Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử

Khái niệm Thanh toán điện tử

Khi kinh doanh trên mạng Internet bạn có thể tiến hành

và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh

toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với một trình

duyệt và kết nối mạng

Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử

của Bộ Thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu

theo nghĩa rộng, được định nghĩa là việc thanh toán

tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc

trao tay tiền mặt.

Tóm lại, Thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền

và nhận tiền cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán

trên mạng Internet.

hẻ tín dụng - Credit card

Trong các phương tiện thanh toán điện tử thì thẻ thanh toán được coi là phương tiện

phổ biến nhất. Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ

mua hàng. Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận nhất hiện nay là Visa,

MasterCard, American Express và EuroPay.

Trong 3 loại thẻ trên, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các

giao dịch qua mạng Internet. Chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng giúp các doanh

nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng, nâng cao doanh thu bán hàng do cung

cấp giải pháp thanh toán tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp.

Điều kiện để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng

Để chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật qua

mạng đối với các thông tin thanh toán thông qua giao thức SSL và SET. Tiếp theo, doanh

nghiệp cần có Tài khoản chấp nhận thanh toán điện tử (Merchant Account) và cổng thanh

toán điện tử (Payment Gateway).

• Merchant Account là một tài khoản đặc biệt, cho phép chấp nhận thanh toán bằng thẻ

tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài

khoản này.

• Payment Gateway là một chương trình phần mềm cho phép chuyển dữ liệu của các giao

dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá

quá trình thanh toán thẻ tín dụng.

• Giao thức SSL (Secure Socket Layer) là giao thức sử dụng các chứng thực điện tử để

xác thực và mã hóa thông điệp dữ liệu nhằm đảm bảo tính riêng tư hay bí mật của các

thông tin dùng trong thanh toán điện tử.

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 1

Trang 1

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 2

Trang 2

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 3

Trang 3

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 4

Trang 4

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 5

Trang 5

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 6

Trang 6

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 7

Trang 7

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 8

Trang 8

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 9

Trang 9

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang baonam 7880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán điện tử
 Bài 6: Thanh toán điện tử
121 
BÀI 6: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 
Trước yêu cầu của một phương thức kinh doanh thương mại hiện đại (electronic commerce), 
các hình thức thanh toán đã và đang là mối quan tâm hàng đầu về tính năng sử dụng, tính bảo 
mật và rủi ro phát sinh đối với cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Trong bài này, chúng ta 
phân tích và giải đáp các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn cho thương mại điện tử và 
thanh toán điện tử. 
Mục tiêu Nội dung 
 Học xong bài này, học viên sẽ nắm được: 
• Các phương thức thanh toán trực tuyến. 
• Thanh toán điện tử B2C. 
• Thanh toán điện tử B2B. 
• Xuất trình chứng từ điện tử trong thanh 
toán bằng L/C. 
• Quản lý rủi ro trong thanh toán điện tử. 
Thời lượng học 
• 7 tiết. 
• Khái niệm về thanh toán điện tử. 
• Khái niệm thanh toán điện tử. 
• Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán. 
• Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp 
và người tiêu dùng (B2C). 
• Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp 
và doanh nghiệp (B2B). 
• Quản lý rủi ro trong thanh toán điện tử. 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
122 
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI 
Tình huống: 
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giải quyết vấn đề 
tắc nghẽn giao thông, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội 
phát động chương trình “Tháng không khói xe”. Căn cứ vào 
chương trình này, công ty sản xuất xe đạp A đã cung cấp 
Dịch vụ cho thuê xe đạp trực tuyến. Công ty A triển khai 
dịch vụ này tới 30 điểm cho thuê trong nội thành Hà Nội, 
khách hàng có nhu cầu thuê xe đạp sẽ lên website để xem 
kiểu dáng sản phẩm, điểm thuê nào phù hợp nhất với lộ 
trình, điều kiện thuê và chi phí, các điều kiện và điều khoản 
trong hợp đồng ký kếtsau đó sẽ kê khai thông tin chi tiết 
và ký hợp đồng thuê xe 
Câu hỏi 
Các hình thức thanh toán trực tuyến nào có thể được công ty A sử dụng để chấp nhận thanh 
toán từ phía khách hàng và thực hiện hợp đồng? 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
123 
6.1. Khái niệm về Thanh toán điện tử 
6.1.1. Khái niệm Thanh toán điện tử 
Khi kinh doanh trên mạng Internet bạn có thể tiến hành 
và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh 
toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với một trình 
duyệt và kết nối mạng 
Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử 
của Bộ Thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu 
theo nghĩa rộng, được định nghĩa là việc thanh toán 
tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc 
trao tay tiền mặt. 
Tóm lại, Thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền 
và nhận tiền cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán 
trên mạng Internet. 
6.1.2. Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán 
6.1.2.1. Thẻ tín dụng - Credit card 
Trong các phương tiện thanh toán điện tử thì thẻ thanh toán được coi là phương tiện 
phổ biến nhất. Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ 
mua hàng. Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận nhất hiện nay là Visa, 
MasterCard, American Express và EuroPay. 
Trong 3 loại thẻ trên, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các 
giao dịch qua mạng Internet. Chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng giúp các doanh 
nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng, nâng cao doanh thu bán hàng do cung 
cấp giải pháp thanh toán tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp. 
Điều kiện để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng 
Để chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật qua 
mạng đối với các thông tin thanh toán thông qua giao thức SSL và SET. Tiếp theo, doanh 
nghiệp cần có Tài khoản chấp nhận thanh toán điện tử (Merchant Account) và cổng thanh 
toán điện tử (Payment Gateway). 
• Merchant Account là một tài khoản đặc biệt, cho phép chấp nhận thanh toán bằng thẻ 
tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài 
khoản này. 
• Payment Gateway là một chương trình phần mềm cho phép chuyển dữ liệu của các giao 
dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá 
quá trình thanh toán thẻ tín dụng. 
• Giao thức SSL (Secure Socket Layer) là giao thức sử dụng các chứng thực điện tử để 
xác thực và mã hóa thông điệp dữ liệu nhằm đảm bảo tính riêng tư hay bí mật của các 
thông tin dùng trong thanh toán điện tử. 
Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến trải qua các bước sau: 
• Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ nhập vào các 
thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán. 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
124 
• Các thông tin thẻ tín dụng được gửi thẳng tới ngân hàng mở Merchant Account 
(hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu tại máy chủ của người bán 
• Ngân hàng mở Merchant Account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới ngân hàng cấp 
thẻ tín dụng. 
• Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho ngân 
hàng mở Merchant Account. Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi có cho 
tài khoản của Người bán) hoặc từ chối. 
• Dựa trên phản hồi của Ngân hàng cấp ... ng quy định 
cụ thể về phương tiện xuất trình chứng từ điện tử. Vấn đề này cũng được để các bên 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
140 
linh hoạt thoả thuận. Nếu e-mail được các bên thống nhất là phương tiện xuất trình, 
mức độ an toàn thấp của phương thức này cần được lưu ý đối với tất cả các bên. 
Giao dịch thông qua fax là hình thức vẫn rất phổ biến hiện nay do chúng có được các 
ưu điểm như thông tin đầy đủ, giao dịch tức thời... Theo eUCP các bản fax cũng được 
coi là chứng từ điện tử. 
Tuy nhiên, chứng từ điện tử dưới hình thức nào cũng đều không mặc nhiên được chấp 
nhận. Tất cả các thư tín dụng được eUCP điều chỉnh đều phải quy định rõ hình thức 
chứng từ, phương thức xuất trình, và phương thức chứng thực đối với từng chứng từ. 
Fax vừa là hình thức vừa là phương thức xuất trình. Nếu muốn yêu cầu xuất trình 
bằng fax, người xin mở thư tín dụng phải quy định chấp nhận hình thức chứng từ là 
fax và ngân hàng được chỉ định nhận chứng từ bằng fax phải cung cấp cho người 
hưởng lợi số fax của mình. 
6.3.2.2. Quy trình xuất trình chứng từ điện tử trong TTQT 
Việc xuất trình chứng từ điện tử được thực hiện bằng cách người hưởng lợi gửi các 
chứng từ điện tử thông qua mạng máy tính đến ngân hàng để ngân hàng kiểm tra, sau 
đó ngân hàng thông báo gửi tiếp đến ngân hàng thanh toán. Khi nào xuất trình chứng 
từ điện tử, người hưởng lợi phải gửi kèm theo một “thông báo hoàn thành bộ chứng 
từ” kèm theo bộ chứng từ được quy định trong L/C để chứng tỏ rằng tất cả các chứng 
từ đã được xuất trình và ngân hàng có thể kiểm tra và xử lý tiếp để chuyển nhượng, 
thanh toán hay chấp nhận. Chính quy định này cho phép người hưởng lợi xuất trình 
chứng từ điện tử tại các thời điểm khác nhau, hoặc sử dụng bộ chứng từ hỗn hợp cả 
chứng từ điện tử và chứng từ giấy. Thông báo hoàn thành bộ chứng từ có thể kèm theo 
các chỉ thị về chiết khấu, thanh toán hay chỉ thị khác; thông báo này có thể dưới hình 
thức văn bản giấy hay điện tử tuỳ theo lựa chọn của người hưởng lợi. 
Sau khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ, thời gian để ngân hàng kiểm tra bộ chứng 
từ điện tử tương tự như đối với các chứng từ truyền thống. Trong UCP 500 quy định 
“một khoảng thời gian hợp lý, không vượt quá bảy ngày làm việc của ngân hàng”. 
Quy định về thời gian xử lý bộ chứng từ điện tử giống bộ chứng từ truyền thống là 
hợp lý vì nếu quy định khác đi, sẽ rất khó khăn khi kiểm tra bộ chứng từ hỗn hợp vừa 
giấy vừa điện tử. 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
141 
Hình 6.13: Quy trình xuất chứng từ điện tử 
 Nguồn: AVG Letter of Credit Management Conference, 2002, www.internetlc.com 
Khác với các chứng từ truyền thống, chứng từ điện tử có khả năng bị hư hỏng trong 
quá trình gửi, nhận, lưu trữ và xử lý hoặc tác động từ bên ngoài như virus, hackers... 
Điều e11 trong eUCP quy định khi ngân hàng nhận được thông điệp dữ liệu bị hư 
hỏng, ngân hàng có thể yêu cầu gửi lại thông điệp mà không cần từ chối thông điệp 
này. Tuy nhiên, điều e11 không quy định rõ các điều kiện để xác định chứng từ điện 
tử bị coi là hỏng hay không. Vấn đề này thường được quy định trong Luật giao dịch 
điện tử hay các luật điều chỉnh Thương mại điện tử của các nước. Nhìn chung, có thể 
thấy khi các chứng từ không đọc được thì bị coi là hư hỏng. 
Trong thư tín dụng cho phép xuất trình bộ chứng từ điện tử, bên cạnh địa chỉ ngân 
hàng để xuất trình chứng từ truyền thống bằng giấy có thể địa chỉ e-mail để gửi bộ 
chứng từ điện tử. Việc phát hành và xuất trình được thực hiện chỉ cần thông qua một 
ngân hàng là ngân hàng phát hành thay vì việc bộ chứng từ (bằng giấy) trước đây phải 
luân chuyển từ nước này sang nước khác. Dạng chứng từ điện tử phổ biến có thể được sử 
dụng là PDF (portable document file). Việc xuất trình chứng từ điện tử nhìn chung có một 
số ưu điểm như thời gian được thanh toán ngắn hơn, chi phí rẻ hơn, ít sai sót hơn... 
6.4. Quản lý rủi ro trong thanh toán điện tử: 
Mặc dù doanh nghiệp bán hàng có thể đã sử dụng SSL 
để bảo mật các giao dịch, doanh nghiệp vẫn có thể phải 
chịu các rủi ro sau nếu chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín 
dụng trực tuyến. Các rủi ro này không phụ thuộc vào bảo 
mật các thông tin trong quá trình giao dịch mà nằm ngay 
ở các yếu tố thông tin đầu vào và các nghiệp vụ giao 
dịch thanh toán điện tử. 
• Sử dụng thẻ bất hợp pháp 
Nếu thẻ thanh toán bị sử dụng trái phép, người chủ thẻ không chấp nhận các khoản 
thanh toán đó. Khi đó ngân hàng phát hành thẻ sẽ ghi có lại cho chủ thẻ và đòi lại 
tiền từ người bán. 
• Người mua thay đổi quyết định mua hàng 
Nếu khách hàng trước đó đồng ý thanh toán nhưng sau đó từ chối, và ngân hàng 
phát hành thẻ đồng ý với từ chối đó, người bán sẽ phải chịu thiệt hại. 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
142 
Người bán có thể tránh những trường hợp tương tự như vậy bằng cách đưa ra bằng 
chứng chủ thẻ đã xác nhận thanh toán và nhận hàng. Hoặc giao dịch được thực 
hiện với chữ ký số, tuy nhiên hình thức xác nhận này rất đắt và rườm rà đối với 
hầu hết các giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến. 
• Mất trộm các thông tin của thẻ 
Các trường hợp hacker đột nhập vào máy tính của doanh nghiệp nơi chứa các dữ 
liệu về thông tin thẻ tín dụng. Doanh nghiệp có thể tránh trường hợp này bằng 
cách lưu trữ các dữ liệu này trên một máy tính độc lập, không thể truy cập trực tiếp 
được từ Internet. 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
143 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay 
tiền mặt. 
Hiện nay, các loại thẻ thanh toán được sử dụng phổ biến trên thế giới có thể kể đến là thẻ thanh 
toán, thẻ thông minh, ví điện tử, tiền điện tử, séc điện tử 
• Thẻ thanh toán gồm có Thẻ tín dụng, Thẻ ghi nợ, Thẻ mua hàng; trong ba loại thẻ này, thẻ tín 
dụng được sử dụng phổ biến hơn. 
• Thẻ thông minh là thẻ có gắn bộ vi xử lý trên đó (chip). Bộ vi xử lý này có thể kết hợp thêm 
một thẻ nhớ, cũng có trường hợp trên thẻ thanh toán chỉ gắn thêm thẻ nhớ mà không có phần 
lập trình nào kèm theo. 
• Ví điện tử: Ví điện tử là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ tín dụng 
và các thông tin cá nhân khác. Khi mua hàng trên mạng, người mua hàng chỉ đơn giản kích 
vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin khách hàng cần thiết để thực hiện 
việc mua hàng. Hiện nay, Visa, MasterCard, Yahoo, AOL, Microsoft đều cung cấp dịch vụ ví 
điện tử. 
• Các giải pháp tiền điện tử sử dụng phần mềm để lưu giữ một khoản tiền mặt tương đương 
vào một ổ cứng hoặc ổ đĩa. Tiền đồng và ngân phiếu được thay thế bằng các chữ ký số. Ưu 
điểm của hệ thống này là chi phí chuyển tiền gần như bằng 0 (chỉ có chi phí thực đó là chi 
phí bạn phải trả cho kết nối Internet). Để nhận được tiền thì bạn cần phải tới một cỗ máy báo 
tự động trực quan (a virtual automatic teller machine) trên mạng hoặc ATM trong thực tế, từ 
đó bạn có thể nhận tiền điện tử bằng việc ghi nợ trực tiếp từ tài khoản ngân hàng hoặc thanh 
toán bằng thẻ tín dụng. 
• Séc điện tử là phiên bản điện tử hoặc yêu cầu xuất trình điện tử đối với séc giấy thông 
thường. Séc điện tử chứa các thông tin tương tự như séc thường và có thể sử dụng trong mọi 
trường hợp và séc giấy có thể sử dụng với khung pháp lý điều chỉnh tương tự nhau. 
Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân có thể kể đến là dịch vụ ATM, 
dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, dịch vụ ngân hàng tại chỗ, dịch vụ ngân hàng qua Internet. 
Trong khi đó, Thanh toán điện tử B2B thường có giá trị khá lớn và phức tạp hơn so với thanh 
toán B2C, nó là một phần trong toàn bộ dây chuyền cung ứng thanh toán, bao gồm các khâu sau: 
mua hàng, thực hiện hợp đồng, thanh toán, bảo hiểm, lãi suất tín dụng, hiệu lực giao hàng, ủy 
quyền thanh toánNên hình thức thanh toán có thể kể đến là quy trình xuất trình và thanh toán 
bằng hóa đơn điện tử: EIPP và thanh toán bằng L/C với việc xuất trình chứng từ điện tử. 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
144 
CÂU HỎI THẢO LUẬN 
1. Lợi ích đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng khi áp dụng thanh toán trực tuyến là gì? 
2. Những trở ngại mà doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng thanh toán điện tử? 
3. Sự giống và khác nhau giữa thanh toán trực tuyến và thanh toán trong thương mại truyền thống? 
4. Dự đoán xu hướng thanh toán bằng tiền mặt và phi tiền mặt tại Việt Nam trong 10 năm tới? 
5. Người bán phải đáp ứng những điều kiện gì khi tiến hành thiết lập hệ thống thanh toán trực tuyến? 
6. Người bán phải đáp ứng điều kiện gì để chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng? 
7. Người bán sẽ phải chịu chi phí phát sinh gì nếu khách hàng gian lận thẻ tín dụng? 
8. Thẻ thông minh sẽ đem lại những lợi ích gì trong dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe? 
9. Lợi ích của việc thanh toán bằng séc điện tử? 
10. Hình thức thanh toán trực tuyến B2C phổ biến ở Việt Nam? 
11. Phương thức thanh toán điện tử nào phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 
hiện nay? 
12. Thanh toán trực tuyến B2B có áp dụng các phương thức thanh toán bằng thẻ không? Tại sao? 
13. Một nhà xuất bản sách rất quan tâm đến việc bán sách qua mạng. Phương thức thanh toán 
nào có thể được áp dụng trong trường hợp này? 
14. Công ty Honda đang cân nhắc việc chấp nhận thanh toán trực tuyến cho cả nhà cung cấp 
nguyên vật liệu và khách hàng của công ty. Hình thức thanh toán nào sẽ được áp dụng? Làm 
thế nào công ty Honda thanh toán cho đối tác cung cấp? Làm thế nào công ty Honda nhận 
tiền thanh toán từ khách hàng? 
15. Công ty nhập khẩu điện tử A tại Việt Nam nhập một lô hàng MP3 từ công ty B tại Thượng 
Hải. Sau khi hoàn tất việc xuất trình chứng từ điện tử theo yêu cầu khi mở L/C, B giao hàng; 
công ty A thanh toán, nhận chứng từ điện từ. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng và kiểm tra, công 
ty A phát hiện hàng bị lỗi. Công ty A giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, công ty 
nào sẽ chịu rủi ro tổn thất? Tại sao? 
16. Rủi ro nào có thể xảy ra đối với người bán khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng? Vai 
trò của các bên liên quan khi tham gia vào phương thức thanh toán này? 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
145 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 
Bước ngoặt từ thanh toán tiền mặt sang trực tuyến: Câu chuyện của Wells Fargo Home 
Mortgage. 
Công ty Wells Fargo Home Mortgage, một công ty cho vay thế chấp nhà ở lớn nhất tại Mỹ, có 
một danh mục dự án đầu tư của hơn 4,6 triệu con nợ. Ban đầu, các khách hàng của công ty thanh 
toán bằng cách trả vào tài khoản của công ty tại ngân hàng. Với hình thức thanh toán đó, một tỷ 
lệ đáng kể khách hàng không thanh toán đúng hạn vào các chi nhánh ngân hàng của Well Fargos. 
Với các trường hợp này, công ty thường đưa ra chương trình thanh toán qua điện thoại cho phép 
khách hàng chi trả số tiền còn nợ nhằm tránh chi phí thanh toán muộn. 
Với một danh mục đầu tư lớn, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ bằng tiền mặt đã ảnh hưởng 
không ít đến mục tiêu lợi nhuận của công ty. Và chi phí cho công ty giải quyết việc thu hồi nợ 
hàng năm hơn 1 triệu đô Mỹ. Để giải quyết tình trạng này, vào năm 2000 Well Fargo đã đưa ra 
một chương trình cải tổ nhằm đẩy nhanh tiến độ và giảm chi phí trong toàn bộ quy trình thanh toán. 
Quý I năm 2000, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đã giảm ¼. Vào thời gian đó, công ty áp dụng 3 
hình thức thanh toán trực tuyến: trực tiếp chấp nhận thanh toán (direct payments), gián tiếp chấp 
nhận thanh toán (eQuyty payments), và sử dụng bên thứ 3 trong hệ thống thanh toán (third party 
processor). Trong đó, có 350,000 khách hàng chọn hình thức 1, 100,000 khách hàng chọn hình 
thức 2 và 133,000 chọn hình thức thứ ba. Và cuối năm 2000, cùng với các phương thức cũ, Well 
Fargo áp dụng thêm các phương thức thanh toán trực tuyến khác: 
• Thanh toán các khoản thế chấp tự động – dịch vụ ACH direct payment 
• Thanh toán trực tuyến – dịch vụ ACH debits 
• Thanh toán Just in time điện thoại – dịch vụ ACH debits 
• Thanh toán bằng hóa đơn điện tử - với dịch vụ này, thì các bản kê khai và hóa đơn sẽ được 
trả trực tuyến tại website 
• Thanh toán bằng cách khấu trừ tiền mặt từ tài khoản của khách hàng trong vòng 2 tuần 
Với các phương thức thanh toán đó, khách hàng đã trở nên quen thuộc với hình thức thanh toán 
mới và việc sử dụng thanh toán điện tử cũng phát triển. Trong quý I/2002, công ty đã xử lý 3,4 
triệu giao dịch thanh toán trực tuyến. Vào quý III/2003, con số này lên đến 4,3 triệu, tăng 26%. 
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đã giảm đáng kể trong thời gian đó. Tuy thanh toán trực tuyến đã 
chiếm lĩnh hoạt động thanh toán của công ty, các khoản nợ khó đòi trong năm 2003 vẫn chiếm 
đến 60%. 
Đối với Well Fargo, việc giải quyết các khoản nợ khó đòi là một vấn đề tốn nhiều chi phí nhất. 
Vào năm 2002, Các quy định của hiệp hội thanh toán điện tử NACHA về kiểm soát các khoản 
nợ (ARC) đã có hiệu lực. ARC là một dịch vụ cho phép các hóa đơn của khách hàng được gửi 
vào địa chỉ hộp đen và được chuyển đến hệ thống ACH debit điện tử. Theo NACHA, các khách 
hàng được quyền chuyển đổi từ việc thanh toán bằng séc sang thanh toán điện tử khi họ chuyển 
tiền và thông báo tới chủ nợ. ARC phù hợp với các khoản thanh toán nhiều lần ví dụ như các 
khoản nợ thế chấp, bảo hiểm... 
Vào năm 2003, Well Fargo đã trở thành công ty đầu tiên ứng dụng ARC. Các khoản nợ khó đòi 
của công ty đã giảm đáng kể, tuy có một vài khách hàng vẫn chọn phương thức thanh toán 
truyền thống. Nhìn chung, chương trình ARC đã tạo ra một làn sóng mới trong hệ thống thanh 
toán điện tử. Vào cuối quý I/2004, thanh toán điện tử đã chiếm 80% trong tổng danh mục đầu tư 
v1.0
 Bài 6: Thanh toán điện tử
146 
của Well Fargo, tăng 35% trước khi áp dụng ACR. Vào cuối quý IV/2004, tỷ lệ thanh toán bằng 
tiền mặt chuyển sang thanh toán điện tử là 1 chọi 7. 
Việc áp dụng ARC đã tác động tích cực đến tình hình tài chính của công ty, doanh thu đã tăng 
gấp đôi. 
Mặc dù việc chuyển đổi từ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán trực tuyến đã tạo 
ra một bước ngoặt trong phương thức kinh doanh của Well Fargo, nhưng kinh nghiệm triển khai 
ARC lại không có gì mới. Theo NACHA, lượng khách hàng sử dụng ARC tăng từ 5,3 triệu năm 
2002 lên 43,7 triệu năm 2003, đạt 208 triệu trong quý II/2004. ARC hiện nay là ứng dụng séc 
điện tử ACH lớn nhất nước Mỹ. 
Câu hỏi: 
1. Giống như các tập đoàn tài chính khác, Well Fargo đã đưa ra hàng loạt các phương thức 
thanh toán điện tử cho khách hàng của mình. Mô tả một phương thức thanh toán mà Well 
Fargo đã sử dụng trước khi công ty này áp dụng ARC. Tại sao những phương thức thanh 
toán Well Fargo đó lại chưa tạo ra động lực lớn nhằm khuyến khích khách hàng chuyển sang 
thanh toán phi tiền mặt? 
2. Sử dụng thông tin trên website www.nacha.org, nêu các quy tắc cơ bản khi áp dụng phương 
thức thanh toán ARC. Tại sao phương thức này lại giúp Well Fargo triển khai hệ thống thanh 
toán trực tuyến hiệu quả? 
3. Căn cứ vào trường hợp của Well Fargo, nếu một công ty muốn áp dụng thanh toán trực 
tuyến, thì công ty nên thuyết phục khách hàng như thế nào? 
v1.0

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuong_mai_dien_tu_chuong_6_thanh_toan_dien_tu.pdf