Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov

Trẻ em là đối tượng có một vị trí đặc

biệt trong văn học nghệ thuật. Vì tính chất

mong manh, nhỏ bé, yếu ớt cần được nâng

niu chăm sóc nên văn học viết về thế giới

trẻ thơ cũng đòi hỏi những khám phá tinh

tế, chân thực và đặt cảm xúc lên hàng đầu.

Nếu không có một tình yêu trẻ thơ mãnh

liệt thì những trang viết về hình tượng này

sẽ không thể để lại nhiều tình cảm, ấn

tượng, tác động và giáo dục sâu sắc cho độc

giả. Hơn 44 năm sống và lao động nghệ

thuật, dù chỉ có một số lượng ít ỏi trong số

hơn 600 truyện ngắn, nhưng đó thực sự là

những tác phẩm viết về trẻ thơ chân thực,

sinh động, ám ảnh của nhà văn A.Chekhov.

Ông thuộc vào số không nhiều những nhà

văn Nga đã chuyển tải nhiều thông điệp về

thế giới trẻ thơ qua những tình huống

truyện độc đáo, thực tế như được rút ra từ

cuộc sống. Chuyện đời vặt vãnh, Vanka,

Thảo nguyên, Chị bếp lấy chồng, Cây vĩ

cầm cho Rothschil, Buồn ngủ .v.v. là

những áng văn giàu tình yêu thương nhất

của nhà văn, giàu giá trị nghệ thuật với những

thông điệp giá trị về trẻ thơ đáng suy ngẫm.

2. Đặc điểm hình tượng nhân vật trẻ thơ

trong truyện ngắn A.Chekhov

______________________

* ThS, Trường Đại học Sài Gòn

2.1. Đối tượng phản ánh

Trẻ thơ trong truyện ngắn A.Chekhov

không phải là những hình tượng cao siêu,

phi thường hoặc có khả năng vượt trội lên

số đông, hoặc được chú ý bởi những tình

tiết li kì, ảo diệu. Trẻ em trong sáng tác của

nhà văn vẫn đơn giản là trẻ em với tất cả

những đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi,

những hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Đối tượng trẻ em được miêu tả thuộc nhiều

giai tầng khác nhau nhưng tập trung nhất

vẫn là trẻ em trong các gia đình viên chức

nghèo, nông dân, tiểu thị dân. Bằng những

chi tiết, tình tiết cụ thể, giản dị nhưng rất

chắt lọc, nhà văn đã biểu đạt trọn vẹn nhu

cầu được vui chơi, được chăm sóc từ người

thân, được khám phá cuộc đời sống động,

được tỏ bảy tình cảm thái độ, được mơ ước

tưởng tượng trong tâm hồn trẻ thơ. Ở một

góc độ khác, tác giả đã truyền dẫn đến

người đọc niềm xót xa thương cảm vô bờ

con trẻ, sự căm ghét giận dữ những thế lực

đã làm tổn thương thể trạng và tinh thần

của trẻ thơ. Nhưng vượt lên trên tất cả,

A.Chekhov đã gửi gắm một niềm tin vào

những người sẽ kiến tạo tương lai mới ch

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov trang 1

Trang 1

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov trang 2

Trang 2

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov trang 3

Trang 3

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov trang 4

Trang 4

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov trang 5

Trang 5

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov trang 6

Trang 6

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov trang 7

Trang 7

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 03/01/2022 7320
Bạn đang xem tài liệu "Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov

Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của A.Chekhov
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 73 
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ THƠ 
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA A.CHEKHOV 
Nguyễn Thị Quỳnh Trang* 
Tóm tắt 
Trẻ thơ là hình tượng nghệ thuật đặc biệt trong các sáng tác truyện ngắn của 
A.Chekhov. Bài viết tập trung phân tích những đặc điểm của kiểu nhân vật này từ những biểu 
hiện đặc trưng tính cách lứa tuổi; từ những thủ pháp nghệ thuật riêng khi khai thác tâm lí. 
Người đọc có thể cảm nhận rõ tình yêu thương chân thành cùng những thông điệp sâu sắc của 
nhà văn gửi gắm qua hình tượng trẻ thơ. 
Từ h : Nhà văn A.Chekhov, hình tượng trẻ thơ, nhân vật, truyện ngắn. 
1. Đặt vấn đề 
Trẻ em là đối tượng có một vị trí đặc 
biệt trong văn học nghệ thuật. Vì tính chất 
mong manh, nhỏ bé, yếu ớt cần được nâng 
niu chăm sóc nên văn học viết về thế giới 
trẻ thơ cũng đòi hỏi những khám phá tinh 
tế, chân thực và đặt cảm xúc lên hàng đầu. 
Nếu không có một tình yêu trẻ thơ mãnh 
liệt thì những trang viết về hình tượng này 
sẽ không thể để lại nhiều tình cảm, ấn 
tượng, tác động và giáo dục sâu sắc cho độc 
giả. Hơn 44 năm sống và lao động nghệ 
thuật, dù chỉ có một số lượng ít ỏi trong số 
hơn 600 truyện ngắn, nhưng đó thực sự là 
những tác phẩm viết về trẻ thơ chân thực, 
sinh động, ám ảnh của nhà văn A.Chekhov. 
Ông thuộc vào số không nhiều những nhà 
văn Nga đã chuyển tải nhiều thông điệp về 
thế giới trẻ thơ qua những tình huống 
truyện độc đáo, thực tế như được rút ra từ 
cuộc sống. Chuyện đời vặt vãnh, Vanka, 
Thảo nguyên, Chị bếp lấy chồng, Cây vĩ 
cầm cho Rothschil, Buồn ngủ .v.v.. là 
những áng văn giàu tình yêu thương nhất 
của nhà văn, giàu giá trị nghệ thuật với những 
thông điệp giá trị về trẻ thơ đáng suy ngẫm. 
2. Đặc điểm hình tượng nhân vật trẻ thơ 
trong truyện ngắn A.Chekhov 
______________________ 
*
 ThS, Trường Đại học Sài Gòn 
2.1. Đối tượng phản ánh 
Trẻ thơ trong truyện ngắn A.Chekhov 
không phải là những hình tượng cao siêu, 
phi thường hoặc có khả năng vượt trội lên 
số đông, hoặc được chú ý bởi những tình 
tiết li kì, ảo diệu. Trẻ em trong sáng tác của 
nhà văn vẫn đơn giản là trẻ em với tất cả 
những đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi, 
những hoạt động sinh hoạt thường ngày. 
Đối tượng trẻ em được miêu tả thuộc nhiều 
giai tầng khác nhau nhưng tập trung nhất 
vẫn là trẻ em trong các gia đình viên chức 
nghèo, nông dân, tiểu thị dân. Bằng những 
chi tiết, tình tiết cụ thể, giản dị nhưng rất 
chắt lọc, nhà văn đã biểu đạt trọn vẹn nhu 
cầu được vui chơi, được chăm sóc từ người 
thân, được khám phá cuộc đời sống động, 
được tỏ bảy tình cảm thái độ, được mơ ước 
tưởng tượng trong tâm hồn trẻ thơ. Ở một 
góc độ khác, tác giả đã truyền dẫn đến 
người đọc niềm xót xa thương cảm vô bờ 
con trẻ, sự căm ghét giận dữ những thế lực 
đã làm tổn thương thể trạng và tinh thần 
của trẻ thơ. Nhưng vượt lên trên tất cả, 
A.Chekhov đã gửi gắm một niềm tin vào 
những người sẽ kiến tạo tương lai mới cho 
nước Nga và từ đây đã làm nên một kiểu 
hình tượng đẹp và tươi sáng nhất trong 
sáng tác của nhà văn khi viết về con người. 
2.2. Một thế giới trẻ thơ hồn nhiên, chân 
74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
thật, trong sáng, thánh thiện. 
Hình tượng trẻ thơ trong truyện ngắn 
A.Chekhov trước hết đó là những hình ảnh 
chân thật, hồn nhiên, trong sáng ngây thơ, 
bộc trực, thẳng thắn, tinh nghịch, giàu xúc 
cảm. Lũ trẻ là truyện ngắn tiêu biểu nhất 
mà tác giả đã chăm chú “ghi chép” lại bức 
tranh chơi đùa của trẻ em thật sống động. 
Tình huống của truyện kể bắt đầu bằng sự 
kiện tất cả người lớn đều vắng nhà (để đi ăn 
cỗ), đám trẻ (đã tự xoá đi ranh giới giai cấp 
con chủ nhà và con chị bếp) được tự do 
quây quần vui chơi suốt buổi tối. Trò chơi 
tự chúng kiến tạo và thiết lập luật chơi thật 
đáng yêu. Chỉ là những lá bài đơn giản và 
một đồng cô-pếch nếu thua, năm đứa trẻ 
thơ không kể sự chênh lệch lứa tuổi đã 
nhanh chóng nhập cuộc với những mục tiêu 
riêng: thằng bé Grisa 9 tuổi tham gia trò 
chơi chỉ vì “muốn ăn tiền”, bé Anya lên 8 
tuổi thì “thua hay được trong khi chơi chỉ 
là một vấn đề tự ái” [5, 504]; cô bé Xonya 
lên 6 “chơi lô tô chỉ vì cái thú của bản thân 
trò chơi”, còn thằng bé Aliosa ngồi đây 
“chờ những chuyện xích mích thế nào cũng 
phải xảy ra” [5, 505] để phân xử; đứa trẻ 
thứ năm là thằng Anđrây (con chị bếp) lại 
hướng sự chú ý đến “phương tiện số học 
của trò chơi” [5, 506]. Trò chơi đánh bài là 
cơ hội đám trẻ trò chuyện, khám phá, nhận 
định về mọi chuyện xảy ra trong đời sống 
và những người lớn xung quanh. Với sự 
nắm bắt tinh tế tâm lí trẻ thơ, A.Chekhov 
đã ghi nhận những nỗi sợ hài thường nhật 
của chúng “Ông Philip Philipyst lộn mi mắt 
ra ngoài, thành ra hai con mắt đỏ lòm lên 
trông khiếp quá, y như con yêu ấy” [5, 
507], “Ban đêm chỉ có ở nghĩa địa người ta 
mới kéo chuông” (509) hay “kẻ trộm vào 
nhà thờ để giết mấy người gác” [5, 509]. 
Sự hồn nhiên của trẻ thơ bộc lộ ở rất nhiều 
sắc thái, cấp độ: niềm reo vui hớn hở khi 
thắng cuộc, sự mếu máo oà khóc  ...  nhiêu việc vặt vãnh khiến con bé lảo 
đảo quay cuồng trước những lời réo gọi, sai 
bảo: “Bế em ra đây”, “Varka, đốt lò sửa 
lên cái nào” (615), “Varka, đặt ấm lò đi”, 
“đáng giầy cho chủ” [5, 616], “chạy đi mua 
ba chai bia về đây”, “chạy xuống hầm lấy 
76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
vodka” [5, 617]..v.v.. Varka cố chồm dậy 
và cố chạy cho nhanh trong đêm tối để xua 
cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó, không gian 
tâm lí với những giấc mơ ám ảnh đã góp 
phần lí giải tuổi thơ đau buồn bất hạnh của 
nhân vật. Hình ảnh người bố với cơn đau sa 
ruột như chỉ chực chờ một phút chợp mắt 
của con bé lại hiện lên rõ rệt. Rồi bố chết, 
Varka đi vào rừng đứng khóc, nhưng một 
cái bợp vào gáy rất mạnh của ông chủ để 
đánh thức nó đã khiến cho sự khóc thương 
trong mơ phải đột ngột dừng lại. Cơn mê 
ngủ lần thứ hai được nhà văn khai thác một 
nét tâm lí rất ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Varka 
mơ thấy hình ảnh đoàn người đang đi trong 
rừng rồi lăn đùng ra đất chỉ vì quá buồn 
ngủ đã giúp tác giả diễn tả tất cả sự mệt 
mỏi, nhọc nhằn vì bị vắt kiệt sức lao động 
cả ngày lẫn đêm của em. Cái véo tai của bà 
chủ lại tiếp tục đưa Varka trở lại với nhiệm 
vụ ru em bé ngủ. Cả cuộc sống của Varka 
chỉ thèm khát một giấc ngủ trọn vẹn và cao 
hơn thế là một sự khao khát bình yên. Chỉ 
chưa đầy 15 dòng cuối cùng, hành động 
giết người vô thức của bé Varka đã được 
miêu tả với diễn biến nhanh chóng. Con bé 
xác định kẻ thù không cho nó ngủ là thằng 
bé đang khóc: “Bóp cổ nó xong, Varka 
nhanh nhẹn nằm ra sàn, cười khoái trá vì 
bây giờ không còn gì cản trở giấc ngủ của 
nó nữa” [5, 619]. Tình huống kết thúc tác 
phẩm thật độc đáo, dữ dội ở trong cảm 
nhận của độc giả nhưng lại được biểu đạt 
một cách “phẳng lặng” trên bề mặt tác 
phẩm. Không chỉ phản ánh số phận trẻ thơ 
bị đẩy đến bước đường cùng, qua truyện 
ngắn có thể cảm nhận việc giết người thực 
chất là sự trút căm hờn vì không được bình 
yên. Câu chuyện đưa người đọc cùng tham 
dự vào không khí bức bối, ngột ngạt; tội ác 
nhất thời tuy được xoá đi ấn tượng khủng 
khiếp nhưng vẫn luôn ám ảnh tâm trí. 
Tiếng nói phê phán của A.Chekhov 
đối với những thế lực, những yếu tố chà 
đạp lên đời sống tinh thần của trẻ em không 
đao to búa lớn, không cần phải khuấy lên 
sự giận dữ bằng những tình huống bạo lực 
mà đến từ những ghi chép tinh tường về 
những chà đạp vô hình lên tinh thần của trẻ 
thơ. Chuyện đời vặt vãnh không phải là 
một chuyện vặt như tiêu đề của tác phẩm. 
Cốt truyện cũng thật đơn giản như cuộc trò 
chuyện ngắn ngủi giữa ông Nhikôlai Ilích 
với Alliôsa: chú bé đã tiết lộ cho người tình 
của mẹ mình những bí mật về việc gặp gỡ 
với bố ruột, về nỗi đau khổ vô hình mà tình 
nhân đã gây ra cho mẹ mình. Nút thắt của 
truyện ngắn chính là lời thề cam đoan sẽ 
không tiết lộ của Nhikôlai với chú bé để 
“mua” những thông tin bí mật ấy. Vì lòng 
tự ái, ích kỉ, hẹp hòi của một kẻ chỉ biết lợi 
dụng, khi gặp mẹ Aliosa, hắn đã trở mặt 
ngay tắp lự, phun ra toàn bộ bí mật vừa thề 
thốt cùng những lời thoá mạ bẩn thỉu. Ngòi 
bút tác giả đã dụng công đặc tả nỗi kinh 
hoàng của chú bé vì bị lừa dối một cách 
trắng trợn: “Aliôsa run run, vừa kể vừa thút 
thít khóc, đó là lần đầu tiên trong đời cậu 
chạm trán với sự lừa dối thô bạo đến thế; 
trước kia cậu chưa biết rằng trên thế gian 
này, ngoài những trái lê ngọt ngào, những 
chiếc bánh rán và đồng hồ đắt tiền, còn có 
bao nhiêu điều khác nữa không có tên gọi 
trong ngôn ngữ trẻ con” [5, 106]. Độc giả 
tự hỏi: liệu từ giây phút ấy chú bé có còn 
tin ai được nữa không? Chú bé sẽ học được 
cách che đậy hoặc dối trá để qua mặt người 
khác? Nếu người lớn xem sự bội ước với 
con trẻ chỉ là một chuyện vặt thì đó là điều 
rất đáng sợ trong việc xây dựng niềm tin và 
tương lai trẻ thơ. Truyện ngắn đã cách xa 
hơn một thế kỉ nhưng vẫn có tính thời sự và 
ý nghĩa giáo dục thiết thực. 
2.4. Trẻ thơ - những chuyển biến tâm lí 
sống động, tinh tế, sâu sắc 
Thành công hơn cả của A.Chekhov 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 77 
khi hướng về hình tượng trẻ thơ chính là 
nghệ thuật phân tích tâm lí, biểu đạt đầy đủ 
mọi biến chuyển tinh tế của đời sống tình 
cảm, tinh thần khi trẻ em bắt đầu trưởng 
thành, tương tác với thế giới người lớn, thế 
giới sự vật sống động. Thảo nguyên không 
chỉ là viên ngọc toàn bích trong kho tàng 
nghệ thuật của nước Nga mà là một thiên 
truyện giàu chất thơ, giàu nhạc tính ngân 
lên những thanh âm trong trẻo nhất về tâm 
hồn trẻ em. Chỉ xoay quanh câu chuyện có 
tính “nhật kí” ghi chép lại hành trình băng 
qua đồng cỏ mênh mông lên thành phố trọ 
học của chú bé Yegoruska thế mà mọi phân 
đoạn tâm lí (dù ngắn) của chú bé khi độc 
giả soi chiếu vào như đều tìm thấy chính 
mình. 6 phần của truyện mang đến rất 
nhiều chuyển đổi tâm trạng của chú bé: từ 
lo âu, sợ hãi khi rời khỏi tổ ấm thân thương 
đến niềm reo vui kinh ngạc khi cảm nhận 
thế giới sinh vật phong phú rực rỡ; là nỗi 
buồn chán khi bắt gặp thảo nguyên xơ xác, 
tàn lụi; là sự tò mò hồi hộp trước cảnh bầu 
trời đêm huyền ảo; là niềm nhớ nhung mẹ 
khi gặp bà bá tước dịu dàng; là sự tưởng 
tượng li kì về người lái buôn Valamov; là 
nỗi lo sợ mơ hồ trước cảnh gây gổ đánh 
nhau của cánh phu xe; là niềm tin ngây thơ 
trước những câu chuyện cướp của giết 
người được kể lại; là sự hoang mang tột độ 
khi bắt đầu cuộc sống đơn độc cùng một 
câu hỏi đầy day dứt khi khép lại tác phẩm: 
“Cuộc sống ấy rồi sẽ ra sao?” [5, 383]. 
Có ba “thế giới” đan cài, hoà quyện 
trong Thảo nguyên: thế giới của quá khứ 
nghìn năm ảo diệu rực rỡ gắn liền với 
những chiến công, những giấc mơ cổ tích; 
thế giới của tình yêu thương tràn ngập giữa 
gia đình, thiên nhiên; thế giới thực tại tàn 
lụi, héo hắt, nhàm chán, đơn điệu. Tâm hồn 
Yegoruska mông lung, chơi vơi, đồng hiện 
trong cả ba thế giới ấy. Tác phẩm là một ẩn 
dụ đúc kết ngắn gọn về hành trình trải 
nghiệm cuộc sống của trẻ thơ. Hình ảnh 
thảo nguyên trong giới hạn không gian và 
thời gian mãi chỉ có vậy: vẫn là bầu trời cao 
vọi, vẫn là những tảng cỏ khi tươi xanh khi 
úa vàng, vẫn là ánh mắt trời chiếu rọi chói 
gắt, vẫn là ánh trăng bí ẩn đêm đêm, vẫn là 
cơn giông ầm ầm trút nước, vẫn là những 
đàn cào cào châu chấu, dế mèn, xén tóc bay 
rào rào .v.v.. Nhưng nếu như người lớn 
băng qua không một phút để tâm thì với trẻ 
thơ đó quả là những quang cảnh lấp lánh 
sắc màu. Tất cả đều là sự tươi mới trong 
cảm nhận của Yegoruska khi lần đầu 
“chạm ngõ” nên lại càng xinh tươi, sống 
động. Bên cạnh tiếng reo vui của tâm hồn, 
A.Chekhov cũng đã giúp độc giả chạm đến 
tận cùng của nỗi xúc động tinh thần khi hoà 
vào nỗi buồn của nhân vật. Hình ảnh 
“Yegoruska ngoái lại nhìn thị trấn lần cuối 
cùng, úp mặt vào khuỷu tay Đenixka và 
khóc nức nở” [5, 203] chất chứa sự xót xa 
khi chia tay với tuổi thơ êm đềm. Sự hoang 
vu, tàn lụi của thiên nhiên đã khơi gợi trong 
tâm hồn tinh tế ấy những nỗi buồn lặng lẽ 
suốt chiều dài của tác phẩm: “Cỏ đang hấp 
hối, đã hết hi vọng sống sót, nó cất tiếng 
hát không lời nhưng ai oán, chân thành” 
[5, 222]. Sự mệt mỏi, chán chường của con 
người mới là nguyên nhân trực tiếp làm nỗi 
buồn hằn sâu hơn trong Yegoruska. Đó là 
tiếng hát của một người đàn bà cào cỏ giữa 
bình nguyên vắng vẻ: “Tiếng hát khe khẽ, 
lê thê buồn rười rượi giống như một tiếng 
khóc” [5, 222]. Những người đánh xe trong 
cảm nhận của chú bé: “bọn họ đều là những 
người có một dĩ vãng rất tốt đẹp và một 
hiện tại rất đáng buồn” [5, 302]. Trận ốm 
và cơn mê sảng của cậu bé là một biểu 
tượng cho sự hoang mang cực độ trước 
cuộc đời rộng lớn. Thảo nguyên được bao 
phủ bởi lớp sương mù u ám của thực tại, 
thế nên thân phận con người, đặc biệt là 
hình tượng trẻ em (dù không trực tiếp bị va 
78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
đập bởi những sự kiện dữ dội, khốc liệt) 
vẫn hiện lên với tính chất chấp chới, mong 
manh, bế tắc. Nhưng vượt lên trên tất cả, 
những va chạm vào thế giới tinh thần mới 
là điều đáng kể nhất: đó là kỉ niệm, là hồi 
ức, là niềm tin, là trí nghĩ, là tưởng tượng 
thánh thiện và bao dung sẽ trôi đi không 
bao giờ trở lại như tuổi thơ của đời người. 
2.5. Trẻ thơ - niềm tin và giải pháp 
Ở những truyện ngắn cuối đời, 
A.Chekhov đã gửi gắm nhiều kì vọng về 
tương lai tươi sáng sẽ đến với nước Nga 
qua hình tượng trẻ thơ. Trẻ em trong quan 
niệm của nhà văn là biểu tượng của tâm 
hồn thánh thiện, ước mơ cao đẹp, tình cảm 
trong sáng, xúc động chân thành. Cây vĩ 
cầm cho Rothschild là một phức hợp tâm 
trạng. Chỉ chớp lấy một khúc đoạn cuối 
cùng ngắn ngủi trong cuộc đời của người 
đóng quan tài ở một thị trấn buồn tẻ nhưng 
A.Chekhov đã bộc lộ những khám phá sâu 
sắc thuộc về “tầng ngầm” của tâm lí con 
người. Nghề nghiệp, sở thích, cuộc đời, tâm 
trạng của Iakov được tạo dựng trọn vẹn 
chiếm phần lớn dung lượng lớn trong tác 
phẩm. Thế nhưng, ấn tượng đóng chốt 
chính là hình ảnh đứa bé người Do Thái 
Rothschild ở đoạn kết. Thủ pháp tương 
phản với nhiều cấp độ đã giúp nhà văn tái 
hiện trọn vẹn sự bế tắc, tàn lụi, xuống dốc 
của con người. Lối sống tẻ nhạt, quẩn 
quanh với những thói quen sinh hoạt cố 
hữu, hành động vô nghĩa, tâm trạng thờ ơ 
vô cảm không mục đích sống, không trông 
chờ vào tương lai đã khiến lão Iakov không 
rỏ được một giọt nước mắt khi người vợ 
đột ngột qua đời, vẫn lạnh lùng thản nhiên 
định giá cố quan đóng cho vợ, hắt hủi và 
tận lực xua đuổi thằng bé Rothschild khi 
cùng nhau hoà tấu trong những đám tiệc. 
Thậm chí, lão đã không ít lần khiến thằng 
bé chạy trốn trong sự sợ hãi: “Đàn chó 
cũng đuổi theo nó, sủa váng lên. Có ai đó 
cười hô hố, sau đó huýt sáo, đàn chó nhâu 
nhâu sủa dữ hơn... Sau đó chắc có một con 
cắn Rothschild, bởi vọng lại tiếng thét đau 
đớn, tuyệt vọng của nó” [6, 167]. Thế 
nhưng bước ngoặt cốt truyện đã được kiến 
tạo khi lão Iakov ra bờ sông và nhìn thấy 
tất cả những biến chuyển của thiên nhiên: 
“Ở bờ bên kia, nơi hiện đang là cánh đồng 
cỏ ngập nước, trước đây là một cánh rừng 
bạch dương bạt ngàn, còn trên quả đồi trọc 
nổi rõ phía chân trời, ngày xưa là một rừng 
thông già xanh ngăn ngắt. Trên sông xà lan 
xuôi ngược. Còn bây giờ tất cả bình địa, 
bằng phẳng, và bên bờ bên kia còn mỗi cây 
bạch dương non trẻ, cân đối, giống như 
một cô nương, đứng trơ trọi một mình. Trên 
sông chỉ thấy ngỗng và vịt, không giống với 
cảnh xà lan đi lại. Có cảm tưởng khác với 
ngày xưa, đến ngỗng cũng trở nên ít hơn” 
[6, 168]. Sự bừng tỉnh (dù khá muộn) đã 
đến với Ialov: “Cuộc đời trôi qua chẳng 
ích lợi, chẳng vui thú gì, trôi qua vô tích sự, 
chẳng ra đâu vào đâu; phía trước không 
còn tương lai, mà ngoái lại đằng sau thì 
chẳng có gì hết, ngoài những mất mát, 
những mất mát lớn đến nỗi chỉ nghĩ tới thôi 
đã thấy ớn lạnh cả người”[6, 171]. Đoạn 
kết của tác phẩm mang đến những hình ảnh 
biểu tượng đặc biệt: đó là tiếng đàn “rầu rĩ 
và cảm động” của Iakov vào phút cuối cuộc 
đời như trút tất cả những day dứt, ân hận, 
nuối tiếc; đó là hình ảnh cây vĩ cầm được 
trao tặng cho Rothschild và thằng bé tiếp 
tục chơi bản nhạc cuối đời của Iakov như 
một lời chuộc lỗi của Iakov. Tiếng đàn vĩ 
cầm của Rothschild đã chinh phục tâm hồn 
biết bao người trong thị trấn chính là niềm 
tin của A.Chekhov về tương lai mới sẽ đến 
với nước Nga thông qua hình tượng trẻ em. 
Quay trở lại với bản tính nguyên sơ, lương 
thiện của trẻ em cũng chính là một “giải 
pháp” mà nhà văn đề ra để con người tìm 
lại chính mình, tìm lại với nền tảng đạo đức. 
TẠ CH KH A HỌC SỐ 7 * 2014 79 
3. Kết luận 
Dù chỉ tái hiện bằng một vài đường 
nét chấm phá, dù chỉ là một đối tượng nhỏ 
bé trong thế giới nghệ thuật đông đảo, 
nhiều màu vẻ của truyện ngắn A.Chekhov, 
nhưng hình tượng trẻ thơ đã đọng kết trong 
lòng người đọc thật nhiều ấn tượng. Ấn 
tượng về tính cách đặc trưng, về tâm hồn, 
về số phận đã làm đầy đặn thêm sự nghiêm 
khắc trong phản ánh hiện thực đương thời 
của tác giả. Trong nghệ thuật dẫn truyện 
của nhà văn, trẻ thơ luôn được đặt trong sự 
đối sánh, tương phản với thế giới người lớn 
để độc giả tự rút ra được những kết luận thú 
vị. Nếu trẻ thơ luôn sống chân thật, hồn 
nhiên thì người lớn phải gắng gượng để che 
lấp đi sự giả dối (Chuyện đời vặt vãnh). 
Nếu trẻ thơ luôn mở lòng để đón nhận tình 
cảm yêu thương thì người lớn phải đè nén 
cảm xúc đến mức tàn nhẫn, khắc nghiệt 
(Thảo nguyên). Nếu trẻ thơ bị bóc lột đến 
tàn nhẫn, quẫn bách thì người lớn là hiện 
thân của sự độc ác, vô cảm (Buồn ngủ). 
Nhà văn đã bộc lộ một cách kín đáo nỗi lo 
sợ vì trẻ thơ sẽ trở thành người lớn trong 
tương lai để rồi tự đánh mất đi biết bao 
thiên tính tốt đẹp. Truyện ngắn của ông 
được ví như “tiếng thở dài” là vì vậy. 
Trong một tư liệu tổng két tiểu sử, 
A.Chekhov đã từng bộc bạch: “Hồi còn 
nhỏ, tôi không có thời thơ ấu” [7, 35] vì 
cách giáo dục hà khắc của người cha cùng 
cảnh sống chật vật của tầng lớp tiểu thị dân 
ở vùng tỉnh lẻ. Hình tượng trẻ em trong các 
truyện ngắn hầu như là những mảnh kí ức 
về tuổi thơ của cá nhân hoặc những bạn bè 
cùng trang lứa nên rất dung dị, chân thực, 
xúc động. Đặc biệt, khi xây dựng kiểu hình 
tượng này, A.Chekhov đã bộc lộ khả năng 
cảm nhận và biểu đạt hết sức tinh tế nét tâm 
lí chân chất, nguyên sơ, tự nhiên của trẻ em 
khiến độc giả không còn thấy được dấu ấn 
của kĩ thuật trong việc viết truyện ngắn. 
Những thông điệp bảo vệ trẻ thơ như: được 
vui chơi, được yêu thương, được tôn trọng, 
được giao hoà với thiên nhiên..v.v.. từ truyện 
ngắn của nhà văn mãi là những vấn đề giáo 
dục thiết thực trường tồn với thời gian
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đào Tuấn Ảnh (2004), Cách tân nghệ thuật Anton Chekhov, Nghiên cứu văn học, số 
8, tr. 3 - 24. 
[2] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 
[3] Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, Nghiên cứu văn học, số 7, tr 34 - 43. 
[4] A. Chekhov (2001), Truyện ngắn, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 
[5] A. Chekhov (2006), Truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 
[6] Phạm Vĩnh Cư (2005), Sáng tạo và giao lưu, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
[7] Phan Hồng Giang (2001), Sê Khốp, Nxb Hải Phòng. 
[8] Khoa Ngữ Văn - Đại học Sư phạm Hà Nội (2004), Kỉ yếu hội nghị khoa học “A.Chekhov 
và nhà trường Việt Nam” (lưu hành nội bộ), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[9] Trần Thị hương hương (2012), Đọc Chekhov - sự tiếp nhận đa diện, 
chekhov--s-tip-nhn-a-din&catid=35:chau-au&Itemid=51. 
80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC H Y N 
Abstract 
Im ge of the Child Ch r cter in A.Che hov’s Short Stories 
The child character is a special artistic image in A.Chekhov’ short stories. The focus of 
this article is to analyze the features of the character of this type from all the typical personality 
manifestations of the age group and from the psychological extraction mechanisms. Readers 
can perceive the true love together with the profound message from the image of the child 
character expressed by the author. 
 Key words: A.Chekhov, image of the child, character, short story. 

File đính kèm:

  • pdfhinh_tuong_nhan_vat_tre_tho_trong_truyen_ngan_cua_a_chekhov.pdf