Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông

Tư thế chơi đàn Piano, quy định số ngón tay

- Người chơi Piano cần có tư thế thoải mái, không gò bó, vận dụng đúng

được lực của các ngón tay, cổ tay, cánh tay.

- Ngồi vào chính giữa đàn sao cho thân người đối diện với nốt Mi ở trung

tâm, chân buông xuống tự nhiên, thân người thẳng, đầu thẳng tự nhiên, 02 cách tay

thả lỏng mềm mại. Thả lỏng bàn tay, không gồng cứng, đặt tay sao cho ngón cái

nằm ngang hàng với ngón út, các ngón tay khum tròn.

- Lưu ý: Không để cổ tay thấp hơn hàng phím trắng và quá cao khiến các

ngón tay phải với khi chơi đàn. Ngón cái không để ra ngoài hàng phím trắng.

- Khi chơi đàn dùng lực chủ yếu của các ngón tay, cổ tay giữ nguyên mềm

mại, không so vai, thả lỏng vai và toàn bộ cánh tay. (Hình minh họa)

- Để thuận lợi cho quá trình tập luyện, các ngón tay được đặt tên theo số:

1,2,3,4,5 tương ứng với ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. Đây là

quy ước quốc tế.

- Trong các bài luyện tập, nếu có viết số ngón tay thì người tập nên chơi

đúng số ngón tay vào nốt đó. Tự ý thay đổi số ngón tay có thể gây ra sự khó khăn

do xếp ngón không khoa học.

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 1

Trang 1

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 2

Trang 2

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 3

Trang 3

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 4

Trang 4

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 5

Trang 5

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 6

Trang 6

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 7

Trang 7

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 8

Trang 8

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 9

Trang 9

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang baonam 8440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông

Giáo trình Thanh nhạc - Piano phổ thông
 UBND TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
MÔN HỌC: PIANO PHỔ THÔNG 
 NGÀNH: THANH NHẠC 
 Lào Cai, năm 2019 
 1 
2 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 3 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Piano phổ thông là môn học bổ trợ trong chương trình đào tạo ngành Thanh 
nhạc. Môn học này cung cấp những kiến thức, kỹ năng để người học có khả năng tự 
đàn các mẫu luyện thanh, tự soạn, đệm ở mức độ cơ bản ca khúc ở các loại nhịp: 2/4, 
3/4, 4/4, 6/8 và các loại nhịp tương tự. 
 Giáo trình có cấu trúc 05 bài và 01 phụ lục: 
 + Bài 1: Tư thế chơi đàn Piano và kỹ thuật luyện ngón cơ bản 
 + Bài 2: Một số loại nhịp và âm hình tiết tấu cơ bản 
 + Bài 3: Phương pháp viết hòa thanh 
 + Bài 4: Phương pháp viết âm hình đệm 
 + Bài 5: Thực hành đệm hoàn chỉnh ca khúc 
 + Phụ lục ca khúc 
 Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng lựa chọn, sắp xếp chương 
trình hợp lý, phù hợp đối tượng người học, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi 
những thiếu sót, kính mong các quý thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh góp ý 
để giáo trình được hoàn thiện hơn. 
 Lào Cai, năm 2019 
 Nhóm biên soạn 
 Dương Văn Tý 
 4 
 MỤC LỤC 
BÀI 1 TƯ THẾ CHƠI ĐÀN PIANO VÀ KỸ THUẬT LUYỆN NGÓN TAY CƠ BẢN ............. 1 
Giới thiệu ......................................................................................................................................... 1 
Mục tiêu ........................................................................................................................................... 1 
I. LÝ THUYẾT ............................................................................................................................... 1 
 1. Tư thế chơi đàn Piano, quy định số ngón tay ..................................................................... 1 
 2. Bài tập kỹ thuật ngón tay cơ bản ........................................................................................ 2 
II. THỰC HÀNH ............................................................................................................................. 3 
 1. Tư thế chơi đàn Piano, quy định số ngón tay ..................................................................... 3 
 2. Bài tập kỹ thuật ngón tay cơ bản ........................................................................................ 3 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ........................................................................................................... 4 
BÀI 2 MỘT SỐ LOẠI NHỊP VÀ ÂM HÌNH TIẾT TẤU CƠ BẢN ............................................. 5 
Giới thiệu ......................................................................................................................................... 5 
Mục tiêu ........................................................................................................................................... 5 
I. LÝ THUYẾT ............................................................................................................................... 5 
 1. Một số loại nhịp thông dụng: ............................................................................................. 5 
 2. Âm hình tiết tấu cơ bản ...................................................................................................... 7 
II. THỰC HÀNH ........................................................................................................................... 11 
 1. Một số loại nhịp thông dụng ............................................................................................ 11 
 2. Âm hình tiết tấu cơ bản .................................................................................................... 11 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ......................................................................................................... 12 
BÀI 3 PHƯƠNG PHÁP VIẾT HÒA THANH ............................................................................ 13 
Giới thiệu ....................................................................................................................................... 13 
I. LÝ THUYẾT ............................................................................................................................. 13 
II. THỰC HÀNH ........................................................................................................................... 14 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ......................................................................................................... 14 
BÀI 4 PHƯƠNG PHÁP VIẾT ÂM HÌNH ĐỆM .......................................................................... 15 
Giới thiệu ......................................................................................................................... ... ..................................................... 15 
II. THỰC HÀNH ........................................................................................................................... 16 
 5 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ......................................................................................................... 17 
BÀI 5 THỰC HÀNH ĐỆM HOÀN CHỈNH CA KHÚC ............................................................. 18 
Giới thiệu ....................................................................................................................................... 18 
I. LÝ THUYẾT ............................................................................................................................. 18 
II. THỰC HÀNH ........................................................................................................................... 18 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ......................................................................................................... 19 
PHỤ LỤC DANH MỤC CA KHÚC ............................................................................................ 20 
 6 
 BÀI 1 
 TƯ THẾ CHƠI ĐÀN PIANO 
 VÀ KỸ THUẬT LUYỆN NGÓN TAY CƠ BẢN 
Giới thiệu 
 Piano là một trong những nhạc cụ có sức diễn đạt phong phú và đa dạng, tuy 
nhiên đây cũng là nhạc cụ khó chơi bậc nhất, đòi hỏi người chơi phải đạt được các 
yêu cầu về tốc độ, cường độ, sắc thái một cách tinh tế. Trong phạm vi môn Piano 
phổ thông, người học được làm quen với đàn Piano thông qua các bài luyện kỹ 
thuật, bổ trợ kỹ thuật ở mức độ cơ bản. 
Mục tiêu 
 Người học biết và thực hiện đúng tư thế chơi đàn Piano, thực hành được các 
kỹ thuật cơ bản về luyện ngón tay. 
I. LÝ THUYẾT 
 1. Tư thế chơi đàn Piano, quy định số ngón tay 
 - Người chơi Piano cần có tư thế thoải mái, không gò bó, vận dụng đúng 
được lực của các ngón tay, cổ tay, cánh tay. 
 - Ngồi vào chính giữa đàn sao cho thân người đối diện với nốt Mi ở trung 
tâm, chân buông xuống tự nhiên, thân người thẳng, đầu thẳng tự nhiên, 02 cách tay 
thả lỏng mềm mại. Thả lỏng bàn tay, không gồng cứng, đặt tay sao cho ngón cái 
nằm ngang hàng với ngón út, các ngón tay khum tròn. 
 - Lưu ý: Không để cổ tay thấp hơn hàng phím trắng và quá cao khiến các 
ngón tay phải với khi chơi đàn. Ngón cái không để ra ngoài hàng phím trắng. 
 - Khi chơi đàn dùng lực chủ yếu của các ngón tay, cổ tay giữ nguyên mềm 
mại, không so vai, thả lỏng vai và toàn bộ cánh tay. (Hình minh họa) 
 1 
 - Để thuận lợi cho quá trình tập luyện, các ngón tay được đặt tên theo số: 
1,2,3,4,5 tương ứng với ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. Đây là 
quy ước quốc tế. 
 - Trong các bài luyện tập, nếu có viết số ngón tay thì người tập nên chơi 
đúng số ngón tay vào nốt đó. Tự ý thay đổi số ngón tay có thể gây ra sự khó khăn 
do xếp ngón không khoa học. 
 2. Bài tập kỹ thuật ngón tay cơ bản 
 - Bài tập với 5 ngón tay đầu tiên 
 - Bài tập gam Cdur 
 + Tập gam trong phạm vi 1 quãng 8: Theo số ngón tay như sau: 
 + Tay phải đi lên đồng thời tay trái đi xuống: 123-12345 
 + Tay phải đi xuống đồng thời tay trái đi lên: 54321-321 
 + Tập gam trong phạm vi 2 quãng 8: Theo số ngón tay như sau: 
 + Tay phải đi lên đồng thời tay trái đi xuống: 123-1234-123-12345 
 + Tay phải đi xuống đồng thời tay trái đi lên: 54321-321-4321-321 
 - Lưu ý: Tập chậm từng tay, sau khi đã thành thạo mới ghép 02 tay. Tập 
chậm và tăng dần tốc độ. 
 - Bài tập bổ trợ kỹ thuật 
 2 
* Lưu ý: Tay phải đàn dòng trên, tay trái đàn dòng dưới.Yêu cầu chơi đúng số 
ngón, cường độ và tốc độ đều đặn. 
II. THỰC HÀNH 
1. Tư thế chơi đàn Piano, quy định số ngón tay 
 Thực hiện theo các bước sau: 
 * Bước 1: Chuẩn bị 
 - Chuẩn bị đàn Piano, ghế ngồi tiêu chuẩn 
 * Bước 2: Nêu yêu cầu 
 - Ngồi đúng tư thế, luyện kỹ thuật đúng số ngón tay 
 * Bước 3: Thực hành 
 - Thực hành theo hình thức cá nhân 
 * Bước 4: Kiểm tra, đánh giá 
 - Theo hình thức cá nhân 
 2. Bài tập kỹ thuật ngón tay cơ bản 
 Thực hiện theo các bước sau: 
 * Bước 1: Chuẩn bị 
 - Chuẩn bị đàn Piano, ghế ngồi tiêu chuẩn 
 * Bước 2: Nêu yêu cầu 
 - Đúng số ngón tay, tiếng đàn vang lên có tốc độ, cường độ đều đặn 
 * Bước 3: Thực hành 
 - Thực hành theo hình thức cá nhân 
 * Bước 4: Kiểm tra, đánh giá 
 - Theo hình thức cá nhân 
 3 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Thực hành tư thế chơi Piano 
 - Luyện tập kỹ thuật ngón tay 
 4 
 BÀI 2 
 MỘT SỐ LOẠI NHỊP VÀ ÂM HÌNH TIẾT TẤU CƠ BẢN 
Giới thiệu 
 Trong âm nhạc người ta sử dụng nhiều loại nhịp khác nhau để sáng tác các 
phẩm từ nhỏ đến lớn, từ thanh nhạc đến khí nhạc, thông dụng nhất phải kể đến các 
loại nhịp như 2/4, 3/4, 4/4, 6/8. Để có thể soạn đệm được các ca khúc thuộc các loại 
nhịp này, trước hết người học phải có hiểu biết về từng loại nhịp. 
 Để soạn đệm được, người học phải hiểu và xây dựng được âm hình tiết tấu 
chủ đạo như tiết tấu nốt đen, nốt đơn, hỗn hợp 
Mục tiêu 
 Người học hiểu được các loại nhịp thông dụng 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 và biết xây 
dựng âm hình tiết tấu phù hợp với ca khúc cần đệm. 
I. LÝ THUYẾT 
1. Một số loại nhịp thông dụng: 
 1.1. Nhịp 2/4: Là nhịp đơn có 02 phách trong một ô nhịp, giá trị của mỗi 
phách bằng 01 nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách yếu. 
 * Sơ đồ đánh nhịp: 
 2 
 1 
 1.2. Nhịp 3/4: Là nhịp đơn có 03 phách trong một ô nhịp, giá trị của mỗi 
phách bằng 02 nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai và phách thứ 
ba là phách yếu. 
 5 
 * Sơ đồ đánh nhịp: 
 3 
 1 2 
 1.3. Nhịp 4/4: Là nhịp kép do 02 nhịp 2/4 hợp thành. Có 04 phách trong một 
ô nhịp, mỗi phách có giá trị bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, 
phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ hai và thứ tư là phách yếu. Số chỉ nhịp 
4/4 còn ký hiệu bằng C. 
 * Sơ đồ đánh nhịp: 
 4 
 2 3 
 1 
 1.4. Nhịp 6/8: Là nhịp kép do 02 nhịp 3/8 hợp thành. Có 06 phách trong một 
ô nhịp, mỗi phách có giá trị bằng một nốt đơn. Phách thứ nhất là phách mạnh, 
phách thứ 4 là phách mạnh vừa, còn lại là phách yếu. 
 * Sơ đồ đánh nhịp: Nhịp 6/8 có thể đánh tương tự như nhịp 2/4 
 6 
2. Âm hình tiết tấu cơ bản 
 2.1. Âm hình tiết tấu nốt đen: Sử dụng nốt đen làm trường độ chính để xây 
dựng âm hình đệm. 
 Chẳng hạn ở giọng Cdur nhịp 2/4: 
 Ở giọng Cdur nhịp 3/4 
 Ở giọng Cdur nhịp 4/4 
 2.2. Âm hình tiết tấu nốt đơn: Sử dụng nốt đơn làm trường độ chính để xây 
dựng âm hình đệm. 
 Chẳng hạn ở giọng Cdur nhịp 2/4: 
Hoặc 
 7 
 Ở giọng Cdur nhịp ¾ 
Hoặc 
 Ở giọng Cdur nhịp 4/4 
Hoặc 
 8 
 Ở giọng Cdur nhịp 6/8 
Hoặc 
2.3. Âm hình tiết tấu hỗn hợp: Sử dụng kết hợp nốt đen, nốt đơn và một số nốt khác 
làm trường độ chính để xây dựng âm hình đệm. 
 Chẳng hạn ở giọng Cdur nhịp 2/4: 
Hoặc 
 9 
 Ở giọng Cdur nhịp ¾: 
 Ở giọng Cdur nhịp 4/4: 
Hoặc 
 Ở giọng Cdur nhịp 6/8: 
 10 
Hoặc 
II. THỰC HÀNH 
1. Một số loại nhịp thông dụng 
 Thực hành phân tích độc lập và tự đánh nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 
 Thực hiện theo các bước sau: 
 * Bước 1: Chuẩn bị 
 - Lớp học đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy 
 - Đàn Piano 
 * Bước 2: Nêu yêu cầu 
 - Người học biết tự phân tích và biết đánh các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 
 * Bước 3: Thực hành 
 - Người học thực hành phân tích và thực hành đánh các loại nhịp 2/4, 3/4, 
4/4, 6/8 theo sơ đồ đã trình bày trên phần kiến thức lý thuyết. 
 * Bước 4: Kiểm tra, đánh giá 
 - Kiểm tra việc phần tích và thực hành đánh nhịp 
2. Âm hình tiết tấu cơ bản 
 Thực hành viết và đánh trên đàn Piano các âm hình tiết tấu cơ bản: Âm hình 
tiết tấu nốt đen, âm hình tiết tấu nốt đơn, âm hình tiết tấu hỗn hợp. 
 Thực hiện theo các bước sau: 
 * Bước 1: Chuẩn bị 
 - Lớp học đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy 
 - Đàn Piano, vở ghi chép nhạc, bút chì, tẩy 
 * Bước 2: Nêu yêu cầu 
 - Viết đúng về cao độ, trường độ cho từng loại nhịp 
 * Bước 3: Thực hành 
 - Người học thực hành viết âm hình tiết tấu cớ bản và tự trình bày trên đàn 
Piano. 
 11 
 - Thức hành theo hình thức cá nhân 
 * Bước 4: Kiểm tra, đánh giá 
 - Kiểm tra phần viết và thực hành trên đàn Piano 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Thực hành viết âm hình tiết tấu cơ bản của các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 
 12 
 BÀI 3 
 PHƯƠNG PHÁP VIẾT HÒA THANH 
Giới thiệu 
Trong đệm hát, 02 yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất là viết được hòa thanh và 
xây dựng được âm hình đệm. Để xác định được hòa thanh cần nắm vững kiến thức 
về hòa thanh cổ điển, hòa thanh nhạc nhẹ. Tùy vào nội dung, tính chất của bài mà 
ta phối hòa thanh sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Để xây dựng được âm hình 
đệm phải có kiến thức căn bản về nhạc lý và căn cứ vào nội dung, tính chất âm 
nhạc của ca khúc đó. 
Mục tiêu: Sinh viên biết cách xác định hòa thanh và xây dựng âm hình đệm cơ bản 
cho một ca khúc ở các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 
I. LÝ THUYẾT 
 - Để xác định được hòa thanh của một ca khúc cần đệm, thực hiện 03 bước sau: 
 + Bước 1: Xác định giọng của ca khúc đó. (Trong bước này cần tìm hiểu kỹ 
xem tác phẩm đó có chuyển giọng hay không). 
 + Bước 2: Đàn giai điệu (để biết cách tiến hành giai điệu, chỗ nào hòa thanh 
thay đổi) và phân chia các tiết nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc. 
 + Bước 3: Căn cứ vào nốt nhạc của giai điệu, đưa hợp âm vào sao cho người 
nghe thấy phù hợp, hài hòa nhất. (Bước này có thể làm nhiều lần vì một nốt có thể 
nằm trong nhiều hợp âm). 
 Chẳng hạn ở bài Con gà trống, tác giả Tân Huyền (Trang 7, sách Trẻ thơ 
hát). Bài này được viết ở giọng Fdur, có thể xác định hòa thanh như sau: 
 13 
 Hay bài Gà trống, Mèo con và Cún con, tác giả Thế Vinh (Trang 10, sách 
Trẻ thơ hát), bài được viết ở giọng Gdur, có thể xác định hòa thanh như sau: 
 Cách xác định hòa thanh này áp dụng chung cho tất cả các ca khúc viết ở bất 
kỳ nhịp nào. 
II. THỰC HÀNH 
 Thực hiện theo các bước sau: 
 * Bước 1: Chuẩn bị 
 - Đàn Piano, vở chép nhạc, bút chì, tẩy 
 - Ca khúc cần xác định hòa thanh cụ thể: 
 + Nhịp 2/4: Ca khúc Biển cạn (trang 21) 
 + Nhịp ¾: Ca khúc Trường làng tôi (trang 33) 
 + Nhịp 4/4: Ca khúc Chân tình (trang 35) 
 + Nhịp 6/8: Ca khúc Biển hát chiều nay (trang 41) 
 * Bước 2: Nêu yêu cầu 
 - Yêu cầu người học phải vận dụng kiến thức để xác định được hòa thanh 
cho ca khúc đó 
 - Đặt hòa thanh đảm bảo đúng nhưng phải hài hòa, phù hợp 
 * Bước 3: Thực hành 
 - Thực hành đặt hòa thanh cho ca khúc theo các hình thức nhóm, cá nhân 
 * Bước 4: Kiểm tra, đánh giá 
 - Thực hiện kiểm tra, đánh giá, củng cố, rút kinh nghiệm cho người học 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Ôn kỹ năng xác định hòa thanh 
 14 
 BÀI 4 
 PHƯƠNG PHÁP VIẾT ÂM HÌNH ĐỆM 
Giới thiệu 
Viết âm hình đệm là việc quan trọng, quyết định đến việc soạn đệm ca khúc đó. Để 
xây dựng được âm hình đệm phải có kiến thức căn bản về nhạc lý và căn cứ vào 
nội dung, tính chất âm nhạc của ca khúc đó. 
Mục tiêu: Người học biết xây dựng âm hình đệm cơ bản cho một ca khúc ở các 
loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 
I. LÝ THUYẾT 
 Như đã trình bày ở phần giới thiệu, để xây dựng được âm hình đệm cần phải 
căn cứ vào nội dung, đặc biệt là tính chất âm nhạc của ca khúc đó. Chẳng hạn, ở 
các ca khúc thiếu nhi có tính chất vui tươi, trong sáng cần sử dụng các nốt có 
trường độ nhỏ như: Móc đơn, móc kép, móc giật, tiết tấu nhanh, có tính chất 
staccato ngược lại những ca khúc trữ tình cần xây dựng âm hình đệm có tính chất 
legato mềm mại, nhẹ nhàngChẳng hạn ở bài Gà trống, Mèo con và Cún con, 
tác giả Thế Vinh (Trang 10, sách Trẻ thơ hát), nên xây dựng âm hình đệm có tính 
trong sáng, tươi vui đặc trưng của lứa tuổi mầm non. 
 15 
 Ở thể loại nhạc trữ tình, khi xây dựng âm hình đệm cần thể hiện tính chất 
mềm mại, uyển chuyển, âm hình có tính chất legato. 
II. THỰC HÀNH 
 Thực hiện theo các bước sau: 
 * Bước 1: Chuẩn bị 
 - Đàn Piano, vở chép nhạc, bút chì, tẩy 
 - Ca khúc cần xây dựng âm hình đệm cụ thể: 
 + Nhịp 2/4: Ca khúc Biển cạn (trang 21) 
 + Nhịp ¾: Ca khúc Trường làng tôi (trang 33) 
 + Nhịp 4/4: Ca khúc Chân tình (trang 35) 
 + Nhịp 6/8: Ca khúc Biển hát chiều nay (trang 41) 
 * Bước 2: Nêu yêu cầu 
 - Yêu cầu người học phải vận dụng kiến thức để xây dựng được âm hình đệm 
cho ca khúc phải hài hòa, phù hợp. 
 * Bước 3: Thực hành 
 16 
 - Thực hành xây dựng âm hình đệm cho ca khúc theo các hình thức nhóm, cá 
nhân 
 * Bước 4: Kiểm tra, đánh giá 
 - Thực hiện kiểm tra, đánh giá, củng cố, rút kinh nghiệm cho người học 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Ôn lại kỹ năng xây dựng âm hình đệm cho 1 ca khúc 
 17 
 BÀI 5 
 THỰC HÀNH ĐỆM HOÀN CHỈNH CA KHÚC 
Giới thiệu 
 Thực hành đệm hoàn chỉnh 01 ca khúc là hoạt động biểu hiện cao nhất việc 
người học hiểu và thực hành được các nội dung như: Phương pháp xây dựng hòa 
thanh, phương pháp xây dựng âm hình đệmđồng thời người học phải biết cách 
dạo đầu, dạo giữa, kết. Biết các câu nối, câu dẫn sao cho phù hợp với ca khúc đó. 
Mục tiêu: 
Người học biết đệm hoàn chỉnh 01 ca khúc được viết ở các nhịp: 2/4, 3/4, 4/4. 6/8. 
I. LÝ THUYẾT 
 - Để đệm hoàn chỉnh được 01 ca khúc, trước hết người học phải xác định 
một số yếu tố sau đây: 
 + Thể loại (dân ca, trữ tình, thiếu nhi). 
 + Tính chất (Vui, buồn, sâu lắng, sôi động) 
 + Điệu thức (Trưởng, thứ , có chuyển điệu hay không) 
 + Nhịp (2/4, 3/4, 4/4. 6/8) 
 - Xác định được hòa thanh và xây dựng được âm hình đệm cơ bản (phần này 
đã trình bày trong bài 3, 4) 
 - Viết câu nhạc dạo đầu, dạo giữa: Để viết được câu nhạc dạo đầu, dạo giữa 
đòi hỏi người học phải sáng tạo trên cơ sở chất liệu âm nhạc của ca khúc đó. 
 - Thực hành đệm hoàn chỉnh 01 ca khúc theo trình tự: Dạo đầu – hát lần 1 – 
dạo giữa – hát lần 2 – kết 
II. THỰC HÀNH 
 Thực hiện theo các bước sau: 
 * Bước 1: Chuẩn bị 
 - Đàn Piano, bút chì, tẩy, vở chép nhạc 
 - Ca khúc cần đệm cụ thể: 
 + Nhịp 2/4: Ca khúc Biển cạn (trang 21) 
 + Nhịp ¾: Ca khúc Trường làng tôi (trang 33) 
 + Nhịp 4/4: Ca khúc Chân tình (trang 35) 
 + Nhịp 6/8: Ca khúc Biển hát chiều nay (trang 41) 
 18 
 * Bước 2: Nêu yêu cầu 
 - Có dạo đầu, dạo giữa và kết, các yếu tố hòa thanh và âm hình đệm phù hợp 
với ca khúc. 
 * Bước 3: Thực hành 
 - Thực hành theo hình thức nhóm, cá nhân 
 * Bước 4: Kiểm tra, đánh giá: 
 - Kiểm tra phần soạn đệm trên vở chép nhạc và thực hành đệm trên đàn 
Piano 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 Ôn luyện phần đệm hoàn chỉnh các ca khúc trên 
 19 
 PHỤ LỤC 
 DANH MỤC CA KHÚC 
STT Tên ca khúc Trang 
 1 Biển cạn 21 
 2 Mặt trời bé con 22 
 3 Mẹ yêu 23 
 4 Mừng tuồi mẹ 24 
 5 Nối vòng tay lớn 25 
 6 Tình mẹ 26 
 7 Trống cơm 27 
 8 Ước gì 28 
 9 Bài thánh ca buồn 29 
 10 Bản tình cuối 30 
 11 Bước chân lẻ loi 31 
 12 Người mẹ hiền yêu dấu 32 
 13 Trường làng tôi 33 
 14 Cây đàn sinh viên 34 
 15 Chân tình 35 
 16 Chị tôi 36 
 17 Hạ trắng 37 
 18 Lòng mẹ 38 
 19 Nơi đảo xa 39-40 
 20 Biển hát chiều nay 41 
 21 Hà Nội mùa vắng những cơn mưa 42 
 22 Nhớ về Hà Nội 43-43 
 20 
21 
22 
23 
24 
25 
26 
27 
28 
29 
30 
31 
32 
33 
34 
35 
36 
37 
38 
39 
40 
41 
42 
43 
44 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_nhac_piano_pho_thong.pdf