Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc

1. Bánh chưng

Bánh chưng là một món ăn truyền thống, quen thuộc, gắn liền với chúng ta từ khi còn bé. Cùng vào bếp để gói những chiếc bánh thơm ngon, vẹn tròn cho ngày Tết thêm ấm cúng nhé!

1. Nguyên liệu

Nguyên liệu cần có để làm bánh chưng gồm:

1. Nếp 650 gr

2. Đậu xanh không vỏ 400 gr

3. Thịt ba chỉ heo 300 gr

4. Lá dong (có thể thêm lá riềng hoặc lá chuối tùy ý) để gói bánh.

1. Cách chế biến bánh chưng

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng.

Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.

Bước 2: Sơ chế

Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.

Đậu xanh cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.

Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.

Bước 3: Gói bánh

Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn.

Tiếp theo, bạn xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.

Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo, bạn rải nếp lên phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.

Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.

 

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 1

Trang 1

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 2

Trang 2

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 3

Trang 3

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 4

Trang 4

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 5

Trang 5

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 6

Trang 6

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 7

Trang 7

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 8

Trang 8

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 9

Trang 9

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 26 trang baonam 7420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
MÓN NGON NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN MIỀN BẮC
Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng đều tất bật chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn, đầy đủ nhất để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu một năm mới ấm no, hạnh phúc và để cả gia đình vui vầy sum họp ngày đầu năm. Các món ăn cổ truyền ngày Tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày và màu sắc của món ăn. Hãy cùng tìm hiểu những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc được giới thiệu sau đây để có những món ăn hấp dẫn vào những ngày sắp tới nhé!
Bánh chưng
Bánh chưng là một món ăn truyền thống, quen thuộc, gắn liền với chúng ta từ khi còn bé. Cùng vào bếp để gói những chiếc bánh thơm ngon, vẹn tròn cho ngày Tết thêm ấm cúng nhé!
Nguyên liệu
Nguyên liệu cần có để làm bánh chưng gồm:
Nếp 650 gr
Đậu xanh không vỏ 400 gr
Thịt ba chỉ heo 300 gr
Lá dong (có thể thêm lá riềng hoặc lá chuối tùy ý) để gói bánh.
Cách chế biến bánh chưng
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng.
Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Bước 2: Sơ chế
Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.
Đậu xanh cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.
Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.
Bước 3: Gói bánh
Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn.
Tiếp theo, bạn xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo, bạn rải nếp lên phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.
Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.
Bước 4: Luộc bánh
Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Nếu không bánh sẽ bị sống, không chín đều.
Sau khi bánh chín thì vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra, giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Ép trong vòng 5 - 8 tiếng là được.
Bước 5: Thành phẩm
Khi công đoạn làm bánh hoàn tất, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Lúc có khách đến chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng hăm lại là dùng được nhé!
Lưu ý:
Trong suốt thời gian luộc bánh, bạn cần phải chú ý đến các điều sau thì bánh mới ngon và không bị biến dạng, bục nát.
Trước khi xếp bánh chưng vào nồi, bạn cần xếp một lớp cuống lá dong bên dưới để bánh không bị cháy và dính đáy nồi.
Xếp bánh thành các tầng chồng lên nhau ngay ngắn và chặt để bánh được giữ cố định, phòng khi nước sôi có lực đẩy khiến bánh bị xô đẩy sẽ bị vỡ.
Sau khi nồi bánh chưng đã sôi, bạn giảm lửa (đối với nồi luộc bếp than, bếp củi) hoặc giảm nhiệt độ (đối với nồi luộc bánh chưng bằng điện). Chỉ để lửa liu riu trong suốt quá trình luộc bánh chưng.
Thịt đông lạnh
Thịt đông là một trong những món ăn thường có trong mâm cỗ mỗi nhà ở miền Bắc, hãy bắt tay vào bếp để thực hiện món ăn này đồng thời tìm hiểu cách bảo quản thịt đông để có thể phục vụ cả gia đình ngày Tết nhé!
Nguyên liệu
Thành phần cho món thịt đông ngày Tết của gia đình bạn gồm:
Thịt chân giò 1 kg (loại có da màu trắng và được làm sạch)
Mộc nhĩ 30 gr
Nấm hương 20 gr
Hành khô 1 củ
Hạt tiêu 10 gr
Cách chế biến thịt đông
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và hầm thịt
Làm sạch thịt chân giò, cạo bỏ lông và làm sạch bì, thái thịt thành miếng vừa ăn và ướt gia vị cho ngấm. Để món ăn được ngon bạn nên chọn loại chân giò có thịt tươi, màu hồng, cầm lên nghe chắc tay.
Nấm hương, mộc nhĩ sau khi ngâm thì tiến hành rửa sạch, bỏ cuống, thái sợi hoặc thái nhỏ cho vừa ăn.
Phi hành khô cho thơm rồi bỏ thịt vào xào cho thịt ngấm gia vị. Sau đó cho nước vào, lượng nước vừa ngập mặt thịt là vừa. Hầm với lửa nhỏ cho thịt nhừ.
Lưu ý: Bạn nên thường xuyên vớt bọt để nước thịt được trong, giúp món ăn thêm đẹp mắt.
Bước 2: Làm thịt đông
Khi thịt nhừ, nước trong nồi cạn khoảng một nửa so với ban đầu thì cho nấm hương, mộc nhĩ vào nấu chín, tắt lửa và cho thêm hạt tiêu vào để tạo hương thơm cho món ăn.
Múc thịt ra dụng cụ đựng và phơi sương 1 đêm. Tuy nhiên, nếu bạn không có điều kiện để phơi sương bạn có thể cho thịt vào tủ lạnh để làm đông.
Mách nhỏ:
Độ cứng của món thịt đông tùy thuộc vào lượng bì bạn sử dụng, tuy nhiên không nên cho bì quá nhiều món ăn sẽ bị cứng mất ngon.
Bạn cũng không nên cho nấm hương và mộc nhĩ vào quá sớm sẽ làm mất hương thơm và độ giòn của nấm. Tốt nhất bạn nên xào nấm trước và cho vào trước khi tắt lửa khoảng 10 phút để có hương vị ngon nhất.
Bước 3: Thành phẩm
Thịt đông mềm ngon, béo bùi cực ngon. Món thịt đông sẽ ngon hơn khi ăn kèm với dưa hành đấy nhé!
Cách bảo quản thịt đông:
Để bảo quản tốt món thịt đông bạn nên chia thịt đông vào từng hộp nhỏ vừa đủ ăn cho mỗi bữa và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này không chỉ giữ nguyên hương vị món ăn mà còn giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của món ăn nữa đấy.
Xôi gấc
Xôi gấc từ lâu đã trở thành món ăn quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Nếp đồ thành xôi dẻo dẻo, thơm thơm thấm vị thơm và nhất là sắc đỏ tự nhiên của gấc khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn hơn. Cách nấu xôi gấc cũng không khó, hãy vào bếp cùng công thức được chia sẻ sau đây để làm ngay một mẻ xôi thơm lừng, để dành ăn cả ngày vẫn không chán nhé!
Nguyên liệu
Thành phần cho món xôi gấc gồm có:
1 trái gấc đã chín đỏ
4 chén con gạo nếp
200ml nước cốt dừa
Muối, đường
Rượu trắng.
Các bước làm xôi gấc
Bước 1: Sơ chế gạo nếp
Gạo nếp bạn vo nhẹ nhàng qua nước sạch khoảng 2 – 3 lần, sau đó đem ngâm. Khi ngâm gạo nếp, bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
+ Nếu ngâm với nước ấm, bạn chỉ cần ngâm khoảng 4 tiếng là được.
+ Nếu ngâm với nước lạnh, bạn ngâm qua đêm.
Bước 2: Tách thịt gấc
Trái gấc bạn bổ đôi, sau đó lấy nhân cho vào chén sạch.
Tiếp theo, bạn cho 2 muỗng canh rượu trắng vào chén gấc, dùng tay sạch bóp nhẹ nhàng để tách thịt ra khỏi hột. Lúc này, bạn loại bỏ phần hạt đen đi và giữ lại thịt gấc đỏ để nấu cùng với nếp thành món xôi gấc.
Bước 3: Trộn gạo cùng với gấc
Gạo nếp đã ngâm xong, gấc cũng đã tách thịt xong thì bạn trộn nếp và gấc vào với nhau, thêm khoảng 1 muỗng cà phê muối. Bạn cứ trộn nhẹ nhàng và đều tay như thế cho đến khi nếp đã phủ một màu đỏ au bóng bẩy của gấc.
Sau khi đã trộn xong, bạn cho thêm nước cốt dừa vào và trộn nhẹ thêm một lần nữa. Định lượng nước cốt dừa bài viết đưa ra là 250ml, tuy nhiên, tùy vào độ ngọt yêu thích mà bạn điều chỉnh lại cho hợp lý. Cũng có một số người khi đồ xôi không thích cho nước cốt dừa cũng không sao.
Bước 4: Đồ chín thành xôi gấc
Tất cả mọi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, lúc này bạn cho gạo vào chõ hoặc xửng hấp và hấp cách thủy. Với 4 chén nếp như trên thì chỉ cần hấp trong khoảng 40 – 60 phút là xôi đã chín.
Bí quyết để xôi dẻo thơm và cách chữa nếu xôi bị khô:
Để xôi được chín đều, bạn không nên đổ toàn bộ nếp vào chõ cùng một lúc. Thay vào đó, bạn nắm từng nắm nhỏ cho vào chõ. Bạn chú ý để trống khoảng 4 – 6 lỗ nhỏ ở giữa chõ không đổ nếp vào để hơi được lan tỏa đều, khi đó xôi sẽ chín đều và không bị nhão ở lớp dưới mà khô ở lớp trên.
Khi cho nước vào nồi hấp, bạn không nên cho quá ít cũng không nên cho quá đầy. Bạn cho nước khoảng 1/3 nồi để hơi bốc lên vừa đủ, xôi khi chín sẽ rất ngon. Nếu nước đã cạn mà xôi chưa chín hẳn, bạn có thể châm thêm nước nữa.
Trong trường hợp nếu xôi bị khô, bạn vẩy một ít nước ấm lên bề mặt xôi, sau đó dùng khăn sạch (mỏng) thấm nước và thấm lên mặt xôi, sau đó đậy nắp và hấp thêm khoảng 5 phút nữa là được.
Cuối cùng, nếu muốn xôi mềm hơn, bạn sẽ đồ xôi thành 2 lần. Lần thứ nhất khi xôi chín, bạn lấy xôi ra đĩa và chờ nguội. Khi xôi đã nguội, bạn cho xôi vào hấp tiếp lần 2. Như vậy xôi sẽ ngon hơn đấy.
Giò
Giò lụa là món ăn truyền thống của người Việt, thường xuyên xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết hay giỗ đám. Hiện nay, giò lụa được bày bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, đứng trước tình trạng một số cơ sở sản xuất chả lụa kém chất lượng, chứa hàn the ảnh hưởng sức khỏe đã khiến nhiều người có tâm lý hoang mang, lo lắng. Chính vì vậy, nhiều người đã chủ động tìm hiểu phương pháp làm giò lụa (chả lụa) để có thể tự làm tại nhà. Chỉ với các thao tác đơn giản dưới đây, bạn đã có thể thu được thành phẩm món Giò lụa thơm ngon chiêu đãi cả nhà.
Nguyên liệu
Nguyên liệu cần thiết để làm giò lụa bao gồm:
Thịt heo xay 900 gr (nhiều nạc ít mỡ)
Đường 90 gr
Nước mắm 60 ml
Dầu 90 ml
Nước lạnh 90 ml
Tiêu xay 1 muỗng canh
Muối 1 muỗng cà phê
Bột nổi 1 muỗng cà phê
Bột năng 3 muỗng canh
Lá chuối sạch 1 lá
Dụng cụ thực hiện: Xưởng hấp, máy xay sinh tố (máy xay thịt)...
Mẹo chọn thịt heo làm chả lụa ngon:
Nên chon những thịt heo tươi, ít mỡ. Không chọn những thịt quá nạc vì nó sẽ làm chả của bạn bị khô. Màu sắc thì phải còn màu đỏ hồng, không nên chọn những thịt có màu sẫm và có mùi ôi thiu.
Nên làm chả lụa ngay khi thịt còn ấm để chả già lụa của chúng ta mềm, mịn và có màu hồng tươi tắn.
Cách chế biên giò lụa
Bước 1: Trộn thịt với gia vị
Thịt xay bạn cho vào tô đựng của máy đánh trứng (dùng que trộn), thêm đường, muối, dầu, nước mắm và vài viên đá lạnh vào, bật máy đánh trứng ở tốc độ thấp trộn đều hỗn hợp trên trong 10 phút.
Nếu không có máy đánh trứng, bạn có thể trộn bằng tay, tuy nhiên rất lâu và dễ mỏi.
Bước 2: Ủ thịt
Trộn đều hỗn hợp xong, bạn dùng vợt vét các thịt dính trên thành tô xuống, sau đó lấy miếng bọc nilon dùng để bọc thực phẩm bọc kín miệng tô, cho tô vào ngăn đá tủ lạnh, ướp lạnh thịt trong 3 tiếng hoặc hơn.
Bước 3: Xay thịt
Sau đó, lấy thịt ra ngoài, cho thịt vào máy xay để xay nhuyễn, tiếp đó, bạn lại bọc miệng tô thịt kín với miếng bọc thực phẩm và đặt tô thịt vào tủ lạnh và ướp lạnh thêm 2 tiếng nữa. Sau 2 tiếng, bạn lấy thịt ra và xay thịt lần nữa.
Bước 4: Trộn thịt với bột
Khi thấy thịt đã trắng và mịn hơn và còn lạnh thì bạn sẽ chuyển qua bước quết thịt, nếu thịt hết lạnh, bạn cần ướp lạnh thêm lần nữa. Cho thêm hạt tiêu, bột nổi vào và trộn đều thịt. Sau đó, bạn trộn bột năng với 2 muỗng canh nước đá lạnh và cho vào tô thịt, trộn đều, lúc này thịt đã thành giò sống.
Lưu ý: Sau khi quết là bên ngoài tô thịt vẫn còn hơi lạnh thì thịt của bạn sẽ rất ngon khi làm giò lụa đấy.
Bước 5: Làm giò lụa
Xếp lá chuối sạch ra bàn, đặt giò sống lên lá chuối, sau đó gói cho chặt như trong hình.
Bước 6: Hấp giò lụa
Chuẩn bị nồi hấp, bắc nồi lên bếp, khi nước sôi, bạn cho gói giò sống vào nồi và hấp trong vòng 45 đến 50 phút thì giò sẽ chín ngon, vừa ăn.
Bước 7: Thành phẩm
Giò sau khi hoàn thành sẽ có vị ngọt từ thịt, từng miềng bên trong mềm, mịn và thơm.
Mẹo bảo quản giò lụa:
Sau khi luộc xong bạn để nguyên lá chuối bên ngoài và để nơi khô ráo sẽ để được 2 ngày.
Nếu muốn để lâu hơn hãy để trong ngăn mát tủ lạnh nhé.
Nem rán
Nem rán là một món ăn thơm ngon, giòn rụm được rất nhiều người ưa thích. Món ăn cũng chính là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn chế biến được món nem rán ngon như ý muốn. Cùng vào bếp ngay bạn nhé!
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm món nem rán gồm có:
Thịt vai heo 400 gr
Hành tây 1 củ
Giá đỗ 150 gr
Miến 100 gr
Cà rốt 1 củ
Trứng gà 2 quả
Bánh tráng mềm 35 cái
Nấm hương 15 gr
Mộc nhĩ 15 gr
Hành lá 15 gr
Gia vị: Hạt tiêu, nước mắm,....
Cách chế biến nem rán
Bước 1: Làm nhân nem rán
Đem thịt rửa sạch, sau đó băm nhỏ thịt ra. Nhưng nếu có thể, bạn nên xay thịt bằng máy xay sinh tố có chức năng xay thịt sẽ tốt hơn.
Tiếp đến, bạn xắt nhỏ hành tây và cà rốt.
Lấy miến đem ngâm với nước ấm khoảng 30 độ đến khi mềm thì vớt ra cắt.
Nấm hương và mộc nhĩ đem đi ngâm nước cho nở ra rồi đem thái nhỏ.
Bạn đem rửa sạch giá đỗ, hành hoa và rau mùi. Sau đó cũng xắt nhỏ chúng ra, rồi cho tất cả các hỗn hợp trên vào tô lớn hoặc chảo.
Sau đó, bạn bắt đầu nêm các gia vị vào đó như nước mắm, dầu ăn, hạt tiêu, hạt nêm Nếu bạn thích ăn nem rán chấm với mắm thì nên nêm gia vị nhạt bớt. Tiếp đến, bạn đập hai quả trứng vào đó và trộn đều hỗn hợp.
Bước 2: Cuốn nem
Bạn dùng bánh tráng mềm trải đều ra, cho nhân vào và cuốn lại. Chú ý không nên cuốn chặt quá vì như vậy khi rán nem dễ bị bục ra.
Bước 3: Chiên nem
Sau khi cuốn xong, bạn cho nem vào rán trong chảo dầu sôi. Nếu bạn không ăn nem rán ngay thì có thể rán sơ qua trước, khi cần ăn thì rán lại một lần nữa là nem được vàng đều, ăn giòn rụm rất ngon. Trong quá trình rán, bạn nên để dầu ăn ngập nem và lửa cháy to thì nem sẽ chín vàng đều mà không ngậm nhiều dầu ăn.
Bước 4: Thành phẩm
Đến lúc này, món nem rán của bạn đã hoàn thành. Bạn nên dùng món nem rán ngay sau khi chế biến để cảm nhận được hương vị thơm ngon và giòn rụm của chúng.
Dưa hành
Trong mâm cơm ngày Tết, dưa hành muối kết hợp với những món ăn như bánh chưng, thịt đông, cơm trắng, không những sẽ giúp bạn cảm thấy bớt ngán hơn mà còn làm cho món ăn thêm tròn vị, hấp dẫn.
Nguyên liệu
Nguyên liệu cho món dưa hành gồm có:
Hành củ 1 kg
Muối 70 gr
Đường 1 muỗng canh
Dấm 2 muỗng canh (hoặc rượu trắng)
Dụng cụ thực hiện: Muỗng, hủ đựng, chén,...
Cách chế biến dưa hành
Bước 1: Sơ chế hành
Đầu tiên, bạn hãy nhẹ tay cắt bỏ rễ hành và bóc bớt đi lớp vỏ già bên ngoài. Bạn nên chọn hành bánh tẻ để bớt hăng hơn và có thể rút ngắn được thời gian muối. Khi cắt xong, bạn nên ngâm ngay hành vào thau nước bên cạnh để tránh bị cay mắt nhé!
Sau khi cắt xong hết, bạn rửa hành thật sạch và vớt ra rổ để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị nước ngâm
Tiếp theo, bạn cho nước, đường, muối vào xoong và đun sôi. Bạn cũng có thể thêm bớt lượng muối tùy theo sở thích nhưng đừng quá nhạt sẽ khiến cho hành dễ bị hỏng.
Sau đó, bạn cho 2 thìa dấm vào hỗn hợp nước muối vừa đun sôi khi còn hơi ấm. Bạn nên dùng rượu trắng thay cho dấm để làm cho hương vị thêm phần hấp dẫn.
Cho hành củ đã rửa sạch vào hủ rồi đổ nước muối sao cho ngập hết lượng hành. Bạn có thể dùng vỉ tre hoặc vật nặng để chặn cho hành luôn chìm trong nước muối tránh trình trạng nước bị nổi váng và làm cho hành nhanh hỏng.
Bước 3: Ngâm hành
Để hành muối ngon nhất, bạn nên ngâm hành trong khoảng 7 - 10 ngày và có thể lâu hơn nếu trời lạnh hoặc hành già để hành có thể thấm kĩ hơn và món dưa hành muối sẽ ngon hơn.
Sau thời gian từ 7 đến 10 ngày, bạn hãy vớt hành ra và ngâm vào nước muối loãng sẽ giúp hành để được lâu hơn và không bị nát.
Bước 4: Thành phẩm
Trước khi cho lên đĩa, bạn có thể bóc bớt vỏ, cắt đầu và cuống hành rồi trộn với chút ớt bột để nhìn đẹp mắt hơn. Và để cho món ăn thêm đậm đà, bạn cũng có thể cho một ít nước mắm vào dĩa hành muối trước khi ăn khoảng 3 phút nhé.
Trên đây là một số món ăn phổ biến trong mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc nước ta. Cùng tham khảo và bắt tay vào thực hiện để có mâm cơm phong phú bên người thân và bạn bè ngày Tết sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công!

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_cach_lam_mon_ngon_ngay_tet_co_truyen_mien_bac.docx