem lại lợi ích cho họ thì sẽ gắn kết các thành viên trong mạng lưới 
với nhau hơn. Chính vì vậy muốn nâng cao được hành vi tuân thủ thuế thì chính các chủ thể trong 
mạng lưới xã hội phải chứng minh cho DN thấy họ được hỗ trợ, chia sẻ những điều tốt đẹp khi 
tham gia vào các MLXH đó. 
Với nhóm nhân tố chuẩn mực xã hội: Dù ở bất cứ một xã hội nào cũng vậy, bên cạnh luật 
pháp còn có các quy tắc, chuẩn mực xã hội. Người Việt Nam hay có câu “Phép vua còn thua lệ 
làng”. Mô hình nghiên cứu tại Ninh Thuận cho thấy khi các chuẩn mực xã hội tác động 1 đơn vị 
thì hành vi tuân thủ thuế thay đổi 0,124 đơn vị. Đôi khi các tác động từ xã hội lại có tác động 
mạnh mẽ hơn là pháp luật do giảm được chi phí và tốc độ lan truyền nhanh hơn. Tuy nhiên, tại 
Ninh Thuận thì biến này chưa có ảnh hưởng đáng kể, có thể là do các tổ chức, cộng đồng chưa 
phát huy hết lợi thế của mình, chưa tạo niềm tin cho DN, chưa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Đây 
cũng chính là điểm hạn chế của cộng đồng. 
Với nhóm nhân tố MLXH: DN luôn tồn tại và phát triển trong các mối quan hệ. Khi tham gia 
vào các mạng lưới xã hội DN sẽ nhận được sự chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và chính 
xác nhất, hạn chế việc sai sót trong kê khai thuế. Tuy nhiên, tại Ninh Thuận biến độc lập này ảnh 
hưởng không đáng kể khi có thêm 1 đơn vị MLXH chỉ dẫn đến sự thay đổi 0,111 đơn vị tuân thủ 
thuế. Như vậy, biến này là một biến có ảnh hưởng nhưng không ảnh hưởng đáng kể hoặc có thể 
ảnh hưởng gián tiếp thông qua các biến khác. 
3.3.2. Đề xuất giải pháp 
 - Nâng cao niềm tin của DN: Xây dựng một hệ thống chính sách thuế phải thực sự đảm bảo 
bình đẳng, công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn khi thực hiện chính sách ưu đãi về thuế 
thu nhập DN thì phải đồng bộ cho tất cả các DN tạo niềm tin cho DN an tâm sản xuất kinh 
doanh. Mặt khác cũng cần phải tạo niềm tin cho DN thông qua uy tín, và những lợi ích tốt đẹp 
được tạo ra từ các chủ thể khác cho DN trong các mối quan hệ. 
- Cải thiện nhận thức về nghĩa vụ thuế cho chủ DN: thông qua việc tăng cường giáo dục kiến 
thức thuế cho DN đặc biệt là giáo dục kiến thức cho những người làm công tác kê khai, quyết 
toán thuế của DN. Từ nhận thức đúng đắn sẽ đi đến hành động đúng đắn. 
- Thông qua cộng đồng, xã hội nơi cư trú áp dụng các quy tắc, chuẩn mực xã hội vào trong 
DN như: Nhà nước và các tổ chức xã hội cần có chính sách khen thưởng, công khai tuyên dương 
DN tự nguyện nộp thuế đúng hạn và đầy đủ, đồng thời cần có biện pháp chế tài và mức phạt và 
nêu gương đối với các hành vi cố tình trốn thuế, gian lận thuế để tạo ý thức tự giác, xấu hổ khi 
làm chuyện xấu. Lồng ghép các chuyên đề về trốn thuế, gian lận thuế trong các buổi sinh hoạt 
trong cộng đồng. Các chuẩn mực xã hội, quy tắc ứng xử trong xã hội cần phải thiết thực và gần 
gũi với đời sống dân sự hơn nữa, để việc áp dụng các chuẩn mực xã hội không bị xa rời thực tế 
và pháp luật của nhà nước. 
Chính vì vậy, DN cần phải thường xuyên tham gia vào các hiệp hội ngành nghề, có quan hệ 
tốt với nhân viên, với cơ quan thuế. Thường xuyên tiếp xúc, trao đổi để tạo sự tin tưởng, thân mật 
với các chủ thể khác trong mối quan hệ. Từ đó thường xuyên cập nhật, chia sẻ các thông tin về 
chính sách thuế từ các kênh này. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
 Nhìn chung, đa số các đối tượng khảo sát đồng tình với năm nhân tố vốn xã hội tác động đến 
hành vi tuân thủ thuế của DN tại Ninh Thuận. Trong năm nhóm nhân tố thì nhân tố niềm tin được 
các đối tượng khảo sát cho rằng có tác động nhiều nhất đến hành vi tuân thủ thuế của DN. Điều 
này chứng tỏ rằng, nếu chính phủ muốn nâng cao hành vi tuân thủ thuế của DN thì cần phải gia 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 393 - 401 
 401 Email: jst@tnu.edu.vn 
tăng niềm tin của DN vào chính phủ, vào hệ thống cơ quan thuế, cũng như các tổ chức, các hiệp 
hội ngành nghề các nhóm đối tác mà DN tham gia. 
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng niềm tin, nhận thức về công bằng, các chuẩn mực cá 
nhân (tiêu chuẩn đạo đức) có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đến tuân thủ thuế, còn các chuẩn 
mực xã hội, các MLXH ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi tuân thủ thuế, giống [4], [6]. Trong khi 
đó [5] lại cho rằng các chuẩn mực xã hội và niềm tin vào chính phủ có tác động gián tiếp đến 
việc tuân thủ thuế. 
4.2. Kiến nghị 
Để hoàn thiện công tác quản lý thuế đạt hiệu quả, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau đây: 
Đối với Chính phủ, văn bản hướng dẫn chính sách thuế phải nhất quán, đồng bộ, rõ ràng; xây 
dựng các quy trình quản lý thu thuế theo mô hình chức năng, tránh chồng chéo gây bất bình trong 
cộng đồng DN. 
Đối với cơ quan thuế cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thuế, đối 
thoại, gặp gỡ, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đối tượng nộp thuế, cung cấp dịch vụ thuế 
cho DN một cách tốt nhất, thực sự coi người nộp thuế là người bạn đồng hành. 
Đối với các tổ chức, hội nhóm thường xuyên cập nhật, chia sẻ kiến thức thuế cũng nhưlồng 
ghép các chuyên đề về kê khai, kế toán thuế trong các buổi sinh hoạt để các DN có thể nắm bắt 
nhanh và rộng rãi hơn. 
4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 
Mặc dù bài báo đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên do hạn chế về điều kiện 
nghiên cứu, bài báo vẫn không tránh khỏi những hạn chế sau: 
Một là, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn đối với các DN tại tỉnh Ninh Thuận và số liệu thu 
thập được lấy từ điều tra chọn mẫu 200 DN nên chưa bao quát được hết các trường hợp, các giải 
pháp đưa ra có thể chỉ phù hợp tại tỉnh Ninh Thuận. 
Hai là kết quả nghiên cứu chỉ giải thích được 58,9% giá trị biến thiên của biến ảnh hưởng đến 
tuân thủ thuế. Điều này chứng tỏ còn có nhiều yếu tố khác tác động đến việc tuân thủ thuế của 
DN mà nghiên cứu chưa đề cập đến cụ thể như yếu tố đặc điểm ngành nghề, loại hình kinh doanh 
của DN bởi vì mỗi loại hình DN, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có các đặc điểm riêng tác 
động đến hành vi tuân thủ thuế của DN. 
Cuối cùng, qua việc đúc kết những hạn chế của nghiên cứu, định hướng các nghiên cứu tiếp 
theo có thể mở rộng nội dung nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế hoặc yếu tố đặc điểm 
DN đến hành vi tuân thủ thuế của DN hoặc phân tích về tác động của vốn xã hội đến hành vi tuân 
thủ thuế ở các loại hình NNT khác như hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] I. Ajzen, Atitudes, Personality and Behavior. McGraw-Hill Education (UK), 2
th
 ed., 2005. 
[2] T. M. D. Phan and Q. H. Le, “Factors affecting tax compliance of enterprises,” (in Vietnamese), 
Finance Magazine, vol. 2, no. 07, pp. 11-16, 2015. 
[3] N. T. Bui, “Factors affecting corporate income tax compliance behavior- an empirical study in Ho Chi 
Minh City,” (in Vietnamese), Science Journal of Hue University: Economics and Development, vol. 
126, no. 5A, pp. 77-88, 2017. 
[4] P. Jimenez and G. S. Iyer, “Tax compliance in a social setting: The influence of social norms, trust in 
government, and perceived fairness on taxpayer compliance,” Advances in Accounting, Elsevier, vol. 
34(C), pp. 17-26, 2016. 
[5] J. Chricop, M. Fabrizi, E. Ipino, and Parbonetti, “Does social capital constrain firms’ tax avoidance?,” 
The social responsibility Journal, Emerald Group Publishing, vol. 14, no. 3, pp. 542-565, 2018. 
[6] M. Kostritsa and I. Sittler, "The Impact of Social Norms, Trust, and Fairness on Voluntary Tax 
Compliance in Austria," Management, University of Primorska, Faculty of Management Koper, vol. 
12, no. 4, pp. 333-353, 2017. 

File đính kèm:

  • pdfimpacts_of_social_capital_on_the_tax_compliance_behavior_of.pdf