Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014

Sự bất ổn về kinh tế và chính trị thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế

xã hội của Việt Nam. Trước bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu,

kinh tế xã hội Việt Nam tất yếu cũng trong tình trạng chung như vậy. Một trong những dấu

hiệu cho thấy sự phục hồi chậm của kinh tế Việt Nam năm 2014 được đánh dấu bằng việc

kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng, với tốc độ tăng là 13,6%, kim ngạch nhập khẩu tăng

12,1% so với năm 2013. Nếu chỉ nhìn sơ qua về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập

khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng nhanh và nhiều hơn so với tốc độ tăng trưởng nhập

khẩu thì hoạt động thương mại quốc tế đó được coi là có hiệu quả, đem lại những lợi nhuận

nhất định cho nền kinh tế. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch

nhập khẩu như vừa qua, không thể không kể đến tác động từ việc những hiệp định thương

mại tự do (FTA) như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, Hiệp định thương mại

tự do EU-Việt Nam, Cộng đồng kinh tế ASEAN được tiến hành đàm phán và dự kiến hoàn

thành vào năm 2015. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói

riêng, hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu nhất định.

Từ khóa: Thương mại quốc tế, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 1

Trang 1

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 2

Trang 2

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 3

Trang 3

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 4

Trang 4

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 5

Trang 5

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 6

Trang 6

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 7

Trang 7

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 8

Trang 8

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 9

Trang 9

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 8440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
32 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 71 (03/2015)
1. Xuất nhập khẩu hàng hóa
1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu 
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 
đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013 
(đạt 132,2 tỷ USD). So với tốc độ tăng trưởng 
kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kim 
ngạch xuất khẩu cao hơn, song nếu so với tốc 
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các 
năm trước, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 
nay tiếp tục giảm so với các năm trước. Tốc độ 
tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 tăng 15,4%, 
năm 2012 tăng 18% và năm 2011 tăng 34,2% 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 
CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 
Vũ Huyền Phương*
 Tóm tắt
Sự bất ổn về kinh tế và chính trị thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế 
xã hội của Việt Nam. Trước bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu, 
kinh tế xã hội Việt Nam tất yếu cũng trong tình trạng chung như vậy. Một trong những dấu 
hiệu cho thấy sự phục hồi chậm của kinh tế Việt Nam năm 2014 được đánh dấu bằng việc 
kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng, với tốc độ tăng là 13,6%, kim ngạch nhập khẩu tăng 
12,1% so với năm 2013. Nếu chỉ nhìn sơ qua về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập 
khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng nhanh và nhiều hơn so với tốc độ tăng trưởng nhập 
khẩu thì hoạt động thương mại quốc tế đó được coi là có hiệu quả, đem lại những lợi nhuận 
nhất định cho nền kinh tế. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch 
nhập khẩu như vừa qua, không thể không kể đến tác động từ việc những hiệp định thương 
mại tự do (FTA) như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, Hiệp định thương mại 
tự do EU-Việt Nam, Cộng đồng kinh tế ASEAN được tiến hành đàm phán và dự kiến hoàn 
thành vào năm 2015. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói 
riêng, hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. 
Từ khóa: Thương mại quốc tế, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ
Mã số: 132.070115. Ngày nhận bài: 07/01/2015. Ngày hoàn thành biên tập: 03/02/2015. Ngày duyệt đăng: 03/02/2015.
* TS, Trường Đại học Ngoại thương; Email: vuhphuong@yahoo.com 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
33Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 71 (03/2015)
(Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế xã hội 
năm 2011, 2012, 2013, 2014). Điều này có 
thể dễ hiểu, đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế 
giới đang dần phục hồi, kinh tế Việt Nam cũng 
như cụ thể hoạt động xuất khẩu Việt Nam 
cũng đang nhích dần lên, kim ngạch xuất khẩu 
năm sau lớn hơn so với kim ngạch xuất khẩu 
của năm trước. Một trong những nguyên nhân 
giải thích cho việc tốc độ tăng trưởng kim 
ngạch xuất khẩu năm 2014 giảm nhẹ so với 
năm 2013 là do sự tác động của chỉ số giá xuất 
khẩu. Các năm trước, chỉ số giá xuất khẩu liên 
tục giảm. Năm 2012 chỉ số giá xuất khẩu hàng 
hóa giảm 0,54% so với năm 2011, tốc độ tăng 
trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 so với 
năm 2011 là 18%. Đến năm 2013, chỉ số giá 
xuất khẩu hàng hóa tiếp tục giảm 2,41%, dẫn 
đến việc tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất 
khẩu năm này giảm 15,4%. Năm 2014, chỉ 
số giá xuất khẩu tăng nhẹ 0,79% so với năm 
2013 song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất 
khẩu năm 2014 chỉ tăng 13,6%. Bên cạnh đó, 
do những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt 
Nam (như dầu thô, cao su), đem lại nguồn 
lợi nhuận lớn cho Việt Nam lại có chỉ số giá 
giảm. Trong khi đó, những mặt hàng Việt 
Nam chưa xuất khẩu nhiều lại có chỉ số giá 
xuất khẩu tăng. Điều này dẫn đến việc giá trị 
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 
có tăng so với năm 2013 nhưng tốc độ tăng 
trưởng kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Cụ thể: 
chỉ số giá xuất khẩu của một số mặt hàng tăng 
là: hạt tiêu tăng 14,45%; rau quả tăng 9,88%; 
thủy sản tăng 7,43%; hóa chất tăng 6,24%; sản 
phẩm hóa chất tăng 6%. Một số mặt hàng có 
chỉ số giá giảm mạnh là: cao su giảm 26,93%; 
sản phẩm từ cao su giảm 12,63%; dây điện và 
cáp điện giảm 10,69%; sắt thép giảm 9,59%; 
chất dẻo giảm 7,58%; xăng dầu các loại giảm 
6,34%. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá quý IV 
giảm 1,76% so với kỳ trước và giảm 1,06% 
so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục thống kê, 
Tình hình kinh tế xã hội năm 2014). 
Kim ngạch nhập khẩu năm 2014 ước tính đạt 
148 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2013. Mặc 
dù kim ngạch nhập khẩu năm nay tăng so với 
năm 2013 song tốc độ tăng trưởng kim ngạch 
nhập khẩu đã có dấu hiệu giảm. So với tốc độ 
tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu năm 2013, 
tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu năm 
2014 giảm từ 15,4% xuống còn 12,2% (năm 
2013). Đây cũng có thể coi là dấu hiệu đáng 
mừng trong việc kiềm chế, điều tiết hoạt động 
nhập khẩu của Việt Nam. Một trong những 
nguyên nhân giải thích cho việc tốc độ tăng 
trưởng kim ngạch nhập khẩu năm nay giảm so 
với năm 2013 là do chỉ số giá nhập khẩu hàng 
hóa năm nay giảm. Chỉ số giá nhập khẩu hàng 
hoá năm nay giảm 1,02% so với năm 2013, 
trong đó chỉ số giá nhập khẩu của một số mặt 
hàng giảm nhiều ... , Tình hình kinh tế xã hội 
năm 2014). 
Các thị trường nhập khẩu hàng hóa chính 
của Việt Nam không có nhiều thay đổi, vẫn 
là những thị trường truyền thống có mối quan 
hệ lâu năm với Việt Nam. Kim ngạch xuất 
khẩu của Việt Nam sang các thị trường này 
năm 2014 nhìn chung đều tăng so với năm 
2013, chỉ riêng có thị trường EU thì giảm nhẹ 
(giảm 0,3 tỷ USD) (Tổng Cục thống kê, Tình 
hình kinh tế xã hội năm 2014) (Biểu đồ 3). 
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập 
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 
43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2013. 
Tiếp theo đó là thị trường ASEAN với kim 
ngạch đạt 23,1 tỷ USD, đứng thứ 3 và thứ 4 là 
hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. 
Ở từng thị trường, cơ cấu hàng nhập khẩu 
cũng có sự khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn 
là những mặt hàng mà Việt Nam đang thiếu, 
cần bổ sung. Trung Quốc, thị trường nhập khẩu 
lớn nhất của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang 
Việt Nam các mặt hàng như máy móc thiết 
bị, dụng cụ phụ tùng (kim ngạch nhập khẩu 
2014 tăng 19,7% so với 2013), mặt hàng điện 
thoại các loại và linh kiện (tăng 9,5%), vải các 
Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2013 - 2014 
Đơn vị tính: %
0
5
10
15
20
25
18.417.9
2013
13.9
9.9 10.2
5
24.7
20
18.6 19
12.6
9
14
.8 9.8
5.2
25
EU
Hoa Kỳ
Asean
Trung Quốc
Nhật Bản
Hàn Quốc
Khác
Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
38 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 71 (03/2015)
loại (tăng 20,7%). Thị trường ASEAN thì chủ 
yếu là mặt hàng xăng dầu (tăng 21,3%), máy 
móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (tăng 13,7%), 
gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 57,7%). Tương tự 
với Hàn Quốc, các mặt hàng như máy móc 
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vải đều tăng. Nhật 
Bản thì mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là điện 
tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị, 
dụng cụ, phụ tùng. Với thị trường EU thì mặt 
hàng nhập khẩu cũng không khác nhiều so với 
các thị trường khác, với phương tiện vận tải 
và phụ tùng, sữa và các sản phẩm từ sữa là 
hai nhóm hàng được nhập khẩu nhiều vào thị 
trường Việt Nam.
2. Xuất nhập khẩu dịch vụ
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2014 
ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 
2013. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ tăng 
trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, thì năm 
2014 có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với 
năm 2013 (với mức tăng 9,1% so với năm 
2012). Gần như là xuất khẩu dịch vụ năm 2014 
tăng không đáng kể so với năm 2013 (kim 
ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2013 là 10,5 tỷ 
USD). Điều này có thể nhận thấy thông qua 
kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch, loại hình 
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng 
kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. 
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du 
lịch là 7,5 tỷ USD (chiếm 71,4% tổng giá trị 
kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của cả nước) thì 
đến năm 2014, kim ngạch này giảm xuống còn 
7,3 tỷ USD (chiếm 66,3%) (Tổng Cục thống 
kê, Tình hình kinh tế xã hội năm 2013, 2014). 
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2014 
ước đạt 15 tỷ USD cao hơn hẳn so với năm 
Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2013 - 2014 
Đơn vị tính: tỷ USD
Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
39Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 71 (03/2015)
2013 (kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 11,9 
tỷ USD). Trong các loại hình dịch vụ Việt 
Nam nhập khẩu, thì dịch vụ vận tải và bảo 
hiểm hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất 
(54% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu dịch 
vụ) và tăng 12,6% so với năm 2013. 
Về cơ bản, kim ngạch xuất khẩu và kim 
ngạch nhập khẩu dịch vụ đều tăng qua các 
năm. Cán cân thương mại quốc tế đối với hoạt 
động xuất nhập khẩu dịch vụ trong thời gian 
từ năm 2007 cho đến nay chủ yếu nhập siêu. 
Trong giai đoạn đầu 2007-2008, mức độ nhập 
siêu dịch vụ không cao, dưới mức 1 tỷ USD. 
Tuy nhiên, từ năm 2009-2011, mức độ nhập 
siêu tăng đột biến đều trên mức 2 tỷ USD, đặc 
biệt năm 2011, mức độ nhập siêu đạt lên mức 
đỉnh điểm là 3,2 tỷ USD. Từ năm 2012-2013, 
mức độ nhập siêu giảm và tương đối ổn định ở 
mức 1,4 tỷ USD. Đến năm 2014, mức độ nhập 
siêu lại tăng lên và tăng lên ở mức cao nhất 
trong 8 năm vừa qua đạt 4 tỷ USD. Điều này có 
thể dễ nhận thấy, trong giai đoạn đầu mở cửa, 
tham gia và chính thức trở thành thành viên 
của WTO, Việt Nam nhập khẩu dịch vụ còn 
hạn chế. Trong giai đoạn đầu, các hoạt động 
còn dè dặt, khiêm tốn. Đến giai đoạn 2009-
2011, khi bắt đầu hội nhập sâu và rộng hơn, 
mức độ nhập siêu hoạt động dịch vụ của Việt 
Nam cũng được mở rộng hơn so với trước. 
Đến cuối 2011 sang đến giai đoạn 2012-2013, 
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 
toàn cầu, mức độ nhập siêu dịch vụ của Việt 
Nam có xu hướng giảm và chững lại. Song 
đến năm 2014, mức độ nhập siêu lại tăng lên, 
tăng cao hơn so với mức nhập siêu đỉnh điểm 
năm 2011. Điều này cho thấy những bất lợi 
khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa 
thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO và 
cộng đồng ASEAN từ năm 2015 và Hiệp định 
Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình 
Biểu đồ 4: Xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014
Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
40 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 71 (03/2015)
Dương (TPP) trong tương lai không xa. Đây 
có thể được coi là dấu hiệu đánh dấu việc lĩnh 
vực dịch vụ đang ngày một đóng vai trò quan 
trọng trong việc phát triển các hoạt động kinh 
tế đối ngoại của Việt Nam.
3. Nhận xét chung
Trong những năm qua, xuất - nhập khẩu 
của Việt Nam đã đạt được những thành tựu 
quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát 
triển của đất nước. Xuất - nhập khẩu tăng 
trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim 
ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. 
Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được 
mở rộng.
Hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam 
năm 2014 vẫn tiếp tục duy trì ở mức xuất 
siêu. Với mức xuất siêu năm nay lớn hơn so 
với mức xuất siêu năm 2013. Tuy nhiên, hoạt 
động thương mại quốc tế vẫn chưa được cho 
là phát triển ổn định và bền vững. 
Một trong những lí do dễ nhận thấy, là vai 
trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước 
ngoài ngày một lớn, đóng góp hơn 50% tổng 
giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng 
hóa của Việt Nam trong năm 2014. Các doanh 
nghiệp trong nước chưa phát huy được vai trò 
cũng như sức mạnh của mình. Điều này diễn 
giải cho việc hoạt động thương mại quốc tế 
Việt Nam năm 2014 tiếp tục phụ thuộc nhiều 
hơn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 
ngoài hay do các doanh nghiệp có vốn đầu 
tư nước ngoài thực hiện là chủ yếu. Chính vì 
vậy, trước xu thế mở cửa, hội nhập, một loạt 
các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ được 
hoàn thành và ký kết trong năm 2015 sẽ mở ra 
nhiều cơ hội cũng như không ít các thách thức 
cho các doanh nghiệp Việt Nam. 
Cơ cấu hàng xuất khẩu tiếp tục chuyển 
dịch tích cực theo hướng từ việc xuất khẩu 
nguyên liệu thô sang xuất khẩu các mặt hàng 
có hàm lượng chế biến cao hơn. Sự chuyển 
dịch này hoàn toàn phù hợp với Chiến lược 
xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 - 2020. 
Tuy nhiên, hiện nay, các mặt hàng Việt Nam 
xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức hàng gia 
công là chính. Năm 2014, tỷ trọng đóng góp 
của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ 
công nghiệp tăng nhẹ, trong khi đó nhóm hàng 
nông lâm thủy sản thì giảm. Xét về lâu dài, 
khi nguồn lực lao động không còn là yếu tố 
quan trọng, mang tính quyết định tạo ra lợi 
thế so sánh cho Việt Nam trong đấu trường 
quốc tế, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động 
gia công xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì 
vậy, bên cạnh việc khai thác và sử dụng triệt 
để nguồn nhân lực như hiện tại, bản thân Việt 
Nam cần tiếp tục mở rộng, nghiên cứu, khai 
thác các nguồn lực mới nhằm nâng vị thế của 
mình trong hoạt động xuất khẩu nói chung, 
hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng.
Nhập khẩu Việt Nam năm 2014 được kiểm 
soát tương đối tốt. Nhóm hàng cần nhập khẩu 
(máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) 
chiếm tỷ trọng gần 90% nhập khẩu, trong khi 
nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu và nhóm 
hàng hạn chế nhập khẩu mỗi nhóm hiện chiếm 
tỷ trọng chưa đến 5% nhập khẩu. Tuy vậy, xét 
về tốc độ tăng thì hàng xa xỉ cần hạn chế nhập 
khẩu liên tục tăng với tốc độ khá nhanh trong 
nhiều tháng liên tiếp. Đáng chú ý là đất nước 
nông nghiệp như Việt Nam, nhập khẩu các mặt 
hàng rau quả cũng hơn 1 tỷ USD. Lúa mì nhập 
khẩu cũng tăng xấp xỉ 20%, ngô tăng 132,1%, 
nhập khẩu than đá tăng 36,1% (Tổng Cục thống 
kê, Tình hình kinh tế xã hội năm 2014). Thực 
hiện cam kết WTO, năm 2015 Việt Nam phải 
cắt giảm 13 dòng thuế (gồm 1 dòng hàng cá, 
11 dòng hàng ô tô, 1 dòng hàng xe máy). Theo 
quy định tại Thông tư số 173/2014/TT-BTC 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
41Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 71 (03/2015)
ngày 14/11/2014 sửa đổi mức thuế nhập khẩu 
ưu đãi đối với một số mặt hàng, kể từ ngày 
01/01/2015, thuế nhập khẩu của một số mặt 
hàng sẽ giảm trong đó có mặt hàng cá, đông 
lạnh, và một số các mặt hàng thuộc nhóm xe 
ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết 
kế chủ yếu để chở người Trước bối cảnh 
này, nhu cầu đầu tư để mở rộng sản xuất của 
doanh nghiệp sẽ tăng lên, cộng thêm tác động 
của việc giảm thuế quan nhập khẩu một số mặt 
hàng như trên cũng sẽ khiến nhập khẩu tăng. 
Ngoài ra, trong thời gian tới, Việt Nam cũng 
có kế hoạch nhập khẩu nhiều mặt hàng năng 
lượng có giá trị kim ngạch cao. Trong năm 
2015, hàng loạt nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt 
động nên sẽ phải tính tới việc nhập khẩu than 
hoặc nhập khẩu dầu thô làm nguyên liệu cho 
các nhà máy lọc dầu trong nước. Đây chính là 
những nguyên nhân dẫn đến việc kim ngạch 
nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ngoài ra, sự lệ thuộc nhập khẩu từ Trung 
Quốc vẫn là vấn đề lớn. Nhiều năm liên tục 
Trung Quốc luôn là thị trường mà Việt Nam 
nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất. Dẫn đầu trong 
các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc phải 
kể đến nguyên phụ liệu dùng để sản xuất hàng 
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, 
máy vi tính các loại và linh kiện, các loại vải 
xơ sợi dệt .Nguyên nhân chính là do các 
doanh nghiệp cần có nguyên phụ liệu đầu vào 
phục vụ hoạt động sản xuất của mình. Thay vì 
sản xuất ra các nguyên liệu đầu vào với chi phí 
cao, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên 
phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất 
lượng tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều 
(không tính đến phần nhập khẩu công nghệ). 
Điều này cho thấy định hướng phát triển sản 
xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các 
ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong 
nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa 
được thực hiện thành công. Trước bối cảnh 
các hiệp định mới cận kề, việc chuẩn bị các 
vùng nguyên liệu, phát triển các ngành công 
nghiệp hỗ trợ giúp giảm thiểu việc phụ thuộc 
vào thị trường Trung Quốc là việc làm tất yếu 
và cần thiết. Để thực hiện được điều này, cần 
có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan quản lý 
nhà nước từ trung ương đến địa phương, tới 
các doanh nghiệp, tới các hộ nông dân. 
Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia tăng 
của hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp. Mặc 
dù, xuất khẩu của Việt Nam đang dần xác lập 
được vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn 
cầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại chiếm lĩnh thị 
trường trên thế giới chủ yếu ở nhóm hàng hóa 
cơ bản, như: dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, 
hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và điện 
tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động 
lớn, nhưng về xu thế không còn tăng trưởng 
nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh 
hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ 
mới, có chi phí lao động thấp. Điển hình trong 
năm 2014 vừa qua, với việc giá dầu mỏ trên 
thế giới giảm, tất yếu tác động đến việc xuất 
khẩu cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt 
hàng này của Việt Nam cũng giảm theo. Khá 
nhiều các mặt hàng xuất khẩu, kể cả những 
mặt hàng có kim ngạch lớn chưa có thương 
hiệu riêng, xuất khẩu thường phải thông qua 
đối tác khác, nên giá bán thường thấp hơn sản 
phẩm cùng loại của các nước khác. Giá trị gia 
tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do chủ yếu 
dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự 
nhiên và nguồn lao động rẻ. Đặc biệt, cơ cấu 
hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và cho 
thấy Việt Nam đang nhập khẩu công nghệ lạc 
hậu và cũ kỹ của khu vực, trong lúc chưa tiếp 
cận được công nghệ nguồn từ các nước công 
nghiệp phát triển. Điều này dẫn đến việc càng 
khó tăng năng suất trong tương lai, cũng như 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
42 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 71 (03/2015)
khó có thể giúp Việt Nam bước nhanh hơn 
trong việc theo đuổi giá trị gia tăng cao trong 
chuỗi giá trị toàn cầu, chưa nói là sa vào bẫy 
thu nhập trung bình.
Trước bối cảnh hiệp định TPP sẽ được ký 
kết, thị trường Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục là thị 
trường xuất nhập khẩu tiềm năng của Việt Nam 
trong thời gian tới. Trong những năm gần đây 
xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ có mức 
tăng trưởng từ 15-20%. Tuy nhiên, nếu nhìn 
vào tổng thể kim ngạch nhập khẩu của Hoa 
Kỳ thì con số xuất khẩu của Việt Nam quá 
nhỏ bé, năm 2013 Việt Nam mới chiếm 0,98% 
tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Như 
vậy có thể thấy Việt Nam còn rất nhiều tiềm 
năng xuất khẩu ở thị trường này. Thương mại 
Việt Nam - Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ có tăng 
trưởng đột biến trong thời gian tới, đóng góp 
đáng kể vào thành tích xuất khẩu nói chung. 
Trong bối cảnh dự báo năm 2015 tình hình 
thế giới đang diễn biến rất khó lường, kinh 
tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng và phải 
cạnh tranh gay gắt hơn. Chính bối cảnh quốc 
tế và tình hình trong nước sẽ tạo ra nhiều cơ 
hội, thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó 
khăn, thách thức cho việc phát triển kinh tế - 
xã hội nói chung và cân bằng cán cân thương 
mại quốc tế nói riêng. q
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, 2009, Giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Thông 
tin và truyền thông.
2. Tổng cục thống kê, 2013, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, 
default.aspx?tabid=403&idmid=2&ItemID=14769.
3. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, 27/12/2014, 
gov.vn/default.aspx?tabid=507&ItemID=16155.
4. Bộ Công thương, 2014, Báo cáo tóm tắt tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động 
thương mại tháng 11 và 11 tháng năm 2013, 
aspx?Machuyende=TK&ChudeID=52.
5. Bộ Tài chính, 2014, Giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng từ ngày 1-1-2015, 
id=153501286&p_details=1.
6. Uyên Hương, 2014, Dự báo năm nay xuất siêu 1,5 tỷ USD, 
kinh-te/du-bao-nam-nay-xuat-sieu-15-ty-usd-20141210170225143.htm.
7. Phạm Huyền, 2014, Xuất siêu: Vui hôm nay, lo ngày mai, 
online/2014-11-04-xuat-sieu-vui-hom-nay-lo-ngay-mai.
8. Hoàng Dương, 2014, Năm nay xuất khẩu có thể đạt 150 tỷ USD, 
vn/kinh-te/nam-nay-xuat-khau-co-the-dat-150-ty-usd-20141212225527993.htm.
9. Nguyễn Thùy Vân, Nguyễn Châu Giang, 2014, Xuất nhập khẩu Việt Nam 2014: Điểm 
sáng và triển vọng, 
Viet-Nam-2014-Diem-sang-va-trien-vong/51541.tctc.

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_thuong_mai_quoc_te_cua_viet_nam_nam_2014.pdf