Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh

I. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lần đầu tiên Đảng ta nêu ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là tại Đại hội VII năm 1991.

Tại Đại hội VII, nghị quyết của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng của tư tưởng, kim chỉ nam của mọi hành động” . Đại hội IX tháng 4/2001 một lần nữa Đảng ta lại khẳng định điều đó. Đây là bước tiến lớn về tư tưởng của Đảng ta. Từ đó đến nay, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên rộng rãi khắp cả nước, khắp mọi ngành nghề.

Nghị quyết TW2 khóa VIII, đã chủ trương phải giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh khắp ở các cấp học. Mãi đến năm học 2003-2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới triển khai được một cách đồng loạt việc giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các lớp thuộc các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước (Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Trên thực tế từ Đại hội II (1951), Đảng ta đã nêu ra Đường lối, tư cách đạo đức tác phong của Hồ Chí Minh. Tại Đại hội V (1981), Đảng ta đã nêu ra Hệ thống đạo đức tư cách của Hồ Chí Minh. Năm 1990, UNESCO thừa nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là Nhà văn hóa lớn.

Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh: Định nghĩa trong Nghị quyết của Đại hội VII, trong đề tài KX02, trong tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong bài nói của đồng chí Nguyễn Đức Bình đăng ở báo Nhân dân ngày 16/5/2000 v.v.

 

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 1

Trang 1

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 2

Trang 2

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 3

Trang 3

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 4

Trang 4

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 5

Trang 5

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 6

Trang 6

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 7

Trang 7

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 8

Trang 8

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 9

Trang 9

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 100 trang Trúc Khang 12/01/2024 4100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hoàng Ngọc Vĩnh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KHOA HỌC 
---- š *œ ----
THS HOÀNG NGỌC VĨNH
GIÁO TRÌNH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HUẾ - 2008
MỤC LỤC
Tên bài
Trang
Lời nói đầu
02
Chương 1: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh	. 
04
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. 
27
Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
46
Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
71
Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
99
Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn và văn hóa.
120
Chương 7: Một số vấn đề vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay.
149
Chương tham khảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
160

LỜI NÓI ĐẦU
-***-
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và ôn thi hết học phần và thi tốt nghiệp môn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" của sinh viên không chuyên ngành lý luận Mác-Lênin và sinh viên ngành Giáo dục Chính trị của Trung tâm Đào tạo Đại học Từ xa thuộc Đại học Huế, cùng những bạn đọc xa gần có quan tâm đến môn học này, chúng tôi biên tập và cho ra mắt cuốn "Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh". 
Cuốn sách được hoàn thành chủ yếu dựa vào nội dung cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003; cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; đồng thời tham khảo thêm cuốn "Những bài giảng về môn Tư tưởng Hồ Chí Minh" do PGS. Nguyễn Khánh Bật chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội ấn hành 1999.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng biên soạn theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ("Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh" do Thứ trưởng Trần Văn Nhung ký), song cuốn sách cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. 
Chân thành cảm ơn! 
	Huế, tháng 09 năm 2006
Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lần đầu tiên Đảng ta nêu ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là tại Đại hội VII năm 1991. 
Tại Đại hội VII, nghị quyết của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng của tư tưởng, kim chỉ nam của mọi hành động” Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII- Nhà xuất bản Sự Thật- Hà Nội 1991- Trang 127.
. Đại hội IX tháng 4/2001 một lần nữa Đảng ta lại khẳng định điều đó. Đây là bước tiến lớn về tư tưởng của Đảng ta. Từ đó đến nay, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên rộng rãi khắp cả nước, khắp mọi ngành nghề.
Nghị quyết TW2 khóa VIII, đã chủ trương phải giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh khắp ở các cấp học. Mãi đến năm học 2003-2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới triển khai được một cách đồng loạt việc giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các lớp thuộc các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước (Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Trên thực tế từ Đại hội II (1951), Đảng ta đã nêu ra Đường lối, tư cách đạo đức tác phong của Hồ Chí Minh. Tại Đại hội V (1981), Đảng ta đã nêu ra Hệ thống đạo đức tư cách của Hồ Chí Minh. Năm 1990, UNESCO thừa nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là Nhà văn hóa lớn.
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh: Định nghĩa trong Nghị quyết của Đại hội VII, trong đề tài KX02, trong tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong bài nói của đồng chí Nguyễn Đức Bình đăng ở báo Nhân dân ngày 16/5/2000 v.v.
Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa IX ghi: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội,.. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và Dân tộc ta” Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2001- Trang 83-84.
.
Có nhiều cách tiếp cận  ... ú trọng xây dựng pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống một cách có hiệu quả.
Ba là, luôn luôn chăm lo xây dựng Mặt trận và các đoàn thể quần chúng nhân dân. Không có phong trào cách mạng của quần chúng thì sự nghiệp đổi mới không thể thành công. Không có các tổ chức Mặt trận và các đoàn thể quần chúng nhân dân thì không thể có cơ sở vững chắc cho tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, không thể có cơ sở, nền tảng của chính quyền các cấp.
Mặt trận tổ quốc Việt Nam, làm cho tất cả mọi người Việt Nam, dù ở cương vị nào, dù ở trong nước hay ngoài nước, đều dẹp bỏ mọi thành kiến, gác lại quá khứ nhìn về tương lai vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Các tổ chức đoàn thể khác, trong đó có tổ chức thanh niên, phải luôn đi đàu trong các lĩnh vực.
Mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị hiện nay là xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
	Vì sao đổi mới theo con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn phải gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội?
Câu hỏi ôn tập
Khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh hiện nay cần phải quan tâm đến những vấn đề gì? Tại sao?
Phân tích những quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
Những phương hướng và nội dung vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam?
Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những điểm nào?
Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về Đảng Cộng sản và Nhà nước ở những điểm nào?
CHƯƠNG THAM KHẢO: 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU
	Hồ Chí Minh là người sớm nhận rõ vị trí, vai trò của thế hệ trẻ. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thế hệ trẻ.
1.1 Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên.
Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên, là vì: Theo Người, thanh niên là những người trẻ tuổi, có sức khoẻ, nhiệt tình, hăng hái, ham tìm hiểu, nhanh tiếp thu cái mới.., có vai trò quan trọng trong các phong trào xã hội. Thức tỉnh thanh niên là bước đầu tiên để thức tỉnh một dân tộc đứng lên giành độc lập và xây dựng xã hội mới.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của dân tộc.
Năm 1946, trong thư gửi học sinh, Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.4, tr.167.
. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của thanh niên đối với sự phát triển của xã hội. Chăm lo tốt cho thế hệ trẻ là đảm bảo tương lai phát triển bền vững và tươi sáng của dân tộc.
 1.3. Sự phát triển của xã hội phần lớn phụ thuộc vào thanh niên.
Người viết: “Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” Sđd, t.5, tr. 185.
. Chính thế mà Người khuyên thanh niên: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên” Sđd, t.6, tr. 95.
.
1.4 Sự học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ góp phần quan trọng đến tương lai phát triển của đất nước.
Trong ngày khai trường đầu tiên sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong thư gửi cho học sinh, Người kêu gọi: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Sđd, t.4, tr. 33.
.
Trong thư gửi nhi đồng nhân Tết Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người viết: “Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh. Các cháu phải thi đua, tuỳ theo sức của các cháu, làm được việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua việc ấy” Sđd, t.6, tr. 300.
.
1.5 Vai trò của giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo. Người viết: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí” Sđd, t.4, tr. 36.
, vì “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài” Sđd, t.4, tr. 451.
. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không thể nói gì đến kinh tế và văn hoá. Trong đào tạo cán bộ thì giáo dục là bước đầu tiên. Trong chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ cách mạng cho đời sau, thì thế hệ sau phải tiến bộ hơn thế hệ trước mới tốt.
Người không chỉ quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ bằng sách vở, lời nói, mà chủ yếu bằng chính cuộc đời cách mạng của Người. Năm 1919, tại Pari, Người đã thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước, chủ yếu là thanh niên. Năm 1924, tại Liên Xô, Người tham gia các hoạt động của Quốc tế Thanh niên. Năm 1925, tại Trung Quốc, Người đã cải tổ “Tâm tâm xã” thành “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”. Với niềm tin vào thế hệ trẻ, vì độc lập dân tộc và CNXH, Người đã bắt đầu các hoạt động cách mạng của mình trong trhanh niên và luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc rất quan trọng và cần thiết
Khi chưa có chính quyền, Người luôn quan tâm đến việc thức tỉnh thanh niên và chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ.
Khi đã có chính quyền, Người luôn coi phát triển giáo dục là một trong những công việc quan trọng đầu tiên của cách mạng.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người yêu cầu phải có một nền giáo dục kháng chiến. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Người dặn dù hoàn cảnh nào cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt.
Với Hồ Chí Minh, “văn hoá giáo dục phải phát triển mạnh mẽ để phục vụ yêu cầu của cách mạng” Sđd, t.10, tr. 190.
. Cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, đòi hỏi dân trí phải được nâng cao, giáo dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng, đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ.
2.2 Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Mục đích hàng đầu của giáo dục là đào tạo cán bộ cho cách mạng. Giáo dục nhằm vào mục đích thật thà phụng sự nhân dân, đào tạo con em lao động thành những người công dân có ích cho đất nước, những người chủ tương lai tốt của nước nhà.
Vì vậy, trường học phải làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh, nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu CNXH, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao phó cho thanh niên.
2.3 Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ
- Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện.
Đức và tài, cả hai không thể thiếu, trong đó đức là gốc. Người yêu cầu trong giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất; đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên.
- Bồi dưỡng, giáo dục phải trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ... gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện cụ thể ở 5 nội dung:
+ Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Người căn dặn thanh niên: “Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là suốt đời phấn đấu cho Tổ quốc ta được hoàn toàn độc lập, CNXH được hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta” Sđd, t.11, tr. 372.
. Mục tiêu lý tưởng phấn đấu của thanh niên là học tập để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
+ Quan tâm bồi dưỡng nâng cao chí khí cách mạng cho tuổi trẻ. Đó là chí khí cách mạng: trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
+ Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Đó là những công dân có ích, những chiến sỹ tốt với các phẩm chất: Yêu thương con người; Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tình thần quốc tế vô sản trong sáng.
+ Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật, quân sự. Đặc biệt là mối quan hệ giữa chính trị và các nội dung ấy. Nếu chỉ học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật mà không học tập chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.
+ Giáo dục, bồi dưỡng về nếp sống văn hoá, giáo dục thể chất cho tuổi trẻ. Người viết: “Luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Mỗi người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân khoẻ mạnh là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”.
2.4 Phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ
- Giáo dục phải phù hợp với mỗi đối tượng, giáo dục là một khoa học.
Người chỉ ra mỗi cấp học phải nhận rõ nhiệm vụ của mình. Thực hiện giáo dục không thể tuỳ tiện, mà phải theo hoàn cảnh, điều kiện, phải ra sức làm nhưng không được vội vàng. Phải có kế hoạch từng bước. Việc gì cũng phải từ nhỏ đến lớn, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành hẳn hoi, hơn một chương trình lớn mà không làm được.
- Giáo dục phải gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành.
Giáo dục phải xuất phát và bám chắc mục tiêu giáo dục. Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân.
- Giáo dục phải phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần chú ý giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa. Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên.
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục
Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò. Phải xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục là sự nghiệp của quần chúng.
- Giáo dục phải gắn liền với thi đua.
Trong nhà trường, giáo dục gắn liền với thi đua là thi đua dạy tốt, học tốt.
2.5 Vai trò của các thế hệ đi trước, của thầy giáo trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ.
- Giáo dục thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nêu gương.
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò quan trọng của thầy, cô giáo với sự nghiệp trồng người, coi nghề dạy học là rất quan trọng, rất vẻ vang: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” Sđd, t.8, tr. 184.
.
- Phải xây dựng đội ngũ những “người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo”.
Hồ Chí Minh yêu cầu về phẩm chất của người thầy:Thật thà yêu nghề; Có đạo đức cáh mạng; Phải yên tâm công tác; Phải thật thà đoàn kết; Phải thương yêu học sinh như con em ruột của mình; Phải luôn thi đua công tác và học tập, thật thà phê bình và tự phê bình cùng giúp nhau tiến bộ.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THI HẾT HỌC PHẦN
Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ môn khoa học của khoa học lý luận Mác-Lênin?
Phân tích những nguồn gốc ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh? Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản?
Trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc? Sự vận dụng tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay ở Việt Nam?
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân phải được thực hiện trên nền tảng liên minh công-nông và do Đảng Cộng sản lãnh đạo?
Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Phân tích những nhân tố đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa do Hồ Chí Minh vạch ra? Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta về quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực con người của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay?
Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Căn cứ vào đâu mà khẳng định: Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã phát hiện đầy đủ, chính xác và khoa học các yếu tố cấu thành của sức mạnh thời đại? Ý nghĩa của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ phận hạt nhân và là bộ phận lãnh đạo của khối đại đoàn kết toàn dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới đã được Hồ Chí Minh nhấn mạnh?
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về "Đảng Cộng sản vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt mật thiết với nhân dân"? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?
Phân tích những chuẩn mực cơ bản và nguyên tắc xây dựng đạo đức con người mới Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của vấn đề này trong công cuộc đổi mới hiện nay?
Phân tích những quan điểm chủ yếu trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của quan điểm Hồ Chí Minh về sự nghiệp trồng người trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam?
Phân tích những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục? Ý nghĩa của vấn đề này trong công cuộc đổi mới hiện nay?
Khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh hiện nay cần phải quan tâm đến những vấn đề gì? Nêu và phân tích những quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
Những phương hướng và nội dung vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam?
Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những điểm nào?
Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về Đảng Cộng sản và Nhà nước ở những điểm nào?

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_tu_tuong_ho_chi_minh_hoang_ngoc_vinh.doc