Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Sau ba năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) đã

được ký kết chính thức vào ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiệp định

này được dự báo là bước đột phá đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

Chile và là cửa ngõ để thâm nhập thì trường Nam Mỹ rộng lớn. Bài viết này phân tích một số

nội dung chính của Hiệp định, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Chile thời

gian qua, từ đó nhận diện các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Thông qua phương

pháp phân tích, tổng hợp và phỏng vấn chuyên gia, kết quả nghiên cứu cho thấy VCFTA

mang đến nhiều cơ hội to lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó tiêu

biểu là việc tiếp cận một thị trường mới và đẩy mạnh xuất khẩu được các mặt hàng tiêu dùng

vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra cũng không ít, chủ yếu xuất

phát từ năng lực cạnh tranh còn thấp của hàng Việt Nam xuất khẩu và những khác biệt ở thị

trường Chile. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để triển khai các giải pháp phù hợp nhằm giúp

Việt Nam tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định này.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 1

Trang 1

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 2

Trang 2

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 3

Trang 3

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 4

Trang 4

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 5

Trang 5

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 6

Trang 6

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 7

Trang 7

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 8

Trang 8

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 8940
Bạn đang xem tài liệu "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
1 
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – CHILE: 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 
Nguyễn Tiến Hoàng1 
 Tóm tắt 
 Sau ba năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) đã 
được ký kết chính thức vào ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiệp định 
này được dự báo là bước đột phá đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường 
Chile và là cửa ngõ để thâm nhập thì trường Nam Mỹ rộng lớn. Bài viết này phân tích một số 
nội dung chính của Hiệp định, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Chile thời 
gian qua, từ đó nhận diện các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Thông qua phương 
pháp phân tích, tổng hợp và phỏng vấn chuyên gia, kết quả nghiên cứu cho thấy VCFTA 
mang đến nhiều cơ hội to lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó tiêu 
biểu là việc tiếp cận một thị trường mới và đẩy mạnh xuất khẩu được các mặt hàng tiêu dùng 
vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra cũng không ít, chủ yếu xuất 
phát từ năng lực cạnh tranh còn thấp của hàng Việt Nam xuất khẩu và những khác biệt ở thị 
trường Chile. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để triển khai các giải pháp phù hợp nhằm giúp 
Việt Nam tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định này. 
 Từ khóa: VCFTA, cơ hội, thách thức, Việt Nam. 
 Abstract 
 After three years of negotiation, Vietnam – Chile Free Trade Agreement (VCFTA) was 
officially signed on 11th November, 2011 and came into force on 1st January, 2014. It is 
expected that the agreement shall become the engine for Vietnam to promote exports to Chile 
in particular and large South American market in general. This article analyses main 
provision of the Agreement, situation of exporting to Chile and identifies opportunities and 
challenges for Vietnam. Through analytical, synthetic methods and in-depth interview, the 
result shows that VCFTA brings many potential opportunities to Vietnam, such as integrating 
a new market and promoting exportation of Vietnam’s advantage consumer goods. However, 
there are still significant challenges, mainly due to competitiveness of Vietnamese exports and 
differences in Chile market. This is an important basis for the perfomance of feasible 
solutions by Vietnam to utilize benefits from the Agreement. 
 Key words: VCFTA, opportunities, challenges, Vietnam. 
1. Đặt vấn đề 
 Cho đến nay Việt Nam đã ký kết được 16 hiệp định thương mại tự do. Đây là những 
minh chứng rõ nét cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. 
Bên cạnh các quốc gia ở Châu Á, Việt Nam còn tích cực đàm phán và ký kết với các quốc gia 
1 Trường Đại học Ngoại thương, (cơ sở 2), Email: nguyentienhoang.cs2@ftu.edu.vn 
2 
bên ngoài, trong đó tiêu biểu là Chile. Sau một thời gian đàm phán, Hiệp định thương mại tự 
do Việt Nam – Chile (VCFTA) đã được ký kết vào ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 
01/01/2014. 
Trước khi hiệp định này có hiệu lực, Chile đã ký 23 hiệp định thương mại tự do với 
hơn 60 đối tác thương mại. Đối với Chile, khoảng 93% kim ngạch xuất nhập khẩu với thế giới 
của nước này được thực hiện với các đối tác đã ký hiệp định FTA, trong đó có những nước 
cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam tại Chile như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaisia (VCCI, 
2015). Do phải chịu thuế nhập khẩu cao, giá bán lẻ hàng Việt Nam tại Chile thường đắt hơn 
và khó tiêu thụ hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được ưu đãi thuế nhập khẩu. 
Trước tình hình trên, VCFTA có hiệu lực được cho là sẽ tạo ra những cơ hội to lớn 
cho tăng trưởng thương mại giữa hai nước. Hiệp định đã mang lại hiệu quả bước đầu khi chỉ 
sau chưa đầy một năm có hiệu lực, kim ngạch thương mại hai chiều đã có bước phát triển 
mạnh. Năm 2015 là năm đầu tiên Việt Nam đạt thặng dư thương mại trong quan hệ buôn bán 
với thị trường này. Ngoài ra, Việt Nam còn được kỳ vọng là cửa ngõ cho hàng hóa Chile thâm 
nhập thị trường ASEAN và Chile là cửa ngõ cho hàng Việt Nam vào Mỹ Latinh. Mặc dù chỉ 
bao gồm các cam kết về hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư nhưng 
VCFTA vẫn được kỳ vọng tạo nên cú hích cho nền kinh tế Việt Nam, từ đó có thể mở ra thêm 
những mối quan hệ về thương mại dịch vụ và đầu tư giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh 
các cơ hội thì vẫn còn không ít thách thức, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân về năng lực 
cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, sự khác biệt 
về văn hóa Do vậy, việc nghiên cứu các cơ hội và thách thức này là cần thiết nhằm giúp 
Việt Nam tối đa hóa lợi ích có được từ Hiệp định. 
Về chủ đề này, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan 
hệ thương mại Việt Nam – Chile trước và sau khi ký kết hiệp định thương mại song phương. 
Một số công trình tiêu biểu như bài viết “Impacts of free trade agreements on Viet Nam’s 
economy” đăng trên trang web vietnambreakingnews.com vào tháng 11/2015, bài viết “Main 
aspects of the FTA signed between Chile and Vietnam”  ... ận thị trường mới 
Một là, ngoài việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng trong nước, VCFTA hình thành đã 
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam mở rộng hoạt động kinh 
doanh sang một thị trường tiềm năng mới là Chile. Từ đây, các doanh nghiệp có thể tận dụng 
được các cam kết tự do hóa thương mại của Hiệp định, nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng 
sản lượng hàng hóa và xúc tiến hoạt động xuất khẩu dễ dàng hơn, đồng thời có thể đa dạng 
thêm nhiều mặt hàng khác mà trước kia chịu nhiều ảnh hưởng từ rào cản thương mại ở thị 
trường Chile. 
Hai là, Chile là quốc gia đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh ký kết hiệp định thương mại tự 
do với Việt Nam. Đây được xem là cửa ngõ giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị 
trường rộng lớn ở Mỹ Latinh như Brazil, Argentina, Ngoài ra, nếu VCFTA mang lại hiệu 
quả cao cho hai quốc gia sẽ là hình mẫu cho việc mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia 
khác trong khu vực này. 
Ba là, khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được hàng hóa sang thị trường Chile 
thì cũng có khả năng chinh phục được cả 33 thị trường thuộc khu vực Mỹ Latinh. Hiện Chile 
cùng với Mexico, Peru, Colombia đã thành lập Liên minh Thái Bình Dương, Chile cũng đã có 
hiệp định thương mại với các nước trong khu vực. Do vậy, nếu hàng hóa của Việt Nam có thể 
vào được thị trường Chile thì cũng có thể thâm nhập vào các thị trường khác trong Liên minh 
Thái Bình Dương và thị trường các nước Mỹ Latinh. 
Bốn là, Chile đang là nước có mức đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trong các nước Mỹ 
Latinh. Chile chủ yếu đầu tư vào các trung tâm thương mại, siêu thị để bán hàng. Hệ thống 
siêu thị của họ có ở hầu hết ở các nước Mỹ Latinh. Do đó, với lợi thế thuế suất 0%, thông qua 
5 
kênh phân phối của Chile, hàng hóa Việt Nam có cơ hội được giới thiệu và hiện diện ở thị 
trường các nước Mỹ Latinh. 
4.2. Cơ hội tiếp cận nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt 
Chile là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đứng đầu thế giới về trữ lượng khai 
thác và chế biến đồng, litio và xếp thứ 2 thế giới về sản xuất i-ốt và molipden. Ngoài ra, Chile 
còn có các khoáng sản quý hiếm khác như vàng, bạc và nhiều loại đá quý. Ngành công nghiệp 
khai khoáng rất phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Chile. 
Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương 
Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam nhập khẩu từ Chile chủ yếu là nguyên liệu phục vụ 
sản xuất hàng xuất khẩu như đồng để làm dây và cáp điện, gỗ rừng trồng để sản xuất đồ gỗ, 
bột cá để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi tôm cá, bột giấy. Nhập khẩu các loại 
nguyên liệu này từ năm 2011 chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ 
Chile. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu một số sản phẩm khác như rượu vang, hoa quả 
tươi, thịt gia cầm, là những sản phẩm có hàm lượng chế biến cao phụ thuộc vào môi trường, 
điều kiện tự nhiên của Chile. 
Tính chung từ năm 2011 đến nay, Việt Nam vẫn nhập siêu từ Chile. Điều này cho thấy 
hàng nhập khẩu từ Chile đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt 
Nam. Vì vậy, VCFTA sẽ là cơ sở tạo điều kiện cho việc nhập khẩu hàng hóa từ Chile vào 
Việt Nam dễ dàng hơn, từ đó các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội được tiếp cận với 
nguyên vật liệu chất lượng tốt với giá cả phù hợp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phục vụ xuất 
khẩu sang các thị trường tiềm năng. 
Một ví dụ cụ thể là trường hợp Việt Nam nhập khẩu đồng từ Chile để chế tạo dây điện 
và dây cáp điện. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dây điện và cáp 
điện của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 6/2016 đạt trị giá 68,5 triệu USD, tăng 
4,9% so với tháng 5/2016. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 422 
triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2015. Sản phẩm dây điện và cáp điện được đánh 
6 
giá là một trong những nhóm mặt hàng đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp 
của Việt Nam. Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây điện 
và cáp điện, trong đó có nhiều công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước 
ngoài để đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này với quy mô lớn và có dây chuyền công nghệ 
hiện đại2. 
4.3. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu 
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Chile gồm có giày dép 
các loại, hàng may mặc, gạo, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ Thị trường Chile có 
nhu cầu cao về các mặt hàng thiết yếu này nhưng nhân lực sản xuất lại rơi vào tình trạng dân 
số già nên điều kiện phát triển còn hạn chế. Bên cạnh đó, đời sống người dân Chile trong 
những năm gần đây được cải thiện đáng kể dẫn đến sức mua khá cao. Do vậy, VCFTA có 
hiệu lực sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cơ bản, thiết yếu từ Việt Nam sang 
thị trường này. 
Ngoài ra, thị trường Chile chưa đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa như Hoa Kỳ, 
Nhật Bản, các nước EU và cũng chưa từng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với 
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Tuy 
nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh nhiều với hàng giá rẻ từ các quốc gia như 
Trung Quốc, Ấn độ, Bangladesh và các nước trong khu vực như Peru, Paraguay, Uruguay, 
Bolivia và Colombia. 
4.4. Cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
VCFTA sẽ mở ra cơ hội gia tăng hoạt động đầu tư của Chile vào Việt Nam. Hiện đã 
có một số tập đoàn của Chile đang triển khai các hoạt động đầu tư vào Việt Nam ở những 
ngành họ có thế mạnh. Hiệp định VCFTA giúp hai nền kinh tế bổ trợ cho nhau. Mặc dù Việt 
Nam nhập siêu từ Chile nhưng chủ yếu là nhập các nguyên liệu phục vụ sản xuất nên không 
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngoại thương. Bên cạnh đó, Việt Nam xuất khẩu sang 
Chile chủ yếu các mặt hàng thành phẩm. Như vậy, các mặt hàng hiện nay mà hai quốc gia 
đang trao đổi có tính chất bổ sung, ít cạnh tranh. Việc thu hút đầu tư của các tập đoàn từ Chile 
sang Việt Nam được đánh giá là tiềm năng lớn về hiệu quả kinh tế. 
Bên cạnh đó, Chile là quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định với một số công nghệ 
sản xuất đạt chất lượng quốc tế. Tại quốc gia này, một trong những công nghệ đi đầu là công 
nghệ bảo vệ môi trường trong sản xuất. Thông qua hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp 
Chile, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi, tiếp cận với công nghệ hiện đại để gia tăng 
giá trị cho sản phẩm và hướng đến sự phát triển bền vững. 
5. Thách thức đối với Việt Nam 
5.1. Thách thức về sức cạnh tranh 
Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Chile vẫn 
còn gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với hàng hóa từ các quốc gia khác như Trung Quốc, 
Malaisia Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ năng lực cạnh tranh còn hạn chế của các doanh 
2 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015, Hồ sơ thị trường Chile. 
7 
nghiệp Việt Nam. Cần lưu ý là theo các thỏa thuận thương mại đã được thiết lập, hàng hóa từ 
các quốc gia khác xuất khẩu sang thị trường Chile vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan tương tự 
như trong VCFTA. Do vậy, khi Hiệp định này có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam có 
môi trường bình đẳng để cạnh tranh với các đối thủ đến từ quốc gia khác chứ không phải là 
được ưu đãi hơn. 
Bên cạnh đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Chile vẫn chưa có 
chuyển biến mạnh, vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tiêu dùng, thâm dụng lao động. 
Giá trị gia tăng của các mặt hàng còn hạn chế và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xuất 
khẩu sang thị trường này. 
5.2. Thách thức về thị trường 
Trước khi VCFTA có hiệu lực, Chile đã ký đến 23 hiệp định thương mại tự do, tiêu 
biểu với các quốc gia như Hoa Kỳ, Mêxicô, Canađa, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, 
Malaisia, Panama, Costa Rica, El Salvador, Australia. Liên minh Châu Âu Có thể nhận 
thấy tại thị trường Chile, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh 
tranh là doanh nghiệp đến từ các quốc gia có nền sản xuất phát triển nhất trên thế giới. Trong 
bối cảnh mà doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất lợi như thiếu thông tin thị trường, chưa có 
đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cao, còn thiếu sót trong khâu quản lý, công nghệ chưa tiên 
tiến thì việc cạnh tranh với doanh nghiệp từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung 
Quốc là rất khó khăn. 
Theo chuyên gia Phạm Văn Chắt3: “Giá cả hàng hóa xuất khẩu là yếu tố cơ bản nhất 
để hàng hóa của Việt Nam tìm được chỗ đứng ở thị trường Chile. Có thể nói việc phân phối, 
bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng ở thị trường Chile là sự cạnh tranh khốc liệt của các sản 
phẩm đến từ Châu Á như hàng dệt may, giày dép, đồ dùng gia đình, các sản phẩm và linh kiện 
điện tử”. Ngoài ra, chi phí dịch vụ logistics và giá cước vận tải từ các cảng Việt Nam đến 
Chile cũng cao hơn khoảng 25-30% so với cước phí vận tải từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Ngoài 
ra, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Châu Mỹ nói chung và Chile nói riêng 
cũng thường chậm hơn từ 10-15 ngày so với hàng hóa vận chuyển từ Trung Quốc, Hong 
Kong, Singapore và Hàn Quốc vì hàng đi từ Việt Nam thường phải chuyển tải qua Singapore 
hoặc Hong Kong (VCCI, 2015). 
5.3. Thách thức về cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hóa 
Chile là quốc gia đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và có mức độ hội nhập 
cao. Do vậy, hàng rào kỹ thuật và các quy định về vệ sinh dịch tễ của quốc gia này cũng tiệm 
cận với thông lệ quốc tế hiện nay. Mặc dù thuế nhập khẩu vào thị trường này được cắt giảm 
về 0% nhưng việc áp dụng các biện pháp về bảo hộ sản xuất, các quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu 
về vệ sinh an toàn thực thẩm, đòi hỏi nhãn mác hàng hóa, truy nguồn gốc, đòi hỏi mẫu mã, 
trách nhiệm xã hội... sẽ trở thành rào cản không dễ dàng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. 
Ngoài ra, có thể nhận thấy cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Chile tập 
trung chủ yếu ở các mặt hàng tiêu dùng, thâm dụng lao động vốn dĩ là chủng loại hàng bị áp 
dụng chặt chẽ các quy định này. 
3 Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam – Phỏng vấn của tác giả. 
8 
Cũng theo chuyên gia Phạm Văn Chắt: “Các thách thức về vấn đề trách nhiệm xã hội 
và môi trường liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 
nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu. Các thách thức liên quan đến 
vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ có rủi ro lớn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng 
hóa tiêu dùng. Ngoài ra, vấn đề thương hiệu, ghi nhãn hàng hóa và truy xuất nguồn gốc là yêu 
cầu bắt buộc khi thâm nhập bất kỳ thị trường nào, bao gồm cả thị trường Chile. Nếu không 
đáp ứng được điều này thì sẽ trở thành bất lợi lớn đối với Việt Nam”. Đây rõ ràng là thách 
thức không nhỏ đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam. 
Như vậy, mặc dù Hiệp định VCFTA đã được ký kết và cơ hội đối với các nhà xuất 
khẩu của Việt Nam tại thị trường này đang rộng mở nhưng vẫn còn nhiều rào cản phi thuế 
quan là lực cản đối với hàng hóa của Việt Nam. Việc đáp ứng các quy định này đòi hỏi các 
doanh nghiệp phải nghiên cứu và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ theo hướng bền vững. 
5.4. Thách thức về năng cao năng lực tổ chức và quản lý chuyên môn 
Một trong những thách thức đặt ra với cơ quan quản lý nhà nước hiện nay là cần phải 
hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách về phát triển các ngành công 
nghiệp nội địa, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ. Hạn chế này đã khiến cho năng lực cạnh tranh 
của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều do không được hỗ trợ bởi năng 
lực nội tại của nền kinh tế. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường nói chung và 
Chile nói riêng sẽ tiếp tục ở vị thế bất lợi trong cạnh tranh với hàng từ các quốc gia khác khi 
tình trạng này vẫn không được cải thiện. 
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam chưa xây dựng và vận hành được cơ chế cảnh báo 
phòng vệ thương mại tại thị trường Nam Mỹ nói chung và Chile nói riêng. Cần lưu ý rằng đây 
là những thị trường có khoảng cách địa lý rất xa Việt Nam, có nhiều đặc điểm về thị hiếu, văn 
hóa tiêu dùng không giống các thị trường khác. Do vậy, khi đẩy mạnh xuất khẩu sang thị 
trường này, nguy cơ của các vụ việc phòng vệ thương mại là khá lớn. Việc thiết lập và vận 
hành cơ chế này sẽ trở thành động lực hỗ trợ to lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của 
Việt Nam sang thị trường Chile. 
5.5. Thách thức về thiếu thông tin thị trường 
Các phân tích nêu trên cho thấy Chile là thị trường còn mới mẻ đối với nhiều doanh 
nghiệp Việt Nam. Do khoảng cách địa lý và sự khác biệt trong văn hóa tiêu dùng nên trước 
khi quyết định thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ thông 
tin về thị trường này qua các kênh khác nhau như Thương vụ Việt Nam tại Chile, các doanh 
nghiệp Việt Nam đã và đang xuất khẩu hàng sang thị trường Chile, các nhà nhập khẩu của 
Chile 
Theo chuyên gia Phạm Văn Chắt: “Việc thiếu thông tin về thị trường là rất đáng lo 
ngại vì nếu không biết được tình hình thị trường và cơ chế hội nhập thì sẽ rất khó cho doanh 
nghiệp trong việc xác định đâu là cơ hội và đâu là thách thức. Bên cạnh nguyên nhân từ phía 
doanh nghiệp thì việc truyền đạt thông tin từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đến doanh 
nghiệp dường như vẫn chưa mang lại hiệu quả. Nếu không có thông tin, không được hướng 
dẫn thực hiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó trong việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn, do 
9 
đó, các giải pháp đưa ra không mang tính thực tiễn và khó thực thi. Đây là một thách thức lớn 
trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt tại thị trường Chile”. 
6. Kết luận 
Các phân tích nêu trên cho thấy cơ hội do VCFTA mang lại cho doanh nghiệp xuất 
khẩu của Việt Nam là rất tiềm năng. Đây là thị trường có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng là 
thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra 
cũng rất đáng kể, chủ yếu xuất phát từ năng lực cạnh tranh còn hạn chế của hàng Việt Nam 
xuất khẩu và những khác biệt ở thị trường Chile mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có 
đầy đủ thông tin. 
Việc tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức này đòi hỏi phải triển khai thực hiện 
một hệ thống giải pháp đồng bộ và khả thi từ nhiều phía: các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp 
hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu. Các giải pháp cần có lộ trình thực hiện cụ thể gắn 
với các cam kết trong Hiệp định, thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 
cũng như các diễn biến trên thị trường Chile. 
Tài liệu tham khảo 
1. Malaisia External Trade Development Corporation (MATRADE) (2007), Product Market 
Study on Footwear in Chile. 
2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI (2015), Hồ sơ thị trường Chile. 
3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI (2014), Văn bản Hiệp định thương 
mại tự do Việt Nam – Chile. 
4. Standard Trade Portal (2014), Do Business With Chile. 
5. Tổng cục Hải quan (2015), Xuất khẩu hàng hóa sang một số nước/ vùng lãnh thổ chia 
theo mặt hàng chủ yếu năm 2015. 

File đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam_chile_co_hoi_va_thach_th.pdf