Giới thiệu về nền kinh tế chia sẻ và định hướng cho Việt Nam
Mô hình kinh tế chia sẻ hay còn gọi là mô hình kinh tế cộng tác là một mô hình ở
giữa sở hữu và tặng quà, trong đó đề cập đến mạng ngang hàng phối hợp với các dịch vụ trực
tuyến dựa vào cộng đồng. Trên thực tế, mô hình kinh tế chia sẻ đã có từ rất lâu, nó khởi điểm
tại Mỹ, ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt. Tới năm 1995, khi
Internet lan rộng, mô hình kinh doanh này mới thực sự phát triển. Trong bài viết của mình,
tác giả giới thiệu sơ lược về lý thuyết của kinh tế chia sẻ như các cách hiểu về kinh tế chia
sẻ, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản, phân loại, chu kỳ phát triển, lợi ích, khó khăn và mô
hình thu phí của nền kinh tế chia sẻ. Sau đó tác giả tìm hiểu thực trạng và đánh giá thực
trạng phát triển nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Hiệu quả của mô hình này là đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hướng tới xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hòa nhập với xu hướng phát triển cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 của thế
giới.
Từ khóa: Kinh tế chia sẻ, Tiêu dùng cộng tác, Kinh tế cho thuê, Kinh tế truy cập,
Mạng ngang hàng P2P, Cộng đồng mở
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới thiệu về nền kinh tế chia sẻ và định hướng cho Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 586 GIỚI THIỆU VỀ NỀN KINH TẾ CHIA SẺ VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO VIỆT NAM ThS Vũ Thị Thúy Hằng Đại học Thƣơng Mại TÓM TẮT Mô hình kinh tế chia sẻ hay còn gọi là mô hình kinh tế cộng tác là một mô hình ở giữa sở hữu và tặng quà, trong đó đề cập đến mạng ngang hàng phối hợp với các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng. Trên thực tế, mô hình kinh tế chia sẻ đã có từ rất lâu, nó khởi điểm tại Mỹ, ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt. Tới năm 1995, khi Internet lan rộng, mô hình kinh doanh này mới thực sự phát triển. Trong bài viết của mình, tác giả giới thiệu sơ lược về lý thuyết của kinh tế chia sẻ như các cách hiểu về kinh tế chia sẻ, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản, phân loại, chu kỳ phát triển, lợi ích, khó khăn và mô hình thu phí của nền kinh tế chia sẻ. Sau đó tác giả tìm hiểu thực trạng và đánh giá thực trạng phát triển nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Hiệu quả của mô hình này là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hướng tới xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hòa nhập với xu hướng phát triển cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 của thế giới. Từ khóa: Kinh tế chia sẻ, Tiêu dùng cộng tác, Kinh tế cho thuê, Kinh tế truy cập, Mạng ngang hàng P2P, Cộng đồng mở I. CƠ SỞ LÝ LUẬN NỀN KINH TẾ CHIA SẺ 1.1. Một số cách hiểu về nền kinh tế chia sẻ Theo từ điển Oxford, kinh tế chia sẻ (sharing economy) là một nền kinh tế mà tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ miễn phí hoặc mất phí giữa các cá nhân thông qua internet. Nhờ có kinh tế chia sẻ, mọi người có thể dễ dàng cho thuê xe cộ, căn hộ, thậm chí cả wifi nếu không sử dụng thường xuyên. Theo Investopedia, kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế trong đó các cá nhân có thể đi mượn hoặc đi thuê tài sản thuộc sở hữu của người khác. Mô hình kinh tế chia sẻ thường được sử dụng khi giá của một tài sản nào đó quá cao hoặc tài sản đó không được sử dụng trong một thời gian dài. Theo Wikipedia, kinh tế chia sẻ hay còn gọi là tiêu dùng cộng tác (collaborative consumption, online sharing) là một cụm từ có nghĩa rất rộng, thường sử dụng miêu tả một nền kinh tế có các hoạt động xã hội liên quan đến các giao dịch trực tuyến. Ban đầu, mô hình này phát triển theo hướng cộng đồng mở (open-source community) dựa trên mạng ngang hàng P2P, tập trung chủ yếu vào việc chia sẻ tài sản, sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa rộng hơn, dùng để miêu tả bất kỳ giao dịch bán hàng nào thông qua thị trường trực tuyến, chứ không chỉ trong P2P. Theo Harvard Business Review, kinh tế chia sẻ được hiểu theo nghĩa rộng là nền kinh tế truy cập (access economy). Khi hoạt động chia sẻ là trung tâm của thị trường, khi doanh nghiệp đóng vai trò trung gian giữa những người tiêu dùng thì hoạt động này không đơn thuần là chia sẻ mà thay vào đó, người tiêu dùng phải trả tiền để tiếp cận hàng hóa và dịch vụ của người khác. Theo CleverISM, nền kinh tế chia sẻ vẫn là một khái niệm không rõ ràng. Mô hình kinh tế này là bước phát triển từ mô hình thông thường, không tập trung vào quyền sở hữu mà tiếp cận theo hướng tài sản hoặc nguồn lực. Mô hình kinh tế chia sẻ giải quyết các vấn đề về sản xuất, phân phối, tiêu thụ, cung và cầu của hàng hóa và dịch vụ. Mô hình nhấn mạnh vào khái niệm chia sẻ và ứng dụng của nó đối với các quy trình. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 587 Theo Belk (2007) kinh tế chia sẻ là hành động và quá trình phân phối những gì chúng ta cho người khác sử dụng và tiếp nhận hoặc lấy cái gì đó từ người khác để sử dụng. Cũng theo Belk (2014), hành động chia sẻ có thể bao gồm việc vay mượn một cái gì đó, tặng quà, chuyển giao quyền sở hữu đối tượng, hoặc trao đổi lẫn nhau. Và, kinh tế chia sẻ bao gồm hoạt động điều phối việc mua lại và phân phối nguồn tài nguyên với mức phí hoặc những khoản khác không bằng tiền. Theo ông Yuhei Okakita, Phó Giám đốc Bộ phận chính sách thông tin kinh tế - Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, kinh tế chia sẻ được hiểu là hoạt động tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân ẩn danh có thể sử dụng các tài sản nhàn rỗi (bao gồm cả các tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian), được sở hữu bởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên Internet. 1.2. Lịch sử ra đời của nền kinh tế chia sẻ Khi eBay ra mắt vào năm 1995, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi trong cách thức mọi người tiếp cận với hàng hoá và lưu thông trên thị trường. Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, đặc biệt những thứ liên kết và tương tác xã hội góp phần vào sự chuyển động nhanh chóng của hàng hóa và dịch vụ. Công nghệ tăng trưởng nhanh đến nỗi thị trường phải tìm cách để theo kịp nó. Khái nệm hoạt động kinh tế trong xã hội chia sẻ (shared social and economic activity) được đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách “What‟s Mine Is Yours: The Rise of Collaborative Consumption” xuất bản vào năm 2010 của Rachel Botsman và Roo Rogers. Theo họ, cuộc cách mạng xã hội yêu ... hành phân bổ lại nguồn lực cho những người có nhu cầu. Chính vì vậy, sản phẩm này mang lại lợi ích khá lớn cho quốc gia, cho nhà đầu tư và cho cả người tiêu dùng. Cũng chính nhờ vào sự chia sẻ của nền kinh tế, mà không còn năng lực nhàn rỗi hay nguồn lực bị lãng phí. Tài nguyên được tối đa hóa và lãng phí không đáng kể, tiêu dùng được giảm thiểu, thậm chí loại bỏ được tư hữu. - Phát triển một nền văn hóa tiêu dùng bằng niềm tin: nền kinh tế chia sẻ nâng tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin, ngay cả giữa các đối thủ. Khi nền kinh tế được hình thành trên sự tin tưởng thì người tham gia mô hình hay các bên liên quan cũng sẽ tăng cường mối quan hệ. - Tăng biến thể của các sản phẩm dịch vụ: khi sản phẩm dịch vụ ngày càng được chia sẻ nhiều thì để duy trì tính cạnh tranh, xã hội sẽ khuyến khích các doanh nghiệp hoặc tổ chức đưa ra nhiều dạng của sản phẩm dịch vụ để người dùng được lựa chọn tốt hơn. - Đa dạng hóa vai trò cho các tổ chức và doanh nghiệp: trước kia, một doanh nghiệp có thể chỉ nhận dạng là một nhà cung cấp dịch vụ hay nhà sản xuất. Với nền kinh tế này, vai trò của doanh nghiệp được mở rộng hơn, đôi khi trở thành những nhà cố vấn đáng tin cậy. Điều này giúp cho các tổ chức tiến gần hơn với thị trường mục tiêu, hiểu hơn về khách hàng và thị trường của doanh nghiệp. Ví dụ, AirBnB ban đầu chỉ đơn giản là một đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ nhà trọ. Giờ đây, AirBnB đã đảm nhận thêm vai trò cố vấn, cung cấp các dịch vụ bổ sung giúp khách hàng lựa chọn tốt nhất và có giá trị nhất khi tìm nhà để thuê. - Giảm chi phí cho xã hội, giảm ô nhiễm môi trường: do tận dụng được nguồn tài nguyên có sẵn trong xã hội, các nhà kinh doanh không cần khai thác thêm nguồn tài nguyên mới, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Phát triển mô hình này còn giảm bớt tình trạng xả thải ra môi trường, làm cho môi trường bớt ô nhiễm hơn. - Giảm khoảng cách giàu nghèo: sản phẩm dịch vụ theo nền kinh tế chia sẻ thường phù hợp với những người có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Đối với những người chủ sở hữu các nguồn lực sẵn có khi tham gia vào việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, thu nhập TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 590 của họ sẽ tăng lên. Đối với những người sử dụng sản phẩm dịch vụ thì có cơ hội tiếp cận với nhiều loại sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp. - Tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà kinh doanh: dựa trên hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các nhà kinh doanh có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ mà không cần bỏ ra nhiều chi phí. Với ý tưởng kinh doanh phù hợp, thông qua việc thiết lập nền tảng công nghệ, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu “cần” và “có” của thị trường. - Tăng lợi ích cho người tiêu dùng: dòng sản phẩm dịch vụ theo hình thức chia sẻ với chi phí thấp và chất lượng không kém các sản phẩm truyền thống. Do đó, người tiêu dùng có cơ hội thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu về số lượng mà còn mang lại trải nghiệm độc đáo, thú vị. 1.6. Khó khăn khi phát triển nền kinh tế chia sẻ Bất lợi lớn nhất của nền kinh tế chia sẻ cũng xuất phát từ chính sự chia sẻ. Do đó, nó gặp phải các khó khăn như sau: - Tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp truyền thống cung cấp sản phẩm dịch vụ cùng loại: do tận dụng nguồn lực sẵn có đang lãng phí nên các nhà kinh doanh sản phẩm dịch vụ chia sẻ tiết kiệm khá nhiều chi phí, theo đó giá cung cấp dịch vụ cũng thấp đi. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống. - Vấn đề về chính quyền: các sản phẩm dịch vụ theo hình thức chia sẻ không phải lúc nào cũng được các nhà quản lý chấp nhận, đôi khi có thể vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền địa phương. - Vấn đề bảo mật: rủi ro này liên quan đến yếu tố tin cậy. Nếu một bên không giao hàng hoặc chấm dứt hợp đồng sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cần được giải quyết. Thực tế việc sử dụng và chia sẻ thông tin trên internet không chỉ là thông tin thanh toán mà còn liên quan thông tin cá nhân người dùng phải tiết lộ để được tham gia vào thị trường. - Vấn đề tranh chấp: rủi ro này cao hơn với các doanh nghiệp hoạt động như bên thứ ba hoặc trung gian trong các giao dịch của bên thứ hai. Các vấn đề liên quan đến hiệu lực bảo hiểm nếu cướp bóc hoặc các vấn đề hình sự xảy ra, khi đó vai trò của doanh nghiệp trung gian cần phải được làm rõ ràng. Ví dụ, AirBnB đưa ra chính sách bảo hiểm 50.000 USD nếu có các hành vi trộm cắp, phá hoại dẫn đến thiệt hại tài sản của các cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để phục vụ cho nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp tổng luận ý tưởng (opinion paper) với cách trình bày khá rõ ràng. Để có được cơ sở lý luận và những số liệu thống kê trên, các tài liệu thứ cấp được sử dụng bao gồm các công trình nghiên cứu về kinh tế chia sẻ của tác giả nước ngoài, các bài báo đăng tải trên các trang web, các viết tạp chí kinh tế và các bài viết chia sẻ thông tin của một số chuyên gia trong nước. Sau khi thu được cơ sở lý luận một cách đầy đủ và có hệ thống, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Đây là một mô hình kinh tế mới, hiện rất hiếm các số liệu thống kê về hoạt động này tại Việt Nam, nên tác giả sử dụng nghiên cứu của Nielsen năm 2014. III. ĐỊNH HƢỚNG CHO VIỆT NAM 3.1. Thực trạng phát triển nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam Không đứng ngoài xu thế chung của toàn cầu, một số mô hình kinh tế chia sẻ đã bước đầu xuất hiện ở Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Nielsen vào năm 2014, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á đang hình thành nhiều cộng đồng kinh doanh theo hình thức chia sẻ tài sản cá nhân. Khu vực này đón nhận hình thức kinh doanh chia sẻ khá nhanh và hiệu quả. Người tiêu dùng tại Indonesia đứng thứ 2 và Philippines đứng thứ 4 trên toàn thế giới về việc thuê hoặc chia sẻ các sản phẩm, dịch vụ từ mô hình kinh doanh này. 87% người tiêu dùng tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 591 Indonesia cho rằng họ sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ. Tỉ lệ này chiếm 85% tại Philippines, 84% tại Thái Lan, 76% tại Việt Nam, 74% tại Malaysia, 67% tại Singapore và 66% đối với người tiêu dùng toàn cầu. Singapore là thị trường khó tính nhất với mô hình kinh doanh này với 32% được hỏi chưa sẵn sàng chia sẻ tài sản cá nhân, ngang bằng với tỉ lệ trung bình trên toàn thế giới (trong việc chưa sẵn sàng). Các sản phẩm điện tử là thứ được người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á sẵn sàng chia sẻ hoặc thuê nhất. Tại Việt Nam, 42% người tiêu dùng sẽ thuê các sản phẩm điện tử. Tỉ lệ này ở Indonesia là 37%, Philippines là 33%, ở Thái Lan là 31%, Singapore là 26% ở và Malaysia là 24% (Nielsen, 2014). Ngoài ra, nhiều nơi còn chia sẻ cả các khóa học, dịch vụ, xe hơi, thậm chí là xe gắn máy. Sự kết nối giữa những người tiêu dùng với nhau là yếu tố chính cho mô hình kinh doanh chia sẻ, do đó, mô hình này có thể phát triển ở mức độ cao hơn trong những năm sắp tới. Vài năm gần đây, sự xuất hiện và phát triển lớn mạnh của 2 hãng cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách nổi tiếng trên thế giới là Grab và Uber tại Việt Nam đã “tiếp lửa” cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chia sẻ ở nước ta. Sự xuất hiện của 2 hãng dịch vụ này đã khiến cho các hãng vận tải hành khách lớn như Mai Linh, Vinasun, Taxi Group phải lập tức thay đổi cách vận hành. Tháng 8/2015, Mai Linh giới thiệu ứng dụng di động cho phép gọi xe taxi không cần thông qua tổng đài. Cuối năm đó, Vinasun cũng nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tung ra ứng dụng gọi xe Vinasun. Cùng lúc, hãng này còn công bố dịch vụ đưa đón bằng đội xe Fortuner, Innova đời mới không có nhãn hiệu hay biển taxi, với hình thức thanh toán như thông thường. Trong dịp tết Nguyên Đán 2016, Taxi Group cũng tung ra gói dịch vụ đi ghép xe cho những hành khách đi đường dài nhằm tiết kiệm chi phí cho người dùng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ chia sẻ tại Việt Nam chưa đảm bảo. Đây là biển hiện thường thấy đối với bất cứ cộng đồng nào khi tiếp xúc với mô hình kinh doanh mới. Ngoài các tên tuổi từ nước ngoài như Uber, Grab, Airbnb, tại Việt Nam cũng xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up) trong nước theo đuổi mô hình này như Ahamove.com, Jupviec.vn, Commenau.com, Dobody.vn, Fastsell.vn, Timtro.vn, Dichung.vn, Freelancerviet.vn, EBIV, Loanvi.com, 3.2. Đánh giá thực trạng phát triển nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam - Ƣu điểm: Theo Nguyễn Duy Khang (2016), Việt Nam là nơi có lực lượng tiêu dùng trẻ hùng hậu với sự nhạy cảm về công nghệ, về cái mới. Việt Nam luôn là mảnh đất màu mỡ cho các mô hình kinh tế tồn tại và phát triển. Trong làng xã, người Việt Nam sống đoàn kết, chia sẻ với nhau nhiều của cải, chung tay thực hiện nhiều công việc do đó họ sẽ đón nhận mô hình kinh tế chia sẻ khá dễ dàng. Hơn nữa, Việt Nam là đất nước có môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các mô hình kinh doanh, kiểm soát minh bạch về thông tin và một số vấn đề xã hội khác nảy sinh như lao động, việc làm và an sinh xã hội. - Nhƣợc điểm: Tại Việt Nam, mô hình này không có xu hướng chững lại, nhưng chỉ có hiệu quả khi đạt được số người tham gia đủ lớn để tạo ra giá trị bền vững. Bốn khó khăn chính khi phát triển mô hình này là (Nguyễn Duy Khang, 2016): + Doanh nghiệp truyền thống như taxi, khách sạn cho rằng các doanh nghiệp theo mô hình kinh tế chia sẻ không đảm bảo dịch vụ của họ đạt tiêu chuẩn, không phải qua kiểm duyệt nên giá sản phẩm mới rẻ đi. Họ cho rằng đây là cạnh tranh không lành mạnh. + Chính quyền đưa ra những quy định cấm đoán, cản trở đối với kinh tế chia sẻ, lập luận tương tự như doanh nghiệp. Vì kinh tế chia sẻ là một khái niệm mới và nhiều cơ quan quản lý không quen thuộc với mô hình kinh doanh này. Nhiều công ty kinh doanh chia sẻ đóng vai trò là những doanh nghiệp trung gian cung cấp nền tảng cho người tiêu dùng hơn là TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 592 cung cấp dịch vụ trực tiếp, do đó phải kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ mà các doanh nghiệp, cá nhân chia sẻ. + Thanh toán trực tuyến làm cho người bán/người cung cấp dịch vụ phải trả một khoản phí cho ngân hàng. + Khó khăn khác như khó khăn trong cân bằng cung cầu; khó khăn tới từ niềm tin người dùng, người dùng chưa quen với việc tin tưởng người khác qua nền tảng công nghệ, dẫn đến các doanh nghiệp phải để mức bảo hiểm cao; khó khăn với tiếp cận công nghệ. Bên cạnh đó, có thể thấy nền kinh tế chia sẻ chưa tới được với đối tượng nghèo trong xã hội Việt Nam - đối tượng không có thứ gì có thể chia sẻ. 3.3. Một số gợi ý cho Việt Nam Xuất phát từ những lợi ích và khó khăn trên, tác giả gợi ý hướng phát triển cho Việt Nam như sau: Thứ nhất, Các nhà quản lý Việt Nam nên sớm đưa ra các quy định, tạo điều kiện cho kinh tế chia sẻ hoạt động trong tương lai. Xác định quản lý hoạt động kinh tế chia sẻ dựa trên nguyên lý cung cấp dịch vụ. Thứ hai, Chính phủ cần nghiên cứu ban hành Luật điều chỉnh và quản lý đối với kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Làm rõ vai trò và trách nhiệm việc tìm kiếm và trừng phạt các vi phạm. Các cơ quan chức năng cần xử lý các lo ngại về tăng giá, đóng thuế và minh bạch. Thứ ba, đối với các chủ thể muốn khởi nghiệp với mô hình kinh tế chia sẻ, cần có những bước chuẩn bị về nguồn cung, đào tạo nhân lực và xây dựng niềm tin để tạo dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp tham gia vào kinh tế chia sẻ cần nhận biết rõ các rủi ro để đảm bảo quyền của họ khi tham gia nền kinh tế này. Thứ tư, cần đảm bảo tính bảo mật tài khoản thanh toán trực tuyến, cả về số lượng và chất lượng. Khi chưa có sự phát triển mạnh mẽ của internet tại Việt Nam thì không thể có một nền tảng tốt cho sự phát triển và thành công của kinh doanh chia sẻ. IV. KẾT LUẬN Nếu nền kinh tế truyền thống tạo nên một mô hình tập trung về mặt địa lí thì nền kinh tế chia sẻ lại được duy trì bởi mô hình tập trung về mặt nhu cầu. Con người là trung tâm của nền kinh tế chia sẻ. Những người tham gia nền kinh tế chia sẻ là các cá nhân, cộng đồng dân cư, các công ty, tổ chức, hiệp hội, tất cả đều được đặt trong một hệ thống chia sẻ hiệu quả cao và các đóng góp đều được hưởng lợi từ đó. Có thể thấy, nguyên tắc hoạt động cơ bản của nền kinh tế chia sẻ là hạn chế mua và sở hữu tài sản, tích cực đi thuê hoặc cho thuê, dùng và trả tiền theo nhu cầu. Đối với Việt Nam, khó khăn lớn nhất cho sự phát triển của kinh tế chia sẻ không phải từ hạ tầng và mức độ phổ cập của công nghệ mà đến từ sự e ngại của người dân và chất lượng dịch vụ. Do đó nếu muốn nền kinh tế chia sẻ phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) không thể sao chép y hệt mô hình của nước ngoài, mà cần có những sáng tạo riêng nhằm phù hợp với tâm lý và thị trường của người Việt. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 593 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mai Hương Giang, 2015, Một số mô hình của nền kinh tế chia sẻ và vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý, Tạp chí Tài chính và Ngân hàng quốc tế số 5 (Q1), 43-49 [2] Nguyễn Duy Khang, 2016, Giới thiệu nền kinh tế chia sẻ và khả năng phát triển ở Việt Nam [3] Nielsen, 2014, Người tiêu dùng Đông Nam sẵn sàng với mô hình kinh doanh chia sẻ, October 06 [4] www.cachmangcongnghiep.vecita.gov.vn./ [5]www.vecita.gov.vn/tinbai/1428/Kinh-te-chia-se-va-Cach-mang-Cong-nghiep-4-0 TIẾNG ANH [1] Belk, R. (2014b), You are what you can access: Sharing and collaborative consumption online, Journal of Business Research, 67(8), 1595–1600. [2] Botsman, R. (2013), The Sharing Economy Lacks A Shared Definition, Fast Company, November 21, 2013. [3] www.nielsen.com/vn/vi/insights/2014/Kinh-doanh-chia-se.html [4] www.pwc.com OVERALL OF SHARING ECONOMY AND ORIENTATION FOR VIETNAM ABSTRACT A sharing economic model is a model in between ownership and gift giving model, which deals with peer-to-peer collaboration with community-based online services. In fact, the sharing economic model has existed for a long time, beginning in the United States, initially with a "peer-to-peer" nature, but not as explicit. In 1995, when the Internet spread, this business model really developed. In my article, I present briefly the theories of sharing economics as shared understandings of economics, characteristics, basic principles, classification, development cycles and fee model of sharing economy. Then I explore and analyze the development of sharing economy in Vietnam. The effectiveness of this model is to accelerate the application of advanced science and technology towards national construction in the direction of industrialization and modernization, integrating with the development trend of the world's 4.0 industrialization. . Keywords: Sharing economy, Colloborative comsumption, Freelancer economy, Access economy, Peer to peer, Open-source community
File đính kèm:
- gioi_thieu_ve_nen_kinh_te_chia_se_va_dinh_huong_cho_viet_nam.pdf