Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Nửa cuối thế kỷ XIX, trước nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, nhiều

nước châu Á vượt qua rào cản xã hội đương thời chọn con đường cải cách, duy tân và thành

công, như Nhật Bản là trường hợp điển hình; một số nước khác chọn cách “đóng cửa” và kết

quả là trở thành thuộc địa. Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và con đường cứu

nước bằng bạo động vũ trang không thành công, vì thế nhiều sĩ phu yêu nước tiến bộ đề xuất

canh tân đất nước. Tư tưởng canh tân xuất phát từ việc chịu ảnh hưởng, tiếp thu những tiến

bộ của văn minh phương Tây và hơn nữa tấm gương Duy Tân thành công của một số nước

châu Á là minh chứng để một số nhà tư tưởng Việt Nam noi theo. Đầu thế kỷ XX, khí thế Duy

Tân ở Bắc kỳ và Trung kỳ nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng đến các chí sĩ Nam kỳ. Nam kỳ

là thuộc địa sớm nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, chiếm đến đâu thực dân cho tiến

hành khai thác đến đó, vì thế tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây sớm ảnh hưởng đến vùng

đất này. Khi trở thành phong trào, các nhà Minh Tân chú trọng nhất hoạt động chấn hưng

kinh tế, vì nó là chìa khóa tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, gương Duy Tân của Nhật Bản

được phổ biến một cách rộng rãi trên báo chí. Sau đó, tư tưởng chấn hưng kinh tế đi vào thực

tiễn bằng các hoạt động cụ thể. Kết quả cao nhất mà phong trào đặt ra là đánh đổ thực dân,

giành độc lập cho dân tộc nhưng không đạt được, tuy nhiên “gây được niềm tin cho dân Việt:

giữ vững lập trường dân tộc, khai phóng, không bài ngoại. Bằng những việc làm cụ thể, họ đã tích

cực xây dựng một nền văn hóa dân tộc, làm nền tảng cho con cháu sau này phát triển thêm” (Sơn

Nam, 2015, tr.55).

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trang 1

Trang 1

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trang 2

Trang 2

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trang 3

Trang 3

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trang 4

Trang 4

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trang 5

Trang 5

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trang 6

Trang 6

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trang 7

Trang 7

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10900
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 41
Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước 
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Nguyễn Thế Hồng
Trường Đại học Đồng Tháp
Trần Xuân Hiệp
Trường Đại học Duy Tân
Email liên hệ: hiepdhdt@gmail.com
Tóm tắt: Tư sản người Việt ở Nam kỳ trước năm 1914 tham gia vào nhiều lĩnh vực sản 
xuất và kinh doanh với phương thức đa dạng như tự thành lập, tổ chức liên kết với tư sản 
trong và ngoài nước. Mặc dù, phải chịu sự canh tranh, chèn ép bởi tư sản nước ngoài nhưng 
qua các hoạt động kinh tế đã để lại nhiều bài học quý báu cho bản thân tư sản người Việt, 
trong đó nổi bật là các giá trị thuộc về đạo đức kinh doanh như làm giàu chính đáng, biết giữ 
chữ tín, chú trọng chất lượng sản phẩm.
Từ khóa: kinh tế; tư sản; người Việt; Nam kỳ; năm 1914.
Economic activities of Vietnamese bourgeoisie in Southern Vietnam before World War I 
Abstract: Before 1914, Vietnamese bourgeoisie in Southern Vietnam (also known as 
French Cochinchina) participated actively in producing and trading with various forms such 
as self-employment or in association with other domestic and foreign bourgeoisie. Despite 
being competed, hindered, and blocked by foreign bourgeoisie through trading, Vietnamese 
bourgeoisie learnt valuable lessons, particularly values of business ethics such as legal and 
legitimate businesses, prestige, and product quality.
Keywords: economics; bourgeoisie; the Vietnamese; French Cochinchina; 1914.
Ngày nhận bài: 01/03/2021 Ngày duyệt đăng: 10/06/2021
1. Đặt vấn đề
Nửa cuối thế kỷ XIX, trước nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, nhiều 
nước châu Á vượt qua rào cản xã hội đương thời chọn con đường cải cách, duy tân và thành 
công, như Nhật Bản là trường hợp điển hình; một số nước khác chọn cách “đóng cửa” và kết 
quả là trở thành thuộc địa. Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và con đường cứu 
nước bằng bạo động vũ trang không thành công, vì thế nhiều sĩ phu yêu nước tiến bộ đề xuất 
canh tân đất nước. Tư tưởng canh tân xuất phát từ việc chịu ảnh hưởng, tiếp thu những tiến 
bộ của văn minh phương Tây và hơn nữa tấm gương Duy Tân thành công của một số nước 
châu Á là minh chứng để một số nhà tư tưởng Việt Nam noi theo. Đầu thế kỷ XX, khí thế Duy 
Tân ở Bắc kỳ và Trung kỳ nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng đến các chí sĩ Nam kỳ. Nam kỳ 
là thuộc địa sớm nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, chiếm đến đâu thực dân cho tiến 
42 Nguyễn Thế Hồng, Trần Xuân Hiệp
hành khai thác đến đó, vì thế tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây sớm ảnh hưởng đến vùng 
đất này. Khi trở thành phong trào, các nhà Minh Tân chú trọng nhất hoạt động chấn hưng 
kinh tế, vì nó là chìa khóa tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, gương Duy Tân của Nhật Bản 
được phổ biến một cách rộng rãi trên báo chí. Sau đó, tư tưởng chấn hưng kinh tế đi vào thực 
tiễn bằng các hoạt động cụ thể. Kết quả cao nhất mà phong trào đặt ra là đánh đổ thực dân, 
giành độc lập cho dân tộc nhưng không đạt được, tuy nhiên “gây được niềm tin cho dân Việt: 
giữ vững lập trường dân tộc, khai phóng, không bài ngoại. Bằng những việc làm cụ thể, họ đã tích 
cực xây dựng một nền văn hóa dân tộc, làm nền tảng cho con cháu sau này phát triển thêm” (Sơn 
Nam, 2015, tr.55).
Phong trào Minh Tân tạo nên sự chuyển biến tư duy kinh tế mới trong một bộ phận 
người dân Nam kỳ, sự xâm nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa làm xuất hiện thêm các giai 
tầng mới hoặc chuyển đổi thân phận của tầng lớp cũ để tham gia vào guồng máy sản xuất 
theo hướng tư bản, dù mục đích tham gia kinh doanh khác nhau nhưng họ góp phần quan 
trọng trong định hình kinh tế - xã hội Nam kỳ thời Pháp thuộc. Theo nguồn gốc, tư sản người 
Việt ở Nam kỳ gồm có: chủ xưởng sản xuất, thương nhân, thầu khoán, sĩ phu yêu nước tiến bộ 
và quan lại, điền chủ.
Từ tác động của Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ Nhất (1897 – 1914) tạo điều 
kiện chủ quan và khách quan để tư sản người Việt ở Nam kỳ tham gia vào nhiều hoạt động sản 
xuất, kinh doanh. Nếu so sánh với tư sản nước ngoài ở Nam kỳ thời gian này, thì mức độ đầu 
tư vốn, cơ sở kinh doanh của người Việt còn khá khiêm tốn, tuy nhiên họ góp phần chuyển 
đổi và tham gia tổ chức các hoạt động kinh tế bằng phương thức mới lần đầu xuất hiện ở đây.
2. Một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước năm 1914
Nông nghiệp: từ những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp kết hợp với điền chủ bản xứ 
đẩy mạnh việc thành lập và khai thác các đồn điền, như Cần Thơ “đồn điền của người Pháp ở 
tỉnh Cần Thơ chỉ chiếm gần 12% diện tích đất canh tác. Tầng lớp điền chủ người Việt ở tỉnh Cần 
Thơ cũng sở hữu nhiều diện tích đất đai rộng lớn” (Trần Minh Thuận, 2018, tr. 67); ở Bạc Liêu 
trước năm 1914 có các đại điền chủ như Vưu Tụng, Chủ Đống, Chủ Xiệp, Trương Đại Danh, Trần 
Trinh Trạch; ở Sóc Trăng có bà Phủ An, Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Tấn Lợi; Bến Tre có Huỳnh 
Ngọc Khiêm (Hương Liêm), Nguyễn Duy Hình (Phủ Kiểng), Phó Hoài  ...  thế kỷ XX, ở Chợ Lớn có Hộ trưởng Trần Hữu Định tham gia nhiều lĩnh vực kinh 
doanh, thu lợi nhuận như mở tiệm cầm đồ, kinh doanh đất đai, xuất nhập vải sợi. Nguyễn Văn 
Của sở hữu nhà in “de I’Union”, Nguyễn Văn Viết tự tổ chức kinh doanh như đóng sách, in ấn, 
xuất bản báo chí. Phong trào chấn hưng kinh tế là biểu hiện tiêu biểu cho khả năng tự vận 
động của tư sản người Việt ở Nam kỳ đầu thế kỷ XX, thể hiện từ khâu vận động vốn, thành lập, 
tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như Nam Trung khách sạn, Minh Tân khách sạn, Nam 
kỳ Minh Tân, Chiêu Nam lầu. Một số cơ sở kinh doanh nhỏ khác do người Việt thành lập như 
Nam Lợi – tiệm bán cơm An Nam môn bài ở Chợ Lớn; Nam Hòa Thạnh ở Biên Hòa; các công ty, 
tiệm kinh doanh ở Bến Tre do người Việt thành lập: tám căn phố An Nam buôn bán nhiều mặt 
hàng như lúa gạo, hàng nước ngoài (gồm hàng Trung Quốc, Nhật Bản, phương Tây). Không chỉ 
những người Việt được gọi là tư sản mới đứng ra tự tổ chức cơ sở kinh doanh mà kể cả những 
người ít vốn, bằng nhiều cách họ cũng tham gia vào các hoạt động kinh tế, vừa có lợi cho họ 
vừa có lợi cho đất nước.
Thứ hai, tổ chức liên kết, liên doanh.
Liên kết với tư sản nước ngoài: trong nghề dệt có Lê Phát An, một điền chủ lớn ở Nam kỳ 
hợp tác với tư bản Pháp mở công ty dệt Dilignon ở Trung kỳ (Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định, 
với “số vốn 1.775.000 phơ răng” (Nguyễn Công Bình, 1958, tr. 55). Về nông nghiệp, điền chủ kết 
hợp với người Pháp trong hoạt động mua bán lúa gạo như Trần Văn Kem tham gia Hội nông 
nghiệp, thương mại và công nghiệp Rạch Giá; Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Duy Hinh, Trần Văn 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 45
Hữu trong “Hội nông nghiệp Pháp – Việt”; Nguyễn Duy Hinh tham gia “Công ty nông nghiệp 
Long – Chiêu”. Bằng nhiều yêu sách thực dân Pháp sử dụng điền chủ người Việt để phục vụ 
cho hoạt động khai thác kinh tế của họ nhưng về khách quan, điền chủ trong giai đoạn trước 
và trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tiếp cận với phương thức kinh 
doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa “ở Nam bộ đế quốc Pháp chủ trương phát triển kinh tế đại 
địa chủ, ở Trung và Bắc bộ, nơi còn tồn tại nhiều công điền thổ, đế quốc Pháp lại chủ trương duy trì 
chế độ công điền, duy trì kinh tế địa chủ nhưng không phát triển kinh tế đại địa chủ như ở Nam bộ” 
(Nguyễn Công Bình, 1959, tr. 64). Trong tài chính, ở Nam kỳ đối tượng ngân hàng cho vay là 
điền chủ “sau khi đã cấp đất đai cho địa chủ Việt Nam, nhà ngân hàng Đông Dương và bọn tư bản 
Pháp cho vay lại tung tiền cho địa chủ Việt Nam vay với lãi suất 8 đến 10%. Địa chủ Việt Nam dùng 
ngay số tiền đó cho nông dân vay lại với lãi suất tối thiểu là 30% để nông dân khai thác những 
ruộng đất lĩnh canh của chúng. Do biện pháp phát triển đại địa chủ Việt Nam một cách nhân tạo 
như thế, ruộng đất ở Nam bộ ngày càng tập trung” (Nguyễn Công Bình, 1959, tr. 60), sự liên kết 
trong tài chính cho vay lấy lãi tạo thế kiềng 3 chân: tư sản Pháp – tư sản người Việt ở Nam kỳ 
(đại diện là điền chủ) – nông dân, nhưng không phải là mối quan hệ lợi ích cộng sinh giữa ba 
thành phần mà chỉ có lợi cho tư sản Pháp và điền chủ, còn nông dân trở nên bần cùng hóa với 
các khoản nợ vay nếu họ không trả được. 
Liên doanh giữa người Việt với người Việt: phong trào Minh Tân nổi bật với hình thức liên 
doanh giữa người Việt với người Việt nhằm phát huy tình thần đoàn kết, khơi dậy tinh thần 
dân tộc. Về kinh tế, thông qua báo Nông cổ mín đàm, Trần Chánh Chiếu kêu gọi, vận động 
thành lập Nam kỳ Minh Tân công nghệ, ngày 17/6/1908, đại hội công ty được tổ chức gồm 17 
người như Trần Văn Bình, Trần Quan Xuân, Nguyễn Tử Thức, Đinh Văn An, Lê Văn Thiền, Lê Văn 
Chức, Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điển,... Thành lập Nam kỳ Minh Tân công nghệ, với đối tượng 
kêu gọi góp vốn là những điền chủ và hương chức vì họ vừa có thế lực về kinh tế, vừa có ảnh 
hưởng chính trị nhất định. Hưởng ứng lời kêu gọi của phong trào Minh Tân còn có một số cơ 
sở kinh doanh dịch vụ khách sạn, ăn uống do những người Việt có vốn góp như Tế Nam khách 
sạn, Nam Đồng Hương lữ quán. Với sự ra đời của công ty cổ phần và khách sạn do tư sản người 
Việt góp vốn lập ra bước đầu thể hiện sự đoàn kết, hợp tác kinh doanh và khẳng định chấn 
hưng kinh tế đưa đất nước phồn thịnh cũng chính là yêu nước. Lĩnh vực in, sau thời gian hoạt 
động nhà in sách Phát Toán của Đinh Thái Sơn liên kết góp vốn mở rộng với ông Lê Phát An, 
Lê Văn Nghi làm đại diện “mở ba căn Ấn thơ cuộc tại đường Catinat số 157 và dịch hai chữ “Đồng 
Hiệp” ra tiếng Pháp lấy hiệu Imprimerie I’Union” (Vương Hồng Sển, 2004, tr. 243). Năm 1911, tư 
sản Lê Phát An liên kết với tư bản Pháp mở công ty dệt Dilignon, công ty dệt này có sự tham 
gia góp vốn của tư sản ở Trung kỳ là Pierre Phương – điền chủ ở Phú Phong (Tây Sơn, Bình 
Định), để tăng hiệu quả hoạt động và mở rộng sản xuất công ty mở thêm xưởng sản xuất ở 
Bồng Sơn, Giao Thủy. 
4. Một số nhận xét 
Thứ nhất, tham gia kinh tế nông nghiệp là nổi bật nhất: Đồn điền được thành lập trước 
hết ở khu vực miền Đông vì nơi đây phần lớn đất đai đã được khai hóa trước đó, điều kiện dân 
cư tương đối ổn định đầu thế kỷ XX. Khi chính sách thủy lợi được triển khai, góp phần tăng 
diện tích đất khai hoang ở miền Tây, từ đó hệ thống đồn điền chuyên sản xuất lúa được hình 
thành nhiều hơn. Đất đai tập trung vào tay các điền chủ lớn là một thuận lợi góp phần phát 
46 Nguyễn Thế Hồng, Trần Xuân Hiệp
triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa “việc hình thành giai cấp đại điền chủ 
với những sở hữu ruộng đất rộng lớn ở Nam kỳ là một chủ trương có suy tính của Pháp. Chỉ có hệ 
thống đại địa chủ cho thuê ruộng đất với địa tô trên ½ hoa lợi thu hoạch mới đảm bảo số gạo xuất 
khẩu” (Viện KHXH, 1980, tr.63-64). Do vậy, “tư sản Nam kỳ hầu hết có nguồn gốc xuất thân từ giai 
cấp địa chủ, thậm chí đồng thời là những chủ đất lớn” (Phan Huy Lê, 2011, tr. 493).
Thứ hai, hoạt động kinh tế nổi bật và sôi động nhất là phong trào Minh Tân với tư tưởng 
“mãi thương” là trọng tâm: hoạt động kinh tế của các giai tầng trong xã hội sang đầu thế kỷ XX 
được phát động thành phong trào - phong trào Minh Tân, phong trào không tách rời riêng rẽ 
các hoạt động kinh tế, xã hội đương thời. Các nhà Minh Tân chú trọng nhất là công cuộc chấn 
hưng kinh tế nước nhà vì kinh tế góp phần “phú quốc, cường binh”. Từ nhận thức đó, họ đi đầu 
và mạnh dạn kêu gọi người dân Nam kỳ góp vốn buôn bán, nhiều cơ sở kinh tài được thành 
lập khắp lục tỉnh mà trước đó chưa từng có tiền lệ. Mặc dù, chưa tạo nên sự chuyển biến tư 
duy đối với toàn xã hội nhưng qua những hoạt động cụ thể, các nhà Minh Tân đã giúp số đông 
nhận thức về vai trò quan trọng của sản xuất, kinh doanh phục vụ thị trường. Trước Chiến 
tranh thế giới thứ Nhất, tư sản chưa cấu thành thành một giai cấp nhưng họ góp phần hình 
thành nên một thành phần kinh tế mới, tạo tiền đề phát triển thành giai cấp từ sau Chương 
trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, từ đó tiếp tục cạnh tranh với tư bản 
nước ngoài, nêu cao tinh thần dân tộc về tự lực, tự cường.
Thứ ba, bước đầu góp phần hình thành “triết lý kinh doanh” của tư sản Việt Nam: đó là các 
triết lý về những giá trị trong đạo đức kinh doanh: làm giàu chính đáng, cầu thị trong phục vụ 
người tiêu dùng từ quảng bá, tiếp thị đến nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp thành 
quả kinh doanh phục vụ lợi ích cho xã hội, tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy định luật 
pháp đương thời. Phong trào Minh Tân kêu gọi “người Việt sử dụng hàng Việt”, “chấn hưng nội 
hóa, bài trừ ngoại hóa” vì sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm do 
người Việt sản xuất không chỉ góp phần đề cao tinh thần dân tộc mà còn mang lại quyền lợi 
trực tiếp cho nhà sản xuất. Để được lòng tin người tiêu dùng thì chữ “tín” là quan trọng nhất 
trong sản xuất, trao đổi hàng hóa, vì chữ tín là cơ sở kết nối bền vững trong mối quan hệ giữa 
người tiêu dùng và nhà tư sản. Báo Nông cổ mín đàm, số 53 (ngày 28/8/1902) chỉ ra nguyên 
nhân người Việt chưa hợp tác trong kinh doanh để chấn hưng thương nghiệp nước nhà là vì 
thiếu tin tưởng lẫn nhau. Trong nguyên tắc kinh doanh, để sản phẩm đến tận tay người tiêu 
dùng thì tư sản người Việt còn chú trọng cách tiếp thị sản phẩm: sự buôn bán cần thiết nhất 
là tên hiệu, các hóa vật của hãng, có tiếng lan rộng đi khắp nơi, xa gần đâu đâu cũng biết, ai 
ai cũng nhớ. Phong trào Minh Tân thông qua một số tờ báo như Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân 
văn đăng nhiều mẫu quảng cáo tiếp thị sản phẩm kinh tài của phong trào. Hoạt động xuất 
bản báo chí cũng là hình thức kinh doanh của tư sản thời kỳ Pháp thuộc. Ở Nam kỳ nhiều tờ 
báo do tư sản lập ra hoặc làm chủ nhiệm, chủ bút, để có nguồn thu ngoài việc bán báo thì 
nhận đăng thông tin quảng cáo sản phẩm cho các nhà kinh doanh kể cả người dân sẽ tạo nên 
nguồn thu duy trì hoạt động. Do vậy, các số ra của nhiều tờ báo đều dành một số trang nhất 
định để quảng cáo thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng. Tờ Nông cổ mín đàm mặc dù có 8 
trang mỗi số ra nhưng đều có mục quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm. Lục tỉnh tân văn không 
chỉ giới thiệu hàng hóa sản xuất trong nước mà còn các loại hàng hóa nhập về từ các nước. 
Việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của phong trào Minh Tân bước đầu gây sự chú ý đến người 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 47
tiêu dùng trong nước và hiệu quả mang lại được ghi nhận. Tư sản người Việt nhận thức được 
lợi ích của việc quảng bá sản phẩm do họ sản xuất đến với người tiêu dùng và sản phẩm đúng 
chất lượng với hình ảnh được quảng cáo trở thành một trong những triết lý về đạo đức kinh 
doanh quan trọng trong giai đoạn phong trào chấn hưng nền thực nghiệp nước nhà cần được 
sự ủng hộ, đồng lòng của cả dân tộc. 
Thứ tư, luôn bị cạnh tranh, chèn ép bởi tư sản nước ngoài, cụ thể là tư sản người Pháp và 
người Hoa. Đây cũng là hạn chế của tư sản người Việt do nguyên nhân chủ quan và khách 
quan. Các ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho tư sản Pháp có rất ít hoặc không có sự 
tham gia của người Việt. Trường hợp nấu và bán rượu là điển hình cho chính sách độc quyền 
của thực dân. Trước năm 1898, người dân 3 kỳ được tự do chưng cất rượu nhưng đến năm 
1902 ai nấu rượu phải được cấp giấy phép bởi Nha Thương chính và rượu phải bán cho cơ 
quan hành chánh theo giá quy định. Về muối ăn, năm 1903, Công quản muối được thiết lập 
và bắt buộc dân chúng phải đem toàn bộ số muối sản xuất bán cho chính quyền, sau đó 
chính quyền sẽ bán lại cho người tiêu thụ với giá cao cộng thêm thuế tính vào mỗi kg muối. 
Trong hoạt động xuất, nhập khẩu thì sự độc quyền càng thể hiện rõ, từ năm 1887, Pháp thi 
hành chính sách “đồng hóa thuế quan”, quy định hàng của các công ty Pháp nhập khẩu vào 
Việt Nam được miễn thuế. Tư sản người Việt ở Nam kỳ trước năm 1914 không tham gia trực 
tiếp vào hoạt động xuất, nhập cảng hàng hóa lớn mà đóng vai trò trung gian môi giới, phân 
phối và cung cấp nguyên liệu phục vụ thương mại cho tư bản và chính quyền thực dân. Tư 
sản người Việt thể hiện sự yếu thế so với tư sản người Hoa, điển hình trong các hoạt động 
liên quan đến lúa gạo, chính sách của thực dân Pháp là một trong những nguyên nhân quan 
trọng để người Hoa chiếm lĩnh thị trường lúa gạo vì âm mưu của Pháp là “xem người Hoa như 
một công cụ để chế ngự người Việt về mặt kinh tế” (Phan Huy Lê, 2011, tr. 476). Sự yếu thế trong 
hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ so với tư sản nước ngoài là một thực tế lịch 
sử. Chính vì thế, lòng tự tôn dân tộc đã được tư sản người Việt ở Nam kỳ khơi gợi phát động 
thành phong trào những năm đầu thế kỷ XX và sự thành, bại được quyết định bởi chính người 
bản xứ.
5. Kết luận
Tư sản người Việt ở Nam kỳ những năm cuối thế kỷ XIX đến thập niên đầu thế kỷ XX 
tham gia hoạt động kinh tế khá nhiều trên các lĩnh vực, với các phương thức tổ chức đa dạng 
nhưng mức độ về đầu tư vốn, quy mô cơ sở sản xuất còn khiêm tốn nếu so với tư sản Pháp, 
Hoa kiều đương thời. Đây là đặc điểm cũng là hạn chế chung của tư sản người Việt trước năm 
1914, do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, xuất phát từ chính sách cai trị của thực dân Pháp là 
kiềm hãm kinh tế thuộc địa; Thứ hai, hệ thống thuế khóa nặng nề mà thực dân áp dụng từ sau 
khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ đã tác động đến tất cả các giai tầng trong xã hội thuộc 
địa; Thứ ba, thành phần tư sản người Việt ở Nam kỳ với nguồn gốc xuất thân khác nhau, quyền 
lợi khác nhau, trong mối quan hệ với tư bản, thực dân Pháp cũng khác nhau nên chưa tập hợp 
thành một giai cấp với quan điểm, tư tưởng và quyền lợi thống nhất. Do vậy, trong hoạt động 
kinh tế thường mang tính riêng lẽ nên cơ hội hợp tác, giúp đỡ, mở rộng sản xuất kinh doanh 
khá khiêm tốn và đây chính là nhược điểm, tư duy “tiểu nông” của đa phần người Việt mà khi 
phong trào Minh Tân phát động đã hướng đến xóa bỏ tư duy này.
48 Nguyễn Thế Hồng, Trần Xuân Hiệp
Tài liệu tham khảo
Capus Guillaume. (1918). Les riz d’Indochine. In: Annales de Géographie, t.27, n°145, tr. 
25-42.
Lê Quốc Sử. (1999). Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
Nguyễn Công Bình. (1958). Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam. Tập san 
Nghiên cứu Văn Sử Địa, số 43, tr. 40 – 64.
Nguyễn Công Bình. (1959). Chủ nghĩa đế quốc với vấn đề ruộng đất Việt Nam. Nghiên 
cứu lịch sử, số 1, tr. 56 – 70. 
Nguyễn Đình Tư. (2016). Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam kỳ (1859 – 1954), tập 2. Nxb 
Tổng hợp. Thành phố Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Thế Anh. (2008). Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ. Nxb Văn học. Thành phố Hồ 
Chí Minh.
Nguyễn Thị Ánh. (2017). Văn hóa kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX. 
Luận án tiến sĩ ngành Văn hóa học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội.
Nguyễn Văn Trung. (2015). Hồ sơ lục châu học. Tìm hiểu con người ở vùng đất mới. Dựa 
vào tài liệu văn. Sử bằng Quốc ngữ ở miền Nam từ 1865 – 1930. Nxb Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Quang Trung. (1997). Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875 – 1945). Nxb 
Khoa học xã hội. Hà Nội.
Phan Huy Lê. (2011). Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Đề án Khoa học 
xã hội cấp Nhà nước. Hà Nội.
Sơn Nam. (2015). Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam, Miền Nam đầu thế kỷ XX. Thiên Địa 
hội và cuộc Minh Tân. Nxb Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh.
Tạ Thị Thúy. (2013). Nền kinh tế thương nghiệp của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. 
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, tr. 26 – 32.
Trần Minh Thuận. (2018). Kinh tế đồn điền ở miền Tây Nam kỳ nữa đầu thế kỉ XX. Luận án 
tiến sĩ Lịch sử Việt Nam, mã số 9.22.90.13. Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Văn Tạo. (1990). Chúng ta kế thừa di sản nào - từ bỏ di sản nào ở nông thôn Việt Nam. 
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1(248), tr. 1 – 51.
Vũ Huy Phúc. (1986). Thái độ của thực dân Pháp đối với vấn đề ruộng đất ở Nam Kỳ vào 
nửa cuối thế kỷ XIX. Nghiên cứu lịch sử, số 6, tr. 27 – 37 và tr. 77. 
Vương Hồng Sển. (2004). Sài Gòn năm xưa. Nxb Đồng Nai.

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_kinh_te_cua_tu_san_nguoi_viet_o_nam_ky_truoc_chien.pdf