Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh

khó, kiên trì, nhẫn nại, trung thực, thẫm mỹ

I. ĐO LƢỜNG

Đo lường là một thao tác quan trọng trong thực hành Vật lý. Ta phân thành 2 loại như

sau:

1. Đại lƣợng đo lƣờng trực tiếp

Là so sánh trực tiếp đại lượng cần đo với đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị.

Thí dụ: + Đo chiều dài

+ Cân khối lượng

2. Đại lƣợng đo lƣờng gián tiếp

Là tính toán đại lượng không thể so sánh trực tiếp được theo các đại lượng đã biết

thông qua các công thức của các định luật, định lý Vật lý.

Thí dụ:

+ Tính khối lượng riêng: ρ = m /V

+ Tính tốc độ: v = S / t.

II. VẤN ĐỀ SAI SỐ

1. Khái niệm về sai số

Sai số là khoảng sai lệch giữa giá trị đo được và giá trị thực của một đại lượng đo nào

đó.

1.1. Sai số tuyệt đối

Gọi:

a: là giá trị thực của một đại lƣợng.

a’: là giá trị đo đƣợc.

Thì sai số tuyệt đối được định nghĩa là: da = |a’- a|

Sai số tuyệt đối không phản ảnh được độ chính xác của phép đo

1.2. Sai số tương đối

Là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị thực của một đại lượng:

Sai số tương đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.

2. Phân loại các sai số theo nguyên nhân làm sai số

2.1. Sai số hệ thống

Là sai số gây ra do thiếu sót của dụng cụ đo. Giá trị đo được luôn xảy ra theo một

chiều (hoặc a’ > a, hoặc a’ < a, khi lặp lại phép do nhiều lần)

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 1

Trang 1

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 2

Trang 2

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 3

Trang 3

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 4

Trang 4

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 5

Trang 5

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 6

Trang 6

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 7

Trang 7

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 8

Trang 8

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 9

Trang 9

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang baonam 4780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh

Giáo trình Vật lý lý sinh - Trương Thị Ngọc Chinh
 Phụ lục 5 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN 
 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
 MÔN 
 VẬT LÝ LÝ SINH 
 (PHẦN THỰC HÀNH) 
 GV biên soạn: Trương Thị Ngọc Chinh 
 Trà Vinh,  /20 
 Lưu hành nội bộ 
 MỤC LỤC 
 Nội dung Trang 
BÀI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 7 
BÀI 1 SỬ DỤNG THƯỚC KẸP, PANME .................................................................................... 12 
BÀI 1 SỬ DỤNG THƯỚC KẸP, PANME .................................................................................... 13 
BÀI 2 ĐO SỨC CĂNG MẶT NGOÀI CHẤT LỎNG ................................................................... 19 
BÀI 3 ĐO ĐỘ NHỚT CHẤT LỎNG .............................................................................................. 24 
BÀI 4 KHẢO SÁT HIỆU ỨNG DOPPLER ................................................................................... 29 
BÀI 5 XÁC ĐỊNH NGƯỠNG NGHE, NGƯỠNG PHÂN BIỆT TẦN SỐ CỦA NGƯỜI ........... 39 
BÀI 6 ĐO ĐIỆN THẾ SINH VẬT .................................................................................................. 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 51 
 Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 1 
 PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
 -------------- 
 A. AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM 
 ------------- 
 Nội quy phòng thí nghiệm được đề ra để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi 
làm việc. 
 Sinh viên cần được giáo dục để nhận thức được tầm quan trọng của nội qui này. Mỗi 
sinh viên cần phải nắm vững những nội qui này trước khi bắt đầu các bài thực hành của mình 
trong phòng thí nghiệm và có lịch làm việc cụ thể. 
 Sinh viên cần phải chuẩn bị trước bài thực tập thông qua việc đọc tài liệu trước ở nhà. 
Nhờ vậy, có thể biết trước những việc phải làm, những dụng cụ, những thiết bị sẽ cần dùng. 
Đồng thời, phải nắm vững nguyên lý làm việc của từng thiết bị, dụng cụ để sử dụng đúng 
cách. 
(Sự chuẩn bị này sẽ đƣợc kiểm tra thông qua sổ tay thực hành của sinh viên). 
*/* Khi làm việc trong phòng thí nghiệm, sinh viên: 
 1. Không đƣợc ăn uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm. 
 2. Không đƣợc chạy nhảy, đùa nghịch hoặc sử dụng dụng cụ thí nghiệm sai mục đích. 
 3. Nếu làm đổ, vỡ bất kỳ vật gì trong phòng thí nghiệm thì phải thông báo ngay cho 
giáo viên phụ trách và có trách nhiệm thu dọn hiện trường. 
 4. Giáo trình thực tập, sách vở cần phải gọn gàng, đúng chỗ tránh xa hóa chất, bếp lửa. 
 5. Sau khi kết thúc thí nghiệm, sinh viên phải có trách nhiệm dọn vệ sinh nơi mình 
làm việc và phân công lẫn nhau để dọn vệ sinh những nơi dùng chung và toàn phòng thí 
nghiệm. 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 2 
 B. GHI CHÉP THỰC TẬP 
 Mục đích của ghi chép là để chuyển những kết quả của thí nghiệm tới người khác, nhờ 
vậy mà những người này có cơ hội thể lặp lại thí nghiệm hoặc sử dụng những kinh nghiệm đã 
đạt được. 
 Có rất nhiều loại ghi chép khác nhau, mỗi loại phục vụ cho mục tiêu riêng. 
 1. Sổ ghi chép thực tập 
 - Ghi những thông tin ngắn gọn, tối thiểu về bài thực hành. Kết quả của từng thí 
nghiệm phải luôn được lưu lại trong khi thao tác, thực hành. 
 2. Báo cáo thực tập (chi tiết) 
 - Miêu tả chi tiết thí nghiệm và cả cơ sở khoa học của thí nghiệm 
 3. Báo cáo thực tập (ngắn gọn) 
 - Chỉ viết những vấn đề quan trọng và kết quả thí nghiệm. 
 4. Báo cáo bằng lời 
 - Sinh viên thảo luận với nhau về nội dung bài thực hành và đề nghị giáo viên giải đáp 
những thắc mắc nảy sinh trong khi làm thí nghiệm. 
 Những tóm tắt, tổng kết rút ra từ thí nghiệm được trình bày trên giấy khổ lớn (bé nhất 
là khổ A3) và được treo trên tường. Sinh viên thường sử dụng cách này để tiến hành thảo 
luận trên lớp. 
 ------------------------------ 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 3 
 C. SỔ THEO DÕI THỰC TẬP 
*/* Mục đích chính của sổ theo dõi là: 
 1. Ghi vào trong sổ theo dõi thực tập quá trình chuẩn bị thí nghiệm cũng như các 
thao tác, các bước tiến hành thí nghiệm. Sự thông thạo các bước tiến hành hoặc sự tuân thủ 
lịch trình sẽ giúp ta kiểm soát được các thí nghiệm hoặc thực nghiệm. 
 2. Sự đăng kí hay sắp xếp tốt các bước tiến hành và quan trắc cẩn thận sẽ giúp ích 
trong việc làm báo cáo. 
 Chúng ta không thể nhớ hết các việc đã làm để viết báo cáo nếu chúng ta không ghi 
vào sổ theo dõi. 
 Cần phải chú ý nhiều hơn đến các thao tác và các sự quan trắc không được đề cập 
trong sách hướng dẫn. 
 3. Sổ theo dõi là phương tiện giao tiếp tốt nhất. Những điều ghi trong sổ theo dõi cần 
phải rõ ràng để mọi người đều có thể đọc được. 
 Cần phải để ý đến sổ theo dõi. Sau mỗi buổi thực tập nên kiểm tra lại sổ để xem mọi 
điều ghi được đã rõ ràng chưa. 
 4. Các hƣớng dẫn 
 - Cần phải có nội dung tốt. 
 - Cần phải đánh số tất cả các trang. 
 -  ...  - OUT SP : Đưa tín hiệu LOA ra ngõ đồng trục BCN để chuyển tới input CH2 Dao 
động kí điện tử. 
1.4. Máy đo mức cường độ âm thanh 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 42 
 Hình 5. 4. Máy đo mức cường độ âm. 
 1 - Microphone áp điện và mũ lọc gió. 
 2 - Màn hình . 
 3 - Tốc độ lấy mẫu ( nhanh/chậm) 
 4- Nút công tắc nguồn 
2. Lăp ráp thí nghiêm 
 1. Kết nối bộ phối hợp MC-254 với các thiết bị ngoại vi: Sử dụng 2 cáp đồng trục 
BCN để nối với lối ra tín hiệu của máy phát hàm VC2002, lối vào kênh 2 của dao động kí 
điện tử. Dùng dây tín hiệu có phích 5 chân nối với loa điện động, jắc cắm tai nghe Stereo nối 
vào DUAL. 
 2. Microphone áp điện cắm vào lỗ cắm INPUT của Bộ khuếch đai MIKE MC-253, lỗ 
cắm AC output của MC-253 được nối với kênh 1 của dao động kí điện tử. Các dụng cụ này 
được dùng để quan sát dạng sóng âm 
 3. Lắp máy đo mức cường độ âm và Microphone áp điện lên giá quang học tại vị trí 
1000 và 100 mm, tương ứng. Loa điện động đặt cách đầu thu của máy đo mức cường độ âm 
đúng 100cm. 
3. Tiến hành đo 
3.1. Đo ngưỡng phân biệt tần số : 
 1 .Bật điện máy phát hàm. 
 2. Nhấn nút WAVE 1 lần để chọn dạng sóng “1” ( hình sin). 
 3. Nhấn nút RANGE để chọn thang tần số “5” (1200Hz – 25.000Hz Hz ). 
 4. Nhấn nút RUN để cho chạy các chức năng đã được thiết lập. Trên màn hình, hiển 
thị tần số, biên độ tín hiệu. Núm D.Adj đặt ở vị trí giữa thang. Đeo tai nghe , điều chỉnh múm 
âm lượng vừa đủ nghe âm thanh phát ra từ tai nghe. 
 5. Xoay thật từ từ núm chọn tần số “F.Adj” về bên phải để nghe thấy âm cao dần, 
đồng thời quan sát giá trị tần số hiển thị trên màn hình, dạng sóng hình sin trên dao động kí 
điện tử, cho đến khi tai không nghe được âm phát ra nữa. Ghi lại ngưỡng tần cao nhất vào 
bảng 1. 
 6. Nhấn nút RANGE để chọn thang số “3” (15-250Hz) , rối nhấn nút RUN để chạy 
chức năng được thiết lập. Tai nghe sẽ nghe được thấy tần số thấp của âm. 
 7. Giảm dần tần số âm đồng thời quan sát màn hình, cho đến khi không nghe được âm 
thanh nữa. Ghi lại giá trị ngưỡng tần số thấp vào bảng 2. Lặp lại thí nghiệm để đo ba lần. 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 43 
 Bảng 1: Ngƣỡng tần số cao nhất (Hz) 
 ̅ ̅
 Lần đo 1 (Hz) 1 (Hz) 
 Lần đo 1 
 Lần đo 2 
 Lần đo 3 
 Bảng 2: Ngƣỡng tần số thấp nhất (Hz) 
 ̅ ̅
 Lần đo (Hz) 2 (Hz) 
 Lần đo 1 
 Lần đo 2 
 Lần đo 3 
3.2. Đo ngưỡng nghe : 
 Việc đo ngưỡng nghe cần được thực hiện trong phòng cách âm yên tĩnh, có mức 
cường độ tiếng ồn nhỏ cỡ 30-35 dB. Trước hết ta phải xác định mối quan hệ giữa công suất 
điện loa tiêu thụ và cường độ âm tại điểm quan sát M, cách nguồn âm 1m. Chọn tần số 
1000Hz. Tắt công tắc nối vào tai nghe HP, bật sang SP ( Loa ). Bật máy đo mức cường độ 
âm. Điều chỉnh âm lượng loa để máy đo mức cường độ âm đạt đến giá trị 60dB. Quan sát tín 
hiệu trên kênh 1 của dao động kí điện tử, ghi lại biên độ điện áp U* đặt vào loa ( Xem phần 
cách đo biên độ tín hiệu trên dao động kí điện tử) 
 Công suất điện do loa tiêu thụ được xác định bởi : 
 (W) (4) 
 Trong đó r là điện trở của loa. 
 Nếu toàn bộ công suất này được chuyển đổi thành năng lượng của sóng âm, thì nó sẽ 
gây ra tại điểm M một cường độ âm I*: 
 I* = (W/m2 ) (5) 
 Tuy nhiên máy đo mức cường độ âm tại M đo được mức cường độ âm L, tương ứng 
cường độ âm là I : 
 L L -12 2
 I = 10 . I0 = 10 . 10 (W/m ) (6) 
Từ đó ta xác định được hệ số chuyển đổi : 
 (7) 
 Bây giờ ta giảm nhỏ công suất loa đến tối thiểu còn nghe được (ngưỡng nghe), đọc 
giá trị biên độ điện áp Un tương ứng trên dao động kí , thay vào các công thức (4), (5) để 
 *
tính In , từ đó tính được cường độ âm tương ứng tại M: 
 (8) 
 Ngưỡng nghe tại tần số 1000 Hz được xác định bởi : 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 44 
 Ln= 10.lgIn + 120 (dB) (9) 
Bảng 3: Xác định ngƣỡng nghe 
 * 
 Tần r ( ) R (m) U L Un In Ln 
 số (V) (dB) (W/m2) (dB) 
 (W/m2) 
 125 
 500 
 1000 
 2000 
 4000 
 8000 
 Dựa vào kết quả bảng 3, dựng biểu đồ tần số – ngưỡng nghe , và đánh giá thính lực 
 của người được đo 
 Câu hỏi (bài tập) củng cố: 
 1. Phân tích sự liên quan giữa các đặc trưng vật lý của âm và đặc trưng của cảm giác 
 âm ở cơ quan thính giác của người. 
 2. Ngưỡng phân biệt tần số hạ âm, siêu âm ở mỗi người có khác nhau không? Tại sao? 
 3. Để thực hiện thí nghiệm chính xác thì cần phải lưu ý điều gì? 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 45 
 BÀI 6 
 ĐO ĐIỆN THẾ SINH VẬT 
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: 
 - Khảo sát tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật 
 - Thực hành đo điện thế sinh vật: điện thế tĩnh, điện thế hoạt động, điện thế tổn thương. 
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
 Trong tế bào và mô cũng như các cơ quan luôn luôn tồn tại các loại điện thế khác nhau, 
song tùy theo nguyên nhân xuất hiện người ta chia làm 3 nhóm : điện thế tĩnh, điện thế hoạt 
động và điện thế tổn thương. 
1. Điện thế tĩnh 
 Trong cơ thể động vật, trên các tế bào, mô sống thường xuất hiện và tồn tại nhiều loại 
điện thế khác nhau. Các loại điện thế này có cùng nguồn gốc như nhau nhưng tuỳ theo 
nguyên nhân xuất hiện, phương pháp đo đạc và điều kiện thí nghiệm mà ta có thể phân chia 
ra thành nhiều loại có tên gọi khác nhau. Đó là các loại điện thế cơ bản như điện thế nghỉ, 
điện thế tổn thương, điện thế hoạt động, điện thế tại chỗ. Điện thế tĩnh hay còn gọi là điện thế 
nghỉ. Đó là điện thế đặc trưng cho trạng thái sinh lý bình thường của đối tượng sinh vật. Nói 
cách khác, điện thế này cũng đặc trưng cho tính chất điện của hệ thống sống ở trạng thái trao 
đổi chất bình thường. Điện thế tĩnh chính là hiệu điện thế bình thường tồn tại ở hai phía 
màng, được xác định bằng cách ghi đo sự chênh lệch hiệu thế giữa tế bào chất và dịch ngoại 
bào. 
Để khảo sát sự biến đổi dòng điện và đo hiệu điện thế màng của một tế bào (mô sống hay một 
sợi thần kinh...) nào đó, thông thường ta hay sử dụng phương pháp ghi đo vi điện cực nội 
bào. 
Đặt hai điện cực phía ngoài Đặt một điện cực bên ngoài và Cắm hai vi điện cực xuyên 
màng sinh học một vi điện cực xuyên qua qua màng 
 màng 
 Kết quả thí nghiệm trên cho thấy: Giữa mặt ngoài tế bào không bị tổn thương và môi 
trường bên ngoài không có sự chênh lệch điện thế. Ngược lại giữa phần bên trong tế bào và 
môi trường bên ngoài luôn luôn tồn tại một hiệu điện thế nào đó. Sự chênh lệch điện thế này 
được gọi là điện thế nghỉ hay điện thế tĩnh của màng (Resting membrane potential) 
1.1. Đặc điểm 
 Điện thế nghỉ có hai đặc điểm như sau: 
 - Mặt trong tế bào sống luôn luôn có giá trị điện thế âm so với mặt bên ngoài. Nói 
cách khác chiều điện thế nghỉ là không đổi. 
 - Bình thường điện thế nghỉ có giá trị điện thế biến đổi rất chậm theo thời gian. 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 46 
 Bằng các phương pháp và kỷ thuật ghi đo tốt, ta có thể duy trì dòng điện này trong 
một thời gian dài. Độ lớn điện thế giảm chậm theo thời gian. Giá trị này chỉ giảm đi khi chức 
năng của tế bào, hay của sợi cơ bắt đầu xuất hiện 
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện thế nghỉ. 
 Điện thế nghỉ đặc trưng cho trạng thái sinh lý bình thường của hệ thống sống. Nếu 
thay đổi trạng thái sinh lý sẽ liên quan đến trạng thái chức năng của hệ. Do đó bất kỳ yếu tố 
nào làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của nó cũng đều ảnh hưởng đến 
điện thế nghỉ của hệ, chẳng hạn như: 
 - Dưới tác dụng của dòng điện bên ngoài. 
 - Giá trị điện thế bị thay đổi khi làm thay đổi thành phần ion của môi trường. 
 - Sự tác động của một số độc tố lên hệ thống sống cũng làm biến đổi nhanh điện thế 
màng. 
 - Khi thay đổi lượng oxy trong môi trường cũng sẽ liên quan đến quá trình hô hấp của 
mô, cơ..., do đó sẽ làm ảnh hưởng đến điện thế nghỉ. 
 Ở các loại tế bào khác nhau thì điện thế nghỉ cũng có giá trị khác nhau. Giá trị này 
thay đổi trong khoảng từ -10mV đến -100mV. Sự chênh lệch điện thế tồn tại giữa các phần 
khác nhau trong một hệ sinh vật cũng là một trong những yếu tố đặc trưng cho cơ thể sống. 
2. Điện thế tổn thƣơng 
 Điện thế tổn thương là hiệu điện thế xuất hiện do sự chênh lệch điện thế giữa vùng bị 
tổn thương và vùng không bị tổn thương. Sự tổn thương xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân 
khác nhau (như dưới tác động cơ học, nhiệt, điện, hoặc hoá học ...) đều làm xuất hiện sự 
chênh lệch điện thế. Loại điện thế này có cùng dạng như nhau trên các đối tượng sinh vật. 
Đặc trưng cơ bản của điện thế tổn thương là: 
 - Giá trị của hiệu điện thế giảm dần và biến đổi chậm theo thời gian. 
 - Điện thế tổn thương phụ thuộc nhiều vào điều kiện khảo sát và phương pháp ghi đo. 
 - Độ lớn điện thế bị ảnh hưởng nhiều tuỳ thuộc vào điều kiện sinh lý của các đối 
 tượng nghiên cứu 
2.1. Đối tượng động vật. 
 Thực nghiệm cho thấy rằng, ở trạng thái sinh lý bình thường thì các thành phần ion ở 
mặt trong màng tế bào (mô, cơ...) và phía bên ngoài có sự phân bố ổn định. Còn giữa các vị 
trí khác nhau ở môi trường bên ngoài không bị tổn thương so với môi trường xung quanh sẽ 
không có sự chênh lệch nào về điện thế. Nói cách khác, ở trạng thái sinh lý bình thường ta 
thấy có sự phân bố điện tích ban đầu ở hai phía màng sinh học. Nếu khi các tế bào (mô) bị 
tổn thương, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất, mà cụ thể là sự trao đổi các chất 
qua màng tế bào. Nói tóm lại, sự tổn thương đối tượng sống mà cụ thể như tế bào (mô, cơ,..) 
đã làm thay đổi trạng thái chức năng của tế bào hay sẽ làm thay đổi trạng thái sinh lý bình 
thường của các đối tượng nghiên cứu 
2.2. Đối tượng thực vật. 
 Khảo sát tính chất điện trên đối tượng thực vật cũng cho thấy có nhiều điểm tương tự 
như ở động vật, đó là: 
 - Có sự chênh lệch điện thế giữa vùng bị tổn thương và vùng không bị tổn thương. 
 - Điện thế tổn thương có giá trị âm. 
 - Điện thế này tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. 
 - Giá trị điện thế giảm nhanh theo thời gian và tuỳ thuộc vào điều kiện thí nghiệm, 
phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vùng khảo sát. 
 - Khả năng xuất hiện điện thế này chỉ khu trú tại vùng bị thương tổn. 
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng. 
 Thực nghiệm chứng tỏ rằng, các yếu tố nào làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi 
chất bình thường của tế bào và mô đều làm thay đổi giá trị điện thế tổn thương như: 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 47 
 - Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. 
 - Thay đổi thành phần môi trường, nhất là đối với Oxy liên quan nhiều trong quá trình 
trao đổi chất. 
 - Sự tác động của các trường lực điện bên ngoài (điện trường, từ trường..) liên quan 
đến sự chuyển dịch của các ion qua màng. 
 - Sự tác động của các độc tố vào môi trường có liên quan đến sự thay đổi điều kiện 
sinh lý bình thường. 
3. Điện thế hoạt động. 
 Điện thế hoạt động là sự dao động nhanh của điện thế màng. Dao động điện màng 
xuất hiện trong các tế bào thần kinh, cơ, và một số tế bào khác khi có sóng hưng phấn truyền 
qua. Do đó dòng điện làm xuất hiện điện thế này còn được gọi là dòng điện hưng phấn. Tất cả 
tế bào sống đều có đặc tính dễ bị kích thích, tức là có khả năng chuyển từ điều kiện sinh lý 
bình thường ở trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt hoá. Dưới ảnh hưởng của tác nhân kích 
thích nào đó, tế bào sẽ dễ dàng bị thay đổi tính chất hoá lý của màng. Khi có sóng hưng phấn 
truyền đến, dấu hiệu điện tích ở hai phía màng tế bào bị đảo ngược hẳn lại so với giá trị điện 
thế nghỉ lúc ban đầu. Hiệu điện thế này xuất hiện là do có sự chênh lệch về giá trị điện thế 
giữa hai phía của màng. Lúc này giá trị của điện thế ở mặt bên ngoài sẽ âm hơn so với điện 
thế mặt bên trong của nó. Để xác định điện thế hoạt động, thông thường ta sử dụng các kỹ 
thuật ghi đo vi điện cực nội bào. 
2. THỰC HÀNH 
1.Thiết bị hóa chất mẫu vật 
 - Điện kế. 
 - Điện cực đo điện 
 - Dụng cụ giết mổ ếch: Khay, Dao, Kéo, Que chọc, phanh kẹp. 
 - Nguồn điện kích thích 
 - Mẫu vật : Ếch, lá cây. 
2. Các bƣớc tiến hành 
2.1 Chuẩn bị mẫu để đo: 
 Chuẩn bị mẫu vật 
 - Ếch chọc hủy tủy ếch (đảm bảo ếch còn sống và cố định trong suốt quá trình thí 
nghiệm 
 - Cắt mở khoang bụng theo dõi hoạt động của tim (để theo dõi ếch còn sống trong suốt 
quá trình thí nghiệm) 
 - Cắt mở da đùi ếch 
 Chuẩn bị dụng cụ 
 - Điện kế được chỉnh về đơn vị mV 
 - Chọn điện cực âm, điện cực dương 
 - Điện cực âm được sơn cách điện phần phân điện cực, chỉ có phần đầu tiếp xúc. 1 đầu 
điện cực âm cắm vào cơ đùi ếch hoặc châm vào bên trong dây thần kinh đùi ếch; Đầu ra được 
cắm vào đầu “COM” của điện kế. 
 - Điện cực dương không sơn cách điện được đặt tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài màng. 
2.2 Đo điện thế 
 Tiến hành đo tại cơ đùi ếch trong trường hợp sau và giải thích từng trường hợp 
 - Đo ghi kết quả khi cắm 2 điện cực ngoài màng. 
 Bảng 1 
 Thời 0s 20s 40s 60s 80s 100s  
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 48 
 gian 
 U1(V) 
 - Đo ghi kết quả khi cắm 2 điện cực trong màng. 
 Bảng 2 
 Thời 0s 20s 40s 60s 80s 100s  
 gian 
 U2(V) 
  Nhận xét bảng 1 và bảng 2 
 - Đo ghi kết quả khi cắm 1 điện cực trong 1 điện cực ngoài màng. 
 Bảng 3 
 Thời 0s 20s 40s 60s 80s 100s  
 gian 
 U1(V) 
  Vẽ đồ thị y = (t, U), nhận xét đồ thị. 
 Đo ghi kết quả khi kích điện tại đùi ếch. 
 Bảng 4 
 Thời 0s 20s 40s 60s 80s 100s  
 gian 
 U4(V) 
  Vẽ đồ thị y = (t, U), nhận xét đồ thị. 
 Chọc hủy tủy ếch 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 49 
 Đo điện thế cơ đùi ếch (điện cực trong 1 điện cực ngoài màng) 
 Đo điện thế cơ đùi ếch (2 điện cực ngoài màng) 
 Câu hỏi (bài tập) củng cố: 
Câu 1: Thế nào là điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và điện thề tổn thương. 
Câu 2: Giải thích sự thay đổi điện thế khi kích điện vào đùi và sợi thần kinh ếch. 
Câu 3: So sánh sự thay đổi điện thế của sợi thần kinh ếch khi đo điện thế khi cắm cả 2 điện 
cực cùng ở ngoài sợi thần kinh và khi đo điện thế khi cắm 1 điện cực ở trong và một điện cực 
ở bên ngoài sợi thần kinh. 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 50 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC: 
- Phan Sỹ An (2012), Lý Sinh, NXB Giáo Dục Việt Nam 
- Phan Sỹ An và cộng sự (2006), Vật lý – Lý sinh y học 
- Nguyễn Thị Kim Ngân, Lý Sinh Học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 
- Đoàn Suy Nghĩ, Lê Văn Trọng (2006), Lý Sinh, ĐH Huế 
- Đặng Diệp Minh Tân (2014), Giáo trình Vật lý Đại cương A1 Trường ĐH Trà Vinh. 
- Nguyễn Văn Sáu (2014), Giáo trình Vật lý Đại cương A2 Trường ĐH Trà Vinh. 
- Giáo trình thực hành Cơ Nhiệt đại cương– Bộ môn Vật lý – Khoa Khoa học – trường Đại 
học Cần Thơ. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN: 
- Bài giảng môn học Vật lý Lý sinh (lưu hành nội bộ) - Bộ môn Vật lý – khoa Khoa học Cơ 
bản - trường Đại học Trà Vinh. 
- Bài giảngThực hành Vật lý Lý sinh (lưu hành nội bộ) - Bộ môn Vật lý – khoa Khoa học Cơ 
bản - trường Đại học Trà Vinh. 
- Phan Sỹ An (2012), Lý Sinh, NXB Giáo Dục Việt Nam 
Tài liệu giảng dạy Môn: Thực hành Vật lý – Lý sinh Page 51 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_vat_ly_ly_sinh_truong_thi_ngoc_chinh.pdf