Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ

Một số hiện tượng không bình thường hay gặp trong ấp nở trứng gia cầm là:

- Tỷ lệ trứng có phôi thấp.

- Phôi chết sớm.

- Trứng thối nhiều.

- Trứng tắc (sát) nhiều.

- Nở sớm hoặc muộn hơn bình thường.

- Chất lượng gia cầm con kém:

1) Nở ra khoèo chân, hở rốn, lông dính bết.

2) Hao hụt cao trong tuần tuổi đầu.

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 1

Trang 1

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 2

Trang 2

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 3

Trang 3

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 4

Trang 4

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 5

Trang 5

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 6

Trang 6

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 7

Trang 7

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 8

Trang 8

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 9

Trang 9

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 95 trang Trúc Khang 10/01/2024 2040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ

Hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở ấp trứng gia cầm quy mô vừa và nhỏ
1HỎI ĐÁP VỀ THỰC HÀNH TỐT VÀ AN TOÀN SINH HỌC 
TRONG CƠ SỞ ẤP TRỨNG GIA CẦM QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ
Các thiết kế đã được thực hiện và các dữ liệu đã được trình bày trong sản phẩm thông tin này không 
có hàm ý thể hiện bất kỳ ý kiến chủ quan nào của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cũng như liên 
quan đến tình trạng pháp lý hay tình hình phát triển của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố 
hoặc khu vực nào của các quốc gia đó, hoặc liên quan đến quy định phạm vi biên giới của các quốc 
gia. Việc đề cập đến các công ty hoặc các sản phẩm của các nhà sản xuất cụ thể, dù đã được đăng ký 
bản quyền sáng chế hay chưa, đều không có nghĩa là các sản phẩm hay công ty đó được FAO chứng 
thực hay tiến cử. 
Các quan điểm thể hiện trong sản phẩm thông tin này là ý kiến cá nhân của (các) tác giả và không 
đại diện cho quan điểm hoặc chính sách của FAO.
© FAO, 2016
FAO khuyến khích việc sử dụng, tái xuất bản và tuyên truyền nội dung của sản phẩm thông tin này. 
Ngại trừ các trường hợp đã được nêu rõ, tài liệu này có thể được sao chép, tải về và in ra cho mục đích 
học tập, nghiên cứu và giảng dạy của các cá nhân, hoặc được sử dụng cho các sản phẩm và dịch vụ 
phi thương mại, với điều kiện trích nguồn là FAO trong tư cách là đơn vị nắm giữ bản quyền và thể 
hiện rõ việc FAO không chứng thực gì đối với các quan điểm, sản phẩm và dịch vụ của người sử dụng.
Tất cả các yêu cầu dịch thuật và quyền điều chỉnh tài liệu cho phù hợp mục đích sử dụng, cũng như 
quyền bán lại và sử dụng cho các mục đích thương mại khác cần được gửi qua địa chỉ www.fao.org/
contact-us/licence-request hoặc copyright@fao.org.
Các sản phẩm thông tin của FAO hiện có trên trang web của FAO (www.fao.org/publications) hoặc 
có thể được mua qua địa chỉ: publications-sales@fao.org.
Nhóm soạn thảo: ThS. Hoàng Thị Lan, ThS. Tạ Ngọc Sính, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, ThS. 
Võ Ngân Giang
Nhóm tư vấn kỹ thuật: Dr. Scott Newman, MSc. Astrid Tripodi, TS. Trần Thanh Vân, TS. Bạch 
Thanh Dân, ThS. Trần Anh Tuấn, TS. Nguyễn Duy Điều
Thiết kế mô hình hộ ấp nở: Kiến trúc sư Trần Duy Thành
Hiệu đính tiếng Việt: Nguyễn Thị Kim Dung
Thiết kế sách: Ki Jung Min
Đặc biệt cám ơn TS. Yoni Segal do sách có sử dụng tài liệu từ bài giảng của ông về An toàn 
sinh học, làm sạch, khử trùng và cách tính toán, sử dụng chất khử trùng.
Ảnh trang bìa © FAO
Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Gia cầm Thế giới (WPF) và sự giúp đỡ của các 
cán bộ Chương trình FAO ECTAD Việt Nam.
HỎI ĐÁP VỀ THỰC HÀNH TỐT 
VÀ AN TOÀN SINH HỌC TRONG CƠ SỞ 
ẤP TRỨNG GIA CẦM QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ
Food and Agriculture Organization
Ha Noi, 2016
4
11. Trong ấp nở trứng gia cầm, 
chúng ta hay gặp những hiện 
tượng không bình thường gì?
Một số hiện tượng không bình thường hay gặp trong ấp nở 
trứng gia cầm là:
- Tỷ lệ trứng có phôi thấp.
- Phôi chết sớm.
- Trứng thối nhiều.
- Trứng tắc (sát) nhiều.
- Nở sớm hoặc muộn hơn bình thường.
- Chất lượng gia cầm con kém: 
1) Nở ra khoèo chân, hở rốn, lông dính bết. 
2) Hao hụt cao trong tuần tuổi đầu. 
2Tỷ lệ trứng có phôi thấp thường do những lý do sau:
- Tỷ lệ trống/mái của đàn bố mẹ không phù hợp: số lượng 
trống quá ít hoặc quá nhiều.
- Gà trống không được cắt móng cựa, làm gà mái rách 
lưng, đau và không cho phối hoặc gà trống có ngón chân 
bị dị tật, khó bám thăng bằng trên lưng gà mái khi phối 
giống.
- Thiết kế chuồng nuôi không đúng làm ảnh hưởng đến 
con trống, ví dụ cầu cho vịt xuống ao không nên quá dốc 
hoặc có bậc cao vì sẽ dễ gây bị thương gai giao cấu của vịt 
đực.
- Đàn bố mẹ bị mắc bệnh.
- Quá trình nuôi dưỡng đàn bố mẹ không đúng kỹ thuật 
làm cho gia cầm, đặc biệt con trống quá béo hoặc thành 
thục muộn. 
2. Vì sao tỷ lệ trứng có phôi 
thấp? 
3Chết phôi sớm xảy ra có thể do các nguyên nhân sau:
- Đàn bố mẹ bị bệnh.
- Thức ăn cho đàn bố mẹ bị mốc hoặc thiếu vi chất.
- Nhiều trứng bị rạn, bẩn hoặc ướt.
- Rửa và xông khử trùng trứng không đúng kỹ thuật.
- Thời gian bảo quản trứng quá dài (lâu hơn 1 tuần) hoặc 
điều kiện bảo quản không tốt.
- Chế độ ấp không đúng, không phù hợp như nhiệt độ quá 
cao hoặc quá thấp hoặc đảo trứng không đủ trong quá 
trình ấp (xem thêm về chế độ ấp phù hợp ở câu 21, 22, 
25).
3. Tại sao có hiện tượng chết 
phôi sớm trong khi ấp?
44. Tại sao có hiện tượng trứng 
bị thối, bị nổ trong khi ấp? 
Trứng bị thối hoặc bị nổ trong khi ấp xảy ra do một số 
nguyên nhân sau đây:
- Trứng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm từ đàn 
bố mẹ (vi khuẩn gây bệnh Thương hàn).
- Chất độn chuồng, chất đệm lót ổ đẻ bị ướt, bẩn làm trứng 
dễ bị nhiễm vi khuẩn gây thối trứng (ví dụ Pseudomonas, 
E. coli, v.v) và nấm gây bệnh (Aspergillus fumigatus). 
- Trứng bị ướt trước khi đưa vào ấp. 
- Rửa trứng sai kỹ thuật (ví dụ rửa trứng trong nước có 
nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trứng hoặc trong dung dịch 
khử trùng pha không đúng nồng độ khuyến cáo của nhà 
 ... n và nấm độc.
Formol (còn gọi là formalin) kết hợp với thuốc tím sẽ tạo ra 
khí formaldehyde để xông khử trùng trứng và các dụng cụ 
trong tủ/ buồng xông kín. Cứ mỗi mét khối (m3) thể tích tủ 
xông cần 40 ml formol và 20 gam thuốc tím. 
Khi sử dụng cần lưu ý:
- Vì formol và khí formaldehyde RẤT ĐỘC nên phải trang 
bị bảo hộ cá nhân đầy đủ và thận trọng khi sử dụng (xem 
chi tiết về trang bị bảo hộ cá nhân ở câu hỏi 67).
- Đổ formol vào thuốc tím, không làm ngược lại để đề 
phòng tai nạn.
- Dung dịch formalin cần được bảo quản trong dụng cụ 
kín để tránh bay hơi và rò rỉ, để nơi khô ráo, thoáng gió, 
tránh gần lửa hoặc nơi quá nóng, xa các hóa chất khác.
75
Tủ xông cần phải rất kín để hạn chế tối đa sự rò rỉ khí độc 
trong quá trình xông. Thiết kế tủ xông cần đảm bảo:
- Nguyên vật liệu để làm tủ xông có thể là: inox, xây bằng 
gạch và xi măng, tôn mạ kẽm, gỗ; 
- Cửa tủ cần làm bằng inox hoặc tôn mạ kẽm có gioăng cao 
su bên trong để đảm bảo đóng kín, khí độc không rò rỉ ra 
ngoài được; 
- Có phễu và ống phễu để đổ formol;
- Có dụng cụ đựng hóa chất bằng sứ hoặc kim loại tráng 
men đáy nhỏ (thể tích lớn gấp 10 lần thể tích 2 hóa chất 
gộp lại) đặt ở đáy tủ xông ngay phía dưới ống phễu;
- Nên có quạt đảo gió để đảm bảo rằng toàn bộ khí 
formaldehyde được phát tán đều trong tủ xông (nếu tủ 
lớn hơn 1m3);
- Có quạt hút khí để đảm bảo toàn bộ khí formaldehyde 
được thoát hết trước khi mở tủ;
- Có ống và van thoát khí được gắn với quạt hút khí, độ dài 
ống khoảng 3-4 m vượt khỏi mái nhà để tránh khí độc 
tiếp xúc với người khi thoát ra;
- Có cửa thông gió bên cạnh tủ để hỗ trợ quá trình thoát 
khí.
Tham khảo ảnh và hình vẽ thiết kế tủ xông khử trùng phía 
dưới
74. Hãy cho biết các yêu cầu về 
tủ/buồng xông trứng?
76
Bên ngoài tủ xông khử trùng trứng thể tích 1m3
Bên trong tủ xông khử trùng trứng
77
Th
iế
t k
ế t
ủ 
xô
ng
 k
hử
 tr
ùn
g 
(th
ể t
íc
h 
1m
3 )
(D
r. 
Yo
ni
 S
eg
al
 –
 C
hu
yê
n 
gi
a F
AO
)
78
75. Xông khử trùng trứng bằng 
formol kết hợp với thuốc tím 
như thế nào là đúng kỹ thuật?
Quy trình xông khử trùng trứng bằng formol kết hợp với 
thuốc tím (cho tủ xông có thể tích 1 m3) gồm các bước sau: 
1) Trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân theo yêu cầu: khẩu 
trang, găng tay cao su, kính và quần áo bảo hộ; 
2) Đặt các khay trứng lên giá của tủ xông;
3) Cho 20 g thuốc tím vào dụng cụ chứa bằng sành hoặc 
kim loại tráng men có đáy nhỏ (thể tích 600 ml) đặt ở 
đáy tủ, ngay dưới ống phễu; 
4) Đóng chặt cửa tủ xông và treo biển cảnh báo ở cửa : 
“Không mở cửa, tủ đang hoạt động”;
5) Đong 40 ml formol và rót vào ống phễu;
6) Bật quạt lên vị trí lưu thông không khí; 
7) Để tủ xông hoạt động trong vòng 20 phút;
8) Bật quạt về vị trí hút khí ra, mở nắp thông gió, để thêm 
20 phút nữa cho khí xông thoát ra hết;
9) Mở cửa tủ xông, tháo bỏ biển cảnh báo và lấy trứng ra 
để ở khu vực bảo quản sạch trong cơ sở ấp nở.
79
- Hiện nay có nhiều loại hóa chất được dùng trong chăn 
nuôi, ấp nở. Cần chú ý rằng mọi hóa chất khử trùng đều có 
thể gây độc cho con người nếu sử dụng không đúng cách.
- Người có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi tiếp xúc trực tiếp 
hoặc hít phải hóa chất hoặc khí độc, ngoài ra một số hóa 
chất còn có khả năng gây cháy. Do đó cần rất thận trọng khi 
sử dụng hóa chất khử trùng.
- Hóa chất khử trùng sẽ gây nguy hiểm hơn nếu sử dụng vào 
lúc thời tiết nắng nóng vì khi đó hóa chất sẽ được hấp thụ 
mạnh hơn, dễ gây ngộ độc cho người sử dụng. 
76. Sự hấp thụ hóa chất vào cơ 
thể con người như thế nào?
80
77. Vệ sinh và khử trùng cơ sở ấp 
không tốt sẽ có nguy cơ gì?
Vệ sinh và khử trùng cơ sở ấp nở không tốt sẽ dẫn đến nguy 
cơ: 
- Không tiêu diệt được hết vi sinh vật đang gây ô nhiễm 
cở sở ấp, từ đó vi sinh vật gây bệnh phát triển và tồn 
tại trong môi trường ấp nở gây nên nguy cơ lây nhiễm 
bệnh cao cho gia cầm con cũng như người làm tại cơ sở 
ấp nở.
- Tốn chi phí mua hóa chất khử trùng, mất thời gian, mất 
công thực hiện. 
- Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng chất khử trùng 
không đúng kỹ thuật. 
81
- Chuyển ngay đến nơi quy định cách xa cơ sở ấp nở.
- Có thể xử lý nhiệt như đốt hay nấu chín, chôn sâu hoặc ủ 
phân hiếu khí (compost). Nơi xử lý cần xa khu chăn nuôi và 
nhà ấp.
78. Vỏ trứng và xác gia cầm con 
chết cần được xử lý như thế 
nào?
82
79. Cơ sở ấp nở cần ghi chép 
những số liệu gì?
Để nâng cao hiệu quả hoạt động ấp nở, cơ sở ấp trứng cần ghi 
vào sổ theo dõi các thông tin sau: 
• Nguồn gốc trứng ấp (đàn bố mẹ, tuổi)
• Số lượng và chất lượng trứng (độ sạch, chất lượng vỏ)
• Kết quả soi trứng (số lượng trứng không phôi, chết phôi)
• Tỷ lệ nở (%)
• Số lượng gia cầm con loại 1
• Những thay đổi bất thường trong quá trình ấp nở
• Lịch vệ sinh và khử trùng cơ sở ấp nở
Tham khảo mẫu sổ theo dõi ấp trứng gia cầm dưới đây
Ngày 
tháng
Nguồn 
gốc 
trứng
Số lượng 
trứng ấp
Trứng loại
(soi kỳ 1)
Trứng 
loại
(soi kỳ 
2)
Trứng 
không 
nở
Số con 
loại 1
Ghi 
chúKhông 
phôi
Chết 
phôi
Sổ theo dõi ấp trứng gia cầm
83
84 85
86 87
88
MỤC LỤC
1. Trong ấp nở trứng gia cầm, chúng ta hay gặp những hiện 
tượng không bình thường gì?.............................................................1
2. Vì sao tỷ lệ trứng có phôi thấp?...........................................................2
3. Tại sao có hiện tượng chết phôi sớm trong khi ấp?.....................3
4. Tại sao có hiện tượng trứng bị thối, bị nổ trong khi ấp?............4
5. Tại sao trứng tắc (sát) nhiều?...............................................................5
6. Tại sao có hiện tượng thời gian nở kéo dài?...................................6
7. Tại sao một số gia cầm con khi nở ra có hiện tượng khoèo 
chân, hở rốn?.............................................................................................7
8. Tại sao nhiều gia cầm con nở ra bị dính bẩn?................................8
9. Tỷ lệ chết và hao hụt cao của gia cầm con trong tuần tuổi đầu 
do các nguyên nhân nào gây ra?........................................................9
10. Trứng như thế nào là đạt tiêu chuẩn trứng giống?.................10
11. Có phải đàn gia cầm bố mẹ quá béo/mập sẽ làm cho tỷ lệ 
nở thấp không? Tại sao?....................................................................11
12. Làm thế nào để có thể thu được nhiều trứng sạch?...............12
13. Vì sao nên hạn chế việc đưa trứng bẩn vào ấp?.......................13
14. Tại sao khi xếp trứng vào khay nên để đầu to hướng lên trên
?..................................................................................................................14
15. Vì sao cần phải loại những quả trứng có buồng khí lớn, 
buồng khí lệch và buồng khí di động?........................................15
16. Bằng cách nào nhận biết trứng đã bảo quản lâu?..................16
89
17. Bảo quản trứng giống như thế nào là đúng kỹ thuật?..........17
18. Tại sao trứng sau khi bảo quản trong phòng lạnh hoặc 
phòng điều hòa không nên đưa ngay vào ấp?.........................18
19. Khi không có phòng bảo quản thì trứng nên được cất giữ 
thế nào trong khi chờ ấp?.................................................................19
20. Tại sao không nên bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp hơn 12oC
?..................................................................................................................20
21. Xin cho biết chế độ ấp trứng vịt?...................................................21
22. Chế độ ấp trứng ngan như thế nào là đúng?............................22
23. Vì sao trứng thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng...) lại phải làm mát 
trong quá trình ấp?.............................................................................23
24. Cách làm mát trứng ấp thủy cầm?................................................24
25. Chế độ ấp trứng gà như thế nào là đúng?.................................25
26. Vì sao nhiệt độ ấp giai đoạn đầu lại cao hơn các giai đoạn sau?
....................................................................................................................26
27. Nếu trứng không được đảo thường xuyên thì có hiện tượng 
gì xảy ra?..................................................................................................27
28. Các lô trứng gia cầm từ các cơ sở chăn nuôi khác nhau, cho 
vào cùng một máy ấp, áp dụng cùng một chế độ ấp thì tỷ lệ 
nở của các lô có khác nhau không?..............................................28
29. Khi trứng nở, bằng cách nào chúng ta có thể xác định được 
sự bay hơi nước của trứng trong quá trình ấp là hợp lý?......29
30. Trong hai giai đoạn ấp và nở, giai đoạn nào cần có độ thông 
thoáng cao hơn?..................................................................................30
31. Vì sao nhà ấp, máy ấp, máy nở cần phải bảo đảm thông thoá
ng?...........................................................................................................31
90
32. Các loại mầm bệnh chính gây ô nhiễm cơ sở ấp?....................32
33. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ sở ấp như thế nào?....................33
34. Cấu tạo của trứng gia cầm như thế nào?....................................34
35. Mầm bệnh xâm nhập vào trứng như thế nào?.........................35
36. Gia cầm con bị nhiễm bệnh tại cơ sở ấp nở như thế nào?........
....................................................................................................................36
37. Tại sao phải thực hành tốt an toàn sinh học trong cơ sở ấp?...
....................................................................................................................37
38. Lợi ích của việc thực hiện an toàn sinh học trong cơ sở ấp?....
....................................................................................................................38
39. Các nguyên tắc chính của an toàn sinh học là gì?...................39
40. Vì sao phải thực hiện nguyên tắc cách ly?..................................40
41. Vì sao phải thực hiện nguyên tắc vệ sinh làm sạch?...............41
42. Vì sao phải thực hiện nguyên tắc khử trùng?............................42
43. Tại sao phải tách riêng khu ấp nở với nơi ở của người?.........43
44. Vì sao phải tách riêng khu ấp và khu nở?....................................44
45. Vì sao phải tách riêng máy ấp và máy nở?..................................45
46. Con người có thể mang mầm bệnh đến cho cơ sở ấp khô
ng?..............................................................................................................46
47. Vì sao phải chống chuột ở trong cơ sở ấp?................................47
48. Vì sao cần thiết phải giữ cho cơ sở ấp luôn sạch?....................48
49. Nên bố trí các khu vực ấp nở như thế nào?...............................49
50. Các lưu ý đối với khu vực nhập trứng?.........................................50
51. Nên vệ sinh, khử trùng khu vực ấp như thế nào?....................51
91
52. Nên vệ sinh, khử trùng máy nở, khu vực nở như thế nào?...52
53. Tại sao cần nâng sàn (lang) nở lên cao hơn mặt đất?.............53
54. Nên vệ sinh, khử trùng khu vực xuất gia cầm con như thế nào
?..................................................................................................................54
55. Khử trùng có tác dụng gì?................................................................55
56. Các yếu tố nào làm khử trùng không hiệu quả?......................56
57. Hãy cho biết các phương pháp vệ sinh, khử trùng trứng hiện 
nay?...........................................................................................................57
58. Khử trùng trứng bằng phương pháp xông cần lưu ý vấn đề 
gì?..............................................................................................................58
59. Khử trùng trứng bằng phương pháp rửa hoặc phun sương 
cần lưu ý những gì?.............................................................................59
60. Khử trùng trứng khi nào là tốt nhất?............................................60
61. Các chất tẩy rửa và xà phòng sử dụng trong cơ sở ấp nở như 
thế nào?...................................................................................................61
62. Chất khử trùng nhóm Ammonium Quaternary Compound 
(Quats) sử dụng trong cơ sở ấp nở như thế nào?.....................62
63. Chất khử trùng nhóm Phenolics sử dụng trong cơ sở ấp nở 
như thế nào?..........................................................................................63
64. Các chất khử trùng Iodophors sử dụng trong cơ sở ấp nở 
như thế nào?..........................................................................................64
65. Chất khử trùng nhóm Glutheraldehyde sử dụng trong cơ sở 
ấp nở như thế nào?.............................................................................65
66. Các chất khử trùng hỗn hợp Glutheraldehyde - Ammonium 
Quaternary sử dụng trong cơ sở ấp nở như thế nào?.............66
92
67. Xin cho biết khi sử dụng hóa chất khử trùng cần trang bị 
những dụng cụ bảo hộ nào để đảm bảo an toàn cho người 
sử dụng?..................................................................................................67
68. Những yếu tố quan trọng nào quyết định hiệu quả của 
phun khử trùng?...................................................................................68
69. Hãy cho biết cách tính toán lượng chất khử trùng phù hợp?..
....................................................................................................................69
70. Hãy cho một ví dụ về việc tính toán lượng hóa chất cần 
dùng để phun khử trùng nhà ấp?..................................................71
71. Nguyên tắc khi phun khử trùng là gì?..........................................72
72. Khi phun khử trùng cơ sở ấp cần lưu ý gì?.................................73
73. Sử dụng formol kết hợp với thuốc tím để làm gì? Cần lưu ý 
gì khi sử dụng?......................................................................................74
74. Hãy cho biết các yêu cầu về tủ/buồng xông trứng?...............75
75. Xông khử trùng trứng bằng formol kết hợp với thuốc tím 
như thế nào là đúng kỹ thuật?.........................................................78
76. Sự hấp thụ hóa chất vào cơ thể con người như thế nào?.....79
77. Vệ sinh và khử trùng cơ sở ấp không tốt sẽ có nguy cơ gì?......
....................................................................................................................80
78. Vỏ trứng và xác gia cầm con chết cần được xử lý như thế nào
?..................................................................................................................81
79. Cơ sở ấp nở cần ghi chép những số liệu gì?..............................82
93
I5380Vi/1/02.16
Tài liệu hướng dẫn này được xuất bản 
với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Gia cầm Thế giới (WPF)

File đính kèm:

  • pdfhoi_dap_ve_thuc_hanh_tot_va_an_toan_sinh_hoc_trong_co_so_ap.pdf