Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”

Như vậy, trừ một số ngành đặc biệt cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, việc

mở mã ngành đào tạo mới hoàn toàn do các cơ sở GDĐH tự quyết định khi đáp ứng25

điều kiện mà không cần xin phép như trước đây. Bên cạnh đó, Luật quy định rõ những

chế tài áp dụng nếu các cơ sở GDĐH lạm dụng hay cố tình mở ngành khi chưa đủ điều

kiện. Không những thế, sau khi tự quyết định mở ngành, các cơ sở GDĐH có trách

nhiệm đảm bảo chất lượng chương trình mới mở và bị áp dụng chế tài nếu vi phạm.

(ii) Tự chủ về chỉ tiêu tuyển sinh: Để khắc phục tình trạng một số cơ sở GDĐH

dồn chỉ tiêu của cả trường đa ngành cho một số ngành có nhu cầu xã hội cao, dù các

điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của những ngành đó chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo, Luật GDĐH (sửa đổi) quy định chỉ tiêu

tuyển sinh được xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều

kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và các điều kiện

đảm bảo chất lượng khác. Đồng thời, Luật trao cho cơ sở GDĐH quyền được tự chủ

trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh với điều kiện phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển

sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở

GDĐH, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp; đảm bảo chuẩn đầu ra của chương

trình đào tạo. Nếu cơ sở GDĐH vi phạm về chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy

định của pháp luật (Khoản 1 Điều 34). Nhà nước chỉ quản lý thông qua ban hành quy

chế, quy định tiêu chí, nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và quy định chỉ tiêu

tuyển sinh đối với các ngành đào tạo giáo viên (Khoản 3 Điều 34).

(iii) Tự chủ về chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, in và cấp phát

văn bằng : Luật GDĐH (sửa đổi) quy định về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH

trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc

sĩ, tiến sĩ (Điểm d khoản 1 Điều 36); có trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo theo

tín chỉ, niên chế hoặc kết hợp tín chỉ và niên chế (khoản 1 Điều 37); chủ động thiết kế

mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học và quản lý văn bằng, chứng chỉ phù

hợp với quy định của pháp luật; công bố công khai mẫu văn bằng, thông tin liên quan

đến việc cấp văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử cửa cơ sở giáo dục

đại học (khoản 3 Điều 38).

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 1

Trang 1

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 2

Trang 2

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 3

Trang 3

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 4

Trang 4

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 5

Trang 5

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 6

Trang 6

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 7

Trang 7

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 8

Trang 8

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 9

Trang 9

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 583 trang baonam 03/01/2022 10700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”

Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”
QUỐC HỘI KHÓA XIV 
ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC, THANH NIÊN, THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG 
HỘI THẢO GIÁO DỤC VIỆT NAM 2020 
“Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn” 
(Tài liệu phục vụ Hội thảo - Quyển 1) 
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020 
 MỤC LỤC 
STT Tên bài Tác giả/cơ quan thực hiện Tr. 
A BÁO CÁO TRÌNH BÀY TẠI HỘI THẢO 
I Phiên chung 
1. Quản trị và tài chính của giáo dục đại học 
Việt Nam: các ưu tiên chính sách 
The World Bank 3 
2. Tự chủ đại học - từ góc nhìn của cơ quan 
lập pháp, giám sát 
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, 
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi 
đồng 
11 
II Phiên 1: Thể chế tự chủ trong giáo dục đại học 
3. Quy định pháp luật về tự chủ đại học ở 
Việt Nam - Những vấn đề đặt ra 
Vũ Thị Lan Anh 
Trường Đại học Luật Hà Nội 
21 
4. Mối quan hệ giữa cơ quản chủ quản và 
trường đại học 
Trần Đức Viên 
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
33 
5. Cơ chế quản trị của hội đồng trường 
trong thực hiện tự chủ đại học 
Nguyễn Mai Hương 
Trường Đại học Mở Hà Nội 
65 
6. Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình 
của chủ sở hữu cơ sở giáo dục đại học 
Nguyễn Hữu Đức 
Đại học Quốc gia Hà Nội 
73 
III Phiên 2: Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học 
7. Quy định pháp luật về tự chủ tài chính và 
một số kiến nghị 
Hoàng Đức Long 
Trường Đại học Tài chính - 
Marketing 
81 
8. Trách nhiệm của Nhà nước trong đầu tư 
phát triển giáo dục đại học 
Nguyễn Đông Phong 
Phan Thị Bích Nguyệt 
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 
91 
9. Học phí trong đào tạo Y khoa Trần Diệp Tuấn 
Đại học Y Dược TP.HCM 
97 
10. Sở hữu tài sản trong tự chủ đại học Hoàng Văn Cường 
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 
109 
B BÀI THAM LUẬN CỦA ĐẠI BIỂU 
I Phiên chung 
11. Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần 
được tháo gỡ 
Từ Quang Hiển 
Trường Đại học Nông Lâm Thái 
Nguyên 
117 
12. Điều chưa nói trong tự chủ đại học Hoàng Xuân Sính 
Trường Đại học Thăng Long 
123 
 13. Tự chủ đại học và những bước đi cho 
phát triển bền vững 
Trần Trung 
Trường Đại Học Hòa Bình 
125 
14. Tự chủ trong giáo dục đại học - một số 
vấn đề từ thực tiễn 
Phạm Hồng Quang 
Đại học Thái Nguyên 
133 
15. Tự chủ đại học – từ chính sách đến thực 
tiễn 
Đỗ Thị Hồng Tươi 
Ngô Quốc Đạt 
Trần Diệp Tuấn 
Đại học Y Dược TP.HCM 
137 
16. Tự chủ giáo dục đại học – một số vấn đề 
từ góc nhìn phát triển 
Hồ Văn Thống 
Trần Quang Thái 
Trường Đại học Đồng Tháp 
143 
17. Tăng cường nghiên cứu khoa học, đổi 
mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ 
trong tự chủ giáo dục đại học 
Huỳnh Đăng Chính 
Huỳnh Quyết Thắng 
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
149 
18. Sự tự chủ bền vững của trường đại học - 
nhìn từ lý thuyết tổ chức 
Nguyễn Văn Phúc 
Viện Kinh tế- Xã hội và Công 
nghệ 
153 
19. Tự chủ đại học trong nền kinh tế chuyển 
đổi ở Việt Nam 
Trần Ngọc Giao 
Học viện Quản lý Giáo dục 
165 
20. Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình 
tự chủ trong giáo dục đại học địa phương 
- từ cơ chế đến thực tiễn 
Nguyễn Đức Vượng 
Nguyễn Văn Chung 
Trường Đại học Quảng Bình 
175 
21. Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn 
thể trong trường đại học tự chủ 
Bùi Đức Hùng 
Trường Đại học Bách khoa Hà 
Nội 
181 
22. Ba điểm cần lưu ý khi giám sát thực thi 
tự chủ đại học ở Việt Nam 
Phạm Duy Nghĩa 
Trường Đại học Fulbright 
191 
23. Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo 
dục đại học theo quy định của luật giáo 
dục đại học, một số đề xuất, kiến nghị 
Lê Thị Kim Dung 
Bộ Giáo dục và Đào tạo 
195 
24. Một số ý kiến về tự chủ đại học Vũ Ngọc Hoàng 
Hiệp hội các trường đại học, cao 
đẳng Việt Nam 
209 
25. Nhân tố cốt lõi trong thành công của tự 
chủ giáo dục đại học ở Việt Nam 
Nguyễn Thị Nội 
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị 
kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
213 
26. Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học 
Việt Nam hiện nay 
Hoàng Văn Thái 
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 
219 
 27. Làm gì khi sinh viên là khách hàng là 
thượng đế trong nền giáo dục đại học tự 
chủ? 
Lê Văn Tư 
Công ty TNHH Khởi nghiệp Hoa 
Sinh Tân HD 
225 
28. Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ của các 
trường đại học ở Việt Nam 
Phan Thị Lan Hương 
Nguyễn Thị Thanh Tú 
Trường Đại học Luật Hà Nội 
245 
29. Giải pháp đảm bảo cho tự chủ đại học 
trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 
Nguyễn Thị Hiền Oanh 
Trường Đại học Sài Gòn 
257 
30. Tự chủ đại học: Một trào lưu đang đi 
chệch hướng 
Châu Dương Quang 
Educational Policy & Leadership 
Department 
SUNY Albany 
265 
31. Tự chủ đại học từ góc nhìn của một 
trường tư thục 
Lê Trường Tùng 
Trường Đại học FPT 
269 
32. Thực trạng tự chủ đại học Việt Nam: từ 
văn bản đến thực tế 
Phạm Đỗ Nhật Tiến 
Bộ GD&ĐT 
277 
33. Tự chủ đại học công lập tại khoa chuyên 
ngành: vấn đề và giải pháp khuyến nghị 
Nguyễn Đình Thúy Hường 
Nguyễn Mạnh Cường 
Nguyễn Thành Lê 
Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam 
Ngô Hồ Anh Khôi 
Trung Tâm UNESCO Khoa Học 
Nhân Văn và Cộng Đồng 
285 
34. Một số nội dung về tự chủ đại học và 
trách nhiệm giải trình tr ... hững năm gần đây đã phần nào giúp các trường chủ động hơn 
trong khai thác nguồn thu và quản lý chi tiêu, mở rộng và quảng bá chương trình đào 
tạo chất lượng cao, liên kết, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao chất 
lượng và uy tín để thu hút sinh viên trong và ngoài nước. Các trường thực hiện thí 
điểm tự chủ tài chính cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các quy chế, 
định mức chi tiêu phù hợp hơn. Tuy vậy, tự chủ tài chính đại học công lập vẫn còn 
những nút thắt về cơ chế cũng như các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. 
Biểu hiện rõ nét nhất là đến nay mới chỉ có 23/172 trường đại học công lập thực hiện 
thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động (tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư), trong 
khi phần lớn trường đại học công lập còn lại chưa sẵn sàng hoặc thậm chí chưa dám 
nghĩ đến tự chủ tài chính. 
Những vướng mắc trong thực hiện tự chủ tài chính đại học công lập và hệ 
quả 
Có một thực trạng là khi đề cập tới giáo dục đại học, xã hội đều đánh giá rằng 
chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay còn thấp, còn có một khoảng cách khá 
xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới... Thế nhưng đây lại là 
điều dễ hiểu nếu so sánh trong mối quan hệ đầu ra (chất lượng đào tạo) với đầu vào 
(đầu tư cho giáo dục đại học) giữa Việt Nam và các nước phát triển. Chẳng hạn, trung 
bình mỗi sinh viên học tại các trường đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn 2015-
2020 chỉ phải đóng mức học phí từ 7-10 triệu đồng/năm tùy theo ngành học, trong khi, 
mức học phí bình quân quy đổi ra đồng VND mà lưu học sinh Việt Nam phải trả cho 
các trường đại học ở nước ngoài tuỳ theo từng trường và từng ngành đào tạo khoảng từ 
300 - 500 triệu đồng/năm (gấp khoảng 50 lần so với Việt Nam).5 Nếu căn cứ vào lệ 
GDP bình quân theo đầu người với suất chi đào tạo đại học bình quân đối với chương 
trình đại trà như ở các nước trong khu vực thì mức học phí tối thiểu năm 2019 được 
xác định khoảng 79,5 triệu đồng/sinh viên/năm ((gấp khoảng 9 lần so với Việt Nam).6 
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này một phần quan trọng là do các nút thắt về mặt 
cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập và các rào cản trong quá trình thực hiện cơ 
chế tự chủ tài chính đại học công lập chưa được tháo gỡ. Điều này được thể hiện ở các 
vấn đề chính sau đây. 
Thứ nhất, cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập đang được xây dựng theo 
kiểu đầu mở đuôi thắt. Một điều thường thấy trong các điều khoản quy định của các 
văn bản pháp luật về tự chủ tài chính đại học công lập là “đoạn đầu” được tự chủ 
nhưng “đoạn sau” lại theo quy định của pháp luật hiện hành. Luật Giáo dục đại học 
5 Mai Thị Sen (2017), Vấn đề tự chủ tài chính của các trường đại học công lập Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 
2, số tháng 2/2017. 
6 Phạm Hùng Hiệp (2018): “Chúng tôi thử tính theo GDP đầu người năm 2013 ở ta là 1.900 USD thì chi phí 
đơn vị là 2.627 USD (khoảng 56 triệu đồng/sinh viên/năm). Đây là chi phí đơn vị hợp lý để tương ứng nằm 
trên mức trung bình chung của thế giới”. https://thanhnien.vn/giao-duc/hoc-phi-cua-mot-sinh-vien-bao-nhieu-
la-du-995081.html 
 572 
không phải là “luật mẹ” của các luật khác nên vẫn phải thực hiện tất cả các luật khác 
trong việc chi tiêu, đầu tư, mua sắm. “Cái khó là nếu làm đúng tất cả các luật thì việc 
thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập rất hạn chế, còn nếu không 
thực hiện theo hoặc thực hiện không đầy đủ, khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán 
chắc chắn sẽ bị kết luận là không thực hiện đúng quy định của pháp luật, chắc chắn sẽ 
bị kiến nghị xử lý tài chính”.7 
Sự thiếu đồng bộ giữa các văn bản luật và dưới luật làm cho môi trường tự chủ 
tài chính đại học công lập trở nên “khó sống”, cản trở quyền tự chủ tài chính của các 
trường đại học. Một số ví dụ điển hình như: Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đầu 
tư công vẫn chưa được ban hành, trong đó quan trọng nhất là xác định lại nguồn vốn 
đầu tư của các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là 
nguồn vốn gì (vốn do ngân sách để lại, vốn có nguồn gốc ngân sách hay vốn khác?) và 
khấu hao tài sản hình thành từ vốn vay được trích lập vào quỹ phát triển sự nghiệp thì 
được tính vào nguồn vốn nào?; Luật viên chức hiện hành vẫn áp dụng chế độ “viên 
chức suốt đời” làm cho việc áp dụng chi trả lương theo vị trí việc làm và trên nguyên 
tắc hiệu quả công việc chưa thể nào triển khai đầy đủ được; Chủ trương hỗ trợ về thuế, 
phí, cũng như giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng NSNN và giao quyền tự chủ 
cho các cơ sở giáo dục đại học công lập cung ứng dịch vụ tự quyết định giá theo 
nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy theo chủ trương của Đảng trong 
Nghị quyết 19/NQ-TW 8 thì đến nay luật và các văn bản dưới luật về thuế, phí vẫn 
chưa được sửa đổi (ví dụ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích 
cơ sở giáo dục đại học công lập tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư 
phát triển hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; thuế sử 
dụng đất); Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ 
chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và cơ sở giáo dục đại học công 
lập nói chung, trong đó có nội dung tự chủ tài chính, cho đến nay đã hết một “chu kỳ 
sống” trung bình nhưng vẫn chưa được thực thi một cách đầy đủ do chưa có các “nghị 
định con” để hướng dẫn thực hiện; Chủ trương thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong 
trường đại học (Spin-off) cho đến nay vẫn chưa được sửa đổi trong Luật doanh nghiệp 
và các văn bản dưới luật; Cơ sở giáo dục đại học công lập tự đảm bảo toàn bộ chi 
thường xuyên và đầu tư được quản lý, tổ chức hạch toán như doanh nghiệp nhưng cho 
đến nay các văn bản luật và dưới luật về kế toán vẫn còn áp dụng theo các quy định cũ; 
Hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học tự quyết định việc sử dụng nguồn tài 
chính là nguồn thu hợp pháp ngoài NSNN nhưng thực tế bị ràng buộc bởi quy định của 
Luật Đấu thầu hiện hành; 
Với cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập theo kiểu “đầu mở, đuôi thắt” như 
hiện nay, tự chủ đại học không bị chậm trễ mới là điều khó hiểu, nhất là trong nhiều 
trường hợp các cơ quan chủ quản và thanh tra, kiểm toán còn vin vào các quy định này 
để gây khó dễ cho cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ. Rõ rang, việc 
thiếu đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật đang làm chậm tiến trình tự chủ đại học, 
7 PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, Hiệu phó Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ chí Minh, Phát biểu tại Hội 
thảo Cơ chế tự chủ đối với trường đại học công lập, được tổ chức Bởi Kiểm toán Nhà nước ngày 19/3/2019 tại 
Hà Nội. 
8 Điểm 1, khoản 4, mục I, phần B của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống 
tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 
 573 
thậm chí là trái với chủ trương lớn của Đảng về tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài 
chính đại học công lập nói riêng.9 
Thứ hai, phân bổ kinh phí NSNN cho giáo dục đại học đang bị hiểu sai hay cơ 
quan chức năng “bê trễ” trong việc thực hiện chủ trương tự chủ đại học của Đảng và 
Nhà nước? Có một thực tế hiển hiện là các trường đại học công lập thực hiện thí điểm 
đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77/NQ-CP đều bị “cắt” ngay khoản kinh phí 
NSNN cấp chi thường xuyên. Điều này có thể được hiểu rằng “tự chủ” đồng nghĩa với 
“tự lo” không? Không thể hiểu rằng tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính đại 
học công lập nói riêng theo nghĩa “tự chủ” đồng nghĩa với “tự lo” được, vì rằng nó sẽ 
không làm cho giáo dục đại học Việt Nam phát triển theo xu hướng chung của thế giới 
được do không ai hay thực thể nào muốn “rước mối lo” vào mình cả. Hơn nữa, Nghị 
quyết số 29-NQ/TW và các văn bản khác của Chính phủ như Nghị quyết số 77/NQ-CP 
và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã nêu rõ chủ trương đổi mới giáo dục đại học và 
tiến trình thực hiện tự chủ tài chính đại học công lập hướng đến việc phân bổ kinh phí 
NSNN theo kết quả đầu ra theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công.10 
Tuy vậy, đã 5 năm trôi qua tính từ khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời đến nay, các 
cơ sở và điều kiện để triển khai thực hiện phân bổ kinh phí NSNN cho các cơ sở giáo 
dục đại học (ví dụ như danh mục sản phẩm và dịch vụ công được sử dụng NSNN, đơn 
giá dịch vụ, tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp, tiêu chuẩn đánh giá việc cung cấp sản 
phẩm, dịch vụ công) vẫn chưa được ban hành. 
Thứ ba, học phí không còn được thực hiện theo quy định “phí, lệ phí” nữa 
nhưng cũng không theo cơ chế giá dịch vụ đào tạo. Kể từ năm 2015, học phí không 
còn nằm trong danh mục phí, lệ phí11 và một lẽ tất nhiên sẽ được chuyển sang thực 
hiện theo cơ chế giá dịch vụ. Thế nhưng học phí lại không được thực hiện đầy đủ cơ 
chế giá theo đúng bản chất vốn có của nó như đã được quy định trong Luật giá 2012. 
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học công lập được coi như một đơn vị cung cấp dịch vụ tự 
quyết định mức học phí trên cơ sở bù đắp chi phí đào tạo và có một phần tích lũy phù 
hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị.12 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP cũng đã quy 
định lộ trình tính đầy đủ chi phí đào tạo để thực hiện cơ chế giá đối với học phí.13 Tuy 
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất động thái nào cho thấy học phí được thực hiện đầy 
đủ theo cơ chế giá. Hệ quả của thực trạng này là các cơ quan, đơn vị hiểu rất khác 
nhau về học phí và ứng xử cũng khác nhau trong khi thực thi nhiệm vụ. Cơ quan quản 
lý thì cho rằng học phí phải được thực hiện theo quy định của Nhà nước, cơ quan 
thanh tra, kiểm toán lại quan điểm học phí không nằm trong danh mục phí, lệ phí nên 
phải thuộc diện chịu thuế trong khi bản thân học phí lại chưa được thực hiện theo cơ 
chế giá. Mặt khác, việc quy định mức thu học phí chung cho tất cả cơ sở giáo dục đại 
9 Nghị quyết số 19/NQ-TW về đổi mới tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các 
đơn vị sự nghiệp công lập nhấn mạnh mục tiêu “mở rộng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị 
sự nghiệp công lập”, trong đó có trường đại học công lập. 
10 Điểm 3, khoản 7, mục III, phần B trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của ban Chấp hành Trung 
ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Các Điều 19, 21, 22 của Nghị 
định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015; Điểm c, khoản 5, Điều 1 của Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 
24/10/2014. 
11 Phụ lục số 01: Danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 
25/11/2015. 
12 Điều 11 của Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày ngày 20 tháng 6 năm 2012. 
13 Điều 10 của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015. 
 574 
học công lập và chưa có hệ thống đánh giá và minh bạch thong tin về chất lượng, năng 
lực của các cơ sở đào tạo đồng nghĩa với việc đánh đồng tất cả các trường như nhau 
và do đó không tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh để các trường đại học tồn tại và phát 
triển phù hợp với quy luật thị trường. 
Thứ tư, trường đại học công lập về cơ bản vẫn chủ yếu dựa vào nguồn thu học 
phí do khó thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu khác. Hiện nay, các nguồn thu từ dịch 
vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp đồng tư vấn chưa được 
khai thác tương xứng với tiềm năng do vướng cơ chế, chính sách liên quan đến đặt 
hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ công sử dụng NSNN, sử dụng tài sản công (vào 
mục đích kinh doanh, cho thuê, liên kết), thành lập doanh nghiệp công nghệ đa sở hữu 
trong trường đại học (Spin-off), đầu tư tài chính, ưu đãi thuế Hạn chế trong việc 
phát triển nguồn thu từ dịch vụ, sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ, tư 
vấn buộc các trường phải dựa vào nguồn thu học phí để trước hết cân đối khoản 
kinh phí chi thường xuyên bị NSNN cắt và tiếp đó là kinh phí chi hoạt động và chi đầu 
tư. Dù được tự chủ thu học phí song phải đảm bảo trong khung theo quy định tại Nghị 
định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí và Nghị quyết số 77/2014/NQ-
CP về thí điểm thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học 
công lập giai đoạn 2014 - 2017. Do vậy, khả năng để nguồn thu đảm bảo bù đắp đủ chi 
thường xuyên và chi đầu tư tại các trường đại học theo cơ chế tự chủ đòi hỏi sự cân 
đối không dễ dàng với các trường này. Đặc biệt, đối với các trường đào tào các ngành 
thiên về công nghệ - kỹ thuật đòi hỏi chi phí đào tạo lớn thì yêu cầu đảm bảo nâng cao 
chất lượng đào tạo sẽ rất khó khăn để thực hiện. Thậm chí đối với các trường thuộc 
khối kinh tế - xã hội, mặc dù học phí có thể bù đắp được chi phí đào tạo (chi thường 
xuyên do đã được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất) nhưng nếu chỉ dựa vào học phí thì 
khó có bước đột phá, khó có thể làm được những việc lớn để tạo ra những trường đẳng 
cấp quốc tế. 
Thứ năm, vẫn còn tình trạng trông chờ NSNN và chưa sẵn sàng tinh thần tự chủ 
tài chính. Cho đến nay mới chỉ có 23/172 trường đại học công lập “dám” nhận trách 
nhiệm tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư, một con số rất kiêm tốn so 
với mục tiêu và kỳ vọng của chủ trương, chính sách phát triển giáo dục theo hướng tự 
chủ đại học. Phần đông các trường còn lại vẫn đang tiếp tục nghe ngóng với những âu 
lo, thậm chí hoang mang chưa dám tự chủ. Nguyên nhân chủ yếu có thể được hiểu là 
do những trường này chưa đủ can đảm “cai sữa” NSNN và một số khác đang lo lắng 
chưa biết thực hiện tự chủ như thế nào, bắt đầu từ đâu. Cụ thể, nhiều trường đại học 
công lập còn lúng túng trong xây dựng và triển khai quy chế chi tiêu nội bộ, không có 
khả năng cân đối thu chi, chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt 
động của từng người lao động và do đó không thể chi trả thu nhập theo hiệu quả công 
việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ 
Tài liệu tham khảo 
Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định 
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị 
sự nghiệp công lập; 
Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ 
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; 
Chính phủ, Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ 
chế hoạt động đối với một số cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017; 
 575 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế 
hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 
24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014 – 2017; 
Trần Nguyên (2019), Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường 
đại học công lập dưới góc nhìn kiểm toán, Báo Kiểm toán số 37 ra ngày 12-9-2019. 
Mai Thị Sen (2017), Vấn đề tự chủ tài chính của các trường đại học công lập 
Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2, số tháng 2/2017. 
EUA - European University Association (2013), Dimensions of University 
Autonomy,  

File đính kèm:

  • pdfhoi_thao_giao_duc_viet_nam_2020_tu_chu_trong_giao_duc_dai_ho.pdf