Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử

Khái niệm Catalog điện tử

Catalog điện tử là các trang thông tin về sản phẩm dưới dạng điện tử, không những

đóng một vai trò quan trọng trong các ứng dụng của thương mại điện tử, mà còn có

vai trò “ xương sống” cho một trang web bán hàng trực tuyến.

Catalog điện tử bao gồm một cơ sở dữ liệu về sản phẩm, các công cụ tìm kiếm và hiển

thị. Catalog điện tử có thêm công cụ tìm kiếm, đây chính là khác biệt lớn nhất giữa

catalog điện tử với catalog in giấy. Một điểm nổi bật nữa của catalog điện tử là khả

năng tương tác cao. Ví dụ khi truy cập vào trang web www.hairstyler.com bạn có thể

chèn ảnh của mình vào và sau đó thay đổi kiểu tóc và màu sắc.

Hiện nay, các catalog còn cho phép người tiêu dùng đánh giá về chất lượng của sản

phẩm mà mình đã mua để giúp những khách hàng tiềm năng có thể đánh giá xem sản

phẩm nào là phù hợp với họ nhất, từ đó đưa ra những quyết định mua hàng. Ban đầu,

phần lớn các catalog điện tử chỉ mới dừng lại ở việc sao chép lại hình ảnh và các đoạn

text từ catalog giấy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì

catalog điện tử ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, có khả năng cá biệt hóa cao và

được kết nối, tích hợp với quá trình mua bán hàng

So sánh catalog điện tử và catalog thông thường :

Ưu và nhược điểm của catalog điện tử và catalog giấy là trái ngược nhau. Mặc dù

catalog điện tử có những lợi thế đáng kể, như là khả năng cập nhật và thay đổi với quá

trình mua bán hay có khả năng bao quát phần lớn sản phẩm và khả năng tìm kiếm sản

phẩm cực nhanh, chúng cũng có những hạn chế và bất lợi.

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 1

Trang 1

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 2

Trang 2

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 3

Trang 3

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 4

Trang 4

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 5

Trang 5

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 6

Trang 6

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 7

Trang 7

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 8

Trang 8

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 9

Trang 9

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 22 trang baonam 8800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 3: Các mô hình thương mại điện tử
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
49 
BÀI 3: CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
Khi ứng dụng máy tính và Internet vào toàn 
bộ quy trình kinh doanh, các doanh nghiệp 
trước hết phải nghiên cứu đặc điểm cũng 
như quy mô của doanh nghiệp mình, loại 
hình kinh doanh thương mại điện tử nào phù 
hợp với mình, nhằm đạt được lợi thế tối ưu 
trong kinh doanh và gặt hái được lợi nhuận 
tối đa. 
Mục tiêu Nội dung 
 Sau khi học xong bài học, các bạn sẽ nắm 
được các khái niệm, đặc điểm, các lợi ích và 
hạn chế của một số mô hình thương mại 
điện tử phổ biến hiện nay trên thế giới. 
Thời lượng học 
• 6 tiết 
• Mô hình catalog trực tuyến (Web 
Catalog Model) 
• Mô hình siêu thị trực tuyến (E-store 
Model) 
• Mô hình cung cấp nội dung (Digital 
Content Model) 
• Mô hình hỗ trợ quảng cáo (Advertising-
supported Model) 
• Mô hình phí dịch vụ (Fee-for-service 
Model) 
• Mô hình đấu giá (Web Auction Model) 
• Mô hình B2B và B2C 
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
50 
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI 
Tình huống: Ứng dụng Scene7’s để cá biệt hóa catalog điện tử 
Amazon.com đã áp dụng giải pháp catalog điện tử mang tên Scene 7’s nhằm tăng tiện ích cho hệ 
thống catalog điện tử của công ty. Mục tiêu kinh doanh mà amazon.com đề ra đó là lấy khách 
hàng làm trung tâm. “Khách hàng là vua”. Chính vì vậy ngoài một catalog chuẩn chung cho mọi 
người thì khách hàng truy cập vào trang web amazon.com cũng tự động tạo cho mình một catalog 
riêng dựa vào hành vi của mình trong quá trình tìm kiếm, mua hàng trên amazon. 
Khi khách hàng lần đầu tiên truy cập website www.amazon.com, họ có thể tìm các sản phẩm theo 
từ khoá. Khi khách hàng nhập từ khóa vào thì công cụ tìm kiếm sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu các mặt 
hàng và đưa ra những mặt hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, kèm theo các liên kết dẫn 
đến một số kết quả tìm kiếm khác. Một đặc điểm nổi trội của công cụ tìm kiếm trong catalog điện 
tử của amazon đó là người tiêu dùng có thể tìm kiếm từ khóa trong nội dung một cuốn sách chứ 
không chỉ dừng lại ở tựa sách. Lần thứ hai khi khách hàng truy cập vào trang web của công ty thì 
giao diện của trang web cung cấp ngay các mặt hàng mà khách hàng đã tìm kiếm trong lần đầu 
truy cập cùng với những gợi ý về các sản phẩm có liên quan tới mặt hàng mà khách hàng đã tìm 
kiếm. Các sản phẩm trình bày trên giao diện của trang web theo thứ tự sản phẩm truy cập gần nhất 
cho tới sản phẩm truy cập cũ hơn. Ngoài ra, ở cuối trang web amazon.com còn có một mục 
catalog các sản phẩm mà khách hàng đã xem 
Câu hỏi 
Trên đây là một trong số các mô hình thương mại điện tử được áp dụng phổ biến trên thế giới. 
Tại Việt Nam, mô hình thương mại điện tử đang được các doanh nghiệp áp dụng thế nào? 
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
51 
3.1. Mô hình Catalog trực tuyến (Web Catalog Model) 
3.1.1. Khái niệm Catalog điện tử 
Catalog điện tử là các trang thông tin về sản phẩm dưới dạng điện tử, không những 
đóng một vai trò quan trọng trong các ứng dụng của thương mại điện tử, mà còn có 
vai trò “ xương sống” cho một trang web bán hàng trực tuyến. 
Catalog điện tử bao gồm một cơ sở dữ liệu về sản phẩm, các công cụ tìm kiếm và hiển 
thị. Catalog điện tử có thêm công cụ tìm kiếm, đây chính là khác biệt lớn nhất giữa 
catalog điện tử với catalog in giấy. Một điểm nổi bật nữa của catalog điện tử là khả 
năng tương tác cao. Ví dụ khi truy cập vào trang web www.hairstyler.com bạn có thể 
chèn ảnh của mình vào và sau đó thay đổi kiểu tóc và màu sắc. 
Hiện nay, các catalog còn cho phép người tiêu dùng đánh giá về chất lượng của sản 
phẩm mà mình đã mua để giúp những khách hàng tiềm năng có thể đánh giá xem sản 
phẩm nào là phù hợp với họ nhất, từ đó đưa ra những quyết định mua hàng. Ban đầu, 
phần lớn các catalog điện tử chỉ mới dừng lại ở việc sao chép lại hình ảnh và các đoạn 
text từ catalog giấy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì 
catalog điện tử ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, có khả năng cá biệt hóa cao và 
được kết nối, tích hợp với quá trình mua bán hàng hoá. 
So sánh catalog điện tử và catalog thông thường : 
Ưu và nhược điểm của catalog điện tử và catalog giấy là trái ngược nhau. Mặc dù 
catalog điện tử có những lợi thế đáng kể, như là khả năng cập nhật và thay đổi với quá 
trình mua bán hay có khả năng bao quát phần lớn sản phẩm và khả năng tìm kiếm sản 
phẩm cực nhanh, chúng cũng có những hạn chế và bất lợi. 
Bảng 3.1: So sánh giữa catalog điện tử và catalog thông thường 
Catalog điện tử Catalog in giấy 
• Có thể tích hợp catalog với quá trình mua bán 
hàng hóa. 
• Có thể cập nhập thông tin về sản phẩm một 
cách nhanh chóng. 
• Có khả năng tương tác cao. 
• Không đòi hỏi công nghệ cao. 
• Đọc dễ dàng, không yêu cầu khách 
hàng phải có kỹ năng sử dụng máy tính 
và trình duyệt. 
• Mức độ cập nhật thông tin thấp. 
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
52 
• Có thể cá biệt hóa catalog theo từng đối tượng 
• Có thể sử dụng c ... ny). 
Hình thức này thường thấy ở những ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay,khi 
một số ít nhà sản xuất lớn (GM, Ford, Boeing) tiến hành mua nguyên liệu từ rất 
nhiều công ty con. Việc độc quyền mua cho phép người mua hưởng lợi từ sự cạnh 
tranh giá cả, chất lượng. Hình thức này còn giúp tạo dựng những mối quan hệ tin 
tưởng lâu dài giữa người mua và các nhà cung cấp khi 
nguồn mua hàng của người mua thực sự ổn định. 
Các phương thức mua hàng hóa (dịch vụ) của các 
doanh nghiệp: 
o Đấu thầu trực tuyến. 
o Mua hàng trực tuyến từ các nhà sản xuất, bán 
buôn hoặc bán lẻ thông qua đàm phán để ký kết 
hợp đồng. 
o Tham gia vào hệ thống mua hàng – đây là hệ thống 
mua hàng trực tuyến gồm nhiều doanh nghiệp mua 
vừa và nhỏ lập nên nhằm tập trung lượng cầu đủ 
lớn, từ đó mua được hàng với giá cả phải chăng, 
giảm được chi phí giao dịch. 
• Sàn giao dịch trực tuyến đa chiều (Exchanges): Là mô hình sàn giao dịch trực 
tuyến mà tại đây mọi doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể tham gia giao dịch với 
nhau trên cơ sở ứng dụng một nền công nghệ chung (many–to–many). Các sàn 
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
65 
giao dịch loại này thuộc quyền sở hữu và điều hành của bên thứ ba là người trung 
gian trực tuyến (Ví dụ: www.alibaba.com, www.ecvn.gov.vn). 
Trên sàn giao dịch, các công ty thành viên sẽ được cung cấp một website nhỏ nằm 
trong website chủ, trên đó doanh nghiệp có thể quảng bá giới thiệu về công ty, 
quảng cáo các sản phẩm; các doanh nghiệp khác có nhu cầu giao dịch có thể truy 
cập vào trang web xem xét các thông tin, tìm kiếm bạn hàng và tiến hành giao dịch. 
Các bên tham gia giao dịch có cơ hội giảm thiểu các chi phí và thời gian tìm kiếm 
bạn hàng và thực hiện các hoạt động thương mại, từ đó sẽ giảm bớt chi phí liên quan 
đến các hoạt động mua bán hàng hóa, giảm chi phí lưu kho của doanh nghiệp. 
Sự khác biệt giữa 2 mô hình B2B đa chiều và một chiều: 
• Nếu công ty mua và bán hàng hóa thì sàn giao dịch đa chiều có thể là nơi tốt giúp họ 
tìm được giá mua hợp lý hơn hoặc tìm kiếm được những khách hàng mới. Đây là 
cách thức trở nên phổ biến giúp các công ty giải phóng hàng tồn kho đang quá lớn. 
Tuy nhiên, trong một số ngành công nghiệp, các nhà cung cấp không sẵn sàng bán 
hàng ở các sàn giao dịch công cộng vì họ ngại khách hàng sẽ tập hợp nhau lại để có 
thể mua hàng với giá rẻ hơn và làm giảm lợi nhuận ròng của các nhà cung cấp. 
• Các hình thức chung trong mua hàng tại các sàn giao dịch đa chiều bao gồm mua 
hàng qua yêu cầu báo giá, mua hàng qua catalog và bán hàng qua đấu giá. 
• Các công ty sử dụng phương thức giao dịch một chiều là những công ty muốn tạo 
dựng mối quan hệ mật thiết hơn với khách hàng và nhà cung cấp. Đồng thời, các sàn 
giao dịch một chiều an toàn hơn vì dữ liệu trong quá trình giao dịch kinh doanh khó 
bị lộ cho đối thủ cạnh tranh khi có lỗ hổng về bảo mật. Các công ty sử dụng sàn giao 
dịch một chiều để trao đổi thông tin như các bảng đánh giá về khả năng giao hàng của 
các nhà cung cấp, các thông tin về doanh số dự đoán, thiết lập sự kiểm soát trung tâm 
đối với các quá trình mua bán qua các hợp đồng đã được ký kết với các nhà cung cấp 
• sàn giao dịch B2B cộng tác (Collaborative commerce): Là mô hình sàn giao dịch 
mà trong đó các doanh nghiệp hợp tác giao dịch với các doanh nghiệp khác ngoài 
việc mua bán hàng hóa như trao đổi thông tin, thiết kế, lập kế hoạch, phát triển, 
quản lý và nghiên cứu sản phẩm cũng như việc nỗ lực cải tiến ứng dụng TMĐT 
vào hoạt động kinh doanh. 
Mô hình này giúp doanh nghiệp có khả năng đưa sản phẩm mới ra thị trường một 
cách nhanh hơn, giảm được thời gian sản xuất, giảm được số hàng tồn kho và điều 
chỉnh nhanh chóng hơn theo nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. 
3.7.1.3. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử B2B 
Lợi ích: 
• Tạo lập nhiều cơ hội mua bán. 
• Giảm thiểu chi phí giấy tờ và hạn chế chi phí hành chính. 
• Tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 
• Giúp người mua tiết kiệm thời gian và chi phí tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp. 
• Tăng hiệu quả làm việc của nhân viên trong việc mua bán sản phẩm. 
• Giảm thiểu lỗi và nâng cao chất lượng dịch vụ. 
• Định dạng sản phẩm dễ dàng hơn. 
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
66 
• Giúp công ty giảm thiểu chi phí marketing và chi phí bán hàng. 
• Giảm mức và chi phí hàng tồn kho. 
• Giúp tạo catalog điện tử phù hợp với từng nhu cầu khách hàng khác nhau với các 
mức giá khác nhau. 
• Tăng tính linh hoạt trong sản xuất và cho phép thực hiện giao hàng theo đúng thời gian. 
• Đối với người mua, giảm chi phí mua hàng. 
• Tạo ra sự thích ứng ở mức độ cao. 
• Cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn. 
• Tăng cường mối quan hệ hợp tác với đối tác và khách hàng. 
Hạn chế: 
• Giảm thiểu vai trò của người trung gian kể cả nhà bán buôn và bán lẻ. 
• Tạo nên sự xung đột trong kênh phân phối và hoạt động trao đổi cộng đồng. 
3.7.2. Mô hình B2C 
Khái niệm: Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, theo đó, các 
công ty sẽ bán hàng hóa hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình B2C 
còn được biết đến với tên gọi bán lẻ trực tuyến. Doanh nghiệp ở đây có thể là nhà sản 
xuất, nhà phân phối hoặc đại lý. 
Có rất nhiều mặt hàng được bán trực tuyến, tuy nhiên chỉ có một số trong hàng loạt 
mặt hàng là bán chạy: phần cứng và phần mềm vi tính (Dell và Gateway), đồ điện tử 
gia dụng (camera, máy in, máy scan, các dụng cụ không dây...), đồ văn phòng, các 
mặt hàng thể thao, sách và nhạc, đồ chơi, các mặt hàng làm đẹp cho phái nữ, các mặt 
hàng thuộc lĩnh vực giải trí, trang sức, xe ôtô... 
Một đặc tính rõ rệt nhất của TMĐT B2C là khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp 
với khách hàng rất hiệu quả mà không cần có sự tham gia của khâu trung gian như nhà 
phân phối, bán buôn hoặc môi giới. 
Có thể xét mô hình TMĐT B2C từ 2 góc độ: 
• Từ phía doanh nghiệp: 
Mô hình TMĐT B2C từ phía doanh nghiệp mô tả 
chu trình quản lý việc mua hàng của khách hàng, 
tức là các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện để 
đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình 
mua hàng như: hoàn thành đơn hàng và giao hàng 
cho khách hàng cũng như thực hiện các hoạt động 
hậu cần cho kinh doanh của doanh nghiệp. 
• Từ phía khách hàng: 
Mô hình TMĐT B2C cụ thể hóa hệ thống các hoạt động của người đi mua hàng 
thực hiện khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ. 
Amazon.com là ví dụ điển hình cho mô hình TMĐT này 
Tên miền thu hút 615 triệu người xem mỗi năm, con số này lớn gấp đôi walmart.com. 
Ban đầu amazon chỉ kinh doanh mặt hàng sách, sau đó nhanh chóng làm nhà bán lẻ các 
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
67 
mặt hàng khác như đĩa CD, băng video, DVD, phần mềm, các đồ điện gia dụng, đồ làm 
bếp, đồ làm vườn, đồ chơi, trò chơi và sản phẩm cho trẻ sơ sinh, đồ trang sức, nhạc cụ, 
văn phòng phẩm 
Từ 8/2005, amazon bắt đầu bán sản phẩm của mình dưới mác riêng là “Pinzon” khi 
công ty có ý định tập trung vào các sản phẩm như dệt may, đồ dùng nhà bếp và các sản 
phẩm gia dụng. 
5/2007, amazon tuyên bố mở một cửa hàng âm nhạc trực tuyến, bán những bản nhạc ở 
dạng MP3. 
8/2007, amazon cho ra đời cửa hàng thực phẩm trực tuyến AmazonFresh, khách hàng 
có thể yêu cầu giao thực phẩm vào buổi sáng sớm. 
Năm 2008, amazon còn vươn sang cả sản xuất phim và hiện tại đang đầu tư vào phim 
The Stolen Child với hãng phim 20th Century Fox. 
Mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến 
Để hiểu rõ hơn mô hình này, chúng ta xem xét dưới khía cạnh nhà bán lẻ hoặc nhà sản 
xuất. Người bán mặc dù có cơ cấu tổ chức riêng, nhưng vẫn phải nhập hàng từ các 
nguồn khác, thường là các nhà kinh doanh. Mô hình dưới đây chỉ ra các hoạt động 
kinh doanh khác trong Thương mại điện tử và các hoạt động liên quan, vì các hoạt 
động này ít nhiều đều ảnh hưởng đến loại hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến. 
Hình 3.5: Mô hình bán lẻ trực tuyến 
Công ty của chúng tôi
Tài chính doanh nghiệp,
kế toán, HRM, IT
Đối tác
kinh doanh
Nhà
cung cấp
Nhà
cung cấp
Nhà
cung cấp
Đối tác
kinh doanh
Nhà
phân phối
Khách
hàng
Nhà
cung cấp
Nhà
cung cấp
Nhà
cung cấp
Đối tác
kinh doanh
B2B Quản
lý chuỗi
cung ứng
(SCM)
B2B Bán hàng
marketing 
& CRM
Kế hoạch nguồn
lực doanh nghiệp
“xương sống”
Nguồn: Ecommerce, Turban, 2006 
Vấn đề trung gian trong phân phối 
Trong kênh phân phối truyền thống, trung gian xuất hiện giữa người bán và người tiêu 
dùng, chẳng hạn như nhà bán buôn, nhà phân phối, nhà bán lẻ theo mô hình 3.6 dưới 
đây. Càng nhiều khâu trung gian thì càng làm cho giá thành sản xuất cao hơn. 
Trung gian truyền thống cung cấp một hạ tầng giao thương (giống như một mạng lưới 
buôn bán), họ điều phối và làm cầu nối giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, 
trong TMĐT liệu các bên trung gian như các đại lý du lịch, các môi giới chứng khoán, 
đại lý bảo hiểm ... có còn tồn tại ? 
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
68 
Nhà sản xuất có thể sử dụng Internet để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng và 
cung cấp cho họ các dịch vụ trực tuyến. Trong trường hợp này thì bên trung gian 
không tồn tại, chúng ta gọi là Disintermediated (hình b và c). 
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà không phải qua các nhà bán 
buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, khách hàng sẽ gặp phải một số khó khăn khi mua hàng trực 
tuyến và ngược lại các cửa hàng trực tuyến có thể sẽ gặp khó khăn khi giao hàng cho 
khách hàng. Do đó, để khắc phục vấn đề này, cần phải có một bên hỗ trợ trực tuyến. 
Và trong trường hợp này, các bên trung gian trong truyền thống sẽ đóng một vai trò 
mới trong thương mại điện tử, sẽ cung cấp giá trị gia tăng và sự trợ giúp. 
Hình 3.6: Cấu trúc mạng phân phối trong thương mại điện tử 
Nguồn: Ecommerce, Turban, 2006 
Như vậy, Internet tạo ra một phương cách mới tiếp cận khách hàng, một phương pháp 
mới đem lại giá trị cho khách hàng, và đem lại nhiều doanh thu. 
Ví dụ về các vai trò mới của bên trung gian, Kelly Blue Book (kbb.com) cung cấp 
thông tin về giá cả cho khách hàng; Edmunds thì cung cấp cho khác hàng thông tin về 
các chi phí khi giao dịch; CARFAX (carfax.com) có thể nghiên cứu một loại xe hơi đã 
sử dụng nào đó và thông báo cho khách hàng nếu xe này có bất kỳ vấn đề nào xảy ra 
còn iMotors (imotors.com) cung cấp cho khách hàng chiết khấu về bảo hiểm, gas và 
dịch vụ sửa chữa. 
Nhà cung cấp Nhà sản xuất Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng
Nhà cung cấp Nhà sản xuất Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng
Nhà cung cấp Nhà sản xuất Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng
Nhà cung cấp Nhà sản xuất Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng
(a)
(b)
(c)
Hàng hóa lưu thông
Thông tin lưu lượng
Chức năng trung gian
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
69 
TÓM LUỢC CUỐI BÀI 
Các mô hình chúng ta nghiên cứu trong bài học này bao gồm: 
• Mô hình Catalog trực tuyến (Web Catalog Model): Catalog điện tử là các trang thông tin 
về sản phẩm dưới dạng điện tử, không những đóng một vai trò quan trọng trong các ứng 
dụng của thương mại điện tử, mà còn có vai trò “xương sống” cho một trang web bán hàng 
trực tuyến. Hiện nay, trên hầu hết các website bán hàng trực tuyến đều đã triển khai ứng 
dụng catalog điện tử. Có thể lữu giữ catalog điện tử ở trên mạng hoặc vào các đĩa CD-
ROM. Lợi ích lớn nhất mà catalog điện tử đem lại đó là nó giúp doanh nghiệp triển khai 
hiệu quả hoat động bán hàng qua mạng, người tiêu dùng thì có thể mua hàng trực tiếp qua 
mạng mà không cần phải tới cửa hàng để xem sản phẩm. 
• Mô hình siêu thị trực tuyến (e-store model): Siêu thị trực tuyến là trang web bán hàng trực 
tuyến nơi mà người tiêu dùng có thể vào mua sắm hàng hóa và dịch vụ và thanh toán trực 
tuyến bằng các phương tiện thanh toán điện tử, ngoài ra còn có thể gọi bằng nhiều tên khác 
nhau như cửa hàng ảo (virtual shop), cửa hàng trực tuyến (electronic storefront, online store). 
• Mô hình đăng ký hay cung cấp nội dung (Digital content model): Là mô hình mà các 
doanh nghiệp có sẵn các thông tin được lưu trữ dưới dạng văn bản hoặc có quyền sở hữu 
loại thông tin trên sẽ đưa các thông tin đó lên hệ thống mạng của chính doanh nghiệp mình. 
Doanh thu cũng sẽ thu được từ hệ thống thông tin mà khách hàng truy cập. Các sản phẩm 
số hóa hiển nhiên được bán và giao trực tiếp trên mạng. 
• Mô hình hỗ trợ quảng cáo (Advertising-supported model): Là mô hình mà website sẽ 
cung cấp dịch vụ, thông tin hay cơ sở dữ liệu miễn phí cho khách hàng khi đi kèm với các 
thông điệp quảng cáo. Và doanh thu có được khi ứng dụng mô hình này là từ hoạt động 
quảng cáo. 
• Mô hình phí dịch vụ (fee-for-service model): Mô hình phí dịch vụ là mô hình tạo doanh 
thu thông qua thu phí dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, tuy nhiên theo 
mô hình này, nhà cung cấp sẽ không thực hiện giao dịch cho khách hàng mà tiến hành cung 
cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng sử dụng. 
• Mô hình đấu giá trực tuyến (online auction model): Đấu giá trực tuyến là việc tiến hành 
hoạt động đấu giá qua các hệ thống thông tin. Tổ chức, cá nhân có thể độc lập tiến hành đấu 
giá trực tuyến hoặc thông qua dịch vụ đấu giá trực tuyến của tổ chức, cá nhân khác. 
• Mô hình B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với 
doanh nghiệp. Doanh nghiệp ở đây là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, kể cả các tổ chức phi lợi 
nhuận. B2B chiếm ít nhất 85% tổng giá trị giao dịch của TMĐT. 
• Mô hình B2C: Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, theo đó, các 
công ty sẽ bán hàng hóa hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó được biết đến với 
tên gọi bán lẻ trực tuyến. Doanh nghiệp ở đây có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc 
đại lý. Một đặc tính rõ rệt nhất của TMĐT B2C là khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp 
với khách hàng rất hiệu quả mà không cần có sự tham gia của khâu trung gian như nhà 
phân phối, bán buôn hoặc môi giới. 
v1.0
 Bài 3: Các mô hình thương mại điện tử
70 
CÂU HỎI THẢO LUẬN: 
• Yahoo!, MSN và Google hoạt động theo mô hình đăng ký hay mô hình hỗ trợ quảng cáo? 
• Ưu và nhược điểm của mô hình đăng ký nội dung? 
• Ưu và nhược điểm của mô hình hỗ trợ quảng cáo? 
• Mô hình hỗ trợ quảng cáo và quảng cáo trực tuyến giống và khác nhau như thế nào? 
• Catalog điện tử là gì? 
• So sánh catalog điện tử và catalog ấn bản? 
• Nêu những lợi ích của việc sử dụng catalog điện tử? 
• Có những loại catalog cá biệt hóa nào? 
• Siêu thị trực tuyến là gì? 
• Nêu một số loại siêu thị trực tuyến. 
• Một trang web bán hàng trực tuyến phải có những nội dung gì? 
• Hãy viết quy trình mua hàng thông thường trên siêu thị trực tuyến? 
• Tại Việt Nam, có những doanh nghiệp thương mại điện tử nào ứng dụng mô hình phí dịch vụ? 
• Đấu giá truyền thống khác với đấu giá trực tuyến như thế nào? 
• Bán lẻ trực tuyến khác với bán lẻ truyền thống như thế nào? 
• Sự khác nhau giữa sàn giao dịch đa chiều và sàn giao dịch trực tuyến? 
• Những loại hàng hóa nào phù hợp với mô hình siêu thị trực tuyến? 
• Loại hình trò chơi trực tuyến tại Việt Nam ứng dụng mô hình nào? 
v1.0

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuong_mai_dien_tu_chuong_3_cac_mo_hinh_thuong_ma.pdf