Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan

1. Chuyển động thẳng đều: Là chuyển động mà độ lớn của vận tốc không thay đổi

Vận tốc: v = v0 = hằng số

Phương trình chuyển động: s – s0 = vt (1.12)

2. Chuyển động biến đổi đều: Là chuyển động mà gia tốc tiếp tuyến có giá trị không đổi:

Gia tốc tiếp tuyến:   

a hằng số.

Gia tốc pháp tuyến: an  0 quỹ đạo có thể là một đường cong bất kỳ trong không

gian, nếu an  0 thì ta có chuyển động là thẳng biến đổi đều.

Phương trình vận tốc: v  v0  at (1.13)

Phương trình (1.13) là phương trình vận tốc của chất điểm chuyển động biến đổi đều: tại

thời điểm ban đầu t = 0, độ lớn vận tốc của chất điểm là v0; tại thời điểm t bất kỳ, độ lớn vận

tốc của chất điểm là v.

Phương trình chuyển động: 0 0 2

 

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 1

Trang 1

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 2

Trang 2

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 3

Trang 3

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 4

Trang 4

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 5

Trang 5

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 6

Trang 6

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 7

Trang 7

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 8

Trang 8

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 9

Trang 9

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 113 trang baonam 8980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan

Giáo trình Vật lý đại cương - Lê Thị Cẩm Loan
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN 
 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
MÔN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 
 Ngành Công nghệ Hóa học 
 GV biên soạn: Lê Thị Cẩm Loan 
 Trà Vinh, Tháng 5 năm 2014 
 Lưu hành nội bộ
 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN 
 BỘ MÔN VẬT LÝ 
 TÌNH TRẠNG PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
Tên tài liệu giảng dạy: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG (Ngành Công nghệ Hóa học) 
Ngày hoàn chỉnh: 02 tháng 07 năm 2014 
Tác giả biên soạn: Lê Thị Cẩm Loan 
Đơn vị công tác: Bộ môn Vật lý, Khoa khoa học Cơ Bản 
Địa chỉ liên lạc: 126 Quốc lộ 53, Phường 5, Tp Trà Vinh 
 Trà Vinh, ngày 02 tháng 07 năm 2014 
 Tác giả 
 (Ký & ghi họ tên) 
 Lê Thị Cẩm Loan 
PHÊ DUYỆT CỦA BỘ MÔN 
 Đồng ý sử dụng tài liệu giảng dạy ... 
....... do ........................... biên soạn để giảng 
dạy môn...  . 
 Trà Vinh, ngày .. tháng .. năm 
 TRƯỞNG BỘ MÔN 
 Cô Thị Thúy 
PHÊ DUYỆT CỦA KHOA 
 Trà Vinh, ngày .. tháng .. năm 201... 
 TRƯỞNG KHOA 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 
 MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
 PHẦN LÝ THUYẾT ........................................................................................................... 1 
 BÀI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 
 CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 5 
 ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ................................................................................................... 5 
 BÀI 1 ................................................................................................................................ 5 
 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................................. 5 
 BÀI 2 ................................................................................................................................ 9 
 VẬN TỐC VÀ GIA TỐC ................................................................................................. 9 
 BÀI 3 .............................................................................................................................. 14 
 MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG ĐƠN GIẢN CỦA CHẤT ĐIỂM ......................................... 14 
 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 19 
 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM ........................................................................................ 19 
 BÀI 1 .............................................................................................................................. 19 
 CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON ........................................................................................ 19 
 BÀI 2 .............................................................................................................................. 22 
 HỆ QUI CHIẾU KHÔNG QUÁN TÍNH – LỰC QUÁN TÍNH – NGUYÊN LÝ TƯƠNG 
 ĐỐI GALILLE ............................................................................................................... 22 
 BÀI 3 .............................................................................................................................. 24 
 CÁC LỰC CƠ HỌC ....................................................................................................... 24 
 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 29 
 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG ....................................................................... 29 
 BÀI 1 .............................................................................................................................. 29 
 CÔNG VÀ CÔNG SUẤT ............................................................................................... 29 
 BÀI 2 .............................................................................................................................. 32 
 ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG ..................................................................................... 32 
 BÀI 3 .............................................................................................................................. 35 
 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG ........................................................................... 35 
 CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 37 
 KHÍ LÝ TƯỞNG ................................................................................................................ 37 
 CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 40 
 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC ................................... 40 
 BÀI 1 .................................................................................................... ...  các vân sáng rs và vân tối rt: 
 r2 = R2 - (R2 - d)2 = 2Rd - d2 
 Vì d r 2Rd 
 
 + Bán kính vân sáng: rs = r(2 k 1) (10.19), 
 2
 trong đó r là bán kính cong của thấu kính 
 + Bán kính vân tối: rt = R. k (10.20) 
 Bài tập củng cố: 
1. Hãy cho biết hiện tượng giao thoa ánh sáng là hiện tượng như thế nào ? Điều kiện để có 
hiện tượng giao ánh sáng xảy ra là gì ? 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 99 
2. Hãy cho biết điều kiện để có cực đại, cực tiểu giao thoa. 
3. Nêu một vài ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng . 
4. Để có hiện tượng giao thoa ánh sáng thì hai dao động thành phần phải: 
a. cùng tần số b. cùng phương dao động 
c. hiệu số pha không đổi theo thời gian d. tất cả đều đúng 
5. Quang lộ của tia sáng trên độ dài đường truyền 2m trong môi trường là 3 m. Điều này có 
nghĩa là: 
a. vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường là 2.108 m/s 
b. môi trường chiết suất là 1,5 
c. cả ý a và b đúng d. tất cả đều sai 
5. Trong thí nghiệm giao thoa qua khe Young thực hiện trong chân không, người ta đặt trước 
khe S2 một bản mặt song song có chiết suất là 1,33. Khi đó vân trung tâm: 
a. dịch chuyển trên màn theo chiều S1S2 
b. dịch chuyển trên màn theo chiều S1S2 
c. không chuyển trên màn 
d. không biết vì chưa biết bước sóng ánh sáng 
6. Khoảng cách giữa hai khe Young là l = 0,5 mm, được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có 
bước sóng  = 0,5 m. Màn quan sát ở cách mặt phẳng chứa hai khe một đoạn D = 1 m. Hệ 
thống được đặt trong không khí. Tại một điểm M trên màn quan sát cách vân trung tâm một 
khoảng i = 3,5 mm có vân loại gì? Bậc mấy? 
a. vân tối bậc 4 b. vân tối bậc 3 
c. vân sáng bậc 3 d. vân sáng bậc 4 
7. Khoảng cách giữa hai khe Young là l = 1 mm, được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước 
sóng  = 0,5 m. Màn quan sát ở cách mặt phẳng chứa hai khe một đoạn D = 3 m. Hệ thống 
được đặt trong không khí. Vị trí vân tối thứ 3 là: 
a. 5,25 mm b. 7,5 mm c. 3,75 mm d. 4,5 mm 
8. Khoảng cách giữa hai khe Young là l = 1 mm, được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước 
sóng  = 0,6 m. Màn quan sát ở cách mặt phẳng chứa hai khe một đoạn D = 1 m. Nếu đặt 
hệ thống trong một chiết suất n thì khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp i = 0,45 mm. 
Chiết suất của chất lỏng là: 
a. 1,25 b. 1,5 c. 1,2 d. 1,33 
9. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng  = 600 nm, chiếu sáng mặt phẳng chứa hai khe hẹp, 
song song và cách nhau 1 mm và cách đều nguồn sáng. Màn quan sát cách mặt phẳng chứa 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 100 
hai khe 1 m. Khoảng vân trên màn là: 
a. 0,455 mm b. 0,9 mm c. 0,6 mm d. một giá trị khác 
10. Khoảng cách giữa vân tròn tối thứ tư và thứ 25 của vân giao thoa Newron là 9 mm. Mặt 
cầu có bán kính cong R = 15 m, bước sóng ánh sáng đơn sắc đã dùng là: 
a. 0,6 m b. 0,4 m c. 0,3 m d. 0,5 m 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 101 
 BÀI 2 
 NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG 
  Mục tiêu học tập: 
 Nêu được khái niệm về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và giải thích kết quả của nhiễu 
 xạ qua lỗ tròn, nhiễu xạ qua khe hẹp, cách tử nhiễu xạ. 
1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng 
 10.10 
 Cho một ánh sáng từ nguồn điểm O truyền qua một lỗ tròn nhỏ trên màn chắn sáng M. 
Sau M đặt một màn ảnh E. 
 Theo định luật truyền thẳng thì trên màn ảnh E có một vệt sáng tròn đường kính AB và 
nếu thu nhỏ lỗ tròn thì vệt sáng cũng thu nhỏ lại. Tuy nhiên thực nghiệm cho thấy khi thu 
nhỏ lỗ tròn đến một mức độ nào đó thì trên màn ảnh E trong miền AB xuất hiện những vòng 
tròn tối và ngoài miền AB lại xuất hiện những vòng tròn sáng. 
 Đặt biệt tại C0 có thể sáng hoặc tối tuỳ theo kích thước của lỗ tròn và khoảng cách từ lỗ 
tới màn ảnh. Điều đó chứng tỏ khi ánh sáng qua lỗ tròn nhỏ các tia sáng bị lệch khỏi phương 
truyền thẳng. 
 Hiện tượng tia sáng bị lệch khỏi phương truyền thẳng khi gần đến vật cản gọi là hiện 
tượng nhiễu xạ ánh sáng. Các vòng tròn sáng và tối gọi là vân nhiễu xạ. 
 Nhiễu xạ gây bởi sóng phẳng gọi là nhiễu xạ Fraunhofer. Trái lại là nhiễu xạ Fresnel. 
Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiễu xạ qua lỗ tròn, qua khe hẹp tử nhiễu xạ. 
2. Nguyên lý Huygens – Fresnel 
 Bất kì một điểm nào mà ánh sáng truyền đến đều trở thành nguồn sáng thứ cấp, phát sóng 
cầu về phía trước nó. 
 Biên độ và pha của nguồn thứ cấp là biên độ và pha của nguồn thực gây ra tại vị trí nguồn 
thứ cấp. 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 102 
3. Nhiễu xạ qua lỗ tròn 
 ∑ 
 S b 
 P 
 Hình 10.11 
 Xét nguồn sáng điểm S, phát ánh sáng đơn sắc qua lỗ tròn AB trên màn chắn E đến điểm 
M, S và P nằm trên trục của lỗ tròn. Lấy S làm tâm dựng mặt cầu ∑ tựa vào lỗ tròn AB. Lấy 
P làm tâm vẽ các đới cầu Fressnel trên mặt ∑. Giả sử lỗ tròn chứa n đới cầu, khi đó biên độ 
dao động sáng tổng hợp tại P là : 
 a = a1 – a2 + a3 – a4 +....± an 
 Ta có thể viết: 
 an
 a1 a1 a3 a3 a5 2
 a = a2 a4 ...... 
 2 2 2 2 2 a a
 n 1 a n
 2 n 2
 Các biểu thức trong dấu ngoặc bằng không nên biên độ dao động sáng tổng hợp tại P 
bằng: 
 a a
 a = a = 1 n (10.21) 
 2 2
 Lấy dẫu (+) với n lẻ và dấu (-) với n chẵn 
 + Khi không có màn chắn, kích thước lỗ tròn rất lớn: n → ∞, an ≈ 0 nên cường độ sáng 
 tại P bằng: 
 a 2
 I = a2 = 1 (10.22) 
 4
 + Khi lỗ tròn chứa số lẻ đới cầu: 
 a a
 a = 1 n (10.23) 
 2 2
 a a
 I = 1 n 2 (10.24) 
 2 2
 I >Io , điểm M sáng hơn khi không có màn AB. Đặc biệt nếu lỗ tròn chứa một đới cầu 
thì: 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 103 
 a1 a1 2
 a = a và I = a1 = 4Io (10.25) 
 2 2 1
 Cường độ sáng tại điểm P gấp 4 lần so với khi không có màn. 
 + Nếu lỗ tròn chứa số chẳn đới cầu: 
 a a
 a = 1 n (10.28) 
 2 2
 a a
 I = 1 n 2 (10.29) 
 2 2
 I < Io , điểm M tối hơn khi không có lỗ tròn. Nếu lỗ tròn chứa hai đới cầu thì: 
 a a
 a = 1 2 0 , do đó I = 0 , điểm P tối nhất. 
 2 2
 Tóm lại, tại điểm P có thể sáng hơn hoặc tối hơn khi không có lỗ tròn tùy theo kích thước 
của lỗ và vị trí quan sát. (Lỗ tròn chứa số chẳn lần đới cầu, thì P là tối hơn. Lỗ tròn chứa số lẻ 
lần đới cầu, thì P là sáng hơn). 
4. Nhiễu xạ ánh sáng của sóng phẳng qua khe hẹp 
Nhiễu xạ qua một khe hẹp (nhiễu xạ Fraunhofer) 
 L2 E 
 L1 A φ 
 M 
 S O 
 B 
 ∑3 
 ∑1 
 Hình 10.12 
 ∑o 
 Chiếu chùm sáng đơn sắc song song bước sóng λ vào khe hẹp có bề rộng b (Hình 10.8). 
Sau khi qua khe hẹp, tia sáng sẽ bị nhiễu xạ một góc φ, các tia nhiễu xạ gặp nhau ở vô cùng. 
Để quan sát được ảnh nhiễu xạ, ta sử dụng thấu kính hội tụ L, chùm tia nhiễu xạ sẽ hội tụ tại 
điểm M trên mặt phẳng tiêu của thấu kính hội tụ L. Với các giá trị φ khác nhau chùm nhiễu 
xạ sẽ hội tụ tại các điểm khác nhau. Tùy theo giá trị của φ điểm M có thể sáng hoặc tối. 
Những điểm sáng, tối này nằm dọc trên đường thẳng vuông góc với chiều dài khe hẹp và 
được gọi là các cực đại, cực tiểu nhiễu xạ. 
 Ánh sáng gởi đến khe là sóng phẳng nên mặt phẳng khe là mặt sóng, các sóng thứ cấp 
trên mặt khe dao động cùng pha. 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 104 
 Trường hợp φ = 0, các tia nhiễu xạ hội tụ tại O. Mặt phẳng khe và mặt phẳng màn quan 
sát là hai mặt phẳng trực giao. Theo định lý Malus, các tia sáng gởi từ mặt phẳng khe tới 
điểm O có quang lộ bằng nhau và dao động cùng pha nên tại O rất sáng và được gọi là cực 
đại giữa. 
 Trường hợp φ ≠ 0. Áp dụng ý tưởng của phương pháp đới cầu Fresnel ta vẽ các mặt 
 
phẳng ∑o, ∑1, ∑3, vuông góc với chùm tia nhiễu xạ và cách đều nhau một khoảng , 
 2
chúng sẽ chia mặt khe thành các dải sáng nằm song song với bề rộng của khe hẹp. Bề rộng 
của mỗi dải là : 
 
 l = 
 2sin 
và số dải trên khe là: 
 b 2bsin 
 N = (10.30) 
 l 
 
 Quang lộ của hai tia sáng từ hai dải liên tiếp gởi đến điểm M sai khác nhau nên dao 
 2
động sáng do hai dải kế tiếp gởi tới M ngược pha nhau và chúng sẽ khử nhau. Kết quả: 
 + Nếu khe chứa số chẳn dải ( N = 2k ) thì dao động sáng do các cặp dải gởi tới điểm M sẽ 
khử lẫn nhau và điểm M là tối, gòi là cực tiểu nhiễu xạ. Điều kiện để có cực tiểu nhiễu xạ tại 
M là: 
 
 sinφ = k với k = ± 1, ± 2, ±3,  (10.31) 
 b
 Nếu khe chứa số lả dải ( N = 2k + 1) thì dao động sáng do các cặp dải gởi tới điểm M sẽ 
khử lẫn nhau, còn dải cuối cùng gởi tới điểm M sẽ không bị khử, tại điểm M là sáng, gọi là 
cực đại nhiễu xạ. Điều kiện để có cực đại nhiễu xạ tại M là: 
 
 sinφ = k (2k 1) với k = ± 1, ± 2, ±3,  (10.32) 
 2b
 Tóm lại, điều kiện để có cực đại, cực tiểu nhiễu xạ qua một khe hẹp là: 
 - Cực đại giữa (k = 0): sinφ = 0 
 
 - Cực đại nhiễu xạ : sinφ = k 
 b
 
 - Cực tiểu nhiễu xạ : sinφ = k (2k 1) 
 2b
* Hình ảnh nhiễu xạ: 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 105 
 Hình 10.13 
 Tại C0 có một vân sáng trung tâm rất sáng và rộng gấp đôi cực đại phụ. 
 Hai bên vân sáng trung tâm là những vân tối xen kẽ với những cực đại phụ có độ sáng rất 
nhỏ. 
5. Cách tử nhiễu xạ 
 d 
 Hình 10.14 
5.1. Định nghĩa 
 Cách tử nhiễu xạ là tập hợp các khe hẹp giống nhau, song song, cách đều nhau và cùng 
nằm trên một mặt phẳng. Khoảng cách d giữa hai khe liên tiếp được gọi là chu kì của cách tử. 
5.2. Hiện tượng giao thoa qua cách tử: 
 Từ kết quả ở trên ta nhận thấy mỗi khe hẹp cho một hệ vân nhiễu xạ đều có vân trung tâm 
tại C0, do đó các hệ vân này chồng khít lên nhau. Ánh sáng nhiễu xạ là sự kết hợp nên một 
lần nữa chúng lại giao thoa với nhau. 
 Kết quả trên màn ảnh ở những vân sáng nhiễu xạ lại xuất hiện một hệ vân giao thoa: 
 Trên màn ảnh những điểm có cực tiểu nhiễu xạ qua một khe hẹp cũng là các cực tiểu của 
hệ vân giao thoa qua N khe gọi là các cực tiểu chính, có vị trí: 
 
 sinφ = k với k=±1,±2, (10.33) 
 b
 Xét phân bố cường độ sáng giữa hai cực tiểu chính: 
 Hai tia sáng phát ra từ hai khe liên tiếp đến M có hiệu quang lộ là: L2 –L1 =d.sinφ. 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 106 
Nếu: L2 –L1 = dsinφ = kλ thì dao động sáng do hai tia đó gây ra tại M cùng pha và tăng 
cường lẫn nhau. Kết quả điểm M sáng và được gọi là cực đại chính. Vị trí các cực đại chính: 
 
 sinφ = k với k = 0, ±1,±2, (10.34) 
 d
 k = 0, ta có cực đại chính giữa; vì d > b nên giữa hai cực tiểu chính có thể có nhiều cực 
đại chính. 
 Xét phân bố cường độ sáng giữa hai cực đại chính: 
 Tại điểm chính giữa hai cực đại chính lền kề, góc nhiễu xạ thỏa mãn điều kiện: 
 
 sinφ =(2 k+ 1) với k = 0, ±1,±2, 
 2d
 Tại các điểm này, hiệu quang lộ của hai tia gởi tới có giá trị: 
 
 dsinφ = (2 k+ 1) : Đây là điều kiện cực tiểu giao thoa, hai tia đó sẽ 
 2
khử lẫn nhau. Tuy nhiên điểm giữa đó chưa chắc đã tối. Để minh họa cụ thể ta xét trường 
hợp đơn giản sau: 
 + Nếu số khe hẹp N = 2 (số chẵn) thì dao động sáng do hai khe hẹp gởi tới sẽ khử lẫn 
nhau, và điểm chính giữa đó sẽ tối. Điểm tối này được gọi là cực tiểu phụ. 
 + Nếu số khe hẹp N = 3 (số lẻ) thì dao động sáng do hai khe hẹp gởi tới sẽ khử lẫn nhau, 
còn dao động sáng do khe thứ ba gây ra không bị khử. Kết quả là giữa hai cực đại chính là 
một cực đại. Cực đại này có cường độ khá nhỏ nên được gọi là cực đại phụ. 
 Người ta chứng minh được rằng, nếu cách tử có N khe hẹp thì giữa hai cực đại chính sẽ 
có N-1 cực tiểu phụ và N-2 cực đại phụ. 
 Ứng dụng của cách tử nhiễu xạ: dùng để đo bước sóng ánh sáng. Từ biểu thức (10.34) 
nếu ta biết được chu kỳ cách tử, ta đo góc φ ứng với cực đại bậc k ta có thể xác định được 
bước sóng ánh sáng. 
6. Quang phổ nhiễu xạ 
 Hình 10.15 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 107 
 Ta hãy xét trường hợp cách tử được rọi sáng bằng ánh sáng trắng, sẽ cho hệ thống các cực 
đại chính. Tại C0 mọi ánh sáng đơn sắc đều cho cực đại chính tại C0 nên ở đó có một vạch 
sáng trắng. Những cực đại chính của các ánh sáng đơn sắc không trùng nhau. Tập hợp các 
cực đại chính đó hợp thành một quang phổ bậc k. Trong mỗi quang phổ vạch tím nằm trong, 
vạch đỏ nằm ngoài. Ra xa các vân sáng trung tâm các quang phổ bâc cao có thể chồng lên 
nhau. Các quang phổ cho bởi cách từ được gọi là các quang phổ nhiễu xạ. 
 Bài tập củng cố: 
1. Trình bày hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. 
2. Dùng nguyên lý Huyghens giải thích hiện tượng nhiễu xạ. 
3. Giải thích định tính trường hợp sau: Chiếu chùm sóng ánh sáng đơn sắc qua hai khe hở hẹp 
 k
giống nhau, nếu kích tước của hai khe giống nhau và thỏa điều kiện sin thì phía sau hai 
 b
khe luôn luôn là tối. 
4. Mệnh đề nào sau đây sai: 
 
a. Điều kiện để có cực tiểu nhiễu xạ qua một khe là sinφ = k 
 b
 
b. Điều kiện để có cực đại nhiễu xạ qua một khe là sinφ = (2k 1) 
 2b
 
c. Điều kiện để có cực đại chính cho bởi nhiễu xạ qua nhiều khe là sinφ = k 
 d
 
d. Điều kiện để có cực tiểu chính cho bởi nhiễu xạ qua nhiều khe là sinφ = k 
 d
5. Ánh nắng mặt trời có cường độ đồng đều với bước sóng nằm trong vùng khả khiến 
430nm - 690nm đến đập vuông góc với một bản mỏng nước có bề dày 320nm, chiết suất 
1,33 lơ lửng trong không khí. Ứng với bước sóng nào sao đây thì ánh sáng phản từ bản 
mỏng là sáng nhất đối với người quan sát. 
a. λ = 0,6μm b. λ = 567nm c. λ = 1700nm d. λ = 340nm 
6. Khi ánh sáng truyền từ chân không vào thủy tinh, đại lượng nào không đổi ? 
a. Bước sóng . b. tần số c. vận tốc d. a và b 
7. Chiếu một chùm sáng đơn sắc có bước sóng 480nm thẳng góc với hai khe hẹp, sát hai 
khe có đặt một thấu kính hội tụ tiêu cự 52cm. Phía sau cách hai khe 52cm đặt màn quan sát. 
Nếu độ rộng của mỗi khe 0,025mm thì khoảng cách từ cực đại chính giữa đến cực tiểu 
nhiễu xạ thứ nhất bằng: 
a. 9,98 mm b. 6,89 mm c. 16,89 mm d. Đáp án khác 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 108 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC: 
 1. Bài giảng Vật lý đại cương A1, Đặng Diệp Minh Tân. Đại học Trà Vinh 
 2. Bài giảng Vật lý đại cương A2, Nguyễn Văn Sáu. Đại học Trà Vinh 
 3. Vật lý đại cương (tập 1) Lương Duyên Bình, nnk, NXB Giáo Dục, 2000. 
 4. Cơ nhiệt đại cương, Nguyễn Thành Vấn, Dương Hiếu Đẩu, NXB Đại học Quốc Gia 
 Tp. HCM, 2008. 
 5. Bài tập cơ nhiệt đại cương, Nguyễn Thành Vấn, Dương Hiếu Đẩu, NXB Đại học 
 Quốc Gia Tp. HCM, 2006. 
 6. Vật lý đại cương 2, Nguyễn Thành Vấn, Tủ sách Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 
 Tp. HCM. 
 7. Bài tập vật lý đại cương 2, Nguyễn Thành Vấn, Tủ sách Trường Đại học Khoa học 
 Tự nhiên Tp. HCM. 
 8. Bài tập vật lý đại cương tập 2, Lương Duyên Bình, nnk, NXB Giáo dục-1997 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN: 
 1. Bài giảng Vật lý đại cương; (lưu hành nội bộ); Bộ môn Vật lý – khoa Khoa học Cơ 
 bản - Trường Đại học Trà Vinh. 
 2. Bài tập vật lý đaị cương tập 1, Lương Duyên Bình, nnk, NXB Giáo dục-1997 
 3. Bài tập vật lý đaị cương tập 2, Lương Duyên Bình, nnk, NXB Giáo dục-1997 
 4. Bài giảng Vật lý đại cương A1, Đặng Diệp Minh Tân. Đại học Trà Vinh 
 5. Bài giảng Vật lý đại cương A2, Nguyễn Văn Sáu. Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Vật lý đại cương ngành Công nghệ Hóa học 109 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_vat_ly_dai_cuong_le_thi_cam_loan.pdf