Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên

Để tạo môi trường thuận lợi thu hút

các nhà đầu tư, với những chính sách ưu

đãi chung của cả nước, tỉnh Phú Yên đã ban

hành một số chính sách khuyến khích thu

hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp -

tiểu thủ công nghiệp, du lịch và đầu tư vào

các khu công nghiệp. Đặc biệt, Quyết định

số 122/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Yên

đến năm 2020. Trong đó, dự kiến nhu cầu

vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 khoảng 238

nghìn tỷ đồng; Xây dựng và ban hành danh

mục các dự án kêu gọi đầu tư đến năm

2020 [8]. Song bên cạnh đó, việc khai thác

nguồn vốn của các thành phần kinh tế,

tranh thủ vốn đầu tư của các bộ, ngành

trung ương, vốn tín dụng và các Chương

trình mục tiêu để đầu tư vào các lĩnh vực

then chốt, quyết định và cần thiết, còn

những hạn chế, tồn tại cần phải được tháo

gỡ. Đây chính là vấn đề đòi hỏi cần được

giải quyết nhằm hoàn thiện môi trường

chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh

Phú Yên

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 8

Trang 8

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 8700
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên

Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên
48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH 
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VỐN Ở TỈNH PHÚ YÊN 
Đào Văn Phượng* 
Tóm tắt 
Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có tiềm năng lợi thế về lao 
động và tài nguyên. Cùng với sự phát triển kinh tế mở của cả nước, Phú Yên tạo mọi điều kiện 
thuận lợi để đón chào các nhà đầu tư, mở rộng các dự án đầu tư, đa dạng hóa các hình thức tạo 
vốn, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai kịp 
thời các chính sách của Nhà nước một cách cụ thể và phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Vì vậy 
việc hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên là việc làm cần 
thiết trong thời gian tới. 
Từ khóa: môi trường chính sách, chính sách, môi trường đầu tư, khuyến khích đầu tư, vốn 
1. Đặt vấn đề 
Để tạo môi trường thuận lợi thu hút 
các nhà đầu tư, với những chính sách ưu 
đãi chung của cả nước, tỉnh Phú Yên đã ban 
hành một số chính sách khuyến khích thu 
hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp - 
tiểu thủ công nghiệp, du lịch và đầu tư vào 
các khu công nghiệp. Đặc biệt, Quyết định 
số 122/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch 
tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Yên 
đến năm 2020. Trong đó, dự kiến nhu cầu 
vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 khoảng 238 
nghìn tỷ đồng; Xây dựng và ban hành danh 
mục các dự án kêu gọi đầu tư đến năm 
2020 [8]. Song bên cạnh đó, việc khai thác 
nguồn vốn của các thành phần kinh tế, 
tranh thủ vốn đầu tư của các bộ, ngành 
trung ương, vốn tín dụng và các Chương 
trình mục tiêu để đầu tư vào các lĩnh vực 
then chốt, quyết định và cần thiết, còn 
những hạn chế, tồn tại cần phải được tháo 
gỡ. Đây chính là vấn đề đòi hỏi cần được 
giải quyết nhằm hoàn thiện môi trường 
chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh 
Phú Yên. 
2. Tình hình thực hiện các chính sách 
_______________________ 
* ThS, Trường Đại học Phú Yên 
khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên 
2.1. Chính sách ưu đãi đầu tư 
Tỉnh đã ban hành một số chính sách 
khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh 
vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, du 
lịch và đầu tư vào các khu công nghiệp 
(KCN) trong tỉnh.Cụ thể: Chính sách về đất 
đai; Về địa bàn ưu đãi đầu tư; Ưu đãi về 
thuế thu nhập doanh nghiệp (DN); Về thuế 
xuất, nhập khẩu; Thời hạn cấp phép và 
thẩm định đầu tư; Chính sách đối với khu 
công nghiệp: Ngày 24 tháng 12 năm 2008, 
UBND Phú Yên đã ban hành Quy định một 
số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng tại các 
KCN trên địa bàn tỉnh Phú Yên: Ưu đãi về 
đất đã phát triển cơ sở hạ tầng; Giảm tiền 
thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng; Ưu 
đãi về tiền sử dụng cơ sở hạ tầng; Giảm 
nộp tiền sử dụng cơ sở hạ tầng (Bảng 1). 
2.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư 
Trong những năm vừa qua tỉnh cũng 
đã ban hành các chính sách hỗ trợ như: Hỗ 
trợ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện 
giải quyết nhanh việc cấp đất, đền bù giải 
phóng mặt bằng; Áp dụng các khoản thuế, 
tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào 
tỉnh; Hỗ trợ và hướng dẫn cho các nhà đầu 
tư trong và ngoài nước trong việc lập thủ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 49 
tục đầu tư; Chính quyền địa phương sẽ tạo 
điều kiện giải quyết việc cấp đất, đền bù 
giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ các nhà đầu tư 
giải quyết các khó khăn vướng mắc trong 
quá trình triển khai dự án; Hỗ trợ về chi phí 
đào tạo công nhân, hỗ trợ một phần kinh 
phí đào tạo công nhân kỹ thuật; Xúc tiến 
thương mại; Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về 
thủ tục xuất nhập cảnh; Trích thưởng cho 
các công ty tư vấn, môi giới đầu tư tuỳ theo 
từng dự án; Hỗ trợ về ứng dụng khoa học, 
công nghệ. 
Bảng 1: Tóm lược ý kiến đánh giá về chính sách ưu đãi đầu tư 
STT 
Chính sách ưu đãi đầu tư 
Các ý kiến 
Hấp 
dẫn 
Phù 
hợp 
Chưa 
phù hợp 
1 Về các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư 83% 17% 
2 Về các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư 90% 10% 
3 Về các địa bàn ưu đãi đầu tư 83% 17% 
4 Về giá thuê đất trên các địa bàn: 
- Vị trí có khả năng sinh lợi đặc biệt 
- Các huyện đồng bằng 
- Các huyện miền núi 
17% 
63% 
87% 
50% 
20% 
13% 
50% 
5 Về thuế suất thu nhập doanh nghiệp 73% 27% 
6 Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 7% 70% 23% 
7 Miễn thuế nhập, xuất khẩu 7% 60% 33% 
Nguồn: Tổng kết thăm dò ý kiến của tác giả, năm 2011. 
Bảng 2: Tóm lược ý kiến đánh giá về chính sách hỗ trợ đầu tư 
STT Chính sách hỗ trợ đầu tư 
Các ý kiến 
Hấp 
dẫn 
Phù 
hợp 
Chưa phù 
hợp 
1 Hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng 17% 40% 43% 
2 Hỗ trợ bồi dưỡng tái định cư 13% 34% 53% 
3 
Hỗ trợ kinh phí đào tạo, dịch vụ dạy nghề, kỹ 
thuật và kỹ năng quản lí 
10% 43% 47% 
4 Hỗ trợ xúc tiến thương mại 10% 47% 43% 
 Tổng cộng 12.5% 41% 46.5% 
Nguồn: Tổng kết thăm dò ý kiến của tác giả, năm 2011. 
2.3. Chính sách xúc tiến đầu tư 
Công tác XTĐT, làm việc với đoàn 
khách nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu 
tư tại tỉnh là một việc làm thường xuyên 
hàng năm của tỉnh. Đặc biệt, từ khi có 
Quyết định số: 625/QĐ-UBND ngày 30 
t ... quyết thủ tục hành 
chính. 
Bảng 5: Tóm lược ý kiến đánh giá về chính sách “Một cửa liên thông” 
STT 
Chính sách “Một cửa liên thông” 
Các ý kiến 
Phù hợp 
Chưa 
phù hợp 
1 Về tổ chức có 3 thành viên: phòng kinh 
doanh, cục thuế và công an 
53% 47% 
2 Thời gian làm việc và trình tự tiến hành 47% 53% 
 Gọn nhẹ tốt 
Trung 
bình 
Còn 
rườm rà 
3 Thủ tục hành chính ở tỉnh Phú Yên 6.6% 3.4% 50% 40% 
Nguồn: Tổng kết thăm dò ý kiến của tác giả, năm 2011. 
Như vậy, Qua Phiếu thăm dò ý kiến 
về môi trường chính sách đầu tư ở tỉnh Phú 
Yên của 30 cá nhân là tổng giám đốc, giám 
đốc, trưởng, phó các phòng ban và các 
chuyên viên công tác trong chuyên ngành 
đầu tư và các cơ quan, các DN hoạt động 
trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Những người 
được thăm dò ý kiến có 100% trình độ văn 
hoá 12/12, có 90% trình độ chuyên môn đại 
học, 10% thạc sỹ. Các nội dung thăm dò ý 
kiến về các chính sách ưu đãi đầu tư: Ưu 
đãi, hỗ trợ đầu tư, XTĐT, đào tạo bồi 
dưỡng cán bộ và chính sách cải cách hành 
chính, thủ tục đầu tư. 
Tổng quan các ý kiến được thăm dò 
về tạo môi trường chính sách KKĐT ở tỉnh 
Phú Yên trên đây cho thấy, chỉ có 2/30 ý 
kiến chiếm 6,7% đánh giá môi trường 
KKĐT hấp dẫn, có 15/30 ý kiến chiếm 
50% đánh giá môi trường KKĐT phù hợp, 
13/30 ý kiến chiếm 43,3% đánh giá chưa 
phù hợp. Đây cũng là những hạn chế trong 
việc tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng 
ở tỉnh Phú Yên trong những năm qua vẫn 
chưa thực hiện được. Vì vậy, trong những 
năm tới cần thiết phải dần hoàn thiện môi 
trường chính sách KKĐT vốn, nhằm thực 
hiện được mục tiêu phát triển KT-XH của 
tỉnh đề ra. Hiện nay, chính sách tạo môi 
trường khuyến khích KD, thu hút đầu tư 
tỉnh Phú Yên rất quan tâm nhằm cải thiện 
chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, thẩm 
quyền của tỉnh chỉ áp dụng và thực hiện tốt 
các quy định hiện hành, còn những lĩnh vực 
chưa hợp lý, bất cập do những quy định của 
nhà nước còn thiếu và chưa đồng bộ. 
3. Tác động của môi trường chính sách 
đến thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Phú Yên 
trong những năm qua đã đạt được 
những thành tựu sau 
3.1. Về thực hiện chính sách khuyến 
khích đầu tư vốn trong những năm qua 
ở tỉnh Phú Yên 
Việc ban hành các chính sách thu hút 
đầu tư của tỉnh đã huy động được nhiều 
nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhất là các 
nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn của Bộ, 
ngành Trung ương để đầu tư phát triển kết 
52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
cấu hạ tầng. Trong 5 năm 2006-2010 đã huy 
động 26.525 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với giai 
đoạn 2001-2005 (9.488 tỷ đồng); trong đó vốn 
đầu tư từ ngân sách nhà nước (cả nguồn trái 
phiếu Chính phủ và ODA) chiếm 37,2%, vốn 
khu vực tư nhân và dân cư chiếm 35,1%, vốn 
FDI chiếm 21,9%, vốn do DN nhà nước và 
các nguồn khác chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư 
toàn xã hội. 
0
10
20
30
40
Vốn đầu tư từ 
ngân sách nhà 
nước 
Vốn khu vực 
tư nhân và 
dân cư 
Vốn FDI Vốn do 
DNNN và các 
nguồn khác 
37.2%
35.1%
21.9%
5.8%
Biểu đồ 1: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên. 
3.2. Thực hiện chính sách thu hút vốn 
đầu tư nước ngoài ở tỉnh Phú Yên 
Đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ 
sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã 
hội, góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát 
triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Trong 
giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư phát 
triển khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 
4.142 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,9 % tổng 
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng 
gấp 5,5 lần so với giai đoạn 2001- 2005. 
Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng 
hoảng kinh tế thế giới nên trong năm 2010 
các dự án có vốn đầu tư nước ngoài giải 
ngân còn chậm, vốn thực hiện đạt khoảng 
380 tỷ đồng. 
0
1
2
3
4
2006 2007 2008 2009 2010
Biểu đồ 2: Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP giai đoạn 
2006- 2010 (tỷ lệ %) 
 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên. 
 Kết quả thu hút đầu tư từ nguồn vốn 
FDI đã vượt mục tiêu thu hút vốn đề ra của 
tỉnh, là một trong những nguồn vốn quan 
trọng cho đầu tư phát triển góp phần thúc 
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 
CNH, HĐH, tạo ra thêm nhiều ngành nghề, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 53 
sản phẩm mới, nâng cao năng lực và trình 
độ quản lý, tiếp thu được công nghệ sản 
xuất tiên tiến, tăng thu ngân sách, tạo thêm 
nhiều việc làm và góp phần mở rộng trong 
công tác quan hệ đối ngoại. 
3.3. Thực hiện chính sách thu hút vốn 
đầu tư trong nước ở tỉnh Phú Yên 
Trong thời gian qua, cùng với đường 
lối đổi mới của Đảng, các chính sách phát 
triển kinh tế, pháp luật của nhà nước đi vào 
cuộc sống thực sự thúc đẩy các DN thuộc 
các thành phần kinh tế phát triển về số 
lượng, rộng về quy mô, phong phú về các 
loại hình và hoạt động ngày càng có hiệu 
quả. DN tiếp tục khẳng định vai trò quan 
trọng trong thúc đẩy phát triển KT - XH 
của tỉnh, chiếm trên 50,0% trong cơ cấu 
GDP của tỉnh. 
Trong những năm gần đây, do khủng 
hoảng kinh tế kéo dài, nên đã ảnh hưởng 
lớn đến sự phát triển của DN, đặc biệt là số 
lượng thành lập và đăng ký KD có chiều 
hướng giảm, trong 06 tháng đầu năm 2010 
số lượng DN đăng ký giảm 38% so với 
cùng kỳ năm trước. 
Doanh nghiệp đăng ký thành lập theo 
loại hình, ngành nghề, năm 2010 trên địa 
bàn tỉnh có 319 Doanh nghiệp đăng ký kinh 
doanh mới với tổng vốn đăng ký là 1.856 tỷ 
đồng. [5] 
DN nhỏ và vừa tiếp tục khẳng định 
vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát 
triển KT-XH của tỉnh. Năm 2010 có 319 
DN đăng ký thành lập mới đều là DN nhỏ 
và vừa, lũy kế đến 31/12/2010 trên địa bàn 
tỉnh có 1.120 DN nhỏ và vừa. [6] 
45,2
13,96
30,52
9,549,74 6,64
23,19
57,75
0
20
40
60
80
DNTN Công ty
TNHH 1
thành viên
Công ty 
TNHH 2 
thành viên 
trở lên
Công ty Cổ 
phần
Biểu đồ 3: Số lượng DN và nguồn vốn trong nước đăng ký trên
địa bàn tỉnh từ năm 2001-2010 (Tỷ lệ %)
Số lượng DN 
đăng ký
Số lượng vốn 
đăng ký
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên 
4. Việc thực hiện chính sách khuyến 
khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trong 
thời gian qua còn hạn chế 
- Các chính sách ưu đãi đầu tư chậm 
được bổ sung, hoàn thiện. 
- Chế độ ưu đãi của Phú Yên so với các 
địa phương trong khu vực miền Trung như 
thành phố Đà Nẵng, vẫn chưa thật sự hấp 
dẫn mạnh; khả năng cạnh tranh sẽ gặp khó 
khăn. 
- Tiến trình thực hiện công trình đã ký 
kết hỗ trợ đầu tư chậm, đặc biệt là công tác 
thi công cơ sở hạ tầng 
- Việc phân bố các dự án đầu tư, đặc biệt 
là dự án FDI không đồng đều. 
- Công XTĐT tư còn có khó khăn 
- Nhà đầu tư chưa hài lòng về đội ngũ 
công nhân lành nghề. 
- Thủ tục hành chính của nhà nước nhất 
là về lĩnh vực đất đai, xây dựng...còn rườm rà. 
54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
- Số lượng dự án và số vốn vẫn còn rất 
khiêm tốn. 
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn 
hạn chế. 
- Khung giá đất được UBND Tỉnh công 
bố hàng năm, điều này gây khó khăn cho 
việc áp giá đền bù 
Qua đó chúng ta thấy trong những 
năm gần đây, Phú Yên đã có nỗ lực trong 
việc ban hành chính sách KKĐT, từng 
bước bổ sung, hoàn thiện chính sách nhằm 
tạo môi trường đầu tư ngày càng thông 
thoáng và hấp dẫn hơn đối với các chủ đầu 
tư trên nhiều lĩnh vực. Chính sách KKĐT 
của tỉnh bước đầu đã có tác động thu hút 
vốn đầu tư trong nước cũng như vốn nước 
ngoài. Nâng cao năng lực cạnh tranh thu 
hút vốn nhiều hơn để thực hiện nhiệm vụ 
phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời việc 
ban hành và thực hiện các chính sách 
KKĐT của tỉnh đang còn những hạn chế 
nhất định, ảnh hưởng đến môi trường chính 
sách KKĐT của tỉnh. Vì vậy, vấn đề đặt ra 
trong thời gian tới là phải coi việc hoàn 
thiện môi trường chính sách như một 
phương hướng đồng thời là giải pháp cơ 
bản để đẩy nhanh CNH, HĐH của tỉnh nhà. 
5. Trong thời gian tới cần thực hiện tốt 
các giải pháp cơ bản để hoàn thiện môi 
trường chính sách khuyến khích đầu tư 
vốn ở tỉnh Phú Yên 
Thứ nhất, Hoàn thiện môi trường 
chính sách KKĐT trước hết phải tuân thủ 
luật pháp và các văn bản cấp trên; căn cứ 
đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh. Chính 
sách phải tạo được sự thông thoáng và hấp 
dẫn thể hiện sự ưu đãi mạnh hơn. Phú Yên 
vừa phối hợp vừa cạnh tranh với tỉnh 
Khánh Hoà, Bình Định, để phát huy hiệu 
quả kinh tế của vùng duyên hải Nam trung 
bộ. Chú trọng cải tiến thủ tục hành chính 
đơn giản, gọn nhẹ hơn tạo điều kiện thuận 
lợi, nhanh chóng cho chủ đầu tư, thể hiện 
tinh thần hiếu khách, tôn trọng và tạo được 
niềm tin, sự lạc quan cho chủ đầu tư. 
Thứ hai, Quá trình hoàn thiện chính 
sách, tạo môi trường đầu tư để ngày càng 
hấp dẫn hơn phải gắn với việc khai thác tối 
đa lợi thế so sánh của tỉnh về vị trí địa lý, 
kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hoá; giữ gìn 
và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền 
thống vật thể và phi vật thể trên địa bàn 
Tỉnh. Xây dựng Phú Yên thành một trung 
tâm văn hoá, du lịch, dịch vụ lớn của khu 
vực duyên hải Nam trung bộ. 
Thứ ba, Các chính sách khuyến khích, 
ưu đãi đầu tư vốn phải gắn với việc xác 
định lĩnh vực ưu tiên dựa trên ba phương 
diện: công nghệ tiên tiến, phù hợp với sự 
phát triển khoa học công nghệ hiện đại; 
khai thác được tiềm năng hiện có và các 
lĩnh vực đó có tác dụng hỗ trợ, lôi kéo các 
ngành của nền kinh tế và sự phát triển KT-
XH của tỉnh. Huy động mọi nguồn lực, tạo 
môi trường đầu tư thuận lợi để đẩy mạnh 
xây dựng cảng biển nước sâu Vũng Rô và 
khu kinh tế Nam Phú Yên. Hoàn chỉnh hạ 
tầng KCN, các cụm công nghiệp, tiểu thủ 
công nghiệp và làng nghề ở các huyện 
nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. 
Thứ tư, Chính sách KKĐT vốn phải 
áp dụng cho tất cả các thành phần kinh tế 
với nhiều qui mô, loại hình khác nhau. Chú 
trọng DN vừa và nhỏ, nhất là sản xuất công 
nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến 
nông-lâm-thuỷ sản, công nghiệp nhẹ sử 
dụng nhiều lao động như công nghiệp dệt 
may, da giày và sản xuất hàng tiêu dùng. 
Khuyến khích các DN đầu tư vốn khôi 
phục ngành, nghề truyền thống, gắn phát 
triển làng nghề với hoạt động du lịch, trong 
đó đặc biệt chú ý các ngành tiêu biểu của 
Tỉnh như mộc mỹ nghệ, thêu ren, đồ lưu 
niệm mây-tre-dừa, sản xuất bánh tráng 
Thứ năm, Phải gắn liền với đẩy mạnh 
hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động hội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 55 
nhập kinh tế quốc tế, thu hút các nguồn vốn 
cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, coi nhiệm vụ 
xuất khẩu là cơ sở để đánh giá năng lực 
thương mại, năng lực kinh tế của tỉnh. Có 
chính sách thỏa đáng khuyến khích các DN 
sản xuất và KD xuất khẩu. Trong những 
năm tới hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là nông 
lâm, hải sản chế biến, hàng dệt may, hàng 
thủ công mỹ nghệ, những mặt hàng thủ công 
nghiệp như thêu, đan, điêu khắc, chạm, 
khảm,.. Bên cạnh thị trường EU, Nhật Bản 
cần đặc biệt quan tâm mở rộng thị trường 
khu vực ASEAN, Bắc Mỹ, Nga. Phấn đấu 
tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng 
năm từ 23-24%/năm, đến năm 2015 kim 
ngạch xuất khẩu đạt khoảng 350 triệu USD. 
Thứ sáu, Trong quá trình quảng bá và 
thông tin về chính sách cùng với việc ban 
hành chính sách khuyến khích với hoạt 
động XTĐT, giới thiệu chính sách ưu đãi 
và hỗ trợ cho đối tác đầu tư. Khuyến khích 
các DN hợp tác liên doanh với DN nước 
ngoài, mạnh dạn mở rộng thị trường đầu tư 
ra nước ngoài. Động viên và hỗ trợ các DN 
trên địa bàn tỉnh phát hành và niêm yết cổ 
phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm 
huy động vốn đầu tư gián tiếp của các tổ 
chức, cá nhân trong và ngoài nước. 
Thứ bảy, Hoàn thiện môi trường 
chính sách phải gắn với việc đào tạo, bồi 
dưỡng cán bộ làm chính sách: bổ sung, sửa 
đổi làm cho chính sách gắn với thực tiễn 
hoạt động của các DN. Hiệu quả của chính 
sách là tăng qui mô vốn đầu tư, tăng nguồn 
lực sản xuất xã hội và hiệu quả của sản xuất 
không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, để sửa 
đổi, bổ sung chính sách kịp thời, yêu cầu 
cán bộ làm chính sách phải gắn bó thực 
tiễn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các 
chủ đầu tư bằng nhiều hình thức. Có như 
vậy, chính sách mới đáp ứng được yêu cầu 
của hoạt động thực tiễn. 
Tóm lại: Việc hoàn thiện các chính 
sách nhằm khai thác lợi thế của tỉnh là yêu 
cầu cấp thiết trong giai đoạn đẩy mạnh 
CNH, HĐH tỉnh nhà, trong đó nguồn lực 
quan trọng đầu tiên đó là vốn. Vì vậy, việc 
đưa ra những giải pháp thực hiện chính 
sách ưu đãi KKĐT vốn đang là vấn đề 
được tỉnh quan tâm hàng đầu. Quá trình 
hoàn thiện môi trường chính sách KKĐT 
vốn lại đòi hỏi phải tổng kết, đánh giá kịp 
thời bổ sung, điều chỉnh phân công phù hợp 
yêu cầu thực tiễn, điều đó cần có sự nổ lực 
từ nhiều phía đó là cán bộ quản lí điều hành 
- chủ DN - chính quyền địa phương và sự 
đồng thuẫn của nhân dân. Hiệu quả cuối 
cùng là môi trường chính sách đó phải có 
tác dụng thu hút vốn đầu tư xã hội ngày 
càng tăng trên địa bàn, tạo điều kiện để 
thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-
XH, đưa Phú Yên phát triển nhanh và bền 
vững, tạo đà để đến năm 2020, Phú Yên cơ 
bản trở thành một tỉnh công nghiệp 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cục thống kê Phú Yên: Niên giám thống kê 2005, Niên giám thống kê 2010. 
[2] Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2006), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ 
XIV 
[3] Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2010), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ 
XV 
[4] Nguyễn Đình Hương (2003), Hoàn thiện môi trường thể chế phát triển đồng bộ các 
loại thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nxb Chính trị 
56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
quốc gia, Hà Nội. 
[5] Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên, Về việc tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài giai 
đoạn 2006 – 2010 
[6] Lê Thuỷ (2010), “Đầu tư nước ngoài vào Việt nam năm 2009, định hướng và giải 
pháp 2010”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (số 1/2010), trang 19-21. 
[7] UBND tỉnh Phú Yên (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006-2010; 
Kế hoạch phát KT-XH 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Phú Yên . 
[8] UBND tỉnh Phú Yên (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế 
xã hội tỉnh Phú Yên. 
[9] Hà Xuân Vấn (2007), Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở 
tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Đề tài cấp bộ nghiệm thu 2008 ở trường Đại học Kinh 
tế - Đại học Huế. 
Abstract 
Improvement in the Policy Environment to Encourage Capital Investment 
in Phu Yen Province 
Phu Yen is a coastal province in Southern Central Vietnam, which has potential and 
advantages in labour and natural resources. With the development of national open economy, 
Phu Yen has created many favorable conditions to welcome investors, extend investment 
projects, diversify the forms of capital creation, and speed up administrative reforms in the area 
of investment, appropriately and timely support investors in deploying the Government’s 
policies based on the specific circumstances of the province. Therefore, the improvement on 
policy environment to encourage the capital investment is of great necessity in the coming time. 
Key words: Policy environment, policy, investment environment, encourage 
investment, capital. 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_moi_truong_chinh_sach_khuyen_khich_dau_tu_von_o_t.pdf