Hiện tượng nối âm trong bài hát tiếng Anh
Trong các giáo trình cũng như các công trình nghiên cứu về ngữ âm tiếng Anh, các
tác giả thường đề cập đến hiện tượng nối âm trong chuỗi lời nói (connected speech). Khi
nói ở tốc độ cao, một số từ được nối với từ kế tiếp, âm thanh biến thành một cụm âm. Trong
quá trình ấy, một số âm mất đi, một số âm được thêm vào, một số âm được chuyển từ từ
này sang từ khác, một số âm thay đổi và một số khác được nói hầu như đồng thời. Các hiện
tượng trên được xếp vào các mục như sau: giai điệu (rhythm), đồng hóa (assimilation), nuốt
âm (elision), và nối âm (linking or liaison) (Roach, 1983).
Richards, Platt, J. & Platt, H. (2007) đã định nghĩa (tạm dịch) hiện tượng nối âm
trong chuỗi lời nói là sự kết nối giữa các từ, đặc biệt là khi từ hai từ bắt đầu bằng một
nguyên âm. Ví dụ như, trong tiếng Anh, cụm an egg thường được phát âm là /ə‟neg/ mà hầu
như không có sự tách biệt giữa hai từ.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các cách thức phân loại các trường hợp nối âm.
Mortimer, C. (1985) cho rằng, nối âm xảy ra trong ba trường hợp: phụ âm cuối nối với
nguyên âm đầu của từ kế tiếp, trường hợp của âm „r‟ và trường hợp cuối cùng là khi nguyên
âm cuối nối với nguyên âm đầu của từ tiếp theo. Quan điểm này cũng được sử dụng trong
các tài liệu như “Pronunciation Tasks” (Hewings, M., 2000), “Accurate English” (Dauer,
R., 1993). Rõ ràng, đây là những trường hợp thường gặp nhất của hiện tượng nối âm, và
cách phân loại như trên là phù hợp để giới thiệu cho người học ở mức độ trung cấp hoặc
thấp hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện tượng nối âm trong bài hát tiếng Anh
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 93-98 93 HIỆN TƯỢNG NỐI ÂM TRONG BÀI HÁT TIẾNG ANH Nguyễn Như Ý* Trường Đại học Phú Yên Ngày nhận bài: 04/05/2020; ngày nhận đăng: 08/06/2020 Tóm tắt Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu và chỉ ra các khác biệt giữa hiện tượng nối âm trong các bài hát tiếng Anh so với hiện tượng nối âm trong hoạt động giao tiếp bằng lời thông thường. Bài viết cũng đề xuất những điểm người dạy cần lưu ý khi sử dụng các bài hát để dạy về hiện tượng nối âm. Từ khóa: hiện tượng nối âm, bài hát tiếng Anh 1. Đặt vấn đề Từ trước đến nay, người dạy và học tiếng Anh thường xuyên sử dụng các bài hát để rèn luyện ngữ pháp, trau dồi thêm từ vựng và ngữ âm. Có thể nói, các bài hát tiếng Anh là một phương tiện hiệu quả và linh hoạt để người dạy có thể dùng trong việc giải thích và hướng dẫn người học về hiện tượng nối âm (liaison) trong tiếng Anh. Bài viết này trình bày kết quả thống kê tần suất xuất hiện của mỗi loại nối âm, chỉ ra các trường hợp nối âm không theo quy tắc đã xuất hiện trong các bài hát, từ đó đề xuất những điều người dạy và người học cần lưu ý khi sử dụng bài hát để dạy – học về hiện tượng ngữ âm thú vị này, từ đó giúp cải thiện kỹ năng nghe – nói của người học. 2. Hiện tượng nối âm Trong các giáo trình cũng như các công trình nghiên cứu về ngữ âm tiếng Anh, các tác giả thường đề cập đến hiện tượng nối âm trong chuỗi lời nói (connected speech). Khi nói ở tốc độ cao, một số từ được nối với từ kế tiếp, âm thanh biến thành một cụm âm. Trong quá trình ấy, một số âm mất đi, một số âm được thêm vào, một số âm được chuyển từ từ này sang từ khác, một số âm thay đổi và một số khác được nói hầu như đồng thời. Các hiện tượng trên được xếp vào các mục như sau: giai điệu (rhythm), đồng hóa (assimilation), nuốt âm (elision), và nối âm (linking or liaison) (Roach, 1983). Richards, Platt, J. & Platt, H. (2007) đã định nghĩa (tạm dịch) hiện tượng nối âm trong chuỗi lời nói là sự kết nối giữa các từ, đặc biệt là khi từ hai từ bắt đầu bằng một nguyên âm. Ví dụ như, trong tiếng Anh, cụm an egg thường được phát âm là /ə‟neg/ mà hầu như không có sự tách biệt giữa hai từ. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các cách thức phân loại các trường hợp nối âm. Mortimer, C. (1985) cho rằng, nối âm xảy ra trong ba trường hợp: phụ âm cuối nối với nguyên âm đầu của từ kế tiếp, trường hợp của âm „r‟ và trường hợp cuối cùng là khi nguyên âm cuối nối với nguyên âm đầu của từ tiếp theo. Quan điểm này cũng được sử dụng trong các tài liệu như “Pronunciation Tasks” (Hewings, M., 2000), “Accurate English” (Dauer, R., 1993). Rõ ràng, đây là những trường hợp thường gặp nhất của hiện tượng nối âm, và cách phân loại như trên là phù hợp để giới thiệu cho người học ở mức độ trung cấp hoặc * Email: nguyennhuy.dhpy@gmail.com 94 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 93-98 thấp hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách phân loại cụ thể và chính xác hơn, dựa trên các tài liệu như “Teaching American English Pronunciation” (Avery, P., and Ehrlich, S, 1992), “Well said” (Grant, L., 2003), “American Accent Training” (Cook, A., 1991), “Sound Advice” (Hagen, S. A., 2002). Theo đó, chúng ta có thể phân loại các trường hợp nối âm thành bốn nhóm: nối phụ âm – nguyên âm (C - V), nối phụ âm – phụ âm (C - C), nối nguyên âm – nguyên âm (V - V), và trường hợp nối với các âm trong nhóm t, d, s, z. Một số ví dụ có thể tìm thấy trong các bài hát tiếng Anh như sau: phụ âm – nguyên âm: „I guess◡I feel◡alright‟ (4 in the morning – Gwen Stefanie) hay „I‟m sorry „bout the things◡I‟ve done‟ (25 minutes – Michael learn to rock); phụ âm – phụ âm: „..There's◡ something you don't understand. I want◡ to be your man‟ („Nothing to lose‟ – Michael Learns to Rock); nguyên âm – nguyên âm: „and all I know◡is‟ (4 in the morning – Gwen Stefanie); /t, d, s, z /– /j/: „so won‟t◡you please come on in‟ (Because I love you – Stevie B). Dù khác nhau về cách thức phân loại, các tác giả trên đều thống nhất rằng, nối âm chỉ xảy ra với các từ trong cùng một nhóm suy nghĩ (thought group) được liên kết với nhau trong chuỗi lời nói nhanh (rapid speech) để tạo độ mượt mà cho phát ngôn. 3. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành các bước: chọn bài hát (150 bài trên các website chính thức của ca sĩ, nhóm nhạc), thống kê số lần xuất hiện mỗi loại cụ thể của hiện tượng nối âm, và tìm ra các trường hợp nối âm không theo quy luật. 4. Kết quả 4.1. Tần suất xuất hiện của các loại nối âm Kết quả phân loại các trường hợp nối âm trong các bài hát được trình bày tại bảng 1 và hình 1. Như vậy, có sự cách biệt lớn về tần suất xuất hiện giữa bốn loại nối âm trong các bài hát. Nối phụ âm – nguyên âm (C-V) là loại phổ biến nhất, chiếm 67.57%, sau đó là nối phụ âm – phụ âm (C-C), nguyên âm – nguyên âm (V-V), tương ứng với 12.04% và 11.53%. loại nối r. /t, d, s, z/ - /j/ là ít phổ biến nhất, chiếm chỉ 8.87%. 8.87% 11.53% C-V liaisons C-C liaisons V-V liaisons 12.04% t, d, s, z - j 67.57% Hình 1: Các loại nối âm (chia theo tỷ lệ) Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 93-98 95 Bảng 1: Tần xuất xuất hiện của các trường hợp nối âm trong các bài hát được khảo sát C-V Plosive (p, b, t, d, k, g) -V 1121 Nasal (m, n, ŋ) - V 342 Fricative (f, v, θ, ð, s, z, ʃ, ʒ, h) - V 855 2925 Affricative (tʃ, dʒ) - V 49 Approximant (w, r, j)- V 396 Lateral (l) - V 162 Identical C 262 C-C t-d 73 Behind the teeth tʃ- j 0 s-z 0 Similar C ʃ- ʒ 0 At the lips p-b 1 f-v 0 In the throat 521 k-g 0 p 2 b 0 k 15 Stop C g 1 t 70 d 97 V-V Rounded V – rounded V by /w/ 153 297 Spread V – Spread V by /j/ 144 t, d, s, z - j t + j =/tʃ/ 199 d + j =/j/ 133 384 s + j =/ʃ/ 50 z + j =/ʒ/ 2 Qua kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy, hiện tượng nối âm trong bài hát tiếng Anh không chỉ xảy ra theo các quy tắc thông thường như trong lời nói, cụ thể như sau: 4.2. Quy tắc nối trong cùng một nhóm biểu đạt cùng suy nghĩ (thought group) bị phá vỡ trong các bài hát Như đã trình bày, trong phát ngôn thông thường, người nói chỉ nhóm các từ trong cùng một nhóm suy nghĩ (thought group), tức là người nói sẽ dừng lại theo đúng các khoảng dừng nghỉ (pause groups). Kiến thức ngữ pháp sẽ giúp người nói biết cần phải dừng nghỉ (pause) đúng chỗ, ví dụ như trước các dấu câu (. , ; ? ! “), trước các liên từ (and, or, but, which, that, since), và giữa các đơn vị ngữ pháp như mệnh đề, cụm từ, câu. Theo quy tắc trên, một đoạn bài hát “The show” của Lenka Eden sẽ được trình bày như sau. Lưu ý, chúng tôi sử dụng dấu “|” để đánh dấu các nhóm dừng nghỉ. “() Slow ◡it ◡down|, make ◡it stop| or◡ else my heart◡ is going to pop| 96 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 93-98 'Cause◡ it's too much|, yeah it's◡ a lot◡ to be something| I'm not| I'm◡ a fool◡ out of love| 'cause ◡I just ◡can't ◡get ◡enough| I'm just◡ a little bit◡ caught◡ in the middle| Life◡ is◡ a maze| and love◡ is◡ a riddle| I don't◡ know| where to go|, can't◡ do◡ it ◡alone| I've tried| and ◡I don't◡ know why| ()” I'm just ◡a little girl lost◡ in the moment| I'm so scared| but◡ I don't show◡ it| I can't figure◡ it ◡out|, it's bringing me down| I know| I've got◡ to let◡ it go| and◡ just ◡enjoy the show| ()” Như vậy, trong phần lời bài hát, chúng ta có 24 nhóm dừng nghỉ, và theo quy tắc, một người bản ngữ ở tốc độ nói bình thường, sẽ tạo ra 37 chỗ nối âm trong 24 nhóm dừng nghỉ này. Tuy nhiên, khi ca sĩ trình bày bài hát này, đã có sự nối âm không cùng nhóm dừng nghỉ như sau: “() Slow ◡it down|, make ◡it stop| or ◡else my heart ◡is| going to pop| 'Cause ◡it's too much|, yeah it's◡ a lot| to be something I'm not| I'm ◡a fool| out ◡of love| 'cause◡ I just can't get ◡enough| I'm just ◡a little bit caught◡| in the middle| Life ◡is ◡a maze| and love ◡is◡ a riddle◡ I |don't know where to go|, can't do it alone I've tried |and ◡I don't know why| I'm just◡ a little girl| lost ◡in the moment| I'm so scared◡| but◡ I don't show ◡it I |can't figure ◡it out, it's bringing me down◡ I know |I've got◡ to let ◡it go| and just◡ enjoy the show| ()” Dù ca sĩ đã thực hiện đúng 24 chỗ dừng nghỉ, nhưng đáng nói là các chỗ dừng nghỉ của ca sĩ không trùng khớp với chỗ dừng nghỉ được thực hiện trong lời nói thông thường. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến trong các bài hát tiếng Anh, khi mà các ca sĩ thực hiện nối âm không chỉ trong nội bộ cụm từ, mệnh đề hay câu như quy tắc. Ngoài ra, ca sĩ cũng không thực hiện toàn bộ chỗ nối âm theo quy tắc, mà chỉ thực hiện 28 chỗ nối, bao gồm cả 4 chỗ không theo quy tắc. Như vậy, rõ ràng nhịp điệu của bài hát có ảnh hưởng lớn đến việc nối âm trong các bài hát. Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 93-98 97 4.3. Tốc độ và ảnh hưởng của tốc độ đối với hiện tượng nối âm trong các ca khúc Thông thường, quy tắc thứ hai trong việc nối âm là khi người ta nói càng nhanh, sẽ có càng nhiều chỗ nối âm được thực hiện. Tuy nhiên, quy tắc này cũng không hoàn toàn chính xác trong các ca khúc tiếng Anh. Trong một số bài hát, dù được hát rất chậm vẫn xuất hiện nhiều chỗ nối âm, hay ngược lại, một số bài hát có tiết tấu nhanh lại có ít xảy ra hiện tượng nối âm. Ca sĩ mất 46.23 giây để hát đoạn nhạc sau trong ca khúc „Beauty and the Beast‟, chậm hơn rất nhiều một người nói ở tốc độ trung bình. Tuy vậy, có nhiều chỗ nối âm đã được thực hiện, và chính các chỗ nối âm đó khiến người nghe cảm nhận được sự mượt mà, uyển chuyển trong giai điệu, ca từ và cảm xúc của người hát. “() Tales◡ as◡ old◡ as time True as◡ it can be Barely even friends Then somebody bends Unexpectedly Just◡ a little change Small, to say the least Both◡ a little scared Neither one prepared Beauty and the Beast ()” („Beauty and the Beast‟ - Pealo Bryson feat Celine Dion) Ngược lại, cũng có bài hát có nhịp rất nhanh, nhưng ca sĩ lại hát riêng lẻ từng từ mà không thực hiện bất kỳ chỗ nối âm nào như trong ví dụ sau, do vậy, có thể thấy, khi hát, ca sĩ có thể không thực hiện quy tắc nối âm thông thường. “() (Bridge) Night and day there's a burning down inside of me: Oh, burning love with a yearning that won't let me be Down I go and I just can't take it all alone. I really should be holding you, holding you, Loving you, loving you Tragedy: When the feeling's gone and you can't go on, It's tragedy. When the morning cries and you don't know why, It's hard to bear. With no one to love you, you're goin' nowhere. Tragedy: When you lose control and you have no soul, It's tragedy. When the morning cries and you don't know why, It's hard to bear. With no one to love you, you're goin' nowhere. () („Tragedy‟ – The Bee Gees) 98 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 93-98 5. Kết luận Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng, việc sử dụng các ca khúc trong việc dạy – học về hiện tượng nối âm trong tiếng Anh là một biện pháp tương đối tốt vì vừa cung cấp được kiến thức cần truyền đạt, vừa tăng sự hứng thú của người học. Tuy nhiên, bên cạnh việc xảy ra theo các quy tắc về mặt lý thuyết, nối âm trong các bài hát tiếng Anh còn phụ thuộc vào chủ ý của người hát và tác động của nhịp điệu ca khúc. Do vậy, người dạy cần cẩn trọng khi lựa chọn các ca khúc để truyền đạt phần kiến thức về hiện tượng nối âm, giúp người học tiếp thu và luyện tập hiệu quả hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Hagen, S. (2002). Sound Advice. Nxb TP HCM. Conner, J. (1980). Better English Pronunciation (2nd edition). Cambridge University Press. Conney, T., Cleary, C., & Holden, B. (2008). Top-up listening 3. San Francisco, CA: ABAX. Cook, A. (2000). American accent training (2nd ed.). New York: Barron's. Daucer, R. M. (2002). Accurate English Acomplete Course in Pronunciation. Nxb TP HCM. Grant, L. (2003). Well Said Pronunciation For Clear Communication. Nxb TP HCM. Hancock, M. (2000). Singing Grammar - Teaching grammar through songs. Cambridge: Cambridge University Press. Hewings, M. (2000). Pronunciation tasks. Nxb TP HCM. Mortimer, C. (1985). Elements of Pronunciation. Cambridge University Press. Richards, J. C., Platt, J., & Platt, H. (2007). Longman dictionary of language teaching & applied linguistics. Petaling Jaya: Longman Malaysia. Roach, P. (1991). English Phonetics and Phonology (2nd ed.). Cambridge: Cambridge University Press. Scrivener, J. (2005). Learning Teaching (2nd ed.). Oxford: Macmillan. Phenomena of liaisons in English songs Nguyen Nhu Y Phu Yen University Email: nguyennhuy.dhpy@gmail.com Received: May 04, 2020; Accepted: June 08, 2020 Abstract The article investigates the phonological process of liaisons in connected speech in English songs. The aims are to examine the differences between liaisons in English songs and those in daily conversations, from which, propose some recommendations with a view to choosing and using songs in teaching and practicing liaisons. Key words: liaison, English songs
File đính kèm:
- hien_tuong_noi_am_trong_bai_hat_tieng_anh.pdf