Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh

1. Điệu thức.

Là hệ thống các hợp âm có quan hệ lẫn nhau, kết hợp lại bởi sức hút về hợp âm

năm chủ.

2. Hệ thống chức năng của các hợp âm năm chính (T-S-D).

Hợp âm năm cấu tạo ở bậc I của gam, tức là trên âm chủ gọi là hợp âm năm chủ,

dùng chữ (T) lớn làm kí hiệu trong điệu trưởng và chữ (t) nhỏ kí hiệu trong điệu thứ.

Hợp âm năm cấu tạo ở bậc V của gam là hợp âm năm át, được kí hiệu bằng chữ

(D) lớn ở cả điệu trưởng và điệu thứ.

Hợp âm năm cấu tạo ở bậc IV của gam là hợp âm năm hạ át, được kí hiệu bằng

chữ (S) lớn ở điệu trưởng và chữ (s) nhỏ trong điệu thứ.

Trong điệu trưởng tự nhiên, các kí hiệu hợp âm là T, S, D.

Trong điệu thứ hòa âm, các hợp âm năm đó được kí hiệu bằng chữ t, s, D.

3. Vòng hòa âm - các công thức vòng hòa âm.

Sự nối tiếp mạch lạc của một số hợp âm tạo thành vòng hòa âm. Những sự nối tiếp

đơn giản nhất và lôgic của chúng dựa trên cơ sở là; Sau hợp âm chủ, đưa vào một hay vài

hợp âm không ổn định, tạo nên sự căng thẳng nào đó mà muốn giải quyết thì cho quay về

hợp âm chủ.12

Các vòng hòa âm có tên gọi như sau:

Vòng chính cách; gồm hợp âm át và chủ (D-T; T-D-T) nếu dừng lại ở D thì gọi là

vòng nửa chính cách (T-D; S-D).

Vòng biến cách; Gồm hợp âm hạ át và chủ (S-T; T-S-T) nếu dừng lại ở S thì gọi là

vòng nửa biến cách.

Vòng đầy đủ; gồm cả năm chức năng (T-S-D-T).

Như vậy về mặt hòa âm ta cũng có những loại kết sau:

Kết chính cách; D-T; S-D-T

Kết nửa chính cách; T-D; S-D

Kết biến cách; S-T; T-S-T

Kết nửa biến cách; T-S

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 1

Trang 1

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 2

Trang 2

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 3

Trang 3

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 4

Trang 4

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 5

Trang 5

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 6

Trang 6

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 7

Trang 7

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 8

Trang 8

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 9

Trang 9

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 55 trang baonam 9780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hòa thanh
 UBND TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HÒA THANH 
NGÀNH: THANH NHẠC, ORGAN, BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG 
 Lưu hành nội bộ 
 Năm 2019 
 1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Hòa âm là sự kết hợp các âm lại thành những chồng âm và sự liên hệ nối tiếp nhau 
của các chồng âm đó. 
 Hòa âm có một tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của tác phẩm Âm nhạc 
và làm cho sức biểu hiện của tác phẩm được sâu sắc và phong phú hơn. Hòa âm là phương 
tiện làm cho giai điệu có nhiều sắc thái và màu sắc xúc cảm khác nhau nhất, điều này được 
thể hiện rõ ràng nhất trong những trường hợp khi những giai điệu vang lên, có sự kết hợp 
của phần đệm kèm theo bằng nhiều lối nối tiếp các chồng âm khác nhau. 
 Để định nghĩa cho gọn từ ngữ “hòa âm” có nghĩa là môn học nghiên cứu về sự cấu 
tạo và nối tiếp các chồng âm với nhau. 
 Chồng âm là sự kết hợp cùng một lúc của một số âm. Chồng âm gồm từ ba, bốn 
hoặc năm âm có độ cao khác nhau và tên gọi khác nhau tập hợp lại thành hợp âm. 
 Môn học hòa âm cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức về điệu thức và 
các chức năng trong điệu thức, từ đó học sinh có thể nối tiếp được các hợp âm với nhau 
theo đúng quy luật hòa âm và có sự cảm nhận về thẩm mĩ hòa âm để phục vụ, bổ chợ cho 
các môn học chuyên ngành. 
 Giáo trình này được chia thành hai chương 
 Chương I; Cung cấp cho học sinh kiến thức về hệ thống, chức năng của các hợp âm 
năm chính cùng những thể đảo của chúng và phương pháp kết hợp các hợp âm năm chính 
với nhau đúng quy tắc. Từ đó có thể phối hòa âm cho một giai điệu bằng các hợp âm năm 
chính. 
 Các loại kết câu nhạc, đoạn nhạc và các vòng hòa âm trong kết. Hợp âm bảy át và 
các thể đảo, các loại hợp âm sáu bốn thêu và lướt. 
 Chương II; Hệ thống chức năng đầy đủ của điệu trưởng và điệu thứ hòa âm. Sự 
chuẩn bị và giải quyết cho các hợp âm năm phụ. 
 Lào Cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Kiều Đức Thăng 
 3 
 MỤC LỤC 
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP ÂM NĂM VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HỢP ÂM NĂM 
CHÍNH ............................................................................................................................. 8 
 Bài 1. Hợp âm năm trưởng và hợp âm năm thứ trong hòa âm bốn bè ......................... 8 
 1. Định nghĩa. ........................................................................................................... 8 
 2. Cách sắp xếp của hợp âm. .................................................................................... 9 
 3. Lỗi chéo bè, rỗng bè. ............................................................................................ 9 
Bài 2: Hệ thống chức năng của các hợp âm năm chính ................................................ 11 
 1. Điệu thức. ............................................................................................................ 11 
 2. Hệ thống chức năng của các hợp âm năm chính (T-S-D). ................................. 11 
 3. Vòng hòa âm - các công thức vòng hòa âm........................................................ 11 
 Bài 3: Sự kết hợp các hợp âm năm gốc ...................................................................... 13 
 1. Khái niệm sơ bộ. ................................................................................................. 13 
 2. Sự tiến hành bè. .................................................................................................. 13 
 3. Sự chuyển động của các bè. ................................................................................ 13 
 4. Tương quan giữa các hợp âm. ............................................................................ 14 
 5. Phương pháp kết hợp các hợp âm năm. .............................................................. 14 
 Bài 4: Phối hòa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính ................................. 17 
 1. Khái niệm. ........................................................................................................... 17 
 2. Cách phối hòa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính. ........................... 17 
 Bài 5: Sự thay đổi vị trí các âm của hợp âm .............................................................. 19 
 1. Vai trò của sự thay đổi vị trí âm. ........................................................................ 19 
 2. Các cách thay đổi vị trí âm. ................................................................................ 19 
 3. Hướng dẫn thực hành. ......................................................................................... 20 
 Bài 6: Phối hòa âm cho bè Bass ................................................................................. 21 
 1. Áp dụng kết hợp theo lối ... u: 
 Kiến thức: Hợp âm bảy át gốc D7. 
 Kỹ năng: Sử dụng thành thạo hợp âm bảy át gốc. 
 1. Kết cấu và kí hiệu. 
 Hợp âm bảy át gốc là hợp âm xây dựng trên bậc V của điệu trưởng hay điệu thứ 
hòa âm. Là hợp âm nghịch thường dùng nhất có kí hiệu là (D7), hợp âm bảy át có thể 
dùng đủ hoặc thiếu âm, nếu thiếu thì thiếu âm năm và phải tăng đôi âm một. 
 VD: 
 Âm bảy không nằm ở bè giai điệu khi về kết, hạn chế ở bè giai điệu, không nên 
dùng D7 ở kết nửa, nếu dùng thì không sử dụng K6/4. 
 2. Sự chuẩn bị của hợp âm bảy át (T(6), S(6), D(6), K6/4. 
 a. Chuẩn bị bằng T(6), D(6), K6/4. 
 Âm bảy được chuẩn bị bằng bước đi liền bậc, riêng từ T(6), K6/4 -> D7 ddược 
phép 5Đ//5gi. 
 b. Chuẩn bị bằng S(6) -> D7. 
 Nối tiếp hòa thanh. 
 Từ S -> D7, nối tiếp hòa tthanh thì D7 thiếu. 
 Từ S -> D7, nối tiếp giai điệu thì D7 đủ. 
 VD: 
 c. D(6), K6/4 -> D7. 
 Tiến vào âm bảy bằng bước nhảy ở bè Tenor. 
 K6/4 -> D7: nhảy lên vào âm bảy bằng quãng bốn. 
 D(6) -> D7: nhảy lên vào âm bảy bằng quãng năm giảm và quãng bảy. 
 VD: 
 3. Giải quyết cho D7. 
 D7 đủ thì về T thiếu và ngược lại D7 thiếu thì về T đủ. 
 Âm một, âm ba đi lên, ngoại lệ âm ba có thể cho đi xuống q3 để về T đủ. 
 Âm năm, âm bảy đi xuống. 
 D7 thiếu; âm một ở một trong năm bè trên đứng yên. 
 VD: 
 37 
 Bài tập thực hành 
 (SGK - trang 104). 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 38 
 Bài 15: Các thể đảo của hợp âm bảy át 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Các thể đảo của hợp âm bảy át. 
 Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các thể đảo của hợp âm bảy át. 
 1. Tên gọi và kí hiệu. 
 Hợp âm bảy át có ba thể đảo: trong thể đảo một, âm ba ở bè Bass, đảo hai âm năm 
và đảo ba là âm bảy. 
 VD: (SGK tr 105) 
 Tên của các thể đảo, gọi theo tên các khoảng tạo thành giữa âm năm với các âm có 
đặc tính của hợp âm bảy át: âm gốc và âm bảy. 
 2. Chuẩn bị cho hợp âm D7 đảo. 
 a. Âm bảy lướt; 
 Thường dùng trong hai vòng hòa thanh; D6 – D6/5 – T. D – D2 – T6. 
 VD: 
 b. Bước nhảy vào âm bảy; 
 Dùng trong hai vòng hòa thanh; D6 – D6/5 – T. D – D2 – T6. Nhảy vào âm bảy 
bằng quãng bảy. 
 VD: 
 c. Chuẩn bị cho D7 đảo bằng S và S6. 
 Âm bảy là âm chung, nối tiếp theo lối hòa thanh. S6 -> D6/5 ít dùng và chỉ dùng 
trong điệu trưởng. 
 VD: 
 3. Giải quyết cho D7 đảo. 
 Giải quyết về T; âm một đứng yên, âm ba đi lên, hai âm còn lại đi xuống. 
 D2 giải quyết về T6. 
 4. Thay đổi vị trí âm. 
 D7 và các thể đảo khi chuyển vị thì âm bảy đứng yên, hoặc có thể cho âm năm, 
âm bảy đổi chỗ cho nhau. 
 VD: 
 39 
 5. Vòng lướt T – D4/3 – T6. 
 Áp dụng khi giai điệu chạy III – IV – V. T6 tăng đôi âm năm, được làm quãng 5// 
và âm bảy đi lên. 
 VD: 
 Bài tập thực hành 
 (SGK - trang 111). 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 40 
 Bài 16: Những bước nhảy khi giải quyết hợp âm bảy át về hợp âm chủ 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Bước nhảy khi giải quyết hợp âm bảy át về hợp âm chủ. 
 Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các bước nhảy khi giải quyết hợp âm bảy át về hợp 
âm chủ. 
 1. Bước nhảy âm một và âm năm. 
 Bước nhảy âm một vào âm một, âm năm vào âm năm hoặc nhảy cả hai âm cùng 
một lúc, dùng khi giải quyết khi D2 về T6. 
 VD: 
 2. Các khoảng tám song song và ngược hướng ở kết hẳn. 
 Ở kết hẳn khi D7 thiếu về T thiếu, được phép sử dụng quãng tám song song và 
quãng tám ngược hướng. 
 Khi kết sử dụng bước nhảy, ta sử dụng D7 thiếu về T thiếu. 
 VD: 
 Bài tập thực hành 
 (SGK - trang 116). 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 41 
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CHỨC NĂNG ĐẦY ĐỦ CỦA ĐIỆU TRƯỞNG VÀ 
ĐIỆU THỨ HÒA ÂM 
 Bài 17: Hệ thống chức năng đầy đủ của điệu trưởng và điệu thứ hòa âm 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Hệ thống chức năng đầy đủ của điệu trưởng và điệu thứ hòa âm. 
 Kỹ năng: Biết được hệ thống chức năng đầy đủ của điệu trưởng và điệu thứ hòa 
âm đồng thời phối được hòa âm cho chúng. 
 1. Điệu trưởng. 
 Các hợp âm đứng cách hợp âm năm chính một quãng 3 về cả phía trên và phía 
dưới là các hợp âm năm phụ. 
 VD: 
 Tên của các hợp âm đó tự xác nhận chúng chiếm vị trí chức năng trung gian: chức 
năng của chúng có thể thay đổi tùy theo các hợp âm đứng trước và sau nó (gọi là tính 
thay đổi chức năng). 
 * Chú ý: 
 Hợp âm chính phải đứng trước hợp âm phụ và phải ở phách mạnh hơn phụ (S – 
SII). 
 Hợp âm bảy không được đứng trước hợp âm năm cùng chức năng (SII7 – S). 
 2. Điệu thứ hòa âm. 
 Như đã biết, sự gia nhập của bậc năm (D) trưởng (chồng âm mang đặc tính của 
điệu trưởng) vào điệu thứ, tự tạo ra điệu thứ hòa âm. Điều đó dẫn đến sự giống nhau nhất 
định của những tương quan về chức năng giữa các hợp âm của điệu trưởng và điệu thứ. 
 VD: 
 Các hợp âm thuộc nhóm chức năng chủ thứ và hạ át thứ, kí hiệu bằng các chữ cái 
thường (t – s). 
 Bài tập thực hành 
 (SGK - trang 116). 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 42 
43 
 Bài 18: Hợp âm sáu và hợp âm năm bậc II; SII6, SII 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Hợp âm sáu và hợp âm năm ở bậc II. 
 Kỹ năng: Sử dụng được hợp âm sáu và hợp âm năm ở bậc II. 
 1. Hợp âm sáu bậc II (SII6). 
 Là hợp âm năm được xây dựng trên bậc II nhưng đảo một, kí hiệu là SII6. 
 SII6 tăng đôi âm 1 hoặc âm năm (nên tăng đôi âm năm). 
 a. Chuẩn bị cho SII6. 
 T -> SII6: Nối tiếp giai điệu, nếu xếp hẹp được phép sử dụng bốn bè cùng hướng. 
Điệu thứ hòa âm được phép quãng năm đúng song song với quãng năm giảm. 
 T6 -> SII6: Nối tiếp bình ổn. 
 S(6) -> SII6: Nối tiếp hòa âm, S để ở phách mạnh hơn SII6. 
 VD: 
 b. Giải quyết cho SII6. 
 SII6 -> D: Nối tiếp theo lối giai điệu. Nối tiếp theo lối hòa âm chỉ dùng khi có 
bước nhảy hoặc SII6 tăng đôi âm năm. 
 SII6 -> D6: Nối tiếp theo lối hòa thanh, bè Bass đi quãng năm giảm. 
 SII6 -> K6/4: Nối tiếp theo lối giai điệu, chú ý lỗi quãng năm song song, phải 
dùng bước nhảy hoặc khi xếp SII6 không có quãng năm ở ba bè trên. 
 SII6 -> D7 + đảo: Nối tiếp theo lối hòa thanh, II6 -> D6/5 bè Bass đi quãng năm 
giảm. Trong điệu thứ không nối tiếp từ SII6 -> D7. 
 VD: 
 2. Hợp âm năm gốc ở bậc II. 
 Chỉ dùng trong giọng trưởng, tăng đôi âm một hoặc âm ba. 
 a. Chẩn bị cho SII. 
 T -> SII: Nối tiếp theo lối hòa thanh. Nối tiếp theo lối giai điệu thì bè Bass đi 
quãng năm, ba bè trên ngược hướng với bè Bass. 
 T(6) -> SII: Nối tiếp các bè bình ổn. 
 b. Giải quyết cho SII. 
 SII -> D: Nối tiếp theo lối giai điệu. 
 SII -> D7 + đảo: Nối tiếp theo lối hòa thanh 
 SII -> K6/4: nối tiếp bình ổn. 
 44 
 3. Hợp âm chủ lướt đứng giữa các hợp âm SII, SII6 và S6. 
 Giai điệu tiến hành từ bậc II - III - IV dùng vòng lướt II6 - T6 - II và ngược lại, 
dùng trong điệu trưởng. T6 tăng đôi âm năm, chú ý tránh quãng năm song song. 
 VD: 
 Giai điệu tiến hành từ bậc II – III – IV cũng có thể dùng vòng lướt II6 – T6/4 – S6, 
chú ý tránh quãng năm song song. 
 VD: 
 Bài tập thực hành 
 (SGK - trang 133). 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 45 
 Bài 19: Hợp âm năm ở bậc VI – kết ngắt 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Hợp âm năm ở bậc VI - kết ngắt. 
 Kỹ năng: Sử dụng được hợp âm năm ở bậc VI - kết ngắt. 
 1. Đặc điểm chức năng. 
 Là hợp âm năm xây dựng trên bậc VI, đại diện cho cả T và S, điều này phụ thuộc 
vào hợp âm đứng trước và sau nó. 
 VD: 
 Khi đứng giữa T và S, TSVI đóng vai trò hợp âm trung gian, chức năng không rõ 
ràng. 
 TSVI tăng đôi âm ba, tăng đôi âm 1 chỉ trong điệu trưởng khi đóng vai trò là hợp 
âm hạ át. 
 2. TSVI mang chức năng hạ át. 
 TSVI mang chức nang hạ át khi đứng trước D, D7, K6/4. 
 TSVI – D: Nối tiếp theo lối giai điệu (ba bè trên ngược hướng bè Bass). 
 TSVI – D7: Nối tiếp bình ổn. 
 TSVI – K6/4; 
 Nối tiếp theo lối giai điệu khi TSVI tăng đôi âm một, ba bè trên không có quãng 
năm. 
 Nối tiếp theo lối hòa thanh khi TSVI tăng đôi âm ba. 
 VD: 
 3. TSVI mang chức năng chủ khi đứng trước D, D7. 
 D(7) -> TSVI; là vòng kết tránh hoặc kết ngắt, xuất hiện trước kết hoàn toàn có 
dấu hiệu ngừng nghỉ. 
 S - K6/4 - D(7) - TSVI (kết ngắt) 
 S - K6/4 - D7 – T (kết hoàn toàn) 
 D -> TSVI: Âm ba đi lên, hai bè còn lại ngược hướng bè Bass. Ở điệu trưởng, nếu 
âm ba của D ở bè giữa thì TSVI có thể tăng đôi âm một. 
 D7 -> TSVI; 
 D7 đủ tiến hành như D7 về T thiếu. 
 D7 thiếu; âm một của D7 ở một trong ba bè trên nhảy vào âm ba của TSVI. 
 Sau TSVI là nhóm S, đôi khi là T và D6. 
 VD: 
 46 
 Bài tập thực hành 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 47 
 Bài 20: Hợp âm bảy hạ át SII7 + đảo 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Hợp âm bảy hạ át trên bậc hai SII7. 
 Kỹ năng: Sử dụng được hợp âm bảy hạ át trên bậc hai SII7. 
 1. Định nghĩa và ký hiệu. 
 Là hợp âm bảy được xây dựng trên bậc hai, cũng như hợp âm bảy chính của 
nhóm. Ký hiệu là SII7 (trong điệu thứ là sII7). 
 2. Các thể đảo của hợp âm bảy hạ át. 
 Cũng như các hợp âm bảy khác, SII7 có ba thể đảo; 
 Đảo một là; SII6/5. 
 Đảo hai là; SII4/3. 
 Đảo ba là; SII2. 
 VD: 
 Trong tất cả ba thể của SII7 thì hợp âm đảo một (SII6/5) được dùng phổ biến nhất, 
nó còn được gọi là hợp âm hạ át có thêm âm sáu. 
 3. Sự chuẩn bị của SII7 + đảo. 
 Chuẩn bị bằng T(6), S(6), TSVI, nối tiếp theo lối hòa âm (thường thì âm bảy có sự 
chuẩn bị. 
 Chuẩn bị bằng SII, SII6 thì có âm bảy lướt. 
 VD: 
 4. Giải quyết cho SII7 + đảo. 
 SII7 + đảo -> D(6); Giải quyết như D7 về T, âm ba đi lên, âm năm, âm bảy đi 
xuống. Nếu SII7 gốc thì âm năm đi xuống, bè Bass đi lên quãng bốn. Được phép sử dụng 
bước nhảy, âm bảy đi xuống khi giải quyết sang D. 
 SII7 + đảo -> K6/4, T(6); nối tiếp theo lối hòa thanh. Âm bảy đứng yên khi giải 
quyết sang K6/4, T. 
 SII7 + đảo -> D7 + đảo; Âm một và âm ba đứng yên, hai bè còn lại đi xuống. 
 48 
 SII7 có thể giải quyết về D7 thiếu. 
 VD: 
 5. SII7 trong các vòng thêu và lướt. 
 Vòng thêu T – SII2 – T, thường dùng trong kết biến cách bổ sung. 
 VD: 
 Vòng lướt; SII7 – VI6/4 – SII6/5 giai điệu chạy bậc IV – III – II; SII – T6 – SII6 
giai điệu chạy bậc IV – V – VI. 
 VD: 
 Bài tập thực hành 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 49 
 Bài 21: Hợp âm bảy dẫn DVII7 + đảo 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Hợp âm bảy dẫn DVII7 + đảo. 
 Kỹ năng: Sử dụng được hợp âm bảy dẫn DVII7 + đảo. 
 1. Định nghĩa và ký hiệu. 
 Là hợp âm bảy được xây dựng trên bậc VII hay còn gọi là trên âm dẫn. Có chức 
năng át và được gọi là hợp âm bảy dẫn. 
 Cũng như tất cả các hợp âm bảy khác, DVII7 có năm thể đảo; 
 Đảo một là; DVII6/5. 
 Đảo hai là; DVII4/3. 
 Đảo ba là; DVII2. 
 VD: 
 2. Sự chuẩn bị của hợp âm bảy dẫn. 
 T(6) -> DVII + đảo; Tiến hành nối tiếp bình ổn. 
 S(6), SII(6), SII7 + đảo, TSVI -> DVII + đảo; Nối tiếp theo lối hòa thanh. 
 D(6), D7 + đảo -> DVII + đảo; Nối tiếp theo lối hòa thanh. 
 3. Cách giải quyết hợp âm bảy dẫn. 
 DVII7 + đảo -> T(6); Âm một âm ba đi lên, âm năm âm bảy đi xuống, T tăng đôi 
âm năm. 
 DVII7 + đảo khi giải quyết về T(6) nếu có hai bè song song quãng 4 thì T không 
cần tăng đôi âm năm. 
 DVII4/3 -> T6; cho nhảy âm ba với âm năm để T6 tăng đôi âm năm. 
 DVII2 ít dùng. 
 DVII7 + đảo -> D7 + đảo; âm bảy đi xuống, ba âm còn lại đứng yên, DVII7 để ở 
phách mạnh hơn D7. 
 50 
 4. Vòng lướt sử dụng hợp âm DVII7. 
 Vòng lướt DVII4/3 – T6/4 – DVII2 -> D7 – TSVI, giai điệu chạy bậc II – III – IV 
(dùng trong kết tránh). 
 VD: 
 Vòng lướt DVII7 – S6/4 – DVII6/5, giai điệu chạy bậc II – I – VII. 
 VD: 
 Bài tập thực hành 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 51 
 Bài 22: Những hợp âm nhóm át ít dùng 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Những hợp âm nhóm át ít dùng. 
 Kỹ năng: Sử dụng được những hợp âm nhóm át ít dùng. 
 1. Hợp âm sáu của hợp âm năm giảm ở bậc VII (DVII6). 
 Khái quát; 
 Là hợp âm sáu giảm được xây dựng trên bậc VII, nên không được dùng ở thể 
nguyên vị, giống như SII trong giọng thứ. 
 Cách dùng; 
 Tăng đôi âm ba hoặc âm năm. 
 Dùng để lướt T – DVII6 – T6 (chú ý quãng năm song song). Sử dụng vòng lướt 
này phải xếp ở ba bè trên không có quãng năm. 
 Sử dụng vòng lướt S – DVII6 – T khi giai điệu chạy bậc VI – VII – I. Trong giọng 
thứ cũng dùng S để tránh quãng 2 tăng. 
 VD: 
 2. Hợp âm năm bậc III của điệu trưởng (DTIII). 
 Khái quát; 
 Là hợp âm năm được xây dựng trên bậc III (kí hiệu DTIII). 
 Cách dùng; 
 Không dùng trong điệu thứ hòa thanh (vì là hợp âm năm tăng) chỉ dùng trong 
giọng trưởng. Tăng đôi âm một hoặc âm ba. 
 Giai điệu đi bậc I – VII – VI, sử dụng vòng T – DTIII – S. 
 Vòng DTIII – D4/3 – S, nối tiếp bình ổn, không phải lướt ở bè giai điệu. 
 VD: 
 3. Hợp âm át có âm sáu (D7 sáu treo). 
 Khái quát; 
 Là hợp âm át có âm 6 thay cho âm 5, mà âm sáu phải ở bè giai điệu. 
 Cách dùng; 
 Hợp âm này chỉ dùng ở kết, đứng sau nhóm S, T, K6/4. 
 Hai nốt cuối cùng mà có quãng 3 đi xuống thì dùng D7 sáu treo về T. Là bước 
nhảy thì dùng D7 thiếu về T thiếu. 
 VD: 
 52 
 Bài tập thực hành 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 53 
 Bài 23: Hợp âm chín át D9 
 Mục tiêu: 
 Kiến thức: Hợp âm chín át D9. 
 Kỹ năng: Xây dựng và sử dụng được hợp âm chín át D9. 
 1. Định nghĩa và ký hiệu. 
 Hợp âm chín át được xây dựng bằng cách thêm vào trên D7 một âm cách khoảng 
ba, tức là âm chín tính từ âm gốc ở bè Bass, ký hiệu là D9. 
 Hợp âm D9 chỉ dùng ở kết, bỏ âm năm. Âm một và âm chín cách nnhau một 
quãng tám. 
 Hợp âm D9 phải để ở phách mạnh hoặc tương đối mạnh. 
 VD: 
 2. Chuẩn bị cho hợp âm chín át. 
 S, SII6, SII7, TSVI -> D9; nối tiếp theo lối hòa thanh. 
 T, K6/4 -> D9; Âm một đi xuống, âm ba, âm năm đi lên. 
 D -> D9; Âm một đi lên, âm ba đứng yên, âm năm đi lên quãng ba. 
 D7 -> D9; Âm ba đứng yên, âm năm, âm bảy đi lên quãng ba. 
 3. Giải quyết cho hợp âm chín át. 
 D9 -> D; âm ba đứng yên, âm bảy, âm chín đi xuống. 
 D9 -> D7 đủ; âm ba đứng yên, hai bè còn lại đi xuống. 
 D9 -> D7 thiếu; âm chín đi xuống, ba âm còn lại đứng yên. 
 D9 -> T; âm ba đi lên, âm bảy, âm chín đi xuống. 
 VD: 
 Bài tập thực hành 
 Thực hành đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực. 
 Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia 
Việt Nam. 
 54 
55 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_nhac_organ_bieu_dien_nhac_cu_truyen_thong_h.pdf