Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử

1.1. Khái niệm chung về thương mại điện tử

1.1.1. Các khái niệm về thương mại điện tử

Khái niệm thương mại điện tử thường bị đồng nhất với khái niệm kinh doanh điện tử.

Tuy nhiên thực chất kinh doanh điện tử là khái niệm rộng hơn của thương mại điện tử,

nó không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao quyền sở hữu

thông qua mạng máy tính và truyền thông mà nó còn đỏi hỏi sự cộng tác cao giữa các

bên tham gia vào hoạt động.

1.1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp

Thương mại điện tử là quá trình mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin

thông qua mạng máy tính, bao gồm mạng Internet.

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử đơn giản chỉ là

việc tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa và

dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng

viễn thông.

Phương tiện điện tử và mạng viễn thông sử dụng phổ

biến trong thương mại điện tử là điện thoại, ti vi, máy

fax, mạng truyền hình, mạng internet, mạng intranet,

mạng extranet trong đó máy tính và mạng internet

là được sử dụng nhiều nhất để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử vì nó có

khả năng tự động hóa cao các giao dịch.

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 1

Trang 1

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 2

Trang 2

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 3

Trang 3

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 4

Trang 4

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 5

Trang 5

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 6

Trang 6

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 7

Trang 7

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 8

Trang 8

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 9

Trang 9

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 24 trang baonam 13120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử

Giáo trình Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
1 
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
FCông nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển và góp phần làm thay đổi diện mạo 
nền kinh tế, tạo ra lĩnh vực thương mại mới đó là thương mại điện tử. Nhờ sức mạnh của thông 
tin số hóa mà mọi hoạt động thương mại truyền thống ngày nay đã được tiến hành trực tuyến 
giúp các bên tham gia vào hoạt động này tiết kiệm được chi phí, thời gian, tăng hiệu suất và nâng 
cao năng lực cạnh tranh. 
Mục tiêu
 Nội dung
 • Hiểu được khái niệm thương mại điện tử cả 
về nghĩa hẹp và nghĩa rộng. 
• Nắm được các mô hình thương mại điện tử. 
• Hiểu được những lợi ích và hạn chế của 
thương mại điện tử. 
• Hiểu được những tác động của thương 
mại điện tử tới người tiêu dùng, doanh 
nghiệp và môi trường xã hội. 
Thời lượng học 
• 6 tiết 
• Khái niệm chung về thương mại điện tử. 
• Lịch sử hình thành thương mại điện tử. 
• Các khái niệm về thương mại điện tử. 
• Đặc điểm, phân loại thương mại điện tử. 
• Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử. 
• Ảnh hưởng của thương mại điện tử. 
• Thực trạng phát triển thương mại điện tử. 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
2 
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI 
Tình huống 
Ngày nay tại Việt Nam một cá nhân cũng có thể mua được một 
sản phẩm từ một gian hàng ảo tại Mỹ, hay ngồi tại nhà người đó 
cũng có thể kê khai các thủ tục hải quan điện tử để tiến hành nhập 
khẩu sản phẩm. 
Trước kia muốn mua một quyển sách thì bạn đọc phải ra tận cửa 
hàng để tham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong 
muốn, sau khi đã chọn được cuốn sách cần mua thì người đọc phải 
ra quầy thu ngân để thanh toán mua cuốn sách đó. Nhưng giờ đây, 
với sự ra đời của thương mại điện tử, chỉ cần có một chiếc máy 
tính nối mạng Internet, thông qua vài thao tác kích chuột, người đọc không cần biết mặt của người 
bán hàng thì họ vẫn có thể mua một cuốn sách mình mong muốn trên các website mua bán trực 
tuyến như amazon.com; vinabook.com.vn 
Còn bạn, bạn đã tham gia vào các giao dịch điện tử chưa? 
Câu hỏi 
• Hãy liệt kê các website mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nước 
và nước ngoài mà bạn đã tìm hiểu hoặc đã tiến hành giao dịch? 
• Rút ra nhận xét gì về các website đó sau khi học xong bài học? 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
3 
1.1. Khái niệm chung về thương mại điện tử 
1.1.1. Các khái niệm về thương mại điện tử 
Khái niệm thương mại điện tử thường bị đồng nhất với khái niệm kinh doanh điện tử. 
Tuy nhiên thực chất kinh doanh điện tử là khái niệm rộng hơn của thương mại điện tử, 
nó không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao quyền sở hữu 
thông qua mạng máy tính và truyền thông mà nó còn đỏi hỏi sự cộng tác cao giữa các 
bên tham gia vào hoạt động. 
1.1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp 
Thương mại điện tử là quá trình mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin 
thông qua mạng máy tính, bao gồm mạng Internet. 
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử đơn giản chỉ là 
việc tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa và 
dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng 
viễn thông. 
Phương tiện điện tử và mạng viễn thông sử dụng phổ 
biến trong thương mại điện tử là điện thoại, ti vi, máy 
fax, mạng truyền hình, mạng internet, mạng intranet, 
mạng extranettrong đó máy tính và mạng internet 
là được sử dụng nhiều nhất để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử vì nó có 
khả năng tự động hóa cao các giao dịch. 
1.1.1.2. Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng 
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa và 
dịch vụ, mà nó còn mở rộng ra cả về quy mô và lĩnh vực ứng dụng. Hiện nay có rất 
nhiều tổ chức đưa ra khái niệm về thương mại điện tử như Tổ chức Thương mại thế 
giới WTO, Hiệp hội thương mại điện tử (AEC – Association for Electronic 
Commerce), bên cạnh đó còn một số tổ chức khác như: UNCTAD (United Nation 
Conference on Trade and Development): 
• Dưới góc độ doanh nghiệp, thương mại điện tử bao gồm các hoạt động của doanh 
nghiệp, theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt 
động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua 
các phương tiện điện tử”. 
Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới 
hạn ở riêng mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện 
thông qua các phương tiện điện tử. 
Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó: 
o M - Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet) 
o S - Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng) 
o D - Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng) 
o P - Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua ngân hàng) 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
4 
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào 
trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh 
toán thì được coi là tham ...  phí, 
tăng năng suất của doanh nghiệp. Chi phí cắt 
giảm trong khi cạnh tranh ngày càng gia tăng 
sẽ giúp giảm gánh nặng về giá cũng như là 
giảm lạm phát cho nền kinh tế. Hơn nữa, 
năng suất tăng, chi phí giảm sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm. Như 
vậy người tiêu dùng có nhiều cơ hội để tiếp cận và sở hữu các sản phẩm bán trên 
thị trường. 
• Việc triển khai thương mại điện tử đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng các 
phần mềm tích hợp, nhờ vậy sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả mọi 
nguồn lực của doanh nghiệp cũng như của xã hội. Hơn nữa thương mại điện tử còn 
giúp doanh nghiệp phần nào giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, cải 
thiện môi trường sống cho con người. 
• Thương mại điện tử không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mà 
còn được tiến hành trong mọi lĩnh vực của xã hội như trong ngành dịch vụ, giáo 
dục, dịch vụ công Thương mại điện tử góp phần nâng cao chất lượng đời sống 
người dân. Việc áp dụng thương mại điện tử đã giúp cho người dân có nhiều cơ 
hội để có thể tiếp cận với các dịch vụ mà trước đây họ chưa bao giờ được tiếp cận. 
Ứng dụng đường truyền thông tin bằng giọng nói vào trong lĩnh vực du lịch 
Công ty Tellme Networks, Inc. (tellme.com) đã triển khai đường truyền thông tin giao 
thông 511 dựa trên giọng nói đầu tiên ở Utah. Đây là một thử nghiệm trên qui mô quốc 
gia để chuẩn bị cho việc Bộ Giao thông vận tải Hoa Kì sẽ triển khai các dịch vụ 511 lần 
lượt ở từng bang của Hoa Kỳ. Dịch vụ 511 này được bắt đầu đưa vào áp dụng từ ngày 
18 tháng 12 năm 2001. Chỉ cần sử dụng giọng nói, những người gọi điện từ máy cố 
định hay từ điện thoại cầm tay trong phạm vi bang Utah, Hoa Kỳ giờ đây có thể yêu 
cầu nhận được những thông tin nhanh chóng về tình hình giao thông, phân luồng đường, 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
18 
vận tải công cộng. Các câu trả lời này được gửi đi từ mạng Internet và các cơ sở dữ liệu 
liên quan 
Tháng 7 năm 2000, Uỷ ban thông tin liên bang của Mỹ đã chọn số 511 là số điện thoại 
quốc gia để cung cấp các thông tin cho khách du lịch, giống như việc gọi số 411 để hỏi 
danh bạ hay bấm 911 để yêu cầu cấp cứu. Trước đây, chính phủ và các sở giao thông ở 
các bang đã phải dùng đến hơn 300 số điện thoại ở các vùng trên cả nước để trả lời các 
thông tin về tình hình giao thông và cung cấp thông tin cho khách du lịch. Đây là lần 
đầu tiên người ta chỉ cần gọi một số điện thoại để được cung cấp các thông tin đi lại dù 
là đi du lịch hay đơn giản chỉ là lái xe từ văn phòng về nhà. Cơ quan giao thông vận tải 
Utah cung cấp miễn phí dịch vụ thông tin đi lại và du lịch 511. 
Ứng dụng 511 là một ứng dụng đặc biệt của các cổng giọng nói theo đó người gọi có 
thể kết nối với trang web từ bất kì chiếc điện thoại nào thông qua giọng nói. Ông 
Martin Knopp, Giám đốc hệ thống vận tải thông minh, Utah DOT phát biểu: “Như 
nhóm làm việc quốc gia 511 đã quy định, nhận dạng giọng nói là cách thức người gọi 
tiếp cận được những thông tin trên 511. Hơn nữa, dịch vụ này không đòi hỏi chi phí vốn 
cho văn phòng, và chúng ta có thể lợi dụng những khoản đầu tư và thông tin mà chúng 
ta có được để xây dựng cơ sở hạ tầng trang web thông thường”. 
Tellme networks đang tiến hành một cuộc cách mạng trong việc sử dụng điện thoại của 
cá nhân cũng như công ty bằng cách tăng cường đáng kể chất lượng cuộc gọi với 
Internet và công nghệ sử dụng giọng nói. Tellme tạo điều kiện cho doanh nghiệp và 
chính phủ cung cấp nhiều tiện ích hơn cho người gọi đồng thời lại giảm được chi phí và 
các thủ tục rườm rà. 
1.5. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam và trên Thế giới 
1.5.1. Thực trạng phát triển Thương mại điện tử trên thế giới 
Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên khắp toàn cầu, đặc biệt là tại các 
nước đang phát triển nơi bắt nguồn của thương mại điện tử. Các nước phát triển chiếm 
hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của 
Bắc Mỹ và Châu Âu đã lên tới trên 80%. Tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh 
nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là tại khu vực Châu Á– Thái Bình Dương và Tây Âu. 
Tại Châu Á có hai nước Singapore và Trung Quốc là có tốc độ phát triển thương mại 
điện tử nhanh chóng và theo kịp với các nước Bắc Mỹ. Những nước còn lại ở Châu Á, 
thương mại điện tử có phát triển tuy nhiên còn rất là chậm. 
 Hình 1.2: Tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu 
Nguồn: Cục thống kê của Mỹ, 2005 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
19 
Mỹ là nước có trình độ thương mại điện tử phát triển nhất trên thế giới. Hiện này hoạt 
động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng trên 70% tỷ lệ thương mại điện tử của 
toàn cầu. Doanh số bán lẻ của nước này từ hoạt động bán hàng trực tuyến tăng đều 
hàng năm và năm sau cao hơn năm trước. 
B2C là mô hình thương mại điện tử lâu đời và phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên trong 
những năm trở lại đây thì mô hình thương mại điện tử B2B lại phát triển nhanh hơn. 
 Hình 1.3: Tốc độ phát triển thương mại điện tử B2B và B2C tại Mỹ 
$0
$200
$400
$600
$800
$1,000
$1,200
$1,400
$1,600
1998 1999 2000 2001 2002 2003
B2C
B2B
Nguồn: Cục thống kê của Mỹ, 2004 
Thương mại điện tử tại các nước Châu Mỹ La tinh phát triển rất nhanh trong những 
năm vừa qua. Venezuela là nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất 
trong khu vực, tăng 224% trong vòng hai năm từ 2005 – 2007. Sau Venezuela là các 
nước Chile, Mexico, Brazil có tốc độ phát triển thương mại điện tử tương ứng là 
183%, 143%, 116%. Hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất của nước này đó 
là thẻ tín dụng. Thương mại điện tử B2B chiếm 80% giá trị giao dịch thương mại điện 
tử tại Mỹ La tinh. Brazil là nước có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực, tiếp 
theo đó là Mexico, Argentina. Hiện nay, 88% các website thương mại điện tử B2B 
trong khu vực là của Brazil. 
1.5.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam 
Thương mại điện tử đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây kể từ 
khi Internet được triển khai vào năm 1997. Tuy nhiên, ứng dụng thương mại điện tử 
mới chỉ thực sự phổ biến trong khoảng gần 4 năm trở lại đây kể từ khi Luật giao dịch 
điện tử được ban hành vào tháng 12/2005 và có hiệu lực vào tháng 3/2006. Luật giao 
dịch điện tử được ban hành được xem là một bước ngoặt cho phát triển thương mại 
điện tử tại nước ta. Điều này cho thấy rằng chính phủ Việt Nam đã thực sự thấy được 
vai trò của thương mại điện tử đối sự với phát triển kinh tế và xã hội. 
Bên cạnh việc ban hành luật, chính phủ còn đưa ra “Kế hoạch tổng thể phát triển 
thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010”. Mục tiêu của kế hoạch là: 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
20 
• 60% DN có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN với DN (B2B); 
• 80% DN vừa và nhỏ biết tới tiện ích của thương mại điện tử và tiến hành giao dịch 
TMĐT loại hình DN với người tiêu dùng (B2C) hoặc DN với DN (B2B); 
• 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT 
loại hình DN với người tiêu dùng (B2C) hoặc 
người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C); 
• Các chào thầu mua sắm của Chính phủ được 
công bố trên trang tin điện tử của các cơ quan 
chính phủ và ứng dụng giao dịch thương mại 
điện tử trong mua sắm chính phủ (B2G). 
Sau 4 năm ban hành luật cũng như kế hoạch tổng 
thể phát triển thương mại điện tử, tại nước ta 
thương mại điện tử đã được ứng dụng trong nhiều 
lĩnh vực như: 
• Trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, các doanh 
nghiệp đã triển khai các phần mềm thương mại điện tử vào trong quản trị doanh 
nghiệp như: phần mềm quản trị kế toán, phần mềm quản trị nguồn lực doanh 
nghiệp, phần mềm nguồn cung ứng, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng. 
• Trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, số lượng các sàn giao dịch, hay chợ ảo tăng 
lên nhanh chóng. Theo nghiên cứu của Cục thương mại điện tử và công nghệ 
thông tin - Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2007 số lượng sàn thương mại 
điện tử B2B tại nước ta là 40 sàn, B2C là 100 sàn. Sàn thương mại điện tử C2C 
cũng phát triển nhanh. Số lượng sàn thương mại điện tử B2B tuy ít hơn B2C 
nhưng tốc độ tăng doanh thu từ sàn giao dịch B2B lại cao hơn. 
Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp, có 
thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử – viễn thông, 
dịch vụ du lịch và hàng tiêu dùng. Năm 2008 được xem là năm phát triển nóng của 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
21 
hoạt động bán lẻ hàng điện tử viễn thông, thể hiện ở chỗ các siêu thị điện tử viễn 
thông mọc lên như nấm. Cùng theo xu thế phát triển của ngành hàng điện tử viễn 
thông thì số lượng các website kinh doanh mặt hàng này cũng tăng mạnh trong 
năm 2008. 
• Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng, nước ta đã triển khai được hoạt 
động ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. Người tiêu dùng có thể tiếp cận với 
các dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua mạng internet (internet banking) hay qua 
mạng di động (SMSbanking). Còn trong lĩnh vực chứng khoán điện tử, người tiêu 
dùng có thể truy vấn thông tin thị trường, thông tin tài khoản, đăng kí mở tài 
khoản, quản lý danh mục đầu tư, đặt lệnh giao dịch cũng như nhận thông tin về kết 
quả giao dịch. 
• Trong lĩnh vực vận tải hành khách, các công ty vận tải hành khách, đặc biệt là vận 
tải đường sắt và hàng không, đã triển khai hoạt động bán vé trực tuyến. Việc triển 
khai hoạt động bán vé điện tử trong lĩnh vực hàng không là đòi hỏi tất yếu khi 
tham gia vào hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA). Jestar Pacific, mà tiền 
thân là Pacific Airlines, là hãng bay Việt Nam đầu tiên đã tiến hành hoạt động bán 
vé điện tử vào tháng 3 năm 2006. 
• Tính đến hết năm 2008, Việt Nam đã triển khai được một số dịch vụ công trực 
tuyến như: khai báo hải quan điện tử, cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử, kê khai 
thuế điện tử, mua sắm công trực tuyến, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 
giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện điện tử, đăng ký 
con dấu trực tuyến. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến giúp cho chính phủ 
triển khai kế hoạch “một cửa” một cách nhanh chóng. Ngoài ra còn tạo môi trường 
minh bạch và công khai cho tất cả các dịch vụ công. Bên cạnh việc triển khai các 
dịch vụ công trực tuyến nêu trên thì từ năm 2009 Việt Nam cũng đã triển khai hoạt 
động mua sắm chính phủ điện tử (e-procurement) – đấu thầu qua mạng trên 3 đơn 
vị lớn VNPT, EVN và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
22 
Tính tới cuối năm 2007 đa có trên 30 tỉnh phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển 
thương mại điện tử tại địa phương giai đoạn tới năm 2010. Nhiều kế hoạch được xây 
dựng với chất lượng tốt và có tính khả thi cao, chẳng hạn như Chương trình phát triển 
thương mại điện tử Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010 hay Kế hoạch phát 
triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2010. 
Bên cạnh việc phát triển thương mại điện tử về qui mô trên khắp cả nước, Việt Nam 
cũng rất quan tâm tới hợp tác thương mại điện tử với thế giới. Nước ta đã chủ động 
tham gia vào các diễn đàn đa phương về thương mại điện tử với các tổ chức APEC, 
UNCITRAL,UN/CEFACT, UNTACD Hợp tác song phương về thương mại điện tử 
với một số nước như Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hoạt động giao thương giữa hai 
quốc gia, hợp tác với Hoa Kỳ nhằm nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân,và 
một số quốc gia khác. 
Hiện nay nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và 
thương mại điện tử như Microsoft, IBM, Intel, IDG, Yahoo!, Google, eBay...đã chính 
thức có mặt và hoạt động tích cực tại thị trường tại Việt Nam. 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
23 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Tóm lại, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu phát triển, mới chỉ 
ứng dụng mạnh mẽ trong vòng 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, nước ta cũng đã triển khai được một 
số ứng dụng thương mại điện tử như trong mua bán hàng hóa dịch vụ, cung cấp dịch vụ công cho 
dù kết quả đạt được chưa cao. Các hoạt động thương mại điện tử đã triển khai tại Việt Nam chỉ mới 
mang tính hình thức do hạn chế về hạ tầng kỹ thuật cũng như nhận thức của người dân. 
Trong bài mở đầu của môn học này, chúng ta xem xét các khái niệm thương mại điện tử trên cả 
nghĩa hẹp và nghĩa rộng; nắm được khái niệm, đặc điểm của một số mô hình thương mại điện tử 
đã và đang phát triển; phân tích lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử, từ đó thấy được những 
ảnh hưởng của thương mại điện tử tới các cá nhân, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. 
Bài học đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về thương mại điện tử, giúp các bạn có cơ sở 
ban đầu để có thể nhận xét, đánh giá các website thương mại điện tử của các doanh nghiệp mà 
bạn muốn tìm hiểu, đồng thời cũng là cơ sở để các bạn học tốt những bài học sau. 
v1.0
 Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
24 
CÂU HỎI THẢO LUẬN 
1. Định nghĩa thương mại điện tử? 
2. Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử có gì giống và khác nhau? 
3. Cho biết lịch sử hình thành và phát triển internet và thương mại điện tử. 
4. Nêu những lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng, và xã hội. 
5. Nêu những hạn chế của thương mại điện tử. 
6. Theo bạn thì hạn chế nào của thương mại điện tử dễ vượt qua nhất – hạn chế kỹ thuật hay phi 
kỹ thuật và tại sao? 
7. Cho biết một số rào cản đối với phát triển thương mại điện tử. 
8. Nêu một số mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay. 
9. Tại sao nói thương mại điện tử là một chất xúc tác làm thay đổi cơ bản các tổ chức? 
10. Hãy giải thích việc thương mại điện tử có thể giảm vòng đời, tăng sức mạnh cho nhân viên và 
hỗ trợ thân thiện với khách hàng. 
11. Tại sao việc mua hàng dùng thẻ thông minh từ một máy tự động lại được coi là thương mại 
điện tử? 
12. Hãy truy cập website bigboxx.com và xác định các sản phẩm và dịch vụ website này cung 
cấp cho khách hàng. Đây là mô hình thương mại điện tử gì? Đánh giá những ưu điểm và 
nhược điểm của mô hình này? 
13. Truy cập website Amazon.com và xác định những nội dung sau đây: 
• Tìm 5 cuốn sách bán chạy nhất về thương mại điện tử 
• Tìm 1 nhận xét về các cuốn sách đó 
• Hãy đánh giá những dịch vụ khách hàng của Amazon.com và những lợi ích khi mua sắm 
tại đây 
14. Hãy truy cập website priceline.com và xác định đây là mô hình kinh doanh điện tử gì? 
15. Truy cập vào website của ups.com và tìm thông tin về các dự án thương mại điện tử đang 
được công ty triển khai liên quan đến quản trị kênh cung cấp và logistics. UPC đang sử dụng 
các dịch vụ wireless như thế nào? 
16. Hãy truy cập website chemconnect.com. Đây là mô hình thương mại điện tưt nào? Tìm 
những lợi ích mà mô hình này đem lại cho người mua và người bán? 
17. Truy cập website ebay.com và đánh giá lợi ích của đấu giá trực tuyến đối với những người 
tham gia. Nguồn thu của ebay chủ yếu từ đâu? Khả năng phát triển của mô hình này. 
v1.0

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuong_mai_dien_tu_chuong_1_tong_quan_ve_thuong_m.pdf