Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc

TÓM TẮT

Người ta nói: ‚Lịch sử là người thầy của tương lai‛ thế nhưng trong xã hội Việt Nam ngày nay ‚người

thầy" này đang dần đánh mất vị thế và vị trí quan trọng của mình. Trên thực tế, đã từ rất lâu lịch sử

dần trở thành một môn học gây ám ảnh cho nhiều thế hệ, nhiều học sinh có xu hướng bài xích

môn lịch sử và cho rằng đây là môn học vô vị và không mang được lợi ích cụ thể dẫn đến tình trạng

xuất hiện nhiều điểm dưới trung bình. Tuy nhiên việc chán lịch sử trên trường dường như chưa bao

giờ đồng nghĩa với việc chán lịch sử dân tộc. Các di tích lịch sử không chỉ gắn liền với bản sắc văn

hóa dân tộc, sự hun đúc từ chính những đau thương hào hùng của dân ta, mà còn là niềm tự hào

của mỗi học sinh, mỗi công dân Việt khi nhắc đến lịch sử dân tộc.

Từ khóa: Ám ảnh, bài xích, lịch sử, tự hào, tương lai.

Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc trang 1

Trang 1

Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc trang 2

Trang 2

Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc trang 3

Trang 3

Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc trang 4

Trang 4

Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc trang 5

Trang 5

Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 28980
Bạn đang xem tài liệu "Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc

Học sinh chỉ chán học lịch sử ở trường nhưng không chán lịch sử dân tộc
2297 
HỌC SINH CHỈ CHÁN HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG NHƯNG 
KHÔNG CHÁN LỊCH SỬ DÂN TỘC 
Nguyễn Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Duyên, Phạm Thúc Trực, Trương Tấn Định 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng 
TÓM TẮT 
Người ta nói: ‚Lịch sử là người thầy của tương lai‛ thế nhưng trong xã hội Việt Nam ngày nay ‚người 
thầy" này đang dần đánh mất vị thế và vị trí quan trọng của mình. Trên thực tế, đã từ rất lâu lịch sử 
dần trở thành một môn học gây ám ảnh cho nhiều thế hệ, nhiều học sinh có xu hướng bài xích 
môn lịch sử và cho rằng đây là môn học vô vị và không mang được lợi ích cụ thể dẫn đến tình trạng 
xuất hiện nhiều điểm dưới trung bình. Tuy nhiên việc chán lịch sử trên trường dường như chưa bao 
giờ đồng nghĩa với việc chán lịch sử dân tộc. Các di tích lịch sử không chỉ gắn liền với bản sắc văn 
hóa dân tộc, sự hun đúc từ chính những đau thương hào hùng của dân ta, mà còn là niềm tự hào 
của mỗi học sinh, mỗi công dân Việt khi nhắc đến lịch sử dân tộc. 
Từ khóa: Ám ảnh, bài xích, lịch sử, tự hào, tương lai. 
1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN LỊCH SỬ 
1.1 Lịch sử là gì? 
Lịch sử là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con 
người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi 
nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích thông tin về những sự kiện này. 
Là quá trình phát triển thực tiễn của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc, địa 
phương với tính thống nhất, tính phức tạp muôn màu muôn vẻ của nó trên tất cả lĩnh vực sống; là 
sự chuyển biến cụ thể, phong phú về cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, sự thể hiện sinh động 
của vai trò sáng tạo quyết định của nhân dân lao động đối với sự phát triển của xã hội.[7] 
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của sử h c 
1.2.1 Chức năng 
Có rất nhiều quan điểm của các nhà sử học về chức năng của sử học nhưng chức năng chung nhất 
của sử học gồm 2 chức năng chính: 
– Chức năng nhận thức (chức năng khoa học) đảm bảo các tiêu chí: 
+ Khôi phục được các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ, giống như nó đã tồn tại. 
+ Phải đi sâu tìm hiểu nội dung bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận 
động và phát triển của lịch sử. 
2298 
– Chức năng xã hội (chức năng giáo dục) phải hoàn thành 2 nhiệm vụ: 
+ Phải góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm. 
+ Từ trong quá khứ lịch sử mà rút ra bài học kinh nghiệm cho đời sống xã hội.[1] 
1.2.2 Nhiệm vụ 
Tìm hiểu sự tích lũy tri thức lịch sử của xã hội loài người từ thời nguyên thủy đến ngày nay, chủ yếu 
từ khi khoa học lịch sử hình thành trong xã hội có giai cấp. 
Những thành tựu nghiên cứu lịch sử của cả nhân loại qua các chặng đường phát triển của xã hội, 
gắn liền với bối cảnh, điều kiện cụ thể của lịch sử loài người cũng như lịch sử mỗi dân tộc, thời đại. 
Tác dụng của sử học đối với sự phát triển của xã hội nói chung, mỗi thời kỳ nói riêng. 
Khuynh hướng, quan điểm, tư tưởng của một nền sử học, những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực sử 
học giữa các giai cấp khác nhau, thù địch trong xã hội. 
Tích lũy phương pháp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu lịch sử có những điểm chung cho các nền sử học, 
đánh giá sử học, sự kế thừa và phát triển của sử học. 
Ghi chép cuộc đời, sự nghiệp của các nhà sử học, đánh giá các công trình nghiên cứu tiêu biểu 
theo các quan điểm khác nhau, đối với chúng ta là quan điểm của chủ nghĩa Mác ” Lênin và tư 
tưởng Hồ Chí Minh. 
Việc nghiên cứu những vấn đề chủ yếu trên góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh và phát triển 
khoa học lịch sử, nó giúp cho các nhà sử học hiện nay và thế hệ sau rút ra nhiều bài học.[1] 
2 HỌC SINH NGÀY CÀNG QUAY LƯNG VỚI MÔN LỊCH SỬ 
2.1 Thực trạng việc h c môn Lịch sử ở h c sinh 
Tìm hiểu về cội nguồn của mỗi người, của những việc làm đã xảy ra trong quá khứ vốn là một việc 
làm thú vị và ý nghĩa. Thật tuyệt vời khi môn lịch sử ra đời để mọi người có cơ hội tiếp cận với những 
tài liệu chính xác, sống động về quá khứ. Nhưng ở Việt Nam, nhắc đến lịch sử là cả một bầu trời 
ngán ngẩm. Chả mấy ai thích môn lịch sử, chả mấy ai nhớ rõ lịch sử và chả mấy ai tha thiết môn 
học này. Ngày 11/7/2016, đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện phóng sự về kiến thức lịch sử của 
một số bạn học sinh. Kết quả có khoảng 90% học sinh không biết hoặc trả lời sai câu hỏi: ‚Quang 
Trung ” Nguyễn Huệ có quan hệ như thế nào?‛. Đặc biệt một số học sinh cho rằng Quang Trung 
đem quân đánh Nguyễn Huệ, trong khi đây là một nhân vật lừng lẫy trong lịch sử. Theo thống kê từ 
dữ liệu điểm thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2015 chỉ có 153.688 thí sinh chọn thi lịch sử trong 
tổng số hơn 1 triệu thí sinh, thấp nhất trong các môn tự chọn trong kì thi THPT Quốc gia. Năm 2016, 
chỉ có khoảng 133.500 thí sinh chọn môn lịch sử trong tổng gần 890.000 thí sinh dự thi, cá biệt 
nhiều hội đồng thi không có thí sinh nào chọn môn lịch sử [4]. Từ năm 2017 trở lại đây, số lượng thí 
sinh dự thi môn sử tăng đột biến sau khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm. Nhưng điều đáng 
buồn là điểm trung bình môn lịch sử luôn ‚đội sổ‛ trong tất cả các môn thi: năm 2017 là 4,6 điểm, 
năm 2018 là 3,9 điểm, còn năm 2019 thì 70% số bài thi đều dưới 5 điểm, điểm trung bình môn là 
2299 
4,3 điểm [5]. Đây được xem là những con số biết nói khiến nhiều người vô cùng bất ngờ và bàng 
hoàng về chất lượng học sinh đối với môn lịch sử nhiều năm trở lại đây. 
2.2 Nguyên nhân 
2.2.1 Chương trình sách giáo khoa và cách dạy môn Lịch sử 
Lê Tuấn Hùng, học sinh trường THPT Phan Đ nh Phùng (Hà Nội) bày tỏ, bạn đam mê môn lịch sử 
nhưng những cuốn sách thu hút bạn lại nằm ngoài chương trình sách giáo khoa hiện tại. Theo 
Hùng, đọc hơn 100 trang sách lịch sử lớp 12 chỉ được vài ba ảnh đen trắng minh họa, số liệu quá 
nhiều, không để lại ấn tượng gì. Đó là những vấn đề lớn mà chương trình sách giáo khoa hiện tại 
đang mắc phải. Thêm vào đó, sách giáo khoa môn lịch sử lại được viết theo lối chọn lọc, chỉ một 
giáo án theo một hướng nhất định nên thiếu sự khách quan, tất cả những gì học sinh nhìn thấy là 
trong sách giáo khoa [5]. Từ đó, học sinh không thể cảm nhận được những giá trị lịch sử, vẻ hào 
hùng của các vị tướng lĩnh và sự bi tráng của các cuộc chiến, đẩy học sinh vào thế phải học thuộc 
lòng tất cả những con số, sự kiện và biến môn lịch sử trở thành nỗi ám ảnh đối với học sinh. 
Những bất cập trong chương trình sách giáo khoa dẫn đến những bất cập trong cách dạy môn lịch 
sử. Ở Mĩ, một quốc gia chỉ có lịch sử khoảng 300 năm, thì lịch sử là căn cốt, là ưu tiên hàng đầu. 
Sách giáo khoa lịch sử ở Mĩ gây hứng thú cho học sinh bởi nhiều hình ảnh, bản đồ, minh họa in 
màu sinh động. Tuy vậy, học liệu hấp dẫn nhất của môn nằm ở tính trực quan, những bộ phim tài 
liệu, báo cáo có liên quan mà học sinh được xem và những câu chuyện mà giáo viên kể. Giáo viên 
dạy lịch sử ở Mĩ không bao giờ nói với sinh viên rằng: ‚Tôi tự hào thế này thế kia‛ mà chỉ đóng vai 
trò gợi mở để học sinh tự đào sâu vào các chủ đề liên quan, giúp cho học sinh có thể cảm nhận 
được những vẻ đẹp và giá trị của lịch sử [3]. Còn ở Việt Nam thì hoàn toàn không làm được như vậy. 
Chương trình quá dài cho nên giáo viên chỉ kịp nhồi nhét kiến thức chứ không kịp giúp cho học sinh 
thảo luận để có cái nhìn sâu sắc hơn, không cần tư duy và không cần cái nhìn đa chiều, chỉ cần ghi 
chép và học thuộc là đã hoàn thành nghĩa vụ của mình trong khi tất cả những điều đó có thể tìm 
kiếm trên Google. Chính sự cảm nhận và tư duy làm cho chúng ta khác với những cỗ máy. Và cách 
dạy Lịch sử hiện tại lại đi theo hướng kiểm tra xem ai nhớ nhiều hơn trong khi trình độ nhớ của con 
người không thể nào cạnh tranh với các cỗ máy. 
2.2.2 Bị ảnh hưởng bởi các định kiến xã hội 
Một định kiến đã thâm căn cố đế trong suy nghĩ của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội Việt Nam 
rằng môn lịch sử chỉ là môn phụ, chỉ cần học thuộc lòng, để tốt nghiệp mà thôi nên học sinh thiếu 
hứng thú, không chú trọng và không muốn dành thời gian, công sức để học môn lịch sử [5]. Cô Lê 
Thị Mỹ Dung, giáo viên dạy lịch sử trường THPT Phan Đ nh Phùng (Hà Nội) cho biết: ‚Có nhiều em 
đăng ký dự thi học sinh giởi môn lịch sử nhưng ngay sáng ngày hôm sau đến gặp cô xin rút vì bố 
mẹ không cho‛. Đó là tâm lý chung của nhiều người hiện nay. Đặc điểm của học sinh THPT là họ 
cần thoát khỏi sự dựa dẫm vào bố mẹ và bắt đầu lo lắng cho tương lai, định hướng tương lai của 
mình. Vì thế họ sẽ có xu hướng theo đuổi nhu cầu của xã hội. Các ngành nghề hot hiện nay như 
kinh tế, khoa học, công nghệ, tất cả trong xã hội Việt Nam đều không liên quan đến môn lịch sử 
và các nhà tuyển dụng đều không có nhu cầu cao về việc học sinh phải giỏi lịch sử [5]. Ở Mĩ, môn 
2300 
lịch sử không chỉ là một môn học bắt buộc để tốt nghiệp mà Lịch sử còn giữ vai trò quan trọng trong 
cả kinh tế và chính trị, thậm chí môn lịch sử là một môn học nằm trong cả hai loại chứng chỉ giúp 
tăng sức thuyết phục cho hồ sơ xin học bổng là SA2 và AP. Trong khi ở xã hội Việt Nam, môn lịch sử 
lại đóng một vai trò cức kì nhỏ so với giá trị của nó. Và lẽ dĩ nhiên, khi khoa học lịch sử ít tiếng nói thì 
cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít đi và môn này sẽ không còn hấp dẫn học sinh là điều 
dễ hiểu. 
3 HỌC SINH KHÔNG CHÁN LỊCH SỬ DÂN TỘC 
3.1 Thể hiện ở lòng yêu nước 
Lòng yêu nước, tình đoàn kết dân tộc luôn hiện hữu trong mỗi con người Việt Nam từ thời Bắc thuộc 
đến kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong xã hội hiện đại ngày nay tinh thần ấy, 
ngọn lửa ấy vẫn còn bùng cháy mạnh mẽ, nhất là đối với học sinh ” sinh viên. Mỗi khi Tổ quốc cần, 
học sinh ” sinh viên luôn là lực lượng tình nguyện đi đầu. Vào năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt 
giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại Việt Nam, học sinh-sinh viên Việt Nam ở khắp nơi trên thế 
giới đã phản đối kịch liệt. Ở trong nước, học sinh - sinh viên ở khắp các tỉnh thành tích cực tổ chức 
các buổi mít tinh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, 900 sinh viên tiêu biểu cho hơn 2 triệu sinh 
viên cả nước đã tham gia chương trình ‚Sinh viên với biển đảo Tổ quốc năm 2014‛ với chủ đề ‚ Tự 
hào biển đảo Việt Nam‛ diễn ra tại huyện đảo Phú Quốc. Ở ngoài nước, cứ ở đâu có sinh viên Việt 
là ở đó có các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc [6]. Mới đây trong công tác chống dịch vovid-19 
suốt mấy tháng qua, có hàng trăm sinh viên đang học tại các Trường Đại học tham gia vào công 
tác chống dịch Covid-19. Cụ thể Trường Đại học y dược Huế có trên 320 sinh viên đăng kí tham gia; 
trước đó 50 sinh viên Trường Đại học Y dược TP.HCM tham gia hỗ trợ các hoạt động của HDDC 
(trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh) trong phòng chống Covid-19; 60 đoàn viên thanh 
niên đến từ 2 đơn vị Quận đoàn Thủ Đức và sinh viên khoa Y (Đh quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tình 
nguyện hỗ trợ khu cách li tập trung [2]. Ngoài ra hơn 60 du học sinh Việt Nam đã tham gia hoạt 
động gia sư trực tuyến để đóng góp vào quỹ ‚ Pay It Forward‛ (một dự án gây quỹ cộng đồng nhằm 
đóng góp vào cuộc chiến chống Covid-19 của VN). Lịch sử hình thành nên Đất nước, tạo ra vẻ đẹp, 
tinh hoa của dân tộc. Chỉ khi yêu lịch sử dân tộc thì lòng yêu nước, những vẻ đẹp, tinh hoa của dân 
tộc mới được phát huy. Và thế hệ học sinh ” sinh viên hiện nay vẫn đang làm tốt điều đó. 
3.2 Các cuộc thi về sử h c thu hút được số lượng lớn thí sinh 
Mặc dù những năm gần đây môn sử luôn là môn có điểm trung bình thấp nhất trong kì thi THPT 
quốc gia và điểm có xu hướng ngày càng giảm, tuy nhiên các cuộc thi về sử học vẫn chưa bao giờ 
hạ nhiệt với số lượng lớn học sinh tham gia. Mới đây ngày 22/8/2019 cuộc thi ‚90 năm lịch sử vẻ 
vang của Đảng Cộng sản Việt Nam‛ trên mạng Vcnet được tổ chức ở Hà Nội đã thu hút hơn 3.2 
triệu lượt thi; trên 50 triệu lượt bạn đọc tìm hiểu lịch sử Đảng [8]. Đây là những con số biết nói về sự 
quan tâm của học sinh ” sinh viên đối với Đảng nói riêng và đối với lịch sử nói chung. Nó cho thấy 
‚Học sinh không chán lịch sử dân tộc mà chỉ chán lịch sử trên nhà trường‛. Thế nên cần phải nhanh 
chóng đổi mới cả trong cách giảng dạy lẫn cách học để thế hệ con cháu mai sau không rơi vào 
tình trạng ‚vô thức‛ với lịch sử dân tộc. 
2301 
4 GIẢI PHÁP 
Căn cốt khi học môn lịch sử nằm ở sự tư duy, hình dung và cảm nhận của học sinh. Do vậy phải 
tiến hành các cải cách để giúp lịch sử trở lại vị trí đúng với vai trò quan trọng của mình. Cần phải cải 
tiến chương trình sách giáo khoa, đưa những mẫu chuyện lịch sử vào bài học, giảm đến mức có thể 
những số liệu trong bài học. Việc dạy học cũng cần phải thay đổi. Trước hết giáo viên nên loại bỏ 
cách dạy ‚nhồi sọ‛ kiến thức mà thay vào đó nên khéo léo lồng ghép những gì ngoài đời sống thực 
tại vào bài học. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào bài giảng cũng là một cách tốt để thu hút được sự 
chú ý của học sinh. Nên tổ chức các chuyến đi thăm viện bảo tàng, đến gặp các nhân chứng sống 
để nghe họ kể về cuộc đời mình sẽ mang tính thực tế, thuyết phục hơn đối với học sinh, bên cạnh 
đó thay đổi được môi trường, tránh được sự mệt mỏi và nhàm chán của những giờ học trên lớp. 
Một vấn đề nữa cần phải giải quyết là ở nhận thức, những định kiến trong xã hội Việt Nam về môn 
sử. Về phía nhà trường, cần phải nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn lịch 
sử, phải cho các em biết rằng lịch sử không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà lịch sử còn giúp 
chúng ta nhìn nhận lại hiện tại và tương lai. Về phía Nhà nước, cần nâng cao vị thế môn lịch sử 
trong xã hội. Bằng việc đưa môn lịch sử trở thành môn bắt buộc đối với học sinh thi vào các Trường 
Đại học hoặc khi xét tuyển việc làm như nhiều nước trên thế giới thì vị thế môn lịch sử được đánh giá 
cao hơn và kiến thức lịch sử sẽ đến với nhiều người hơn. 
Ngành điện ảnh, các nhà xuất bản cũng là những ngành phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách 
tình hình học tập môn lịch sử của học sinh. Việc xuất bản báo chí, truyện tranh (ví dụ như Thần 
Đồng Đất Việt) sẽ làm cho mọi lứa tuổi tiếp cận với kiến thức lịch sử, đặc biệt là trẻ em, mà không hề 
cảm thấy khô khan bởi những con số, sự kiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bài giảng lịch sử sử học https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/bai-giang-lich-su-su-hoc-
147044.html (truy cập ngày 12/4/2020); 
[2] Hàng trăm sinh viên tình nguyện góp sức vào chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19, 
Website: https://baoquocte.vn/hang-tram-sinh-vien-tinh-nguyen-gop-suc-vao-chien-dich-
phong-chong-dich-Covid-19-112029.html (truy cập ngày 12/4/2020); 
[3] ‚Học sinh ở Mỹ học Lịch sử như thế nào?‛, Website: https://vnexpress.net/hoc-sinh-my-hoc-
lich-su-nhu-the-nao-3359333.html (truy cập ngày 12/4/2020); 
[4] ‚Sử học và Lịch sử hiện nay‛, Website: 
8 (truy cập ngày 12/4/2020); 
[5] Trường Teen 2019 Tập 13: "Học sinh không có lỗi khi điểm lịch sử thấp" với bài dự thi của bạn 
Minh Anh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Website: 
https://www.youtube.com/watch?v=jxTaydBnwIg (truy cập ngày 11/4/2020); 
2302 
[6] Tuổi trẻ hành động vì biển Đông: 
 cập 
ngày 13/4/2020); 
[7] Wikipedia Tiếng Việt: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD (truy cập 
ngày 12/4/2020); 
[8] Cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử ve vang của Đảng: 
dang/suc-lan-toa-lon-tu-cuoc-thi-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-546951.html 
(truy cập ngày 12/4/2020). 

File đính kèm:

  • pdfhoc_sinh_chi_chan_hoc_lich_su_o_truong_nhung_khong_chan_lich.pdf