Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake

Khoảng vài năm trở lại đây, xu hướng sử dụng đồ hiệu, khoác lên mình những bộ quần áo từ các

thương hiệu nổi tiếng hay local brand ” thương hiệu địa phương ở Việt Nam của giới trẻ trở nên phổ

biến hơn nhiều. Hình thức là yếu tố ngày càng được chú trọng trong xã hội ngày nay, giới trẻ cũng

ngày càng chăm chút hơn cho diện mạo để có thể tự tin khi bước ra ngoài đường. Có một quy luật

ngầm mà ai cũng biết rằng người khác sẽ nhìn vào đôi giày đầu tiên hay set đồ đang mặc trên

người như thế nào và từ đó có ấn tượng, đánh giá đầu tiên về một người. Chính vì vậy, nhiều người

đã không tiếc nuối chi một số tiền không nhỏ để mua về cho mình một đôi giày hàng hiệu chính

hãng, cây hàng hiệu xa xỉ. Đương nhiên, không phải ai cũng có điều kiện diện những món đồ sang

chảnh như vậy, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nhiều người cho rằng chỉ cần đôi giày đó

đẹp và phù hợp với bản thân mình, vừa với túi tiền thì fake hay real cũng chẳng quan trọng. Cũng

từ đó mà hàng loạt các vấn đề, quan điểm trái chiều ra đời và gây ra không ít tranh cãi trên mạng

xã hội. Thậm chí chỉ có con nhà giàu mới được dùng hàng chính hãng hay những sự khinh bỉ, cười

nhạo khi bạn bè dùng hàng fake. Vì vậy, bài báo sẽ tập trung phân tích thực trạng suy nghĩ của

sinh viên HUTECH về hàng chính hãng và hàng fake, qua đó đưa ra đề xuất nhằm hạn chế những

suy nghĩ, hành vi tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của các bạn sinh viên trong

trường HUTECH.

Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake trang 1

Trang 1

Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake trang 2

Trang 2

Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake trang 3

Trang 3

Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake trang 4

Trang 4

Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 8520
Bạn đang xem tài liệu "Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake

Góc nhìn sinh viên Hutech về trang phục học đường - Đồ real hay fake
2197 
GÓC NHÌN SINH VIÊN HUTECH 
VỀ TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG - ĐỒ REAL HAY FAKE 
Nguyễn Lê Vy, Lâm Nguyễn Hoài Châu 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Hoàng Trung Kiên 
TÓM TẮT 
Khoảng vài năm trở lại đây, xu hướng sử dụng đồ hiệu, khoác lên mình những bộ quần áo từ các 
thương hiệu nổi tiếng hay local brand ” thương hiệu địa phương ở Việt Nam của giới trẻ trở nên phổ 
biến hơn nhiều. Hình thức là yếu tố ngày càng được chú trọng trong xã hội ngày nay, giới trẻ cũng 
ngày càng chăm chút hơn cho diện mạo để có thể tự tin khi bước ra ngoài đường. Có một quy luật 
ngầm mà ai cũng biết rằng người khác sẽ nhìn vào đôi giày đầu tiên hay set đồ đang mặc trên 
người như thế nào và từ đó có ấn tượng, đánh giá đầu tiên về một người. Chính vì vậy, nhiều người 
đã không tiếc nuối chi một số tiền không nhỏ để mua về cho mình một đôi giày hàng hiệu chính 
hãng, cây hàng hiệu xa xỉ. Đương nhiên, không phải ai cũng có điều kiện diện những món đồ sang 
chảnh như vậy, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nhiều người cho rằng chỉ cần đôi giày đó 
đẹp và phù hợp với bản thân mình, vừa với túi tiền thì fake hay real cũng chẳng quan trọng. Cũng 
từ đó mà hàng loạt các vấn đề, quan điểm trái chiều ra đời và gây ra không ít tranh cãi trên mạng 
xã hội. Thậm chí chỉ có con nhà giàu mới được dùng hàng chính hãng hay những sự khinh bỉ, cười 
nhạo khi bạn bè dùng hàng fake... Vì vậy, bài báo sẽ tập trung phân tích thực trạng suy nghĩ của 
sinh viên HUTECH về hàng chính hãng và hàng fake, qua đó đưa ra đề xuất nhằm hạn chế những 
suy nghĩ, hành vi tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của các bạn sinh viên trong 
trường HUTECH. 
Từ khóa: Chú trọng, chính hãng, fake, real, cười nhạo, sinh viên HUTECH. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0. Công nghệ, kinh tế, kỹ thuật từng bước phát triển mạnh mẽ, 
trong đó thứ luôn gắng bó với chúng ta hàng ngày là các loại thời trang hàng hiệu. Từ đó nảy sinh 
các loại hàng real là hàng chính hãng hay hàng fake là hàng giả, nhái... Điều đáng lo ngại ở đây 
không phải ở thị trường đạo nhái, mà là sự phân biệt giữa người dùng hàng real như 1 tầng lớp giai 
nhân, còn kẻ dùng hàng fake thì khó đỡ những ánh mắt dòm ngó, cười nhạo nhất là ở lứa tuổi học 
sinh sinh viên. Vậy tình trạng đó đang diễn ra như thế nào? Làm thế nào để ngăn chặn những tình 
trạng tranh cãi tiêu cực và giải quyết được những ý kiến trái chiều nhau? 
Để trả lời những câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kháo sát 10 bạn sinh viên HUTECH từ 
khóa 1 đến khóa 4. Kết quả khảo sát sẽ được trình bày cụ thể trong phần đánh giá thực trạng ở 
phần tiếp theo. 
2198 
2 THỰC TRẠNG SINH VIÊN HUTECH VỀ TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG 
Không cần đến lời nói, một bộ đồ cũng đủ để thể hiện tính cách của một người, nên người ta 
thường hay bảo thời trang cũng là một loại ‚ngôn ngữ‛, là phương tiện để giao tiếp và gắn kết mọi 
người với nhau. Có một quan niệm cho rằng mỗi món đồ mặc lên người đều phải mang một ý 
nghĩa nhất định. Chính điều đó đã vô tình chung đẩy con người ta phải suy nghĩ rằng phải sử dụng 
những món hàng real, hàng hiệu đắt đỏ thì mới thực sự chứng minh được đẳng cấp của mình. Một 
số học sinh sinh viên không chỉ muốn một món đồ để mặc, mà còn là một công cụ để thể hiện 
được cái tôi và cá tính của chính mình. Cho nên, chuyện xài hàng real hay fake (hàng thật ” hàng 
giả) đã trở thành đề bài bàn tán xôn xao gần đây, đặc biệt là lứa tuổi còn đi học của học sinh sinh 
viên chiếm một tỉ trọng không nhỏ. Vậy hãy cùng khám phá những luồng quan điểm của sinh viên 
HUTECH trong cuộc chiến REAL và FAKE. 
2.1 Ý kiến phản đối hàng fake 
Chị VT ” sinh viên khóa 3 HUTECH cho biết ‚Quần áo đa số chị mặc là local brand và mua tại 
store. Những món đồ ‚ hàng real‛ sẽ có màu sắc khác, kiểu dáng và chất liệu tốt hơn hẳn so với đồ 
nhái lại nhưng cũng đồng nghĩa với việc tiền bỏ ra xứng đáng với món hàng hiệu đó‛. 
Anh CD ” sinh viên khóa 4 HUTECH ‚Đầu tiên anh nghĩ nếu được chọn anh sẽ chọn hàng real, một 
là nó tự tin hơn, hai là anh cảm thấy mặc lúc nào cũng thoải mái hơn, đáng với số tiền mình bỏ ra. 
Nếu anh thích một hãng nào đó, thì chắc chắn anh sẽ mua hàng real của nó‛. 
Cách đây 6 năm về trước, mặc dù không thuộc trong thế hệ trẻ nhưng nữ doanh nhân Thủy Tiên đã 
đưa ra quan điểm: ‚Không ai đánh giá bạn khi bạn không hề có một món đồ hiệu nào trên người‛ 
và không ngần ngại cho biết: "Hãy thận trọng và tránh xa hàng nhái, hàng giả. Đeo, mặc nó vào 
người sẽ làm bạn nghèo đi về nhân cách và lòng tự trọng‛. 
Lai Lâm cũng chia sẻ rằng ‚Khi anh tham gia vào sở thích này, anh mua real vì anh cảm nhận từng 
đường may mũi chỉ, từng chất liệu của da, của vải, và độ hoàn thiện form dáng của sản phẩm, 
cảm nhận được ý nghĩa của sản phẩm, đó là điều đồ fake không bao giờ có được‛. 
Một số người sưu tầm mẫu mã hàng real, phiên bản giới hạn của các hãng thời trang khác nhau 
và họ cũng săn lùng bằng mọi cách mới có được. Có lẽ cũng vì như thế nên tầng lớp này không 
mấy thiện cảm với những cửa hàng đang fake lại mẫu mã của thương hiệu, nó mất đi giá trị cảu 
mẫu mã đó, hàng fake giống như hàng ăn cắp sáng tác, chất xám của thương hiệu khác, nên họ 
muốn bảo vệ cho giá trị thương hiệu. 
2.2 Ý kiến trung lập với hàng fake 
Bạn ĐH ” sinh viên năm nhất HUTECH đưa ra quan điểm ‚Real hay fake gì miễn đẹp là được, real 
thì mặc vào có giá trị bản thân hơn tuy nó hơi mắc, bởi vì không phải ai cũng có tiền mua real‛. 
Chị M ” sinh viên khóa 2 HUTECH cho biết ‚Bản thân chị thấy ai mặc đồ real hay fake không quan 
trọng, chỉ cần bản thân thấy đẹp và phù hợp là được. Tại vì bây giờ sinh viên toàn nhờ vào tiền bố 
mẹ là chính nên không cần thiết phải mặc đồ hiệu‛. 
2199 
Bạn NH ” sinh viên năm nhất HUTECH ‚Real hay fake không quan trọng nhưng khi có điều kiện thì 
nên mua vì nó mang lại lợi ích nhiều hơn. Mình sài real chả qua là vì tích góp vì muốn dùng bền lâu 
và chất lượng hơn. Phải chất lượng thì cuộc sống mới lành mạnh hơn được‛. 
Bạn TU ” sinh viên năm nhất HUTECH ‚ Real thì tôn lên giá trị người mua, nhưng nó chỉ phù hợp 
với người có điều kiện hoàn cảnh có khả năng chi trả thôi. Những người không có điều kiện thì mua 
đồ fake thôi. Như tui nè, dùng hàng fake bình thường, có gì đâu‛. 
Bạn TH, TK, TH, NY cũng có quan điểm khá giống với 4 bạn được nêu trên. 
Cô Georgia Bernadello (người Anh) đưa ra quan điểm ‚Thích dùng hàng hiệu cũng là một xu 
hướng khá tự nhiên ở người trẻ trong bối cảnh các dòng sản phẩm cao cấp đang ngày càng phổ 
biến hơn và tôi không nghĩ đó là vấn đề. Tuy nhiên, tôi nghĩ có lẽ nhiều người trẻ đang xem trọng 
việc sở hữu hàng hiệu quá mức. Dù sở hữu các món hàng hiệu là chuyện rất phấn khởi, nhưng việc 
đó không nên được đặt lên hàng đầu trên những chuyện khác như tiết kiệm cho tương lai, sở hữu 
nhà cửa...‛. 
Sầm Đạt ” một người bán đồ hàng fake cho một cái nhìn rất khác về xài hàng fake ‚ Ở nước ngoài, 
ví dụ như Trung Quốc, một nước chuyên làm nhái từ xưa đến nay, người ta vẫn cho làm, nhiều khi 
cố tình. Ví dụ như Off-White họ chỉ bán trong nước với giá 8-10 triệu thì người dân làm sao mua 
được? Cho nên họ sản xuất hàng fake như một cách truyền thông cho thương hiệu‛. 
Tại Nam Phi, tương tự các quốc gia khác, những người thường sử dụng hàng hiệu là người nổi 
tiếng, người giàu có hoặc bất cứ ai có đủ tiền mua. Dùng hàng hiệu thường được xem là thước 
đo về đẳng cấp, vì vậy khiến nhiều người bị ‚áp lực‛ và luôn phải tìm cách sở hữu những món đồ 
này. Có rất nhiều người dù không giàu, nhưng lại dành tiền để mua hàng hiệu chỉ vì muốn được 
người khác ngưỡng mộ hoặc tin là họ giàu. Và có lẽ điều này thường thấy trong xã hội hiện nay 
rất phổ biến. 
Nét đẹp và đẳng cấp đến từ văn hóa và thần thái của chính bạn chứ không phải vì bạn mang trên 
mình một món hàng hiệu. Tuy nhiên, có vẻ như nhiều người vẫn cảm thấy xài đồ mắc tiền, đặc biệt 
là hàng hiệu, là ‚biểu tượng‛ của sự giàu có. 
2.3 Đánh giá chung thái độ của sinh viên HUTECH đối với trang phục real hay fake 
2.3.1 Những mặt tích cực 
Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn và đi cùng với nó là sự phát triển vượt bật của ngành thời trang. 
Vì quần áo là sản phẩm thiết yếu hàng ngày của mọi người nên nó càng xuất hiện với nhiều mẫu 
mã hơn, dẫn đến sự lựa chọn trang phục của giới trẻ ngày càng sinh động. Các bạn sinh viên 
HUTECH nói riêng và giới trẻ nói chung đều chọn cho mình phong cách về thời trang khác nhau 
như: khoác lên mình những bộ quần áo thương hiệu vang tiếng vang lớn, nhỏ, local brand hay kể 
cả các cửa hàng nhái lại các thương hiệu đó. Đa phần các bạn lựa chọn chất lượng hàng theo điều 
kiện kinh tế của mỗi người, những bạn có điều kiện tốt nói hoa mỹ là giới thượng lưu, con nhà giàu 
thì luôn yêu thích những mẫu mã độc quyền, limited (giới hạn), những đường kim mũi chỉ, chất liệu 
vải, mẫu mã hoàn hảo thì họ chọn thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Channel, Luis Vuiton, 
2200 
Burberry,... với số tiền khủng, thu hút nhiều sự chú ý, mọi người bàn tán về họ (có thể những lời 
ngưỡng mộ, cũng có thể bàn tán). Bên cạnh đó một số bạn chỉ vì muốn bảo vệ thương hiệu chứ 
không phải ai trong số họ cũng coi thường những người mặc hàng fake. Nhìn chung thái độ của 
anh, chị và các bạn sinh viên HUTECH lựa chọn tùy theo sở thích cá nhân, cái nhìn, thẫm mỹ riêng 
cho nên họ cũng không quá quan trọng món hàng đó real hay fake mà sự quan tâm ở đây là bộ 
đồ có thực sự phù hợp với dáng người và có tôn lên nét đẹp của mỗi người hay không. 
2.3.2 Những mặt tiêu cực 
Tình trạng chú ý người khác mặc đồ fake hay real hiện nay đang trở nên nghiêm trọng hơn. Giới trẻ 
nếu không kịp thời được nói về những khía cạnh khác nhau thì sẽ bị cuốn vào lối suy nghĩ ăn mòn 
như vậy. Nạn đua đòi, hùa theo sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế gia đ nh nói riêng 
mà còn cả nước nói chung. Nhưng lại có bộ phận khác cho rằng việc ăn mặc như vậy mới không bị 
xem thường mà dẫn đến một nhóm bạn góp tiền chung lại chỉ để mua một chiếc áo thun của một 
hãng thời trang đang hot trong giới trẻ rồi chia nhau ngày mặc. Vậy họ mua để làm gì? Chính là để 
có chụp hình, đưa lên các trang mạng xã hội với mục đích là mình đang mặc hàng real, hàng có 
hãng chứ không fake này fake kia, ngụ ý để mỉa mai một vài bạn đang sử dụng hàng fake. Cho 
thấy rằng việc xuất phát cái xem đó là hàng real hay fake cũng một phần nhỏ là từ đua đòi nhau 
mua đồ trên mạng kể cả hoàn cảnh kinh tế như thế nào. Họ sợ người khác đánh giá về đẳng cấp, 
sự giàu nghèo hay khinh thường mình. 
Herby Neubacher nhấn mạnh rằng một số tờ báo mạng hay đưa tin tức về một số ngôi sao nổi 
tiếng cùng các sản phẩm hàng hiệu ngàn đô, hàng real mà họ xài. ‚Tôi nghĩ điều đó có thể gây tác 
động xấu đến một số người hâm mộ, khiến họ hiểu rằng cách duy nhất để trở thành ngôi sao là 
lãng phí tiền bạc. Những người trẻ tuổi hâm mộ các ngôi sao này có khả năng trở nên nghiện mua 
sắm xa hoa lãng phí về sau ” điều không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của họ‛. 
Khi sống trong một xã hội quá quan trọng ngoại hình, không những giới trẻ mà cả những người có 
địa vị hay tuổi tác hơn luôn phải cố gắng hành xử hoặc tỏ ra ‚sang chảnh‛. Một bộ phận con nhà 
giàu, có điều kiện gia đ nh tốt, họ xăm xoi những món đồ kia người khác mặc là hàng gì rồi họ cười 
nhạo, chê bai có khi còn thể hiện cả thái độ khinh bỉ. Ngoài ra sinh viên đua đòi hàng hiệu sẽ tạo 
ra môi trường xấu cho các sinh viên khác ” những người không thể kham nổi những món xa xỉ đó. 
Có lẽ điều đáng buồn hơn là nhiều bậc phụ huynh lại sẵn lòng để con cái mình ‚toả sáng‛ với quần 
áo mắc tiền và cả thiết bị hiện đại để chúng có được cảm giác giàu sang, thay vì chúng tiết kiệm 
đến khi có thể tự mình mua, làm hư hỏng và dần hình thành tính cánh dựa dẫm, thậm chí còn năn 
nỉ nếu không có thứ mình muốn. 
3 GIẢI PHÁP 
3.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu khi đưa ra vấn đề 
Trước mắt là cần loại bỏ những lối sống tiêu cực của sinh viên HUTECH nói riêng và giới trẻ nói 
chung. Chúng ta cần tạo ra những sân chơi riêng cho giới trẻ có đam mê, quan tâm cũng như thích 
thú đến chất lượng hàng real, hàng hiệu thời trang thế giới hay local branh. Ví dụ như tạo riêng ra 
những group hay tổ chức những cuộc gặp mặt để giao lưu chẳng hạng. Nhưng điều quan trọng 
hơn là những quản lý của các group đó cần truyền đạt những thông tin thích cực nhằm tránh hạn 
2201 
chế làm các bạn có suy nghĩ không đúng dẫn đến buông ra những lời lẽ không hay với những bạn 
mặc đồ fake. 
3.2 Đề xuất với nhà trường 
Vì hơn 50% sinh viên HUTECH là con nhà khá giả có điều kiện nên việc trang phục, đặc biệt là về 
vấn đề real fake giữa sinh viên nhà có điều kiện cũng như sinh viên nhà bình thường sẽ diễn ra 
mạnh mẽ hơn. Nhà trường nên có những giải pháp gắt gao hơn như tổ chức một vài buổi đánh giá 
ý kiến sinh viên về việc mặc đồng phục trường, ví dụ như Trường THCS THPT Ischool có đồng phục 
bắt buộc về trang phục đi học, balo, nón màu sắc bắt mắt đẹp... Chỉ 30% sinh viên HUTECH mang 
balo của trường vì thiết kế không đẹp lắm và một phần trong quá trình thi các bài cuối kì tại phòng 
máy, nhiều sinh viên hay để balo HUTECH bên ngoài, lúc hoàn thành bài thi xong sẽ bị nhầm lẫn 
balo cũng như vật tư cá nhân trong đó. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cũng đề nghị bộ phận designer 
của nhà trường nên xem xét lại việc này để khi nhà trường yêu cầu bắt buộc sử dụng balo HUTECH 
100% các bạn cũng sẽ không quá phàn nàn hay chê bai. 
3.3 Đề xuất với các bạn sinh viên 
Các bạn sinh viên cần có nhận thức rõ hơn về quan điểm của bản thân. Nếu bạn là một người rất 
có quan tâm về việc món đồ bạn sẽ mặc lên người là real hay fake thì không có vấn đề gì, nhưng 
nó phải phù hợp với hoàn cảnh cũng như khả năng kinh tế của bạn bởi vì những món hàng đó sẽ 
có chi phí mắc hơn và cao hơn với mặc hàng không có nhãn hiệu hay nhãn mác, và không nên chê 
bai những bạn mặc hàng fake hay không có thương hiệu, các bạn cần tôn trọng lựa chọn cũng như 
quan điểm của họ. Không nên học thói đua đòi, ganh đua mua đồ với nhau mà làm khổ bố mẹ 
của các bạn ” những người mà dầm mưa dải nắng làm ăn vất cả để nuôi nấng bạn, cho bạn đi 
học. Cuối cùng hãy là những con người văn minh cả về thời trang và quan điểm. 
4 KẾT LUẬN 
Chúng ta không cần phải đặt nặng vấn đề vẻ bề ngoài, nó không thể đánh giá hết giá trị con người 
của chúng ta. Mỗi chúng ta có mỗi cuộc sống, hãy làm những điều mình cảm thấy không áy náy 
với bản thân, xã hội, cộng đồng. Không phân biệt giàu nghèo ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Mua sắm 
phù hợp với kinh tế của mình, đừng xa hoa lãng phí, đua đòi bởi cha mẹ là người lao động, làm ăn 
vất vả, kiếm từng đồng mồ hôi sôi nước mắt để nuôi nấng bạn, cho bạn tiền đi học cái này cái kia, 
không làm bạn phải thua kém ai cả. Cũng đừng phải chạy đua theo những thói ăn mặc không hợp 
lứa tuổi, xa xỉ để ra oai với ai cả. Hãy là những con người văn minh cho chính bạn và cả cộng đồng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bình Minh - Ngọc Đông. (2017, 7 30). Hàng hiệu không làm nên đẳng cấp người Việt. 
Retrieved from tuoitrevn: https://tuoitre.vn/hang-hieu-khong-lam-nen-dang-cap-nguoi-viet-
1360663.htm 
[2] Hoàng Chinh. (2017). Đại chiến Real và Fake. Retrieved from XNEWS: https://vnstrw.com/721-
xnews-dai-chien-real-vs-fake-ban-thuoc-team-nao.html 

File đính kèm:

  • pdfgoc_nhin_sinh_vien_hutech_ve_trang_phuc_hoc_duong_do_real_ha.pdf