Giáo trình Thương phẩm hàng thực phẩm
Vitamin
Là một nhóm hợp chất hữu cơ, có phân tử lượng thấp và có bản chất lý hóa
học rất khác nhau. Vitamin đặc biệt cần thiết trong hoạt động sống bình thường
của con người.
Căn cứ vào khả năng hòa tan chia thành 2 nhóm là nhóm vitamin hoà tan
trong chất béo: A, D, E, K. Và vitamin hoà tan trong nước: B1, B2,B6, B12, B15,
PP
Những vitamin quan trọng thường có trong thực phẩm như vitamin A, D, E,
B1, B2, B6, C, PP
+ Vitamin A: có nhiều trong các loại thực phẩm như dầu gan cá, cà rốt, bắp
cải, cà chua, gan bò, lòng đỏ trứng, bơ, phomat. Ở một loại rau quả có chứa a, p,
Y carotin và carotinoit trong cơ thể người nó chuyển hóa thành vitamin A.
Vitamin A và carotinoit tương đối bền vững, khi luộc và rán nó bị phá hủy 5-
10%, khi muối chua và ướp muối carotin vẫn được bảo tồn. Thiếu vitamin A sẽ
gây ra bệnh khô mẳt, suy giảm thị lực
+ Vitamin D: có trong dầu cấ, lòng đỏ trứng, bơ, phomát. Vitamin D khá
bền vững khi chế biến nhiệt nó chỉ bị phân hủy khi rán lâu ở nhiệt độ > 160°C.
Nếu thiếu vitamin D sẽ gây bệnh còi xương10
+ Vitamin B1có nhiều trong men bia, thịt lợn, thịt bò, lòng đỏ trứng, cà rốt.
Vitamin B1bền trong môi trường axit ngay cả khi đun nóng ở nhiệt độ cao (120-
140oC) nhưng bị phá hủy trong môi trường kiềm chẳng hạn khi chế biến sản
phẩm từ bột mỳ như bánh mỳ, mỳ sợi có sử dụng chất làm nở (có tính kiềm) thì
vitamin Bl bị hao tốn đáng kể. Khi nấu thức ăn lượng vitamin Bl mất khoảng 10-
15%., Nếu thiếu vitamin B1 sẽ sinh bệnh tê phù.
+ Vitamin B2 có trong nấm men, gan bò, thịt bò, lòng đỏ trứng, sữa bò.
Vitamin bền vững khi đun nóng tới 100°C trong môi trường trung tính va axil.
nhưng bị phá hủy dưới tác động của ánh sáng và đun nóng trong môi trường
kiềm
+ Vitamin B6 có trong khoai tây, rau, thịt. Vitamin B6 bền với axit, kiềm và
khi đun nóng, nhưng bị phá hủy nhanh dưới tác dụng của ánh sáng.
+ Vitamin C (axit ascobic) có trong cam, chanh, bắp cải, rau dền, cà chua,
khoai tây, cà rốt. Đối với khoai tây nếu ăn 300- 500g sẽ cung cấp đủ nhu cầu
vitamin C trong 1 ngày cho một người. Vitamin C dề bị phá hủy bởi oxy không
khí và hòa tan nhiều trong nước. Vì vậy lượng vitamin C giảm đi nhiều trong
quá trình bảo quản, sơ chế gọt vỏ va khi đun nấu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thương phẩm hàng thực phẩm
1 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .................................................................................... 3 I. Vị trí, tính chất của môn học: ............................................................................ 3 II. Mục tiêu môn học ............................................................................................. 3 III. Nội dung môn học ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÀNG THỰC PHẨM ...................................... 4 1. Thành phần hóa học của hàng thực phẩm ......................................................... 4 2. Chất lượng và kiểm tra chất lượng hàng thực phẩm ....................................... 13 3. Vận chuyển và bảo quản thực phẩm ............................................................... 19 4. Tiêu chuẩn hóa hàng thực phẩm ..................................................................... 21 CHƯƠNG 2: RAU QUẢ TƯƠI VÀ LƯƠNG THỰC ....................................... 31 NỘI DUNG ......................................................................................................... 31 1. Rau quả tươi .................................................................................................... 31 2.Lương thực ....................................................................................................... 40 CHƯƠNG 3: THỊT, TRỨNG, THỦY SẢN, DẦU ĂN Mục tiêu ...................... 46 Nội dung .............................................................................................................. 47 1.Thịt ................................................................................................................... 47 2. Trứng gia cầm và sản phẩm chế biến .............................................................. 64 3. Cá ..................................................................................................................... 68 4. Tôm, cua, mực. ................................................................................................ 77 5. Dầu mỡ ăn ....................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 87 2 LỜI GIỚI THIỆU Tỉnh Lào Cai với lợi thế về phát triển du lịch, Tỉnhxác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bao trùm là xây dựng thành phố Lào Cai trở thành điểm du lịch năng động, kết nối với các trung tâm du lịch thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các địa phương trong nước Thành phố đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng ngày càng được đầu tư , hệ thống các nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng với quy mô lớn về số lượng, chất lượng. Số lượng khách đến với Lào Cai ngày càng tăng. Tuy nhiên trên thực tế nhân lực làm việc trong nghành du lịch trên địa bàn tỉnh còn rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng phục vụ. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch có năng lực, trình độ chuyên môn vững phục vụ cho tỉnh Lào Cai. Trường Cao đẳng Lào Cai đã tổ chức biên soạn cuốn giáo trình phục vụ cho nghề chế biến món ăn để làm cơ sở cho việc đào tạo giảng dạy cho con em, các dân tộc trong tỉnh. Giáo trình được biên soạn lần đầu tiên chủ yếu tập chung những kiến thức cơ bản về thương phẩm hàng thực phẩm như: Các thành phần hóa học trong thực phẩm, giá trị dinh dưỡng, cách lựa chọn và bảo quản, chế biến thực phẩm Giáo trình được thực hiện trong thời gian có hạn, cũng còn có nhiều hạn chế nhất định về nội dung. Tác giả biên soạn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, những người quan tâm đến sự nghiệp phát triển Khuyến nông lâm của tỉnh Lào Cai để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./ 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Thương phẩm hàng thực phẩm Mã môn học: MH9 Thời gian thực hiện môn học: 30; (Lý thuyết: 20 giờ; Thảo luận, bài tập: 8 giờ; Kiểm tra 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: Vị trí: Thương phẩm hàng thực phẩm là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở trong chương trình đào tạo trình nghành Nhà hàng – Khách sạn. Đây là môn nhập môn chuyên nghành du lịch và dược học môn đầu tiên của các môn cơ sở nghành sau khi học các môn diều kiện. - Tính chất: Môn học bắt buộc,môn cơ sở trong chuyên nghành du lịch. II. Mục tiêu môn học - Về kiến thức + Hiểu được các đặc tính cơ bản của các loại thực phẩm, những tính chất và thành phần cấu tạo, vai trò và ý nghĩa của các loại thực phẩm đối với cơ thể người. + Mô tả được đặc điểm của từng loại thực phẩm + Liệt kê được các yêu cầu đổi, bảo quản thực phẩm - Về kỹ năng + Nhận ... .2.1 Cấu tạo và thành phần hóa học của cua Mỗi giống loài cua đều khác nhau về hình dạng, kích thước và khối lượng. Cua bể có khôi lượng lớn hơn tới 1 - 2 kg/con. Thành phần hóa học của cua gồm nước, protein, lipit. khoáng... Ví dụ cua bể Hải Phòng có 71% nước, 14% protein, 5,9% lipit, 7,4% gluxil. 4.2.2 Những biến đổi của cua sau khi chết Biểu hiện rõ nhất là càng và cẳng chân bị rụng, cua không bò được, cua có mùi hôi, mùi thối của cua chết đã lâu. 4.2.3 Bảo quản và yêu cầu chất lượng cua Có hai loại cua: Cua bể và cua đồng. Cua bể to con thường dùng cho các món có thịt cua như chả giò cua bể cua bể xốt mayonnaise...Chọn cua còn sống, đủ càng, lấy tay bấm nhẹ dưới yếm thấy chảc là cưa ngon, mềm là cua nước. Bấm thấy càng cua mềm là cua non. Cua gạch cần chọn con cái vì cua cái gạch đỏ, và nhiều hơn cua đực. Cua thịt nên chọn cua đực vì thịt chắc hơn cua cái. Cua đực yếm nhỏ hơn cua cái. Cua đồng nên chọn con có mai gồ lên, cứng là cua chắc. Mùa tháng 6 - 7 âm 79 lịch là mùa cua đẻ, nhiều cua nhưng cua non, ăn không ngon. Thời vụ cua ngon, béo và chắc vào tháng 4-5 âm lịch. Cua đồng sử dụng để nấu canh riêu cua, làm món cua tẩm bột chiên giòn... 4.3 Mực 4.3.1Cấu tạo và thành phần hóa học của mực Mực có loài mực nang, mực ống, mực cơm. Thành phần hóa học của mực: nước 72,6 - 84,5%; lipit: 0,2 - 3%; protêin: 12,3- 19,8%; glucogen 0,4- 1,8%; khoáng: 1,2- 6,7%, vitamin B6, B12, PP. 4.3.2 Yêu cầu chất lượng của mực Nói chung yêu cầu chất lượng của mực tươi là thân mực mềm mại độ đàn hồi tốt, màu mực phải trắng, mang mực bao kín thân mực, không có mùi lạ, râu mực phải dính vào thân mực. Câu hỏi ôn tập 1. Hãy phân tích vai trò và giá trị dinh dưỡng của mặt hàng thủy sản đối với cơ thể con người và đối với việc chế biển món ăn? 2. Phân tích những biến đổi của cá, tôm sau khi đánh bắt? 3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng chất lượng của cá, tôm, cua trong bảo quản? 4. Nêu phương pháp bảo quản đơn giản cá, tôm, cua? 5. Cho biết chỉ tiêu chất lượng của cá, tôm, mực khi đưa vào chế biến món ăn? 5. Dầu mỡ ăn Mục tiêu Sau khi học xong chương này yêu cầu học sinh: - Hiểu biết được vai trò, thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu dầu mỡ ăn đối với cơ thể và đặc biệt trong chế biến món ăn. - Giải thích được những biến đổi của dầu mỡ trong bảo quản cũng như trong chế biến nhiệt một cách có cơ sở khoa học? - Thực hiện được các biện pháp bảo quản trong chế biến và đánh giá được chất lượng dầu mỡ ăn trước khi đem vào chế biến? 80 5.1 Thành phần hóa học và tính chất của dầu mỡ ăn 5.1.1Thành phần hoá học Dầu mỡ ăn có nguồn gốc động vật hay thực vật, lỏng hay đặc cũng được tạo thành từ hỗn hợp các glixerit và các chất kèm theo. Thành phần glixerit gồm có monoglixerit, diglixerit và triglixerit, còn các chất kèm theo bao gồm photphatit, sterol, vitamin, sắc tố, sáp... Nhưng thành phần glixerit chiếm chủ yếu. Dầu mở càng tinh khiết tỷ lệ glixerit càng cao đặc biệt những dầu mỡ tinh chế kỹ, lưỡng các chất kèm theo hầu như không đáng kể. Glixerit Glixerit là sản phẩm este hóa của glyxerin và axit béo. Sự este hóa được biểu diễn trong phản ứng tổng quát CH2OH CH2OCOR1 CH OH + 3R- COOH ---------- CHOCOR2+ 3H2O CH2OH CH2OCOR3 Glyxerin axit béo Triglixerit Glixerit là thành phần chính của dầu mỡ ăn, trong đó triglixerit là yếu tố quan trọng. Các tính chất lý, hóa học của dầu mỡ ăn là do thành phần triglixerit quyết định. Trong phân tử triglixerit, các gốc axit béo chiếm 90% khối lượng phân tử, gốc glyxerin chỉ chiếm có 10%. Do đó các axit béo cấu tạo nên triglixerit có ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất của dầu mỡ ăn. Trong dầu mỡ có chất lượng tốt, lượng triglixerit có thể chiếm 95 - 98%. Dầu thực vật thường chứa nhiều monoglixerit và diglixerit hơn mơ động vật. Các axit béo Các axit béo cấu tạo nên dầu mỡ ăn gồm 2 loại chính là axit béo no và axit béo chưa no. * Axit béo no có công thức cấu tạo chung lá CnH2nO2, có nhiều trong mỡ động vật khó bị oxy hóa. Những loại mỡ lợn, mỡ bò, mỡ cừu thường ở thể rắn, có tỷ lệ axit béo no cao hơn mỡ động vật dưới nước. Một số axit béo no thường gặp trong dầu mỡ ăn: - Axit bytiric: C3H7COOH, có nhiều trong bơ, nhiệt độ sôi là 104°C. 81 - Axit caproic: C5H11COOH, có nhiều trong mỡ bò, dầu dừa. - Axit panmitic: C15H31COOH có nhiều trong mỡ động vật nhưng nhiều hơn cả là trong mỡ lợn và dầu cám. - Axit stcaric C17H35COOH có nhiều trong mỡ bò, mỡ cừu. - Axit arachinonic: C19H39COOH có nhiều trong dầu lạc, có ít trong dầu cacao, bơ. * Axit béo chưa no có câng thức cấu tạo chung là:CnH2n-2FO2 trong đó F biểu thị cho số nối đôi của mạch Cacbua Hydro. Tùy theo mức độ chưa no cao hay thấp mà F có thể là 1,2,3,4,5. Ví dụ axit béo no có 1 nối đôi thì F=1 và công thức chung CnH2n-2O2... Dầu thực vật và mỡ của các động vật dưới nước có hàm lượng axit béo chưa no cao hơn các loại dầu mỡ khác. Các axit béo chưa no dễ tham gia phản ứng oxy hóa có ảnh hưởng xấu đến chất lượng dầu mỡ ăn trong khi bảo quản. Đối với cơ thể người không tổng hợp được axit béo chưa no nên những axit béo chưa no có giá trị sinh học cao (linoleic, linolenic, arachidonic) được gọi là những axit béo chưa no không thay thế. Dầu thực vật, dầu cá là nguồn cung cấp đáng kể những axit béo chưa no cho cơ thể. Một số axit beo chưa no thường gặp trong dầu mỡ ăn: - Axit oleic: Cl7H33COOH có 1 nối đôi CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH có trong hầu hết các loại dầu mỡ nhưng có nhiều hơn cả trong dầu lạc, mỡ lợn, đặc biệt có tới 80% trong dầu oliu và dễ bị oxy hóa. - Axit linoleic: C17H31COOH CÓ2 nối đôi CH3(CH2)4CH= CHCH2CH=CH (CH2)7COOH, khả năng oxy hóa dễ hơn axit oleic và có nhiều trong dầu đậu tương, dầu cá, mỡ lợn - Axit linolenic: C17H29COOH có 3 nối đỗi CH3CH2CH= CHCH2CH= CHCH2CH = CH(CH2)7COOH, dễ bị oxy hóa và có giá trị sinh học cao. Triglixerit Triglixerit có công thức cấu tạo chung là: CH2OCORl CHOCOR2 82 CH2OCOR3 - Căn cứ vào thành phần của axit béo cấu tạo nên triglixerit có 2 loại: - Triglixerit đơn giản được cấu tạo từ một loại axit béo (có gốc R giống nhau) - Triglixerit phức tạp được cấu tạo từ hai hay ba loại axit béo khác nhau (có các gốc R1, R2, R3khác nhau) Photphatit Có phổ biến trong các loại dầu mỡ ăn nhưng hàm lượng không cao. Ví dụ ở mỡ lợn là 0,16%, dầu thực vật 0,5%, mỡ bò 0,025- 0,05%. Dầu mỡ có tỷ lệ thích hợp sẽ làm tăng khả năng đồng hóa trong cơ thể, là chất chống oxy hóa rất tốt. Colesterol Colesterol là loại sterol rất quan trọng, có giá trị sinh lý cao đối với cơ thể. Nhưng khi trong máu lượng colesterol tự do lớn lại là nguyên nhân gây ra bệnh sơ cứng động mạch. Chất màu Màu sắc của dầu mỡ ăn là do có những chất màu hòa tan. Dầu thực vật có hàm lượng chất màu cao hơn mỡ động vật. Những chất màu phổ biến như clorophin, caroten, xantophin... Vitamin Vitamin có trong dầu mỡ đều thuộc nhóm vitamin hòa tan trong chất béo gồm vitamin A,D,E,K... Vitamin A, D có nhiều trong dầu cá và bơ. Trong thực vật tồn tại dưới dạng tiền vitamin A và tiền vitamin D Vitamin E có nhiều phổ biến trong dầu vừng, ngô và đậu tương 5.1.2 Tinh chất của dầu mỡ ăn Tính chất lý học Tỷ trọng: nhẹ hơn nước Độ nhớt: dầu mỡ ăn có độ nhớt cao và thay đổi theo nhiệt độ Tính hòa tan: dầu mở ăn không hòa tan trong nước nhưng có thể tạo thành nhũ tương dầu- nước hoặc nước- dầu. Sự tạo thành nhũ tương của dầu mỡ ăn 83 thường xảy ra khi đun nấu lâu những thực phẩm chứa nhiều chất béo và là một hiện tượng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước dùng Tính bay hơi: dầu mỡ không bay hơi nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao khoảng 260- 280°C Độ năng lượng: so với gluxit và protêin thì dầu mỡ ăn có độ năng lượng cao hơn nhiều cứ 1g dầu mỡ ăn cung cấp 9,3 kcal Tính chất hóa học của dầu mỡ ăn Sự thủy phân dầu mỡ ăn Sự thủy phân dầu mỡ ăn xảy ra khi có mặt của nước cùng với xúc tác của enzim hoặc không có enzim. Dưới tác dụng của enzim lipaza dầu mỡ ăn bị thủy phân tạo thành glyxerin và axit béo, sự thủy phân dầu mỡ ăn là tiền đề cho sự hư hỏng dầu mỡ ăn một cách sâu sắc hơn. Sự oxy hóa dầu mơ ăn Quá trình oxy hóa dầu mỡ ăn xảy ra theo những giai đoạn khác nhau và tạo ra những sản phẩm như peroxyt, hydoperoxyt đều là những chất không bền làm cho dầu mỡ ăn có mùi vị ôi khét. 5.1.2 Chỉ tiêu chất lượng, sự biến đổi của dầu mỡ trong bảo quản và chế biến Các chỉ tiêu cảm quan Mùi vị Mỗi một loại dầu mỡ ăn đều có mùi vị đặc trưng. Bảo quản trong điều kiện không thích hợp dầu mỡ có mùi ôi. Dầu mỡ tốt phải có mùi vị tự nhiên của nguyên liệu, không có mùi vị lạ, hoặc chua, ôi, khét. Qua chỉ tiêu này có thể xác định được bản chất nguồn gốc của dầu mỡ, mức độ phân hủy và sự có mặt của các chất bay hơi. Màu sắc Mỗi loại dầu mỡ ăn có màu sắc riêng do các chất màu lẫn vào. Dầu mỡ phải giữ được màu tự nhiên. Trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản dầu mỡ có thể bị nhiễm bẩn làm màu sắc thay đổi. Qua chỉ tiêu này có thể xác định được bản chất của dầu mỡ và mức độ vệ sinh của bao bì và nơi bảo quản. 84 Độ trong suốt Dầu mỡ tốt phải trong suốt khi chảy lỏng hoàn toàn. Dầu bị vẩn đục có thể kỹ thuật tinh chế kém, không loại bỏ hết tạp chất hoặc khi vận chuyển bảo quản các tạp chất rơi vào. Qua chỉ tiêu này xác định được mức độ tinh khỉết của dầu mỡ. Các chỉ tiêu lý hóa Nhiệt độ nóng chảy vàđông đặc Trong quá trình bảo quản chỉ tiêu này thay đổi ít, nhiều phụ thuộc vào mức độ biến chất của dầu mỡ. Dầu mỡ bị biến chất có nhiệt độ nóng chảy thấp. Chỉ số axit Chỉ số axit được biểu thị bằng số mg KOH cần thiết để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam dầu mỡ. Dầu mỡ tốt có chỉ số axit nằm trong tiêu chuẩn quy định. Trong bảo quản chỉ số axit thường tăng lên theo độ tăng của sự thủy phân dầu mỡ. Do đó qua chỉ tiêu này có thể xác định được mức độ tươi mới và phân hủy của dầu mỡ ăn. Chỉ số xà phòng Chỉ số xà phòng được biểu thị bằng số mg KOH cần thiết để trung hòa toàn bộ axit béo có trong 1 gam dầu mỡ. Qua chỉ số này cho ta biết lượng axit béo có trong dầu mỡ nhiều hay ít và để xác định bản chất các loại dầu mỡ. Trong bảo quản chỉ số này ít thay đổi so với ban đầu. Chỉ số este Chỉ số este được biểu thị bằng số mg KOH cần thiết để trung hòa hết lượng glixerit có trong 1 gam dầu mỡ. Chỉ số este càng cao chứng tỏ lượng glixerit càng nhiều, dầu mỡ càng tinh khiết, chất lượng càng tốt. Chỉ số i ốt Chỉ số iốt là số gam iốt cần thiết để bão hòa các nối đôi của axit béo có trong 100 gam dầu mỡ. Chí số iốt biểu thị mức độ chưa no của dầu mỡ, dầu mỡ bị oxy hóa càng mạnh chỉ số iốt càng giảm. Qua chỉ số này có thể xác định được mức độ tươi 85 mới và bản chất của dầu mỡ. Chỉ số peroxyt Chỉ số peroxyt là số gam iốt được tách ra từ KI bởi chất peroxyt có trong 100 gam dầu mỡ Dầu mỡ có chỉ số peroxyt càng thấp độ tươi mới càng cao. Trong thời gian bảo quản chỉ số peroxyt thường tăng lên. 5.2 Biến đổi của dầu mỡ trong chế biến nhiệt 5.3.1Biến đổi về số lượng Trong quá trình chế biến nóng khô (quay, rán) luôn có một lượng dầu mỡ bị tổn thất do hiện tượng phun tỏa làm cho dầu mỡ bị bắn tung ra bên ngoài. Nếu dầu mỡ nào có hàm lượng nước cao thì mức độ tổn thất dầu mỡ càng lớn. Mức độ tổn thất còn phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian chế biến. Nhiệt độ chế biến cao và thời gian chế biến dài thì tổn thất tăng lên. Trong quá trình chế biến nóng ướt (ninh, nấu...) chất béo chứa trong thực phẩm động vật dần dần bị nóng chảy và 1 phần chuyển dịch vào nước nấu. Lượng mỡ sau khi tách khỏi nguyên liệu phần lớn tập trung trên bề mặt nước nấu một phần nhỏ bị nhũ tương hóa. Sự nhũ tương hóa trong quá trình nấu thịt và xương là một hiện tượng trong chế biến nước dùng không muốn có vì nó làm cho giá trị cảm quan của nước dùng kém đi 5.3.2Biến đổi về chất lượng Trong chế biến nóng khô dưới tác động nhiệt độ cao chất béo bị phân hủy làm cho một số chỉ tiêu lý hóa của dầu mỡ ăn bị thay đổi như chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa, chỉ số iốt... Những biến đổi này làm cho chất lượng của dầu mỡ giảm sút về màu sắc, mùi vị, độ nhớt... 5.4.Bao gói, vận chuyển, bảo quản dầu mỡ ăn 5.4.1 Bao gói Bao bì chứa đựng dầu mỡ ăn được sản xuất từ các loại vật liệu như thùng gỗ,nhựa, sắt, màng polyetylen...Hiện nay chủ yếu là các loại can nhựa, can bầng châì dẻo trong để chứa đựng và bảo quản dầu mỡ ăn. 86 5.4.2 Vận chuyển dầu mỡ ăn Hiện nay thường dùng phương tiện ôtô để vận chuyển nhưng cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của ánh sáng, sự xâm nhập của nước và vi sinh vật. 5.4.3 Bảo quản dầu mỡ ãn Dầu mỡ ăn phải được bảo quản trong kho kín, khô, sạch sẽ, không bị ánh sáng và không khí xâm nhập. Có thể bảo quản dầu mỡ ăn ở điều kiện và nhiệt độ bình thường. Đối với dầu thực vật nhiệt độ không quá 18°C, độ ẩm không khí < 80% thời gian bảo quản dầu lạc khoảng 6 tháng, dầu hạt cảỉ khoảng 8 tháng. Đối với mỡ ở nhiệt độ 5 - 6°c độ ẩm không khí 80% bảo quản được 1 tháng. Khi đưa dầu mỡ vào bảo quản nhất thiết phải kiểm tra chất lượng ban đầu của dầu mỡ ăn. Khi chất xếp trong kho không quá cao, không làm bẹp hoặc vỡ gây hao hụt về số lượng. Nếu dầu mỡ ăn bị hư hỏng nặng không được dùng để chế biến mà phải hủy. Câu hỏi ôn tập 1. Hãy nêu rõ vai trò, gía trị dinh dưỡng của thit gia súc gia cầm đối với cơ thể con người và đối với việc chế biến món ăn? 2. Phân tích những biến đổi của thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ. 3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng chất lượng thịt gia súc, gia cầm? 4. Nêu phương pháp bảo quản thịt gia súc, gia cầm? 5. Cho biết chỉ tiêu chất lượng của thịt gia súc, gía cầm khi đưa vào chế biến món ăn? 6.Nêu vai trò của dầu mỡ ăn trong chế biến món ăn? 7.Liệt kê thành phần hóa học của dầu mỡ ăn có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của nó? 8.Nêu cách bảo quản dầu mỡ ăn trong khu vực chế biến? 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đức Dũng (chủ biên), Trường ĐHTM - Bộ môn Thực phẩm, Thương phẩm học hàng thịt - trứng, Hà Nội, 1992. 2. Trần Văn Hậu - Phan Đức Thắng, Trường ĐHTM, Thương phẩm học hàng thủy sản và sản phẩm chếbiến, 1991. 3. Nguyễn Hữu Khỏa (chủ biên), Khoa học hàng hóa, NXB Giáo dục, 1997. 4. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Giáo trình nghiệp vụ nấu ăn, Hà Nội. 2000. 5. Lê Thanh Xuân (chủ biên) Trường DHTM - Bộ môn NVKTKS Công nghệ chếbiến sản phẩm ăn uống, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 1998. 6. Trần Thị Vân Trình, Trường Đại học Thương mại - Bộ môn TPH hàng thực phẩm Dầu mỡ ăn, sữa và sản phẩm chế biến, 1991. 7. Bộ Y tế - Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, An toàn thực phẩm sức khỏe đời sống và kinh tế xã hội - NXB Y học, 2002. 8. Bộ Y tế - Cục Quản lý chất lương vệ sinh an toàn thực phẩm, Vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng ngộ độc, Hà Nội, 2000. 9. Phan Thị Thúy (chủ biên), Giáo trình khoa học hàng hóa Trường THTM&DL, 2003.
File đính kèm:
- giao_trinh_thuong_pham_hang_thuc_pham.pdf