Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong doanh nghiệp (Phần 1)
Phần cứng máy tính
Công nghệ vi tính (microcomputer) xuất hiện từ những năm 1970, khi
công ty MITS (Hoa Kỳ) giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Altair đầu tiên trên
thế giới vào năm 1975. Chiếc máy này sử dụng bộ vi xử lý 8080 của Intel,
chiếc máy tính đầu tiên không có màn hình mà chỉ hiện kết quả thông qua các
đèn Led. Và sự ra đời của máy tính cá nhân IBM đầu tiên năm 1981 đã mở
màn cho ngành máy tính để bàn. Ngày nay, máy tính để bàn và máy tính xáchtay có công suất xử lý dữ liệu bằng toàn bộ trung tâm máy tính của các tổ
chức trong những năm 1960. Các thành phần cơ bản trong máy tính gồm các
thiết bị sau:
1.1.1. Mainboard (bo mạch chủ)
Mainboard đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống lại
với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất. Các thành phần khác nhau chúng
có tốc độ làm việc, cách thức hoạt động khác nhau nhưng chúng vẫn giao tiếp
được với nhau là nhờ có hệ thống Chipset trên Mainboard điều khiển.
Trong đó, chipset – là một nhóm các mạch tích hợp (các "chip") được
thiết kế để làm việc cùng nhau và đi cùng nhau như một sản phẩm đơn. Trong
máy tính, từ chipset thường dùng để nói đến các chip đặc biệt trên bo mạch
chủ hoặc trên các card mở rộng. Khi nói đến các máy tính cá nhân (PC) dựa
trên hệ thống Intel Pentium, từ "chipset" thường dùng để nói đến hai chip bo
mạch chính: chip cầu bắc và chip cầu nam. Nhà sản xuất chip thường không
phụ thuộc vào nhà sản xuất bo mạch. Ví dụ các nhà sản xuất chipset cho bomạch PC có NVIDIA, ATI, VIA Technologies, SiS và Intel. Nhìn vào chipset
của main thì ta có thể biết được "đời" của main này, tuỳ theo dòng chipset sẽ
có những tính năng hỗ trợ tương ứng cho mainboard.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong doanh nghiệp (Phần 1)
MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................ 1 LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................... 8 CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ ..................................................................................10 1.1. Phần cứng máy tính..........................................................................10 1.1.1. Mainboard (bo mạch chủ) ...........................................................11 1.1.2. CPU (Central Processing Unit)- Vi xử lý ....................................12 1.1.3. RAM (Radom Access Memory) - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên....12 1.1.4. Case và bộ nguồn ........................................................................12 1.1.5. Ổ đĩa cứng HDD (Hard Disk Drive)............................................12 1.1.6. Ổ đĩa CD ROM (Hard Disk Drive)..............................................13 1.1.7. Ổ đĩa mềm FDD ..........................................................................13 1.1.8. Bàn phím – Keyboard .................................................................13 1.1.9. Chuột- Mouse..............................................................................13 1.1.10. Màn hình- Monitor ....................................................................13 1.1.11. Card Video ................................................................................14 1.1.12. Các cổng giao tiếp .....................................................................14 1.1.13. LPT/COM .................................................................................14 1.1.14. PCI/AGP/PCI Express...............................................................14 1.1.15. LAN ..........................................................................................14 1.1.16. IDE............................................................................................15 1.1.17. SATA........................................................................................15 1.2. Phần mềm máy tính ..........................................................................15 1.2.1. Khái niệm....................................................................................15 1.2.2. Phân loại phần mềm máy tính .....................................................16 1.3. Mạng máy tính ..................................................................................17 1.3.1. Khái niệm....................................................................................17 1.3.2. Phân loại mạng máy tính .............................................................17 1.4. Cơ sở dữ liệu .....................................................................................18 1.4.1. Khái niệm....................................................................................18 1.4.2. Phân loại cơ sở dữ liệu: ...............................................................19 1.5. Mạng Internet ...................................................................................19 1.6. Chính phủ điện tử (E-Government)..................................................21 1.7. Thương mại điện tử (E-Commerce)..................................................22 1.7.1. Khái niệm....................................................................................22 1.7.2. Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử ............................22 1.7.3. Phân loại thương mại điện tử.......................................................23 1.7.4. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử ..................................25 1.8. Các cơ quan ban ngành ứng dụng CNTT-TT để hỗ trợ Doanh nghiệp ..................................................................................................................28 1.8.1. Ngành Hải quan ..........................................................................28 1.8.2. Ngành Thuế.................................................................................29 1.9. Chữ ký số - chứng thực điện tử: bạn nên biết ..................................31 1.9.1. Hướng dẫn ứng dụng chữ ký số bằng Microsoft Office 2007 ......38 CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG CNTT – TT TRONG DOANH NGHIỆP44 2.1. CNTT-TT là một phần của hạ tầng ..................................................44 2.2. Đầu tư CNTT-TT hiệu quả ...............................................................45 2.2.1. Lưu trữ wesbite thương mại điện tử.............................................45 2.3. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp ........................................49 2.3.1. Phần mềm máy chủ web..............................................................49 2.3.2. Phần mềm xây dựng website thương mại điện tử ........................49 2.3.3. Website động và các công nghệ xây dựng website động..............52 2.3.4. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp lớn ...................... ... hị trường trong nước và alibaba.com.jp co thị trường Nhật Bản. Việc xây dựng những website cho từng thị trường cho thấy công ty hiểu rõ từng đặc tính của thị trường. Ngoài ra thì xây dựng trang web với ngôn ngữ của thị trường riêng biệt sẽ giúp công ty xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ. Nhằm giúp cho các thành viên của sàn dễ tìm kiếm được đối tác thì công ty đã phân chia danh mục các thương vụ theo danh mục sản phẩm. Hiện nay trên sàn có khoảng 400000 mặt hàng được chia thành 41 danh mục sản phẩm lớn. Mỗi danh mục sản phẩm lớn lại được chia thành các tiểu mục nhỏ. Doanh thu chính của công ty ban đầu là từ phí thành viên và quảng cáo. Đến năm 2004, cùng với sử bùng nổ của thương mại điện tử tại Châu Á, nguồn thu của công ty đã được mở rộng từ các dịch vụ có thu phí như tín dụng doanh nghiệp, báo cáo xuất nhập khẩu, trung tâm thông tin về dịch vụ vận tải.Lợi nhuận của công ty tăng đều hàng năm. Lợi nhuận thuần năm 2006 là 219,9 triệu nhân dân tệ tăng gấp đôi so với năm 2005, lợi nhuận năm 2007 tăng gấp 3 lần trong năm 2006. Cuối năm 2007 cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng lao đao, tuy nhiên alibaba.com vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận (tăng 36%). Tóm lại những suy nghĩ táo bạo của Jack Ma khi xây dựng một sàn giao dịch kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên toàn cầu với nhau đã đem lại sự thành công của alibaba.com. Trong bốn năm liền từ 2002-2005 công ty được đánh giá là “Best of the Web B2B”. Alibaba.com đã xây dựng được cho mình mối quan hệ tốt trong cộng đồng doanh nghiệp nhờ đã biết xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và sâu sắc với những khách hàng của mình thông qua việc cung cấp nhiều tiện ích, giá trị gia tăng cho khách hàng như các tiện ích giao tiếp trực tiếp qua trang web của công ty, các buổi hội thảo theo chuyên đề 4.2. Một số thất bại trong thương mại điện tử 4.2.1. Boo.com – Cửa hàng thời trang trực tuyến Boo.com là trang web thương mại điện tử chuyên kinh doanh các mặt hàng quần áo thời trang nổi tiếng. Boo.com chính thức đi vào hoạt động vào năm 1998. Tầm nhìn của công ty là phải trở thành một trang web bán hàng thể thao nổi tiếng trên khắp toàn cầu. Khách hàng mục tiêu của công ty là các thanh niên trẻ ưa thời trang tuổi từ 18 – 24 tuổi. Mục tiêu chiến lược của công ty rất là tốt tuy nhiên Boo.com sớm chết yểu chỉ sau 2 năm thành lập. Thất bại của Boo.com bắt nguồn trước hết là do trang web của công ty có ít tiện ích và thiết kế của trang web thì nghèo nàn. Việc tìm kiếm thông tin sản phẩm trên trang web của công ty thì rất rối. Khách hàng phải mất ít nhất là 5 thao tác mới có thể tìm được sản phẩm mà mình cần tìm. Trong khi đó trong qui tắc để xây dưng website có qui tắc 3 cú click chuột – tức là khách hàng có được thông tin sản phẩm dịch vụ mình cần tối đa là 3 cú click chuột. Các hình ảnh của trang web thì được trình bày dưới dạng text thay vì dưới dạng hình ảnh. Bên cạnh đó để mua được một sản phẩm trên boo.com khách hàng phải mất tời gần 20 phút. Điều này đã dẫn tới việc khách hàng chỉ mua một lần trên website công ty mà không có lần thứ hai. Như vậy công ty không những đánh mất khách hàng hiện tại mà không thu hút được thêm những khách hàng tiềm năng. Hầu hết các ứng dụng trên website công ty là trên nền băng thông rộng để hỗ trợ cho những hình ảnh 3-D. Trong khi khách hàng trực tuyến của công ty thời kỳ đó thường không có kết nối với băng thăng rông. Chính vì vậy những ứng dụng trên website của công ty sẽ không phát huy hiệu quả. Mặt hàng kinh doanh trên Boo.com là quần áo có thương hiệu nên giá cả của nó rất cao. Trong khi thực tiễn khách hàng mua hàng trực tuyến thường tìm những sản phẩm có giá rẻ hơn. Hơn nữa sản phẩm quần áo là sản phẩm mà người dùng muốn xem và mặc thử trước khi mua. Để tạo cho khách hàng trực tuyến của mình cảm nhận như đang thử ở một của hàng truyền thống, boo.com đã ứng dụng công nghệ 3-D giúp cho khách hàng có cái nhìn thật nhất về sản phẩm. Theo rất nhiều nghiên cứu về lí do mua hàng trực tuyến thì ba lí do chính người tiêu dùng mua hàng trực tuyến đó là “đơn giản/thuận tiện”, “ giá cạnh tranh” và “qui trình mua đơn giản và nhanh chóng”. Về giá cả thì Boo.com không muốn giảm giá các sản phẩm của mình vì nó sẽ làm giảm giá trị thương hiệu của các sản phẩm. Một nguyên nhân nữa dẫn tới thất bại của boo.com đó chính là công ty chưa có cơ chế quản lý tài chính hiệu quả. Công ty muốn tiến hành đầu tư công nghệ cho hoạt động bán hàng bằng nhiều đồng ngoại tệ và hệ thống phân phối hàng hóa. Tuy nhiên chí phí triển khai rât là lớn trong khi các nhà đầu tư thì không sẵn sang bỏ chi phí cho những khoản tiền đó. Boo.com đã buộc phải tiến hành cổ phần hóa khi các nhà đầu tư từ chối đầu tư tiền của cho các chiến lược kinh doanh của công ty. Kết quả là tháng 6 năm 2000, Fashionmall đã mua lại boo.com bao gồm tên thương hiệu, địa chỉ website, các công cụ quảng cáo và nội dung trực tuyến. Đến ngày 30 tháng 10/2000 thì một phiên bản Boo.com mới ra đời. Phiên bản mới không quá tham vọng như giai đoạn đầu. Đến năm 2007 thì trang web Boo.com đã được chuyển thành trang web về du lịch. Khi trang web mới này được đưa ra thì có hàng triêu người dùng vào xem do trang này kết nối với rất nhiêu trang web du lịch khác. Tóm lại thất bại của Boo.com trước hết là đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ cao trong khi cơ sở hạ tầng của khách hàng lại thế hệ cũ chính vì vậy những ứng dụng công nghệ mới của Boo.com đã không được người dùng biết tới. Ngoài ra việc tìm kiếm các nhà đầu tư của công ty lại chưa đạt hiệu quả. Công ty chưa đủ thuyết phục tới các nhà đầu tư. 4.2.2. Pets.com – Siêu thị thú nuôi trực tuyến Pest.com là một trong số nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử kinh doanh các sản phẩm cho thú nuôi và cung cấp những sản phẩm này một cách trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua website. Trang web pets.com chính thức được ra hoạt động vào tháng 11/1998 – cùng thời điểm ra đời của một số trang web cung cấp các sản phẩm cho thú nuôi như petstore.com, Petopia.com, Petsmart.com, and PetPlanet.com. Đây cũng chính là những đối thủ cạnh tranh chính trên môi trường mạng. Công ty có lợi thế là người đi đầu trong mô hình kinh doanh này. Chính vì vậy công ty đã kinh doanh thành công hơn rất nhiều so với những đối thủ cạnh tranh của mình. Năm 1999 được xem là năm làm ăn thành công của công ty. Tuy nhiên thì doanh thu thu về của công ty không đủ bù đắp chi phí mà công ty bỏ ra. Pets.com cung cấp cho khách hàng rất nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn và giá cả cạnh tranh. Website của công ty cũng rất là bắt mắt khách hàng. Tuy nhiên mô hình kinh doanh của công ty không phải là độc nhất và không có gì khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Để tạo sự khác biệt, công ty mong muốn sẽ trở thành “của hàng trực tuyến một điểm dừng” – one stop shop chuyên cung cấp các sản phẩm cho thú cưng. Cửa hàng trực tuyến của công ty sẽ cung cấp nhiều loại mặt hàng hơn đối thủ cạnh tranh. Vốn đầu tư ban đầu của pets.com không quá lớn nên công ty phải huy động vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên mặt hàng kinh doanh của công ty là mặt hàng có lợi nhuận cận biên thấp trong khi chi phí giao hàng lại quá cao. Do đó mà công ty không thể đưa ra các khoản chiết khấu cho sản phẩm hay dịch vụ miễn phí. Điều này đã dẫn tới khách hàng thích mua hàng tai các cửa hàng hơn tạp phẩm hơn vì họ có thể nhận được một khoản chiết khấu. Công ty luôn rơi vào tình trạng thua lỗ. Kết quả là công ty quyết định niêm yết tại sàn chứng khoán Nasdaq vào tháng 2/2000. Để cắt giảm bớt chi phí công ty đã chuyển hoạt động kinh doanh từ San Francisco sang Midwest – nơi có chi phí sống thấp hơn. Ngoài ra công ty còn tiến hành bán các con rối tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Mặc dù công ty đã có nhiều động thái để duy trì hoạt động kinh doanh của mình nhưng cuối cùng tháng 1/2000 công ty đã tuyên bố ngừng kinh doanh sau hai năm hoạt động. Nguyên do dẫn tới sự thất bại của pets.com có thể là do mô hình kinh doanh của công ty không phù hợp với mặt hàng kinh doanh, thứ hai nữa là công ty đã tiến hành cổ phần sớm cũng như đầu tư một cách vội vã thiếu chiến lược. Bên cạnh đó công ty đã giành quá nhiều chi phí cho hoạt động marketing và quảng cáo. Trong suốt hai năm hoạt động kinh doanh công ty đã giành 70 triệu đô la cho quảng cáo. Chi phí quảng cáo và marketing lớn nhưng hiệu quả của các hoạt động này là không cao. Chi phí quảng cáo không tạo cho pets.com lợi thế dẫn đầu thị trường mà chỉ tạo ra doanh thu cao hơn so với đối thủ cạnh tranh khác. Thất bại của pets.com một phần cũng là do công ty đã tự định vị sai doanh nghiệp. Đáng ra công ty phải chỉ cho khách hàng thấy được lí do tại sao họ phải mua các sản phẩm này trên pets.com. Thay vì đưa ra lý do thuyết phục khách hàng đến với công ty thì pets.com chỉ cung cấp các sản phẩm mà người tiêu dùng có thể dễ dàng có dược tại các cửa hàng bán lẻ gần đó và những thông tin về sức khỏe, đặc điểm riêng của từng thú nuôi thì khong thỏa mãn mong muốn của khách hàng khi truy cập vào trang web. Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh khác công ty cũng đưa chiến lược giá thấp, điều này không tạo ra sự khác biệt giữa công ty với đối thủ cạnh tranh. Công ty luôn bán sản phẩm dưới giá do vậy trong suốt hai năm kinh doanh lợi nhuận công ty luôn âm. 4.3. Một số nguyên tắc đảm bảo ứng dụng CNTT-TT và TMĐT hiệu quả Trong gần 15 năm phát triển của thương mại điện tử đã có rất nhiều tổ chức doanh nghiệp thương mại điện tử kinh doanh thành công và thương mại điện tử đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại của toàn cầu. Để có được thành công như ngày hôm nay đó là do các tổ chức cá nhân đã áp dụng hiệu quả các nguyên tắc về ứng dụng công nghệ Thông tin - Truyền thông và Thương mại điện tử. Dưới đây là một số các nguyên tắc trong triển khai Thương mại điện tử: 4.3.1. Tính minh bạch (Transparency): - Thông tin phải chính xác: Hiện nay nhờ sự ra đời của internet mà loài người có thể tiếp cận được với rất nhiều loại thông tin khác nhau trên môi trường mạng. Tuy nhiên vì có quá nhiều thông tin nên người tiêu dùng cũng như các tổ chức doanh nghiệp khó mà biết được đâu là thông tin chuẩn xác và hữu dụng nhất. Khách hàng luôn muốn có được nhiều thông tin hữu ích để giúp họ có thể đưa ra quyết định cuối cùng cho một giao dịch điện tử. Các tổ chức thì luôn cố gằng hết mình để làm sao cung cấp cho khách hàng những thông tin có liên quan tới các giao dịch của khách hàng vào đúng lúc. Đối với các tổ chức để đảm bảo cho một giao dịch thương mại điện tử thành công thì phải cung cấp cho khách hàng những thông tin điều khoản chung về giao dịch bằng các phương tiện điện tử như thông báo qua website, email, điện thoại, fax hoặc trên truyền hình Ngoài những thông tin liên quan tới giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng thì doanh nghiệp còn phải cung cấp thêm thông tin về chính doanh nghiệp mình kèm theo những thông tin về sản phẩm như: + Tên và địa chỉ công ty, giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế + Địa chỉ liên lạc điện tử như địa chỉ email, địa chỉ trang web chính thức của công ty + Thông tin liên quan tới việc làm đại diện cung cấp sản phẩm dịch vụ + Miêu tả sản phẩm + Các loại giá cấu thành giá sản phẩm cũng như những chi phí được chiết khấu + Điều kiện để mua hàng + Thời hạn để chấp nhận đơn hàng + Cách thức để khách hàng có thể ghi lại giao dịch của mình - Quảng cáo thương mại phải dễ nhận biết: Hiện nay các doanh nghiệp đều có riêng một website về doanh nghiệp mình. Tuy nhiên để người tiêu dùng hay bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp khác biết tới website của doanh nghiệp là không đơn giản. Điều này đồng nghĩa với việc các quảng cáo thương mại trên website của doanh nghiệp cũng sẽ chỉ có một số người xem nhất định. Vậy doanh nghiệp cần phải đưa những quảng cáo thương mại lên những trang web có tỉ lệ người xem cao vậy đòi hỏi những quảng cáo này phải đơn giản giúp cho người tiêu dùng, các tổ chức dễ nhận ra doanh nghiệp. 4.3.2. Sự đáng tin cậy (Reliability): - Thông tin phải đáng tin cậy: Việc đưa thông tin về bản thân doanh nghiệp, đối tác và sản phẩm dịch vụ bằng các phương tiện phải chuẩn xác và những thông tin này phải đúng. - Sự đáng tin cậy trong các giao dịch: Khi trao đổi thông tin bằng các phương tiện điện tử, các bên tham gia phải chỉ rõ giá trị, hiệu lực pháp lý của những thông tin dưới dạng điện tử. - Phải có một hệ thống, tổ chức đáng tin cậy để thẩm tra: Doanh nghiệp thương mại phải đảm bảo rằng hệ thống thương mại điện tử là đáng tin cậy. Khi giao dịch với khách hàng thì phải đảm bảo rằng các cơ sở dữ liệu giao dịch sẽ được lưu lại trong một khoảng thời gian nhất định để cho phép khách hàng có thể truy cập bằng các phương tiện điện tử khi cần thiết. - Chữ ký điện tử phải đáng tin cậy: chữ ký điện tử rất đa dạng chính vì vậy doanh nghiệp phải chỉ rõ ra những hình thức và công nghệ của chữ kí điện tử mà doanh nghiệp chấp nhận trong các giao dịch điện tử. 4.3.3. Quyền riêng tư (Privacy): Việc bảo mật thông tin cá nhân là một phần thiết yếu trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho các giao dịch thành công cũng như thẩm tra các chủ thể đang tiến hành các giao dịch điện tử, các tổ chức thường yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cá nhân. Những thông tin mang tính cá nhân này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp như sau: - Thông tin cần được thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh - Những thông tin này có liên quan tới các hoạt động thương mại điện tử - Khách hàng yêu cầu kiểm tra và sửa chữa thông tin - Thông tin cung cấp theo yêu cầu về mặt luật pháp Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng những thông tin cá nhân này, thì doanh nghiệp cần phải hỏi trước với khách hàng. 4.3.4. Bí mật thông tin (Confidentiality): Trong hoạt động thương mại truyền thống việc thu thập thông tin rất là khó khăn và mất thời gian và để tiếp cận với những thông tin bí mật này là không hề đơn giản. Tuy nhiên giờ đây với sự phát triển của công nghệ thông tin, một cá nhân có trình độ, kiến thức về công nghệ sẽ dễ dàng truy cập vào cở sở dữ liệu thông tin mật. Vậy để đảm bảo thông tin bí mật thì doanh nghiệp cần có chính sách phát hiện giả mạo, gian lận cũng như phải ứng dụng những công nghệ bảo mật tân tiến. Nếu cần phải lưu chuyển các thông tin mật trên môi trường mạng thì yêu cầu các bên phải có các biện pháp bảo mật của riêng mình. 4.3.5. Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual property rights): Công nghệ thông tin đã giúp cho con người dễ dàng vi phạm bản quyền như sao chép một bản nhạc, một cuốn sách, các bí kíp kinh doanh. Chính vì vậy để tiền hành kinh doanh thương mại điện tử thành công đồi hỏi doanh nghiệp cần phải đề cao quyền sở hữu trí tuệ cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp với vấn đề này.
File đính kèm:
- giao_trinh_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_thuong_mai_dien_t.pdf