Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng

Về mặt truyền thống, hoạt động giải các bài toán chỉ được tổ chức sau khi GV hình thành kiến thức mới. Nó được xem như là một công cụ để củng cố, luyện tập kiến thức mới vừa được dạy hay là một phương tiện để GV kiểm tra, đánh giá HS. Tuy nhiên, hoạt động giải các bài toán còn đóng vai trò quan trọng khác trong giảng dạy toán. Bài báo này làm rõ điều trên thông qua giới thiệu hoạt động giải bài toán với các chủ đề: quan niệm, một số vận dụng, các định hướng khi sử dụng.

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 1

Trang 1

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 2

Trang 2

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 3

Trang 3

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 4

Trang 4

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 5

Trang 5

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 6

Trang 6

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 7

Trang 7

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 8

Trang 8

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 10/01/2024 4660
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng

Hoạt động giải các bài toán: Quan niệm, vận dụng và một số định hướng sử dụng
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 84
HOẠT ĐỘNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN: QUAN NIỆM, VẬN DỤNG 
VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG 
DƯƠNG HỮU TÒNG* 
TÓM TẮT 
Về mặt truyền thống, hoạt động giải các bài toán chỉ được tổ chức sau khi GV hình 
thành kiến thức mới. Nó được xem như là một công cụ để củng cố, luyện tập kiến thức mới 
vừa được dạy hay là một phương tiện để GV kiểm tra, đánh giá HS. Tuy nhiên, hoạt động 
giải các bài toán còn đóng vai trò quan trọng khác trong giảng dạy toán. Bài báo này làm 
rõ điều trên thông qua giới thiệu hoạt động giải bài toán với các chủ đề: quan niệm, một 
số vận dụng, các định hướng khi sử dụng. 
Từ khóa: hoạt động giải bài toán, quan niệm, vận dụng, định hướng. 
ABSTRACT 
The activity of solving problems: concept, application and some usage orientation 
Traditionally, the activity of solving problems is held only after teachers form new 
knowledge. It is seen as a tool to reinforce, practice new knowledge or a means for 
teachers to test and evaluate students. However, the activity of solving problems also plays 
anotherimportant role in teaching mathematics. This article clarifies that role through the 
introduction of the activity of solving problems with the following topics: conception, 
application, some usage orientation. 
Keywords: the activity of solving problems, conception, application, orientaion. 
1. Quan niệm về hoạt động giải các 
bài toán 
Hoạt động giải bài toán có thể được 
quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, theo 
chúng tôi, hoạt động giải bài toán là một 
nhiệm vụ học tập cần thỏa mãn các điều 
kiện: 
(1) Phù hợp với chương trình, mục 
tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. 
(2) Không quá dễ cũng không quá 
khó, tức là đòi hỏi HS không thể trả lời 
ngay tức khắc mà cần biết hệ thống lại 
kiến thức cũ mới có cơ hội giải quyết 
được vấn đề (các em cần tích cực suy 
nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng 
hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có). 
* NCS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 
(3) Được trình bày sao cho mọi HS 
hiểu và cùng tham gia. 
(4) Bản thân hoạt động giải bài toán 
hoặc kết hợp với các hoạt động khác 
hướng HS đến một trong các mục tiêu 
sau: 
- Tạo động cơ. 
- Đi đến kiến thức mới; 
- Hình thành kĩ năng mới; 
- Huy động những kiến thức đã học 
để tổ chức lại kiến thức này; 
- Huy động những kiến thức đã được 
học để vận dụng những kiến thức vào đời 
sống thực tiễn, 
Những đặc trưng trên của hoạt 
động giải bài toán cho phép chúng tôi 
chỉ ra các yếu tố của quá trình dạy học 
thông qua hoạt động giải các bài toán 
theo bảng 1: 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Dương Hữu Tòng 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 85
Bảng 1. Đặc trưng của dạy học thông qua hoạt động giải các bài toán 
Các yếu tố của 
quá trình dạy học Đặc trưng cơ bản 
Giáo viên Tự mình rời khỏi vị trí trung tâm, chỉ là người điều khiển, 
hướng dẫn, trọng tài, cố vấn cho HS kiến tạo kiến thức mới. 
Học sinh 
Là chủ thể của hoạt động giải các bài toán, thông qua đó các 
em tự mình kiến tạo kiến thức mới chứ không phải có được 
kiến thức từ SGK hay GV cung cấp. 
Kiến thức Do HS khám phá nên thông qua hoạt động giải các bài toán, không còn do GV truyền thụ trực tiếp. 
Đánh giá 
Hoạt động giải các bài toán mang lại cơ hội cho HS tự đánh giá 
mình hay các em đánh giá lẫn nhau kết hợp với nhận xét, đánh 
giá từ GV. 
Với những đặc điểm trên, hoạt động 
giải bài toán góp phần mang lại phương 
pháp dạy học tích cực trong đó “lấy HS 
làm trung tâm”. Điều này cũng thể hiện 
được xu hướng dạy học mới trong giai 
đoạn hiện nay. 
2. Một số vận dụng hoạt động giải 
các bài toán vào dạy học chủ đề phân 
số trong SGK Toán 4 
2.1. Vận dụng hoạt động giải các bài 
toán vào bài “RÚT GỌN PHÂN SỐ” 
 3, tr.112 
a) Nhận xét: Thực tế chỉ ra rằng nhiều 
HS cảm thấy chưa hài lòng với vấn đề 
tìm hiểu vấn đề mới. Họ bị GV “ép” phải 
học kiến thức này, kiến thức kia mà chưa 
thấy được sự cần thiết để có kiến thức 
mới này. Do đó, vấn đề ở đây là cần làm 
sao cho HS cảm thấy có nhu cầu nhận 
thức vấn đề hay nói khác đi là HS phải có 
hứng thú học tập bài mới. Một trong 
những giải pháp chúng tôi chọn là nêu 
lên các bài toán gợi động cơ. 
Từ phân tích SGK, chúng tôi nhận 
thấy sau khi dạy học các tính chất cơ bản 
của phân số, SGK đưa ra bài “rút gọn 
phân số” mà chưa cho HS thấy được sự 
cần thiết phải học bài này. Do đó, chúng 
tôi nghĩ đến hoạt động giải toán sao cho 
vừa giúp các em củng cố kiến thức cũ 
vừa gợi động cơ cho các em tìm kiếm tri 
thức mới. 
b) Biện pháp đề xuất: Sau đây chúng 
tôi đưa ra hoạt động với mục tiêu trên. 
Hoạt động 1: “Rút gọn phân số” 
Tình huống: An và Bình có những 
nhận xét khác nhau: 
An: phân số 4
6
 và 60
90
 bằng nhau. 
Bình: phân số 4
6
 và 60
90
 không 
bằng nhau. 
Em hãy đứng ra phâ ... án nảy sinh vấn đề 
cũng như tại sao phải làm theo các bước 
được nêu ra. Do đó, GV cần tạo cơ hội 
HS tiếp cận với các bài toán như thế và 
hợp thức hóa các bước giải cho các em. 
Hay nói khác đi, hoạt động cho HS cơ 
hội khám phá kĩ năng mới. 
b) Biện pháp đề xuất: 
Một hoạt động giải bài toán cho 
phép làm nảy sinh bài toán nhân phân số 
với một số tự nhiên như sau: 
Hoạt động 3: “Phép nhân phân số 
với số tự nhiên” 
(1) Bài toán: Mỗi em học sinh ăn 
hết 1
2
 cái bánh. Hỏi 3 em ăn hết mấy 
phần cái bánh? (Bài toán nảy sinh phép 
nhân phân số với một số tự nhiên). Để trả 
lời, có 2 cách như sau: 
(2) Cách 1: Ta cần tính: 1 3
2
- Hãy ghi lại phép tính như sau và 
tính: 1 1 1 13 ...
2 2 2 2
- Vậy 3 em ăn hết mấy phần cái 
bánh? 
(3) Cách 2: Để biết 3 em ăn hết 
mấy phần cái bánh ta thực hiện phép 
nhân 1
2
 với 3. Ta có thể làm theo các 
bước sau: 
- Ghi số 3 dưới dạng phân số có mẫu 
số bằng 1: 33 

- Phép tính có thể ghi lại và tính theo 
quy tắc đã biết : 1 1 33
2 2

... 
(4) Kết luận của cách 2 có tương 
đồng với cách 1 không? 
(5) Thử phát biểu quy tắc nhân 
phân số với một số tự nhiên: 
2.4. Vận dụng hoạt động giải bài toán 
vào bài “Phép chia phân số” 
a) Nhận xét: 
Các em đã làm quen với phép chia 
hai số tự nhiên và phân số. Tuy nhiên, có 
sự khác biệt về kết quả của các phép tính 
này. Trong phép tính đối với số tự nhiên, 
“Thương của phép chia luôn luôn nhỏ 
hơn hoặc bằng số bị chia”. Nhưng nhận 
xét này không còn đúng cho phép tính 
đối với phân số. 
SGK chưa làm rõ điểm không 
tương đồng trên cho các em biết. Điều 
này đôi khi dẫn đến quan niệm chưa 
chính xác của HS về thương của phép 
1) Tính (theo mẫu): 
Mẫu: 2 2 5 2 5 105
9 9 1 9 1 9
Ta có thể viết gọn như sau: 
2 2 5 105
9 9 9
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 88
chia. Để khắc phục điều này, chúng ta 
hãy nghĩ đến những hoạt động để HS cấu 
trúc lại các kiến thức cũ. Từ đó, các em 
có thêm cơ hội để ngăn ngừa và khắc 
phục các quan niệm chưa hoàn toàn đúng 
như vậy. 
b) Biện pháp đề xuất: 
Mục tiêu của hoạt động sau đây là 
để HS thay đổi quan niệm về thương của 
phép chia. 
Hoạt động 4: “Thương của phép 
chia” 
(1) Tính phép tính sau: 6 : 2 . 
(2) Hãy so sánh: 6 ...  
(3) Có thể đưa ra phát biểu gì từ kết 
quả trên? 
(4) Tìm kết quả của các phép tính 
sau: 2 8:
3 15
  ; 
1 1:
2 4
 . 
(5) Hãy so sánh: 2
3
 ....  ; 1
2
 .... 
(6) Có thể đưa ra nhận xét gì từ kết 
quả trên? 
(7) Hãy đưa ra bình luận về tính 
đúng đắn của phát biểu ở bước (3). 
3. Một số định hướng khi sử dụng 
hoạt động giải các bài toán trong giảng 
dạy Toán ở bậc Tiểu học 
3.1. Sử dụng hoạt động giải các bài 
toán phụ thuộc vào đặc trưng của kiến 
thức, bài dạy cụ thể và thực tiễn dạy học 
Trong dạy học toán, hoạt động giải 
các bài toán mang lại những hiệu quả 
thiết thực. Tuy nhiên, không phải vì vậy 
mà đối với kiến thức nào, hay bài học 
nào chúng ta cũng cố gắng thiết kế một 
hoạt động giải bài toán. Có những kiến 
thức HS đã quen biết trước đó hay kiến 
thức mới này đơn giản, GV không cần 
thiết phải tiến hành hoạt động giải các bài 
toán mà có thể thực hiện các hoạt động 
khác nhằm giúp các em gợi lại kiến thức. 
Ví dụ. Một số tính chất của phân số 
cũng giống như các tính chất của số tự 
nhiên mà trẻ đã được học trước đó. Trong 
trường hợp này, GV không nên chọn hoạt 
động giải bài toán mà hãy tìm đến hoạt 
động “tương tự” để giúp các em tìm lại 
kiến thức đã học trước đó. Bảng 2 gợi ra 
hình thức dạy học một cách tương tự cho 
chủ đề này. 
Bảng 2. Sự giống nhau các tính chất của số tự nhiên và phân số 
STT Kiến thức nguồn Kiến thức đích Sự hợp lí 
Mục tiêu 
sử dụng 
1 Số tự nhiên: a b b a Phân số: a b b a Đúng 
Dạy kiến 
thức mới 
2 
Số tự nhiên: 
( ) ( )a b c a b c 
Phân số: 
( ) ( )a b c a b c Đúng 
Dạy kiến 
thức mới 
3 
Số tự nhiên: 
( )a b c a b a c 
Phân số: 
( )a b c a b a c Đúng 
Dạy kiến 
thức mới 
Chẳng hạn, đối với bài “LUYỆN 
TẬP” của SGK Toán 4  3, tr.133 là một 
bài ôn tập. Nhưng SGK đã kết hợp lồng 
ghép dạy “nhân phân số với một số tự 
nhiên” một cách không tường minh. Tuy 
nhiên, ở đây GV có thể linh hoạt để thiết 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Dương Hữu Tòng 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 89
kế hoạt động giải bài toán để HS giải 
quyết tìm kiếm tri thức mới (hoạt động 
được nêu ra trong 2.3). 
Hệ thống những hoạt động giải các 
bài toán phải phù hợp với mục tiêu, nội 
dung, phương pháp dạy học và thực tiễn 
giảng dạy phân số ở tiểu học. 
Việc xây dựng hệ thống hoạt động 
giải các bài toán cho chủ đề phân số cần 
dựa trên cơ sở quán triệt đúng đắn mục 
tiêu đào tạo của nhà trường tiểu học, khai 
thác đúng mức độ nội dung chương trình 
và SGK toán, dựa vào các phương pháp 
dạy học truyền thống có tích hợp với các 
phương pháp tích cực, dựa trên thực tiễn 
giảng dạy phân số ở tiểu học. Hệ thống 
các hoạt động giải toán đảm bảo áp dụng 
được trong các tiết học cụ thể, đảm bảo 
điều kiện kinh tế, thuận tiện khi sử dụng, 
phù hợp với điều kiện của nhà trường 
tiểu học. Chỉ có dựa trên các cơ sở trên, 
các hoạt động được xây dựng mới có tính 
khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả dạy 
học toán thông qua chủ đề phân số. 
3.2. Hoạt động giải các bài toán được 
thiết kế sao cho phù hợp với đối tượng 
HS và có sự can thiệp của GV (nhưng ở 
mức độ hạn chế) 
Hệ thống những hoạt động giải bài 
toán cho chủ đề phân số phải phù hợp với 
trình độ, năng lực, đặc điểm tâm sinh lí 
của HS, từ đó góp phần rèn luyện cho HS 
các thao tác tư duy cơ bản. 
Các hoạt động giải bài toán được 
xây dựng cần phải tạo động cơ, gây hứng 
thú học tập cho HS, phải phù hợp với 
trình độ nhận thức và năng lực hoạt động 
của các em. Muốn được vậy, các hoạt 
động cần dựa trên đặc điểm tâm sinh lí 
của người học, lôi cuốn HS vào các tình 
huống học tập. Từ đó, tính tích cực hoạt 
động tư duy và tính độc lập của các em 
được thực hiện, các năng lực trí tuệ được 
khơi gợi, thêm vào đó các năng lực tư 
duy cơ bản được rèn luyện như: phân 
tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, 
khái quát hóa, hình thành cho các em 
phương pháp suy luận: quy nạp, suy diễn, 
tương tự,... 
Trong quá trình dạy học, GV giữ 
vai trò chủ đạo tổ chức các hoạt động giải 
bài toán, các tình huống học tập, hướng 
dẫn HS giải quyết vấn đề, hợp thức hóa 
kiến thức mới trong vốn tri thức của HS. 
Trong khi đó, HS đóng vai trò chủ động 
tích cực hoạt động, tự giác tìm tòi, phát 
hiện và giải quyết vấn đề dưới sự hướng 
dẫn của GV. Vì vậy, hệ thống các hoạt 
động đề ra cần thỏa mãn tính tích cực chủ 
động, tự giác của HS dưới sự tư vấn, 
hướng dẫn từ phía GV nhưng ở mức độ 
vừa phải. 
Tóm lại, quá trình thực hiện các 
hoạt động giải bài toán cần tạo điều kiện 
cho HS phát huy được năng lực hoạt 
động, tính tích cực, độc lập. 
3.3. Tổ chức hoạt động giải các bài 
toán 
GV có thể tổ chức hoạt động giải 
các bài toán theo các hình thức sau đây: 
cá nhân, nhóm đôi, nhóm (nhiều hơn hai 
HS). 
Hình thức cho HS làm việc cá nhân 
cho phép GV kiểm tra được mối quan hệ 
cá nhân của HS đối với kiến thức được 
học. Hình thức này có ưu điểm là mọi HS 
trong lớp đều làm việc, khuyến khích tính 
tự giác của các em. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 90
HS làm việc theo nhóm đôi cho 
phép các em giải quyết các vấn đề không 
phức tạp lắm. Trẻ thảo luận trong một 
thời gian ngắn để khám phá kiến thức. 
Đôi khi, hình thức này góp phần tạo nên 
hình tượng` “đôi bạn cùng tiến”. 
Trong khi đó, dạy học theo nhóm 
mang lại những hiệu quả đáng kể: 
- Góp phần nâng cao tinh thần tự lực 
của HS: GV có thể giao nhiều công việc 
cho HS làm, mà bản thân GV không can 
thiệp nhiều vào quá trình HS làm việc. 
- Tạo cơ hội để HS hòa nhập cộng 
đồng: Các em được tập lắng nghe ý kiến 
của người khác và mạnh dạn phát biểu ý 
kiến của riêng mình. 
- HS có thêm điều kiện để nâng cao 
năng lực hợp tác: HS tập dượt xác định 
trách nhiệm của mình đối với cộng việc 
chung của nhóm, tập nhận xét ý kiến của 
người khác, tập điều chỉnh suy nghĩ của 
chính bản thân các em. 
- Dạy học theo nhóm còn cho phép 
HS phát huy hết khả năng của mình, GV 
có cơ hội dạy học phân hóa một cách 
thuận tiện. 
Hoạt động dạy học theo nhóm có 
thể được tiến hành các bước khác nhau 
nhưng về mặt cơ bản có thể theo quy 
trình bên dưới đây: 
- Bước 1: Hình thành các nhóm 
(phân bố HS và chỗ ngồi). 
- Bước 2: Cử nhóm trưởng (GV phân 
công hoặc nhóm bầu; luân phiên nhóm 
trưởng cho các hoạt động khác nhau). 
- Bước 3: GV giao việc, HS nhận 
việc (có thể dùng phiếu học tập, hoặc 
dùng lời để nói rõ yêu cầu công việc và 
thời gian). 
- Bước 4: Các nhóm làm việc: Nhóm 
trưởng điều khiển hoạt động của nhóm, 
mọi thành viên trong nhóm đều phải hoạt 
động; từng HS phải suy nghĩ, làm việc 
độc lập trước khi trao đổi và giúp đỡ lẫn 
nhau; GV theo dõi và giải đáp thắc mắc 
lúc cần thiết. 
- Bước 5: Các nhóm trình bày và 
thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo, các 
nhóm khác bình luận và đóng góp ý kiến. 
- Bước 6: Đánh giá và tổng kết: GV 
đánh giá các ý kiến của các nhóm và 
cùng các nhóm rút ra kiến thức cần thiết, 
loại bỏ những những kiến thức không 
chính xác. 
Nhìn chung, để tổ chức các hoạt 
động giải bài toán GV hãy chọn một cách 
linh hoạt các hình thức hoạt động sao cho 
phù hợp với kiến thức, mục tiêu dạy học, 
điều kiện cụ thể. Mặc dù, dạy học theo 
nhóm thể hiện nhiều ưu điểm nhưng nó 
cũng bộc lộ một số hạn chế: nhiều em ỉ 
lại nhóm không làm việc, GV phải chuẩn 
bị kĩ, tốn nhiều thời gian thiết kế và thực 
hiện, khó bao quát hết lớp,... Do đó, có 
thể kết hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt 
động khác nhau trong cùng một tiết dạy 
học. 
3.4. Quản lí hoạt động giải các bài 
toán 
GV cần xây dựng được một ngân 
hàng hoạt động giải các bài toán phong 
phú, đa dạng và phù hợp với đối tượng 
HS. Để có được ngân hàng các bài toán 
đó thì GV cần sưu tầm các tài liệu như 
SGV, SGK, phương pháp giảng dạy, các 
tài liệu về đổi mới phương pháp dạy 
học, từ các đồng nghiệp hay tự mình 
thiết kế các hoạt động giải bài toán. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Dương Hữu Tòng 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 91
Khi lựa chọn một hoạt động giải bài 
toán trên lớp, trước hết GV phải phân 
chia bài dạy thành các hoạt động cụ thể, 
xác định rõ nhiệm vụ mục tiêu của từng 
hoạt động để từ đó lựa chọn hoạt động 
nào đó có thể sử dụng bài toán. Thêm vào 
đó, GV cần xác định thời lượng, cơ sở 
vật chất cần thiết cho hoạt động đó và lựa 
chọn trong ngân hàng hoạt động các bài 
toán một cách hợp lí. 
Khi lựa chọn một hoạt động giải bài 
toán từ ngân hàng hoạt động các bài toán, 
nếu cần thiết GV có thể thay đổi một số 
yếu tố trở nên thích hợp hơn. Chẳng hạn 
tăng hay giảm độ khó của hoạt động giải 
bài toán, thay đổi mục tiêu nhận thức của 
hoạt động, 
Lựa chọn những hoạt động giải bài 
toán cho trẻ theo hướng tăng dần độ khó, 
buộc trẻ phải tìm kiếm phương thức hành 
động mới để giải quyết nhiệm vụ nhận 
thức tiếp sau. 
3.5. Vận dụng hoạt động giải các bài 
toán vào các mảng kiến thức toán khác 
nhau ở Tiểu học 
Các hoạt động giải các bài toán có 
phạm vị sử dụng rộng rãi, tức chúng 
không chỉ được sử dụng khi dạy học phân 
số mà còn cho các chủ đề khác như là 
dạy học số tự nhiên, số thập phân, hình 
học, thống kê,... Điều này chứng tỏ hoạt 
động giải các bài toán rất hữu ích trong 
giảng dạy toán ở bậc tiểu học. 
Sau đây là các ví dụ thể hiện “sự 
phổ dụng” của hoạt động giải bài toán 
trong các mạch kiến thức khác nhau: 
Hoạt động 5: “Tìm số chia”, SGK 
Toán 3,  5, tr.39 
(1) Bài toán: Lớp 3A có 30 học 
sinh. Cô giáo chủ nhiệm muốn chia lớp ra 
thành một số tổ, sao cho mỗi tổ đều có 6 
học sinh. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu tổ? 
(2) Gọi x là số tổ của lớp 3A, khi 
đó có phép tính: 30 : 6x 
(3) Hãy dự đoán giá trị của x ? 
(4) Bằng cách nào có thể tìm được 
x nhanh chóng và chính xác? 
(5) x được gọi là gì trong phép chia 
trên? 
(6) Thử phát biểu quy tắc tìm x : 
Hoạt động 6: “Tìm chu vi hình 
chữ nhật”, SGK Toán 3,  5, tr.87 
(1) Bài toán: Một mảnh đất hình 
chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 
15m. Tính chu vi của hình chữ nhật đó. 
Để trả lời, có thể làm theo các bước như 
sau: 
 30m 
 15m 15m 15m 
 30m 
- Nếu xem hình chữ nhật là một 
đường gấp khúc khép kín thì chu vi hình 
chữ nhật bằng 
(2) Vậy chu vi hình chữ nhật là: 
 ... + ... + ... + ... = ... (m) 
(3) Hãy ghi phép tính ở bước 2 một 
cách ngắn gọn: 
(4) Thử phát biểu quy tắc tính chu 
vi của hình chữ nhật: 
Hoạt động 7: “Tìm số trung bình 
cộng”, SGK Toán 4,  3, tr.27 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 42 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 92
Bài toán: Bảng tổng kết điểm Toán 
thi học kì 1 của 6 bạn ở tổ 1 và 5 bạn ở tổ 
2 như sau: 
Các tổ Điểm 
Tổ 1 8 9 10 9 9 9 
Tổ 2 10 8 10 7 10 
Hãy cho biết tổ nào có kết quả điểm 
toán tốt hơn? 
Để trả lời, có thể làm theo các bước 
như sau: 
(1) Tính tổng các điểm số trong tổ 1 
rồi lấy số đó chia cho 6: 
(2) Tính tổng các điểm số trong tổ 2 
rồi lấy số đó chia cho 5: 
(3) So sánh hai số tìm được ở bước 
1 và 2, rồi rút ra kết luận: 
(4) Thao tác ở bước 1 và 2 được gọi 
là tìm số trung bình cộng của nhiều số. 
Số tìm được được gọi là số trung bình 
cộng. 
(5) Thử phát biểu quy tắc tìm số 
trung bình cộng của nhiều số: 
4. Kết luận 
Hoạt động giải các bài toán không 
còn đơn thuần là công cụ để kiểm tra, 
đánh giá mà còn tạo cơ hội cho HS tự 
mình kiến tạo nên kiến thức mới. Nó đáp 
ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp 
dạy học trong xu hướng hiện nay. Vì vậy, 
nên chăng chúng ta cần tăng cường và 
khai thác hoạt động giải các bài toán 
trong giảng dạy toán ở nhà trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001,2006), Chương trình tiểu học , Nxb Giáo dục. 
2. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (2004), Giáo 
trình Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm. 
3. Đỗ Đình Hoan (2006), Toán 4, Nxb Giáo dục, (SGK hiện hành). 
4. Đỗ Đình Hoan (2006), Toán 4, Nxb Giáo dục, (SGV hiện hành). 
5. Đỗ Đình Hoan (2006), Toán 3, Nxb Giáo dục, (SGK hiện hành). 
6. Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học Toán bậc Tiểu học, Nxb ĐHSP. 
7. Lê Văn Tiến (2005), Phương pháp dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Nxb Đại 
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 18-7-2012; ngày phản biện đánh giá: 02-12-2012 
ngày chấp nhận đăng: 07-01-2013) 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_giai_cac_bai_toan_quan_niem_van_dung_va_mot_so_din.pdf