Giáo trình Thực tập mô phỏng chiến lược
Nhận diện cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tình huống
Trình tự các công việc cần thực hiện trong nội dung này là:
Bước 1: Nghiên cứu kỹ thông tin được mô tả trong tình huống
Bước 2: Phân tích các thông tin đã được mô tả trong tình huống
Bước 3: Nhận diện các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài:
Môi trường vĩ mô (P – Politic, E – Economic, S – Social, T – Technology, N –
Natural) (đã được mô tả trong tình huống);
Và
Môi trường ngành (khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh
tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn) (đã được mô tả trong tình huống) có ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình
huống).
Bước 4: Nhận diện xu hướng tác động yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (P –
Politic, E – Economic, S – Social, T – Technology, N – Natural) (đã được mô tả trong
tình huống) và môi trường ngành (khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ
cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn) (đã được mô tả trong tình huống) đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống).
Bước 5: Nhận diện cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp (đã được mô tả trong
tình huống)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực tập mô phỏng chiến lược
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------***------------- TÀI LIỆU HỌC TẬP THỰC TẬP MÔ PHỎNG CHIẾN LƯỢC (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) Số tín chỉ : 03 Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh Đối tượng: Sinh viên đại học, cao đẳng - Năm 2019 - TÀI LIỆU HỌC TẬP ---------------- 1. Tên học phần: Thực tập mô phỏng chiến lược Mã số học phần:....... 2. Số tín chỉ : 3 (90 giờ) 3. Tính chất học phần : Bắt buộc 4. Các học phần học trước: Các học phần học trước: Quản trị học, Quản trị nhân lực, Quản trị dự án, Quản trị chiến lược 5. Học phần thay thế, tương đương: Không. 6. Khoa phụ trách: Khoa Quản trị kinh doanh 7. Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh công nghiệp 8. Nội dung học phần: TT Nội dung Thời gian hướng dẫn (giờ) Tổng số Ban đầu Thường xuyên Kết thúc 1 Nội dung 1: Nhận diện chiến lược của doanh nghiệp - Nhận diện cơ hội và thách thức của doanh nghiệp - Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp 6 1 4 1 2 Nội dung 1: Nhận diện chiến lược của doanh nghiệp - Nhận diện nội dung chiến lược của doanh nghiệp 6 1 4 1 3 Nội dung 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp - Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6 1 4 1 TT Nội dung Thời gian hướng dẫn (giờ) Tổng số Ban đầu Thường xuyên Kết thúc 4 Nội dung 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp - Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường ngành đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6 1 4 1 5 Nội dung 3: Phân tích nội bộ doanh nghiệp - Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường nội bộ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6 1 4 1 6 Nội dung 4: Đề xuất chiến lược cho doanh nghiệp - Đề xuất hệ thống mục tiêu - Đề xuất chiến lược phù hợp để theo đuổi 6 1 4 1 7 Nội dung 4: Đề xuất chiến lược cho doanh nghiệp - Đề xuất chiến lược phù hợp để theo đuổi (tiếp) - Đề xuất các chính sách lớn để thực hiện chiến lược 6 1 4 1 8 Tổng hợp và đánh giá 6 0 5 1 9 Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh - Xác định lý do: Phân tích các yếu tố môi trường, điều tra nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ dự kiến kinh doanh 6 1 4 1 TT Nội dung Thời gian hướng dẫn (giờ) Tổng số Ban đầu Thường xuyên Kết thúc 10 Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh - Mô tả đặc điểm của sản phẩm dịch vụ - Xây dựng kế hoạch tiêu thụ 6 1 4 1 11 Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh - Xây dựng kế hoạch sản xuất 6 1 4 1 12 Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh - Xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh 6 1 4 1 13 Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh - Kế hoạch nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào - Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương 6 1 4 1 14 Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh - Xây dựng kế hoạch vốn - Dự kiến doanh thu, kết quả 6 1 4 1 15 Tổng hợp và đánh giá 6 0 5 1 Tổng cộng 90 13 62 15 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 8 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 ĐỀ THỰC TẬP MÔ PHỎNG CHIẾN LƯỢC ............................................................... 3 TÀI LIỆU HỌC TẬP ...................................................................................................... 4 NỘI DUNG I: NHẬN DIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP ......................... 4 MỤC ĐÍCH ..................................................................................................................... 4 YÊU CẦU ........................................................................................................................ 4 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN .......................................................................................... 4 1.1. Nhận diện cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tình huống ................... 4 1.2. Nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong tình huống ............. 5 1.3.Nhận diện nội dung chiến lược của doanh nghiệpqua tình huống......................... 5 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................................ 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 6 NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP ......... 7 MỤC ĐÍCH ..................................................................................................................... 7 YÊU CẦ ... , Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, hiện công ty được trang bị nhiêu dây chuyên sản xuât của các nước tiên tiên như Đan Mạch, Pháp, Nga cho phép sản xuất những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Châu Âu. Bên cạnh đó, công ty cũng đã tạo được những mối quan hệ tốt với các tổ chức cung cấp nguyên vật liệu, các thiết bị đầu vào cho sản xuất cũng như các nguồn tài chính. Đặc biệt, trong kỳ SEAGAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 12 năm 2003, công ty đã là một trong các đơn vị tài trợ chính thức về thực phẩm. Tuy đạt nhiều thành quả đáng khích lệ, hiện công ty cũng đang phải đương đầu với nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là tình hình cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, trong đó nổi bật là tệ làm hàng gải, hàng nhái, thị trường xuất khẩu có nhiều thách thức, các chi phí phục vụ sản xuất (điện, nước, nhiên liệu, v.v...) tăng cao, nguyên vật liệu cho sản xuất biến động theo mùa làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 đã được kiểm toán, lợi nhuận công ty trước thuế chỉ đạt 3,5 tỷ đồng (bằng 46,45% so với năm 2002) và một số mặt hàng chủ lực bị giảm mạnh về doanh thu, nhiều hàng tồn kho thực sự làm cho các cổ đông thất vọng. Trước tình hình trên, Ban giám đốc công ty đang trăn trở trong việc tìm ra những định hướng chiến lược cơ bản cho phép công ty đương đầu với sức cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực hoạt động truyền thống (chế biên thuỷ sản, thực phẩm) và phát triển các hoạt động trong thời gian tới, đồng thời thoả mãn những mục tiêu đã được Đại hội cổ đông ấn định, đó là đưa Công ty trở thành công ty sản xuất chế biến thực phẩm hàng đầu của Việt Nam với những mặt hàng thủy sản đóng hộp truyền thống, đồng thời đuổi kịp những đổi thủ cạnh tranh trong khu vực (trước mắt là các nước ASEAN) trong vòng 5 năm tới. Phụ lục: một số thông tin kinh tế liên quan đến hoạt động của công ty. Về kinh tế, cùng với sự khởi sắc của tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu mức sống của dân cư cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tăng dần qua các năm của bộ phận dân cư có thu nhập cao và thu nhập trung bình. Đổi với ngành chế biến thực phẩm, thị trường tiêu thụ sản phàm thực phẩm chế biến và đồ hộp hiện nay tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, trong đó thành phố HCM chiếm khoảng 40% và Hà Nội chiếm khoảng 15%, phần còn lại tập trung chủ yếu 131 tại các thành phố khác và các khu công nghiệp. Công ty luôn phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu từ các công ty thương mại, đặc biệt là các nhà sản xuất trong nước như Công ty VISSAN,Tuyền Ký, xí nghiệp cầu Tre, v.v..., cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là Công ty VISSAN, bởi họ là một công ty đã có lịch sử tồn tại nhiều năm và có tên tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn thế nữa họ lại được trang bị những thiết bị khá hiện đại nhập khẩu từ Pháp. Bên cạnh đó, theo lộ trình hội nhập kinh tế khu vực, vào năm 2006 nước ta sẽ chính thức gia nhập AFTA, điều đó kéo theo sự điều chỉnh về mức thuế suất nhập khẩu hàng thực phẩm chế biến từ 50% hiện nay xuống còn 10% vào năm 2005 và 5% vào năm 2006. Anh (chị) được Ban giám đốc tin tưởng giao nhiệm vụ tư Vấn giúp Công ty trong việc tìm ra chiến lược phù hợp nhất cho giai đoạn 2005-2010. Nhiệm vụ cụ thể của anh (chị) được giao như sau: 1. Đánh gỉá những cơ hội, thách thức của ngành chế biến trong thời gian tới. 2. Xác định khả năng cạnh tranh cùa doanh nghiệp đối với các sản 4 phẩm thực phẩm chế biến. 3. Lập luận để đề xuất một chiến lược cạnh tranh cho hoạt động truyền thống này của công ty giai đoạn đến năm 2010. 4. Khuyến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược đã đề xuất. Tình huống 28: Công ty Heublein Công ty Heublein chuyên sản xuất rượu, trong đó có loại rượu mang nhãn hiệu S. Đó là một loại hàng đầu trong dòng Vodka rất nổi tiếng, chiếm đến 23% thị phần của thị trường rượu nước Mỹ. Rượu S được bán với giá 10 USD một chai và công việc kinh doanh của hãng rất tiến triển. Cho đến đầu những năm 1960, nhãn hiệu S bị tấn công bởi một loại rượu mới có tên W do một hang khác tung ra nhằm cạnh tranh thị phần với Heublein. Hãng sản xuất này tự nhận là rượu của mình có chất lượng không hề thua kém gì rượu S. Hãng niêm yếu giá bán cho một chai W chưa đến 10 USD. Công ty Heublein đã làm gì để thắng lợi trong công cuộc cạnh tranh nayfvaf giữ được thị phần của mình? Trên cương vị là giám đốc thị trường, Heublein phải ứng xử như thế nào? Cách dễ nhất và không phải làm gì là để mặc cho W tự tung tự tác trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ quyết định số phận của nó, bởi có thể yên tâm rằng tên tuổi của hang và nhãn rượu S đã tồn tại bền vững cùng thời gian. Hơn nữa, 23% thị phần rượu mà hàng giành được là rất lớn đến mức sự thâm nhập của W một hang rượu đến sau là không đáng kể. Đương nhiên, với cương vị là một giám đốc thị trường, cần nhớ rằng mọi cái khi đã bắt đầu một cách trôi chảy và đạt được thành công nhất định thì nó có xu hướng không 132 bao giờ chỉ dừng lại như vậy. Nó sẽ tìm cách phát triển và thời gian để thử thách điều đó là không quá lâu như người ta vẫn thường thấy trong vài chục năm trước. Bởi vậy cần phải có biện pháp ngăn chặn, đối phó sự lấn lướt của đối thủ cạnh tranh ngay từ đầu trước khi đối thủ có đủ vị thế và sức mạnh để cạnh tranh chiến thắng từng bước. Cách tồn tại tốt nhất là phải chiến thắng để phát triển chứ không phải là thỏa hiệp hay tự bằng long với mình. Yêu cầu Theo bạn, công ty Heublein phải làm gì để giành thắng lợi trong tình huống này và giữ được thị phần của mình? Định hướng chiến lược của công ty Heublein như thế nào? Tình huống 29: CÔNG TY HÓA CHẤT DOW CHEMICAL Dow Chemical đã tăng tốc hoạt động từ bỏ những đơn vị kinh doanh không có tính cút lỗi trong năm 2013 và đặt mục tiêu có được thu nhập từ 1,5 tỷ USD vào năm 2014. Nhà sản xuất hóa chất có quy mô lớn đứng thứ hai trên thế giới sẽ theo doanh số đã lên kế hoạch đóng cửa 20 nhà máy và sa thải 2400 lao động tại Hoa Kỳ, Châu âu, Nhật Bản. Nó cũng tiến hành cắt giảm chi phí đầu tư cho tài sản cố định như là một nỗ lực để tiết kiệm khoảng 2,5 tỷ USD. Theo mục tiêu đề ra so với mức tiết kiệm của năm 2012 là 1,5 tỷ USD. Dow đã từ bỏ các đơn vị kinh doanh không có tính cốt lỗi có tổng doanh số đạt được trong năm 2009 là 8 tỷ USD. Hành động của Dow là một minh chứng cho nỗ lực tập trung lớn vào việc nâng cao hệ số hoàn vốn đầu tư, và thể hiện việc tuân thủ những cam kết đưa ra trước công chúng. Nói chung, thị trường của ngành hóa chất đang chiến đấu với tác động xấu của việc giảm hàng dự trữ cũng như tình trạng yếu đi trong ngành xây dựng và điện tử. Dow đã chịu tác động của sự suy giảm nhu cầu thị trường thì Trung Quốc vào năm 2012 nhưng đã nhìn thấy những sự cải thiện và chuyển luôn quan tâm trở lại về triển vọng kinh tế châu âu, số của đồ đã giặt từ năm 2012. Yêu cầu: Dow đang áp dụng chiến lược nào và tiến hành những giải pháp gì cho chiến lược trên? Tình huống 30: NGÂN HÀNG NBK Ngân hàng National Bank của Kenya đã tiến hành chiến lược chuyển hướng với hy vọng đạt được vì thế số một trong vòng năm năm sắp tới. Kế hoạch của NBK bao gồm yêu cầu chuyển tiền mặt từ các cổ đông hiện tại vào giữa năm 2013 để hỗ trợ cho chiến lược mở rộng và tăng trưởng của đơn vị theo lịch Trình sẽ hoàn thành vào năm 2017. Kế hoạch này, được phác thảobởi đội ngũ quản trị gia mới của ngân hàng, nhằm khôi phục vị thế thị phần ngày càng mở nhạc đi. 133 Hội đồng quản trị của ngân hàng thông qua hàng loạt các giải pháp mới để chuyển từ tổ chức có 44 năm hoạt động này thành một ngân hàng có tính cạnh tranh và sinh lợi cao. Quy trình tái cấu trúc bao gồm sự đa dạng sự cân bằng cuả ngân hàng, theo đó sẽ tập trung vào lĩnh vực của ngân hàng bán lẻ. NBK cũng hình thành một đơn vị độc lập phụ trách về các định chế ngân hàng và công ty để cạnh tranh với các đơn vị cho vay hàng đầu trong nước như Barclays, Kenya Comercia Bank và Standard Chatterred Bank. Sự chuyển hướng này giúp cho ngân hàng giảm sự lệ thuộc vào các hoạt động cho vay cá nhân. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng điều chỉnh lại các thứ tự yêu tiên của các giá trị tương thích với yêu cầu khách hàng thông qua các dự án đầu tư mạo hiểm vào các ngân hàng hồi giáo để có thể có thị phần lớn hơn trên thị trường nợ, giao dịch ngoại hối, và các hoạt động kinh doanh cầm cố tài sản. NBK Định đầu tư nhiều hơn cho việc mở thêm các chi nhánh, theo đó sẽ mở thêm từ 10-15 các điểm giao dịch vào năm 2013, tự động hóa quy trình, và tiến nhanh trên con đường trở thành một ngân hàng đại lý (agent banking). Giới quản trị ngân hàng đang tiến hành các khoản đầu tư lớn vào các chi nhánh mới, tuần mới, và các nền tảng công nghệ mới. Yêu cầu: NBK đã áp dụng những giải pháp và chiến lược nào để khôi phục vị thế cạnh tranh của mình? 134 Phụ lục 2: KẾT CẤU BẢN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Mục lục Liệt kê các mục chính trong chiến lược kinh doanh, bảng mục lục giúp người đọc dễ dàng theo dõi bản chiến lược kinh doanh. 2. Giới thiệu doanh nghiệp Phần này đề cập đến các vấn đề sau một cách rõ ràng và chính xác - Doanh nghiệp làm gì và ở đâu? - Nêu tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp? - Mô tả và lượng hóa cơ hội để trả lời câu hỏi doanh nghiệp phù hợp ở chỗ nào, giải thích tại sao doanh nghiệp tham gia ngành kinh doanh này và lý do doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội này? - Tóm tắt xem thị trường rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển (tăng trưởng sớm hay là tăng trưởng giai đoạn sau,). Những động lực chính, xu hướng và ảnh hưởng chính trên thì trường là gì? - Nêu điều gì làm cho doanh nghiệp khác với toàn bộ các doanh nghiệp khác còn lại trong thị trường? - Mô tả ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp - Nhấn mạnh ngắn gọn những kinh nghiệm phù hợp trước đây của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp? 3. Căn cứ xây dựng chiến lược Các căn cứ có liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Luật Nghị định Điều lệ . Nghị quyết .. Thông tư .. Quyết định ban hành các quy chế hoạt động . 4. Đặc điểm tình hình (Phân tích đánh giá môi trường) Điểm mạnh (Các yếu tố bên trong doanh nghiệp) - Nhân lực - Tài chính - Khoa học công nghệ - Cơ sở vật chất 135 - Thành tích, kết quả, kinh nghiệm đã đạt được trong thực hiện các hoạt động quản trị .. Hạn chế (Điểm yếu) (Các yếu tố bên trong doanh nghiệp) - Nhân lực - Tài chính - Khoa học công nghệ - Cơ sở vật chất - Kết quả chưa đạt được trong thực hiện các hoạt động quản trị .. Cơ hội (Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp) Những điều kiện môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập); môi trường ngành (xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản đối với gia nhập thị trường và tăng trưởng, những áp lực từ khách hàng và nhà cung cấp, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ gây ra các nguy cơ về các sản phẩm thay thế,.); có lợi cho doanh nghiệp. Thách thức (Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp) - Nêu, phân tích những rào cản từ bên ngoài đối với việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, khó khăn từ việc phải đổi mới, tác động từ yêu cầu, nhu cầu từ bên ngoài ngày càng cao. - Thách thức từ đối thủ - .. 5. Chiến lược (phát triển, tăng trưởng,) Mục tiêu phát triển (tăng trưởng,) - Nêu cụ thể mục tiêu định lượng kèm các mốc thời gian - Bao gồm cả khắc phục những hạn chế còn tồn tại Nội dung phát triển (tăng trưởng,) - Nêu rõ mốc thời gian (phát triển hay tăng trưởng,trong giai đoạn nào?) - Điều kiện và giải pháp thực hiện (Trả lời các câu hỏi: Ai? Làm gì? Ơ đâu? Khi nào? Và làm như thế nào?) 6. Các chính sách lớn thực hiện chiến lược Đề xuất các chính sách: chính sách tiêu thụ; chính sách sản xuất; chính sách cơ sở vật chất; chính sách cung ứng nguyên liệu đầu vào; chính sách lao động tiền lương; chính sách tài chính;. 136 Phụ lục 3: KẾT CẤU BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP + Trang bìa Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax với mã vùng và địa chỉ email của doanh nghiệp. Để hình ảnh sản phẩm hoặc nếu doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ hãy để logo của doanh nghiệp lên trang bìa. + Mục lục Giúp tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. + Tóm tắt kế hoạch Tóm tắt rõ ràng và súc tích về những nội dung kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. + Mô tả sản phẩm/dịch vụ Mô tả vắn tắt về sản phẩm/dịch vụ: tên gọi, kích cỡ, các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành màu sắc, hình dáng, đặc điểm của dịch vụ, công dụng, những lợi ích, Sản phẩm/dịch vụ được kiểm tra/đánh giá chưa và nếu có thì được làm ở đâu, khi nào và kết quả ra sao? + Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh Mô tả toàn cảnh địa lý (nơi mà hầu hết các sản phẩm/dịch vụ được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó. Điểm lại cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu + Kế hoạch tiêu thụ (hoặc kế hoạch marketing và bán hàng) Xác định khách hàng mục tiêu, đặc điểm của khách hàng? Nhu cầu của khách hàng, chi phí sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ (giá bán của doanh nghiệp). Các chính sách sản phẩm (danh mục sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp cho các đối tượng khách hàng và dịch vụ chăm sóc đi kèm). Các chính sách phân phối sẽ thực hiện? Các chính sách xúc tiến để thu hút khách hàng? + Kế hoạch sản xuất Số lượng sản phẩm dự định sản xuất, và phương pháp sản xuất (qui trình công nghệ để sản xuất sản phẩm, chi tiết hoặc công đoạn nào tự sản xuất/gia công bên ngoài,) + Kế hoạch cơ sở vật chất phục vụ kế hoạch kinh doanh Cần sử dụng những loại máy móc thiết bị nào, công suất , công suất bao nhiêu, lấy thiết bị từ nguồn nào (có sẵn, mua mới,) cần nhà xưởng rộng bao nhiêu, bố trí như thế nào, kế hoạch khấu hao nhà xưởng, thiết bị, 137 Nhu cầu sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu, nguyên vật liệu thay thế, nhà cung cấp nguyên vật liệu, phương thức cung cấp, số lượng mua tối ưu, mức độ rủi ro. + Kế hoạch nhân sự Trình bày cơ cấu nhân sự để thực hiện kế hoạch kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu. Chế độ trả lương tương ứng với các đối tượng nhân sự trong cơ cấu. Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực: số lượng lao động, trình độ tay nghề, kế hoạch đáp ứng (tuyển dụng, đào tạo,) + Kế hoạch tài chính - Dự kiến chi phí, doanh thu, lãi lỗ, dự kiến lưu chuyển tiền mặt, bản dự tính cân đối kế toán, - Nhu cầu vốn và nguồn tài trợ + Phụ lục Tất cả những tài liệu hỗ trợ nên để ở phần phụ lục để kế hoạch kinh doanh trở nên gọn gàng. Phụ lục có chiều dài dựa trên tổng số thông tin chi tiết cần có để hỗ trợ cho kế hoạch kinh doanh. Nếu phần phụ lục quá dài, có thể chia ra thành một tài liệu riêng. Nên có bản mục lục của phụ lục để có thể dễ dàng tìm những thông tin đặc biệt.
File đính kèm:
- giao_trinh_thuc_tap_mo_phong_chien_luoc.pdf