Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp

Giá trị, bản sắc nhân cách của con người quyết định sự hưng thịnh của quốc gia trong xu hướng toàn cầu hóa, thế

giới phẳng. Giáo dục lịch sử là vấn đề then chốt tạo nên bản sắc, bản lĩnh nhân cách con người Việt Nam. Tại Việt

Nam, giáo dục lịch sử địa phương (LSĐP) được coi trọng trong tất cả hệ thống giáo dục quốc dân và các địa phương,

là một phần bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Tại Kiên Giang, Đảng bộ tỉnh có những quan điểm chỉ

đạo trong Báo cáo chính trị trình đại hội Đảng khóa XI nhiệm kì 2020-2025: đầu tư tôn tạo, tu bổ các di tích văn hóa,

lịch sử, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống (Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, 2020).

Trong chương trình giáo dục lịch sử, phần LSĐP có vai trò đặc biệt trong giáo dục bản sắc văn hoá cộng đồng

và cá nhân, bản lĩnh nhân cách thế hệ trẻ. LSĐP không chỉ được giảng dạy trong môn Lịch sử mà còn được tích hợp

trong các môn học khác như Tiếng Việt, Ngữ văn, Địa lí, Đạo đức và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong số các

cách thức giáo dục, trải nghiệm là phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống

thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành, học từ trải nghiệm giúp người học đạt được tri thức và kinh

nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất. Giáo dục LSĐP qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) có giá trị lớn trong dẫn

dắt, kiến tạo bản sắc, bản lĩnh, tình yêu quê hương đất nước ở học sinh (HS) (Huỳnh Mộng Tuyền, 2019).

Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 03/01/2022 10481
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp

Hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học tỉnh Kiên Giang: Thực trạng và giải pháp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 9-14 ISSN: 2354-0753 
9 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH KIÊN GIANG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
Huỳnh Mộng Tuyền+, 
Nguyễn Thị Thu Huyền, 
Nguyễn Thị Trang Thanh, 
Nguyễn Đắc Nguyên, 
Đinh Ngọc Thắng, 
Lê Thị Nữa 
Trường Đại học Đồng Tháp 
+Tác giả liên hệ ● Email: hmtuyen73dhdt@gmail.com 
Article History ABSTRACT 
Received: 15/8/2020 
Accepted: 09/9/2020 
Published: 05/10/2020 
Educating local history through experiential activities has great value in 
leading and creating identity, bravery and love for the homeland among 
students, contributing to improving the quality of human education in 
Vietnam for international integration. The article presents the current situation 
of experiential activities of local history education for primary school students 
in Kien Giang province, thereby proposing some solutions to this problem to 
improve the educational quality of Kien Giang's young generation in 
particular, Vietnam in general in the current industrialization, modernization 
and international integration. The reality of experiencing local history 
education for primary school students in Kien Giang province has its own 
characteristics, and the level of implementation is not high. The more closely 
researched and explicitly the practical arguments are the solid basis for 
proposing measures to organize activities of local history education 
experience for students to achieve high efficiency. 
Keywords 
experiential activities, 
primary students, local 
history, Kien Giang provice. 
1. Mở đầu 
Giá trị, bản sắc nhân cách của con người quyết định sự hưng thịnh của quốc gia trong xu hướng toàn cầu hóa, thế 
giới phẳng. Giáo dục lịch sử là vấn đề then chốt tạo nên bản sắc, bản lĩnh nhân cách con người Việt Nam. Tại Việt 
Nam, giáo dục lịch sử địa phương (LSĐP) được coi trọng trong tất cả hệ thống giáo dục quốc dân và các địa phương, 
là một phần bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Tại Kiên Giang, Đảng bộ tỉnh có những quan điểm chỉ 
đạo trong Báo cáo chính trị trình đại hội Đảng khóa XI nhiệm kì 2020-2025: đầu tư tôn tạo, tu bổ các di tích văn hóa, 
lịch sử, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống (Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, 2020). 
Trong chương trình giáo dục lịch sử, phần LSĐP có vai trò đặc biệt trong giáo dục bản sắc văn hoá cộng đồng 
và cá nhân, bản lĩnh nhân cách thế hệ trẻ. LSĐP không chỉ được giảng dạy trong môn Lịch sử mà còn được tích hợp 
trong các môn học khác như Tiếng Việt, Ngữ văn, Địa lí, Đạo đức và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong số các 
cách thức giáo dục, trải nghiệm là phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống 
thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành, học từ trải nghiệm giúp người học đạt được tri thức và kinh 
nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất. Giáo dục LSĐP qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) có giá trị lớn trong dẫn 
dắt, kiến tạo bản sắc, bản lĩnh, tình yêu quê hương đất nước ở học sinh (HS) (Huỳnh Mộng Tuyền, 2019). 
Về mặt lí luận và thực tiễn, giáo dục lịch sử có tầm quan trọng rất lớn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong 
và ngoài nước về lĩnh vực này thì đều rất hạn chế, nhất là ở lĩnh vực giáo dục LSĐP. Fielding (2005) đã giới thiệu 
nhiều chiến lược dạy học khác nhau để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử cho HS như: trò chơi ô chữ, đóng vai, 
dùng hình ảnh minh hoạ, phim tài liệu, phim điện ảnh, tranh luận, lập sơ đồ tư duy; khuyến khích việc tạo điều kiện 
cho HS tư duy như những nhà sử học, thay vì chỉ cố gắng ghi nhớ các thông tin sự kiện. Aidinopoulou và Sampson 
(2017) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dạy học để khảo sát ảnh hưởng của hình thức “lớp học đảo ngược” 
trong việc dạy lịch sử cho HS tiểu học; kết quả cho thấy, hình thức này mang lại hiệu quả dạy học vượt trội. Phan 
Thị Hiền (2017) đề xuất các bước thực hiện và các yêu cầu đối với việc tổ chức HĐTN cho HS tại di tích LSĐP 
trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để tổ chức hoạt động trải nghiệm 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 9-14 ISSN: 2354-0753 
10 
sáng tạo tại di tích lịch sử được Trần Thị Hải Lê (2016) đề xuất; đồng thời, tác giả trình bày các hình thức và biện 
pháp sử dụng DTLS trong dạy học lịch sử ở các trường THPT tỉnh Thừa thiên Huế (Trần Thị Hải Lê, 2020) 
Bài báo trình bày thực trạng HĐTN giáo dục LSĐP cho HS tiểu học tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất một số giải 
pháp đối với vấn đề này, có ý nghĩa cấp thiết cho nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ Kiên Giang nói riêng, Việt 
Nam nói chung trong sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế hiện nay. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học tỉnh Kiên Giang 
Phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 5/2019, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tổ chức 
HĐTN giáo dục LSĐP cho ... : Trường của thầy, cô có mô hình tổ giáo dục LSĐP cho 
HS tiểu học qua HĐTN không? Nếu có, thầy, cô hãy kể tên những mô hình hoạt động và nêu cơ bản cách thực hiện. 
Có 21,5% không ghi câu trả lời, 37,5% cho rằng “chưa có” và 41% “đã thực hiện”. Một số mô hình được nêu: “Trải 
nghiệm thực tế”, “Lao động vệ sinh khu di tích lịch sử”, “Mời nhân chứng lịch sử nói chuyện về LSĐP”, “Tham 
quan di tích lịch sử”. Riêng cách thực hiện rất ít được trả lời; chỉ có vài phiếu trả lời “lập kế hoạch, tổ chức thực 
hiện”. Hình thức tham quan, giao lưu đã được các trường tiểu học thực hiện. Trong suốt cấp tiểu học, chỉ có số ít HS 
có thành tích học tập xuất sắc và có thành tích cao trong công tác Đội mới được chọn tham quan di tích lịch sử, danh 
lam thắng cảnh; tuy nhiên, việc tổ chức mới chỉ ở mức tham quan du lịch chứ chưa thật sự tổ chức HĐTN giáo dục 
LSĐP cho HS. Bên cạnh đó, một số trường đã mời một vài nhân vật lịch sử đến giao lưu, nói chuyện với HS. Các 
hình thức còn lại của bảng khảo sát rất ít được thực hiện trong giáo dục LSĐP cho HS. Sử dụng hiệu quả các phương 
pháp, hình thức tổ chức là khó khăn và là hạn chế lớn nhất của thực tiễn giáo dục LSĐP qua HĐTN hiện nay ở Kiên 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 9-14 ISSN: 2354-0753 
12 
Giang. Bởi vậy, nếu không được nghiên cứu thực hiện tốt thì dù chương trình, tài liệu LSĐP có biên soạn đầy đủ, 
chất lượng bao nhiêu cũng khó có thể mang lại hiệu quả giáo dục LSĐP cho HS. 
2.1.4. Thực trạng năng lực giáo dục lịch sử địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm của giáo viên tiểu học tỉnh 
Kiên Giang 
Bảng 4. Năng lực giáo dục LSĐP thông qua HĐTN của GV 
TT Năng lực GV 
CBQL GV và TPTĐ 
TB ĐLC TB ĐLC 
1 Thu thập, xử lí thông tin LSĐP 3,14 0,88 3,18 0,77 
2 Thiết kế HĐTN giáo dục LSĐP 3,07 0,68 3,00 0,77 
3 Huy động nguồn lực cho giáo dục LSĐP 2,80 0,67 2,74 0,81 
4 Tổ chức HĐTN giáo dục LSĐP 2,75 0,85 2,97 0,71 
5 Xử lí tình huống giáo dục LSĐP 2,75 0,85 3,05 0,73 
6 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục LSĐP 2,70 0,90 2,99 0,85 
Năng lực của GV theo đánh giá của CBQL, GV và TPTĐ đạt mức trung bình với giá trị cao nhất 3,18 và thấp 
nhất là 2,74. Thu thập, xử lí thông tin LSĐP có kết quả cao nhất trong các năng lực của GV. Đa số GV tìm nguồn 
thông tin qua thư viện, mạng Internet, bảo tàng; có một số ít GV tìm thông tin qua Ban Tuyên giáo. Tuy nhiên, ít GV 
nêu thu thập thông tin từ thực tiễn khu di tích lịch sử, văn hóa, nhà nghiên cứu LSĐP, sách, tài liệu, báo cáo hội thảo 
khoa học. Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang rất quan tâm bồi dưỡng thường xuyên năng lực LSĐP cho GV qua các chuyên 
đề vào dịp hè, nhưng việc bồi dưỡng còn nặng về cung cấp thông tin LSĐP. Năng lực thiết kế hoạt động của GV 
chưa đạt cao; GV ít được trải nghiệm thực hành các năng lực thiết kế, tổ chức, đánh giá, xử lí tình huống, huy động 
nguồn lực cho tổ chức HĐTN giáo dục LSĐP. Nhóm nghiên cứu có đưa ra bài tập khảo sát yêu cầu GV trình bày 
các bước thiết kế HĐTN giáo dục LSĐP cụ thể, kết quả là 23% GV không trình bày kết quả, 77% GV có trình bày; 
tuy nhiên, GV chỉ nêu một số công việc cần làm trong buổi tham quan, giao lưu với nhân vật lịch sử chứ chưa có kết 
quả trình bày tiến trình tổ chức giáo dục khoa học, nghệ thuật. Việc huy động nguồn lực khó khăn, đa số GV chưa 
nêu được kết quả huy động tài lực, vật lực cho tổ chức giáo dục LSĐP cho HS qua HĐTN cụ thể. Năng lực tổ chức, 
xử lí tình huống, đánh giá của GV hiện nay chưa cao. Đa số GV được phỏng vấn cho biết, việc thực hiện giáo dục 
LSĐP qua HĐTN cho HS còn trở ngại: “Chọn nội dung LSĐP, cách thức tổ chức, thời gian, điều kiện thực hiện” (ý 
kiến của cô H, thầy K). Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, do thực tiễn chương trình giáo dục chưa bắt buộc 
GV giáo dục LSĐP qua HĐTN nên nhà trường tiểu học và GV ít quan tâm thực hiện. Họ cũng chưa được bồi dưỡng 
đầy đủ các năng lực thực hiện nên bỡ ngỡ, không biết bắt đầu từ đâu, thực hiện như thế nào. 
2.1.5. Thực trạng phương tiện, điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương 
Phương tiện, điều kiện giữ vai trò quan trọng cho tổ chức HĐTN giáo dục LSĐP đạt hiệu quả. Kết quả thực trạng 
hiện nay được phản ánh qua bảng 5: 
Bảng 5. Phương tiện, điều kiện HĐTN giáo dục LSĐP 
TT Phương tiện, điều kiện 
CBQL GV và TPTĐ PHHS NVTV-VH 
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC 
1 Kinh phí 1,87 0,81 1,08 0,85 1,98 0,79 1,56 0,56 
2 
Sách, sử liệu, đồ dùng, tranh 
ảnh 
2,04 0,86 2,10 0,94 1,91 0,84 2,00 0,76 
3 Phương tiện kĩ thuật 2,04 0,83 2,10 0,92 2,08 0,83 2,03 0,86 
Kết quả trên cho thấy, ý kiến đánh giá ở 4 nhóm đối tượng điều tra với giá trị trung bình đạt mức thấp. Mức độ 
dao động cho các nội dung điều tra từ 1,08 đến 2,10; phỏng vấn các đối tượng, nhóm nghiên cứu được biết kinh phí 
đầu tư cho các HĐTN giáo dục LSĐP cho HS hầu như không có. Nguồn sách, sử liệu ở một số địa phương tỉnh Kiên 
Giang biên soạn khá tốt. Một số địa phương đang biên soạn, nhiều địa phương chưa có sách sử địa phương. Bộ sách 
quan trọng như “Kiên Giang địa chí” cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Việc biên soạn sách, sử liệu địa phương 
Kiên Giang chưa được phong phú như một số tỉnh thành khác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một khó 
khăn lớn cho việc giáo dục LSĐP Kiên Giang cho HS. Một số địa phương biên soạn khá tốt sách sử địa phương 
(huyện Gò Quao) nhưng chủ yếu được lưu giữ ở Ban Tuyên giáo, chưa được phổ biến về các trường tiểu học. Qua 
tìm hiểu, hầu như tất cả các thư viện của trường tiểu học tỉnh Kiên Giang chỉ có 2 quyển sách: LSĐP Kiên Giang 
(Lữ Văn Nhật, 2012) và Tài liệu văn hóa địa phương tỉnh Kiên Giang (Nguyễn Thị Minh Giang, 2015) và một vài 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 9-14 ISSN: 2354-0753 
13 
cuốn sách LSĐP (Lịch sử Đảng bộ của địa phương...). Một số trường tiểu học tiêu biểu ở Giồng Riềng, Gò Quao, U 
Minh Thượng, Hà Tiên được chọn mẫu nghiên cứu, đều chưa sưu tầm, đăng tải các thông tin LSĐP lên website của 
Trường để GV, HS khai thác cho các hoạt động giáo dục và tự giáo dục LSĐP. Ngoài 2 clip về văn hoá địa phương 
Kiên Giang, có rất ít tranh ảnh, tư liệu LSĐP và gần như không có phương tiện kĩ thuật trang bị phục vụ riêng cho 
HĐTN giáo dục LSĐP cho HS. 
2.1.6. Thực trạng giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh qua các loại hình hoạt động trải nghiệm 
Năng lực LSĐP của HS được phát triển qua trải nghiệm phong phú các loại hình hoạt động. Kết quả nghiên cứu 
thực trạng về vấn đề này như sau: 
Bảng 6. Thực trạng giáo dục LSĐP qua các loại hình hoạt động cho HS 
TT Hoạt động 
CBQL GV và TPTĐ NVTV-VH 
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC 
1 Sinh hoạt lớp cuối tuần 2,48 0,74 2,81 1,09 1,90 0,96 
2 Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 2,68 0,87 2,92 1,04 1,84 0,98 
3 
Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo các 
chủ điểm 
2,73 1,07 3,08 0,95 2,25 1,04 
4 Hoạt động biểu diễn văn nghệ 2,82 0,91 2,86 0,90 2,37 0,90 
5 Hoạt động văn hóa, xã hội 2,85 0,85 2,73 0,83 2,65 0,86 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thực hiện giáo dục LSĐP cho HS rất ít triển khai thực hiện thông qua các 
HĐTN ngoài giờ lên lớp. Điểm trung bình dao động của tất cả các ý kiến 1,84 đến 3,08. Với 4 trường tiểu học tiêu 
biểu được lựa chọn nghiên cứu ở Giồng Riềng, Gò Quao, U Minh Thượng, Hà Tiên, chúng tôi nhận thấy hầu như 
trong các kế hoạch năm học của hiệu trưởng, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của GV không đề cập đến các sự 
kiện, nhân vật, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội của địa phương vào trong các hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp 
cuối tuần và các hoạt động theo chủ điểm. Qua phỏng vấn, ý kiến phát biểu trong các hội thảo khoa học của đề tài, 
một số trường có tuyên truyền giáo dục thông tin, sự kiện, nhân vật LSĐP tiêu biểu qua sinh hoạt dưới cờ. Nhưng đa 
số HS được điều tra, phỏng vấn, kết quả hiểu biết những vấn đề trên rất ít. Trong các nhân vật lịch sử Kiên Giang, 
HS chỉ biết Mạc Cửu, Nguyễn Trung Trực, chị Sứ, còn các nhân vật, sự kiện, di tích lịch sử tiêu biểu khác ít được 
HS tiểu học biết đến. 
2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh 
tiểu học tỉnh Kiên Giang 
2.2.1. Nâng cao năng lực giáo dục lịch sử địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học 
Để nâng cao năng lực giáo dục LSĐP qua HĐTN cho GV, cần thực hiện các biện pháp sau: 
- Các lực lượng giáo dục cần nhận thức đúng tầm quan trọng của năng lực LSĐP của GV quyết định hiệu quả 
giáo dục LSĐP cho HS qua HĐTN; 
- Hệ thống năng lực LSĐP của GV cần được nghiêu cứu xác định khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; 
- Sở, Phòng GD-ĐT, trường tiểu học cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực LSĐP cho GV. Các hình 
thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cần phong phú: tập huấn chuyên đề, tập huấn bồi dưỡng thường xuyên, tổ chức 
hội thảo khoa học các cấp, trải nghiệm giáo dục LSĐP thông qua HĐTN thường xuyên trong thực tiễn; 
- GV cần được tạo điều kiện để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức 
HĐTN giáo dục LSĐP cho HS. Trên nền tảng kết quả bồi dưỡng, GV cần thường xuyên tự học, tự nghiên cứu cập 
nhật thành tựu khoa học về tổ chức HĐTN giáo dục LSĐP cho HS; 
- Trường, tổ chuyên môn cần có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn, học thuật về tổ chức HĐTN giáo dục 
LSĐP cho HS. Mỗi GV cần thiết kế, tổ chức HĐTN giáo dục LSĐP cho HS cụ thể. Tổ bộ môn dự giờ, góp ý, chia 
sẻ, học hỏi, hoàn thiện tổ chức HĐTN giáo dục LSĐP cho HS. CBQL chuyên môn cần có kế hoạch kiểm tra, đánh 
giá kết quả tự học, tự bồi dưỡng của GV; khen thưởng những GV có nhiều thành tích trong tổ chức tổ chức HĐTN 
giáo dục LSĐP cho HS. Hàng năm, Sở, Phòng GD-ĐT, Trường cần tổ chức hội thi GV tổ chức hoạt động giáo dục 
giỏi (trong đó có giáo dục LSĐP). 
2.2.2. Xác định chuẩn năng lực lịch sử địa phương của học sinh, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trải 
nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh 
Dựa trên năng lực HS tiểu học nói chung, hệ thống năng lực LSĐP của HS cần được xây dựng theo các logic 
khoa học, thực tiễn. Việc thực hiện cần toàn diện, đồng bộ năng lực nhận thức và thực hành, trải nghiệm. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 9-14 ISSN: 2354-0753 
14 
Từ chuẩn đầu ra là hệ thống năng lực LSĐP của HS, GV cần xây dựng nội dung LSĐP (sự kiện, nhân vật, di tích 
lịch sử, lễ hội) trọng tâm, tiêu biểu, có giá trị giáo dục cao. 
Dựa trên mục tiêu, nội dung, GV hoạch định kế hoạch HĐTN giáo dục LSĐP chung và cụ thể. Mỗi kế hoạch 
hoạt động cần xác định cụ thể mục tiêu, nội dung, tiến trình tổ chức HĐTN. Tiến trình tổ chức được xây dựng trên 
cơ sở phối hợp các phương pháp, hình thức, phương tiện, phát huy tối đa vai trò tích cực, độc lập, sáng tạo của các 
chủ thể thực hiện. Kế hoạch hoạt động cần quy định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí, cách thức kiểm tra, đánh giá qua hệ thống 
bài tập, tình huống trong suốt tiến trình trải nghiệm để HS đánh giá, tự đánh giá, tự hoàn thiện năng lực LSĐP của 
bản thân. Các kế hoạch, thiết kế hoạt động cần hướng đến HS tự thiết kế, tự học, tự trải nghiệm giáo dục bản thân. 
Kết quả trải nghiệm trên lớp sẽ là động lực cho HS tự học, tự trải nghiệm giáo dục LSĐP. 
2.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức, loại hình hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh 
Fielding (2005) để xuất các chiến lược đa dạng để dạy học lịch sử. Chúng tôi tham khảo và đề xuất nhiều hình 
thức tổ chức HĐTN giáo dục LSĐP cho HS như sau: 
- Tổ chức đọc sách sử liệu địa phương, viết cảm nhận, định hướng vận dụng, giới thiệu phổ biến giá trị LSĐP từ 
sách, sử liệu tiêu biểu; 
- Tổ chức sinh động tham quan, giao lưu giáo dục LSĐP cho HS với nhiều cách thức thực hiện như: tham quan, 
giao lưu gián tiếp, tham quan, giao lưu trực tiếp; HS tự tham quan, giao lưu; 
- Thi tài trải nghiệm hoạt động giáo dục LSĐP của HS với nhiều hình thức phong phú: + Thi tài hỏi đáp, chất 
vấn, đấu loại về LSĐP; + Thi viết, sáng tác văn, thơ, âm nhạc, mĩ thuật về LSĐP; + Thi kể chuyện, giới thiệu, hùng 
biện, diễn thuyết, diễn kịch, sắm vai, hóa trang, hoạt cảnh về LSĐP; + Thi những dự án sáng tạo LSĐP; + Thi trưng 
bày, triển lãm sản phẩm LSĐP; + Thi tài trải nghiệm tôn tạo, phát huy giá trị LSĐP. 
Các loại hình hoạt động trên được kế hoạch hóa cụ thể, phù hợp trong các hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt 
lớp cuối tuần, HĐTN theo chủ điểm giáo dục ở trường tiểu học. 
2.2.4. Huy động nguồn lực cho tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh 
Nhiều lực lượng ngoài ngành Giáo dục cần huy động để thực hiện giáo dục LSĐP cho HS: nhà khoa học; nhà nghiên 
cứu viết sách, sử liệu địa phương, Ban Tuyên giáo, thư viện tỉnh, huyện; PHHS, các tổ chức (cơ sở sản xuất, kinh 
doanh), cá nhân đóng góp, tài trợ kinh phí cho việc tổ chức HĐTN giáo dục LSĐP cho HS. Để làm tốt công tác này, 
rất cần sự quan tâm chỉ đạo cụ thể của Bộ GD-ĐT, Sở, Phòng GD-ĐT, CBQL chuyên môn của trường và sự tích cực 
thực hiện của GV chủ nhiệm, cán bộ thư viện, TPTĐ; đồng thời huy động tối đa về tài lực, vật lực cho hoạt động. Các 
lực lượng giáo dục cần chung sức thực hiện HĐTN để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục LSĐP cho HS. 
3. Kết luận 
Giáo dục LSĐP cho HS hiện nay đã được Sở, Phòng GD-ĐT ở một số địa phương Kiên Giang quan tâm thực 
hiện. Tuy nhiên, do chưa là yêu cầu bắt buộc, nên các trường tiểu học chưa triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao; 
việc khai thác các thành tố của HĐTN giáo dục LSĐP đa số đạt mức trung bình yếu. Để đạt hiệu quả giáo dục LSĐP 
qua HĐTN, các giải pháp đề xuất ở trên cần thực hiện thống nhất, đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù 
hợp các địa phương, các trường. 
Tài liệu tham khảo 
Aidinopoulou, V., & Sampson, D. G. (2017). An action research study from implementing the flipped classroom model 
in primary school history teaching and learning. Journal of Educational Technology & Society, 20(1), 237-247. 
Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2020). Báo cáo chính trị trình Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang. 
Fielding, J. (2005). Engaging students in learning history. Canadian Social Studies, 39(2). Retrieved from 
Huỳnh Mộng Tuyền (2019). Giáo dục lịch sử địa phương qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học tỉnh Kiên 
Giang. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5, tr 208-210. 
Lữ Văn Nhật (chủ biên, 2012), Lịch sử địa phương Kiên Giang. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Nguyễn Thị Minh Giang (chủ biên, 2015). Văn hóa địa phương tỉnh Kiên Giang. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Phan Thị Hiền (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường 
trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 10, tr 58-59; 50. 
Trần Thị Hải Lê (2016). Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại 
di tích lịch sử. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 3 tháng 6, tr 159-169. 
Trần Thị Hải Lê (2020). Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở các trường trung học phổ thông tỉnh Thừa 
Thiên Huế. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 50-54.

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_trai_nghiem_giao_duc_lich_su_dia_phuong_cho_hoc_si.pdf