Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc

Âm nhạc - Nghệ thuật của âm thanh.

Là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phụ thuộc vào hoạt động và

quy luật chung của tự nhiên.

Âm nhạc thông qua những âm thanh đặc trưng dựa trên hai yếu tố cơ bản là

giai điệu và tiết tấu, nó được tổ chức một cách chặt chẽ tạo thành những hệ thống có

tính lôgíc, để thể hiện một hình tượng rõ ràng, một nội dung nhất định, những tình

cảm sinh động, sâu sắc của con người.

+ Tiết tấu: Chỉ là đơn âm nhưng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau.

+ Tiết nhịp: Là thể hiện những phách mạnh, phách nhẹ.

+ Đặc trưng: Ví dụ như ở thế kỷ XX người ta sử dụng tất cả các âm thanh để

diễn tả tư tưởng tình cảm (như các tiếng động).

Một tác phẩm Âm nhạc có tính nghệ thuật cao bao giờ cũng chứa đựng nội

dung sâu sắc. Để thể hiện những nội dung ấy các nhà sáng tác đã lựa trọn những hình

thức phù hợp, điển hình và không trùng lặp.

2. Phương pháp phân tích tác phẩm.

Muốn phân tích một tác phẩm Âm nhạc dù nhỏ nhất như một bài hát tập thể,

một làn điệu dân ca, đân vũ cho tới những tác phẩm có quy mô lớn như một bản giao

hưởng nhiều chương, một vở nhạc kịch đòi hỏi ta phải có sự hiểu biết rộng toàn

diện.

Phân tích một tác phẩm Âm nhạc trước hết phải nghiên cứu toàn diện, tổng hợp

trong phạm vi rộng của nhiều vấn đề, không chỉ giới hạn về cấu trúc của tác phẩm ấy.

Phát hiện nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm là công việc chính của

p

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 1

Trang 1

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 2

Trang 2

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 3

Trang 3

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 4

Trang 4

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 5

Trang 5

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 6

Trang 6

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 7

Trang 7

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 8

Trang 8

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 9

Trang 9

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 43 trang baonam 8040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc

Giáo trình Thanh nhạc, organ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Hình thức âm nhạc
 UBND TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HÌNH THỨC ÂM NHẠC 
NGÀNH: THANH NHẠC, ORGAN, BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG 
 Lưu hành nội bộ 
 Năm 2019 
 1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Hình thức Âm nhạc là một bộ môn quan trọng không thể thiếu trong chương 
trình Đào tạo của các trường Âm nhạc. Bộ môn này giúp cho sinh viên có một khái 
niệm tổng quan về việc phân tích một tác phẩm Âm nhạc, từ đó giúp cho sinh viên nắm 
được những phương pháp cơ bản khi phân tích một tác phẩm Âm nhạc ở bất kỳ hình 
thức nào, kể cả những đặc điểm, các dạng cấu trúc trong Dân ca người Việt. Ngoài ra 
sinh viên còn có thể nắm được những đặc điểm, phong cách sáng tác ở các thời kỳ khác 
nhau, cũng như những nét điển hình đặc trưng của nền Âm nhạc các nước trên thế giới. 
 Hình thức Âm nhạc là môn học bổ trợ rất tốt cho học sinh học các chuyên ngành 
như; Thanh nhạc, Nhạc cụ... vì khi các em học môn này thì các em sẽ biết được tác 
phẩm chuyên ngành mình đang học thuộc thể loại gì, viết ở hình thứ gì, từ đó việc vỡ 
bài của các em sẽ rễ ràng và ghi nhớ nhanh hơn. Đồng thời khi thể hiện tác phẩm cũng 
sẽ đúng phong cách và thể loại hơn, giúp cho người nghe có cảm nhận xâu sắc về tác 
phẩm. 
 Tập bài giảng được chia thành hai phần. 
 Phần thứ nhất - Nguyên tắc phân tích tác phẩm Âm nhạc: Cung cấp cho học 
sinh những kiến thức về “tính chất đặc biệt của nghệ thuật Âm nhạc” như; Giai điệu, 
hòa âm, tiết tấu, tiết nhịp, nhịp độ, cường độ, chủ đề... và phương pháp phân tích một 
tác phẩm Âm nhạc. 
 Phần thứ hai - Hình thức Âm nhạc: Trang bị cho học sinh kiến thức về định 
nghĩa hình thức, cấu trúc và ứng dụng của các hình thức; Đoạn nhạc, đoạn nhạc trong 
dân ca người Việt, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, ba đoạn phức, Biến tấu, Rondo, 
Sonata... từ đó các em có thể vẽ được sơ đồ cấu trúc tác phẩm, các vòng hòa âm kết. 
Đồng thời nói lên được nội dung, ý nghĩa, cũng như tư tưởng tình cảm của các nhà 
soạn nhạc gửi gắm ở trong những tác phẩm đó. 
 Trong qúa trình biên soạn, tác giả có thể còn có những khiếm khuyết, hoặc 
chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới, rất mong quý thầy cô, các chuyên gia và 
người sử dụng góp ý để công trình được hoàn thiện hơn. 
 Lào Cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Kiều Đức Thăng 
 3 
 MỤC LỤC 
CHƯƠNG I. NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ÂM NHẠC ......................... 9 
 Bài 1. Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Âm nhạc, phương pháp phân tích tác phẩm 
 Âm nhạc ....................................................................................................................... 9 
 1. Âm nhạc - Nghệ thuật của âm thanh. ................................................................... 9 
 2. Phương pháp phân tích tác phẩm. ......................................................................... 9 
 Bài 2. Phương tiện diễn tả cơ bản của Âm nhạc ........................................................ 10 
 1. Giai điệu. ............................................................................................................. 10 
 2. Hòa âm. ............................................................................................................... 10 
 3. Tiết tấu và tiết luật. ............................................................................................. 10 
 a. Tiết tấu. ........................................................................................................... 10 
 b. Tiết luật. .......................................................................................................... 10 
 4. Âm sắc, âm vực. ................................................................................................. 11 
 a. Âm sắc. ........................................................................................................... 11 
 b. Âm vực. .......................................................................................................... 11 
 5. Nhịp độ, cường độ. ............................................................................................. 11 
 a. Nhịp độ. .......................................................................................................... 11 
 b. Cường độ. ....................................................................................................... 11 
 6. Cách cấu tạo. ....................................................................................................... 11 
 Bài 3. Chủ đề Âm nhạc, những nguyên tắc phát triển trong hình thức Âm nhạc ...... 12 
 1. Chủ đề âm nhạc................................................................................................... 12 
 a. Chủ đề âm nhạc: ................................ ... u như sau; 
Cách gọi A B A C A B A Coda 
Hình thức Rondo 
Cách gọi Chủ đề Chủ đề Chủ đề Chủ đề 
Hình thức Sonate chính hai chính hai 
 Mối quan hệ điệu tính giữa AB trong giai đoạn đầu và AB trong giai đoạn cuối, 
giống như mối quan hệ điệu tính giữa chủ đề một và chủ đề hai ở hình thức Sonate. Sự 
họa lại chủ đề chính lần cuối trong nhiều trường hợp có thể bỏ, hoặc đôi khi phát triển 
thành Coda. 
 2. Các dạng cấu trúc Rondo sonate. 
 Trong thực hành phân tích, tùy vào tác phẩm mà yếu tố đường nét của Rondo 
hay Sonate được biểu hiện mạnh hơn trong cấu trúc. 
 Nếu đường nét của Rondo thể hiện mạnh hơn thì chủ yếu về mối quan hệ thể 
loại, tiếp đến là những dấu hiệu như những nét chạy trong nối tiếp và sự tương phản 
giữa các phần chủ đề và đoạn chen “C”. 
 Những trường hợp dấu hiệu của hình thức Sonate được biểu hiện mạnh hơn. 
Đoạn chen “C” phần phát triển thay thế chất liệu chủ đề tương phản, phát triển mạnh 
mẽ. Giai đoạn nối tiếp giữa chủ đề chính, đôi khi là phần trình bày hình thành bằng 
giai đoạn kết. Như chương kết Giao hưởng No2 của L. V. Beethoven. 
 3. Cấu trúc đặc biệt. 
 Trong thực hành phân tích, hình thức Rondo – sonate còn có những cấu trúc 
khá đặc biệt, như mở rộng thêm doạn chen. 
 Sơ đồ 
 A – B – A – C – A – D – A - B1 - A Coda 
 Có những tác phẩm lại bỏ bớt phần họa lại chủ đề lần thứ ba như; 
 A nối tiếp B A C B1 A B Cadenza Coda 
 Chủ đề hai được trình bày ba lần, giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển 
chương kết. Cung có những trường hợp chủ đề của hình thức này không chỉ họa lại có 
tính chu kỳ mà còn thay đổi như những biến khúc. 
 Phần Coda trong hình thức Rondo – sonate thường có chức năng tổng hợp, có 
thể sử dụng chất liệu của đoạn chen “C” và một số chi tiết trong sự phát triển. 
 35 
Hình thức Rondo – sonate ít gặp trong Âm nhạc lãng mạn. 
 36 
 Bài 15. Hình thức hai đoạn cổ 
 1. Đĩnh nghĩa, sơ đồ cấu trúc chung. 
 Hình thức hai đoạn cuối thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII là hình thức hai 
đoạn cổ. Phần lớn chúng có sự khác biệt rất lớn so với hình thức hai đoạn thời kỳ sau 
đó, bởi vì nó không có sự miêu tả riêng. 
 Sự khác biệt cơ bản của hình thức hai đoạn cổ với hình thức hai đoạn thời kỳ 
sau đó được thể hiện trước hết là ở tỷ lệ giữa hai phần của nó. Phần thứ hai có sự nối 
tiếp liên tục, độ dài có thể gấp hai hay ba lần so với độ dài của phần thứ nhất. Các 
phần thường được nhắc lại (đôi khi không nhắc lại). 
 a Phần thứ nhất của hình thức hai đoạn cổ 
 Phần thứ nhất của hình thức hai đoạn đơn cổ thường thuần nhất. Ở một số 
trường hợp, nó là một đoạn gồm hai câu có giai điệu chủ đề giống nhau. Những giai 
điệu chủ đề đó thường chịu ảnh hưởng từ âm nhạc của các vũ điệu, mà ở đó ta dễ dàng 
cảm nhận được sự ảnh hưởng này nhất là ở khía cạnh tiết tấu (ví dụ điệu Gavotte trong 
các Suite của Bach). 
 Trong các vũ điệu này ta cũng có thể gặp các đoạn nhạc với cấu trúc ba câu. Ở 
các tác phẩm ấy, giai điệu chủ đề chịu ảnh hưởng từ âm nhạc phức điệu, những giai 
điệu chủ đề đơn giản với tính định kỳ của cấu trúc ít phổ biến. 
 Giai điệu chủ đề 
 Nhìn chung, giai điệu chủ đề phần thứ nhất của hình thức hai đoạn cổ thường 
được mở rộng, chúng có thể không phân chia ra các câu nhạc, kết cũng không rõ ràng. 
Đoạn nhạc thường được bắt đầu bằng những nhân tố chủ đề ngắn, sử dụng các thủ 
pháp mô-tiến tạo nên sự luân chuyển liên tục, giống như sự luân chuyển chủ đề trong 
âm nhạc phức điệu. 
 Hoà âm 
 Hòa âm của phần thứ nhất luôn luôn được viết ở giọng điệu chính và kết thúc 
đầy đủ ở giọng điệu phụ. 
 Nếu giọng điệu chính là trưởng, thì chúng sẽ được kết thúc ở giọng điệu của 
bậc V trưởng. 
 Nếu giọng điệu chính là thứ, thì chúng sẽ được kết ở giọng trưởng song song 
hoặc ở giọng điệu của bậc V thứ (đôi khi kết ở giọng điệu cùng tên). 
 Ngoài ra phần thứ nhất còn có thể được kết nửa ở giọng điệu chính của tác 
phẩm. 
 Cấu trúc 
 Như đã nêu ở trên, phần thứ nhất có cấu trúc một đoạn nhạc với ảnh hưởng của 
nhạc múa, độ dài của chúng thường là 8 hay 16 nhịp, thậm chí là 12 nhịp với các câu 
nhạc có độ dài bằng nhau. 
 Nếu là đoạn nhạc phát triển thì cấu trúc của nó sẽ phức tạp hơn, độ dài cũng 
lớn hơn. Đôi khi phần thứ nhất này có sự phát triển rất lớn (ví dụ như đoạn đầu 
 37 
“Allemande” trong Suite A-dur của Bach là 32 nhịp). Với sự phát triển, mở rộng thì độ 
dài của nó gần với độ dài của phần hai. 
 2. Phần thứ hai của hình thức hai đoạn cổ 
 Giai điệu chủ đề 
 Trong mối tương quan về giai điệu chủ đề, thì phần thứ hai của hình thứ hai 
đoạn cổ không có gì mới. Giai điệu chủ đề của phần này hoàn toàn dựa trên cơ sở của 
giai điệu chủ đề của phần thứ nhất. Các nhân tố giai điệu chủ đề ấy được biến đổi 
bằng cách chuyển sang một âm khu mới, một cao độ mới hoặc chuyển vào một bè 
khác v.v. 
 Thứ tự dẫn dắt, biến đổi các nhân tố âm nhạc của phần thứ nhất trong một mức 
độ nào đó cũng gợi nhớ lại âm nhạc của phần trước, nhưng đây hoàn toàn không phải 
là tái hiện. Tái hiện là điển hình đối với hình thức hai đoạn của các nhạc sỹ thời kỳ 
sau, còn trong thời kỳ này tái hiện hoàn toàn không có. 
 Hoà âm 
 Hoà âm của phần thứ hai có một số đặc điểm sau đây: 
 Thứ nhất: giọng điệu của phần thứ hai thường được bắt đầu cùng giọng điệu 
hoặc hợp âm kết thúc phần thứ nhất. Tất nhiên, khi kết thúc phần thứ hai sẽ trở về 
giọng điệu chính để kết thúc hình thức. Sự kết hợp về hoà âm của hình thức hai đoạn 
cổ có thể được biểu thị như sau: 
 Phần thứ nhất Phần thứ hai 
 Tác phẩm giọng trưởng: I - V V - I 
 Tác phẩm giọng thứ: I - III III - I 
 hoặc là: I - V V - I 
 Thứ hai: sau bước khởi đầu như trên, hoà âm sẽ được chuyển về hướng hạ át 
bằng các bước chuyển điệu về giọng điệu của các bậc IV, bậc II hoặc bậc VI. Việc 
chuyển điệu về các giọng điệu mới này thường được tiến hành ngay sau khi nhắc lại 
giọng điệu hoặc hợp âm của phần thứ nhất ở đầu phần thứ hai, nhưng nó cũng có thể 
diễn ra muộn hơn hoặc thậm chí không có. Như vậy, đặc tính chung về hoà âm đã 
được làm rõ theo thứ tự các bậc T – D – S – T và công thức này đã hoàn toàn được 
xác định từ đầu thế kỷ XVIII. 
 Nhìn chung, phần thứ hai có sự linh hoạt hơn nhiều so với phần thứ nhất thông 
qua những biến đổi của hòa âm. Giọng điệu chính của hình thức được khôi phục lại ở 
cuối phần hai, đôi khi việc khôi phục này lại tiến hành rất muộn. 
 Cấu trúc 
 Phần hai của hình thức hai đoạn cổ tạo nên sự chú ý trước hết ở độ dài của 
mình. Như đã trình bày ở trên, rất ít khi phần thứ hai có độ dài bằng với độ dài của 
 38 
phần thứ nhất, mà nó thường dài gấp hai hoặc gấp ba độ dài của phần thứ nhất. Tỷ lệ 
này gắn liền với quá trình biến đổi, chuyển điệu của hoà âm ở phần thứ hai. Phần thứ 
hai lại được chia ra thành những thành phần âm nhạc, với sự kết thúc riêng của nó và 
mỗi một thành phần ấy có độ dài tương đương với phần thứ nhất của hình thức. Và 
như vậy, có thể thấy rằng câu nhạc thứ hai của phần hai, trong một mức độ nào đó, có 
giá trị như một đoạn nhạc và phần thứ hai của hình thức như là đoạn nhạc phức. 
 3. Ứng dụng hình thức hai đoạn cổ 
 Hình thức hai đoạn cổ được áp dụng rộng rãi trong các tác phẩm có quy mô 
không lớn vào cuối thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII. Trong các phần của Suite 
như các Vũ điệu , các Prélude cũng như rất nhiều Invention của Bach đã được viết ở 
hình thức này. 
 Bài 16. Hình thức Sonate cổ. 
 1. Đặc điểm chung 
 Qua việc tìm hiểu và xem xét hình thức hai đoạn cổ ở phần trên, ta có thể nhận 
thấy hình thức sonate cổ có mối liên quan với hình thức hai đoạn cổ: chúng đều có 
chung một đặc điểm là việc chuyển từ giọng điệu phụ khi kết thúc đoạn thứ nhất về 
giọng điệu chính ở cuối đoạn thứ hai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết thúc 
toàn bộ hình thức. Việc tiến hành hòa âm như thế có thể thấy rất rõ trong “Allemande” 
trong tổ khúc nước Pháp (giọng G-dur) của Bach. Ở đó, 6 nhịp bổ sung ở cuối đoạn 
thứ nhất được chuyển đến cuối đoạn thứ hai và được viết ở giọng điệu chính. 
 Sơ đồ cấu trúc này cũng tương tự như cấu trúc trong Sonate № 11 của D. 
Scarlatti: 
 Phần thứ nhất Phần thứ hai 
 4 5 5 4 5 5 
 a b a b1 
 Giọng điệu: c c – g g V c V c c 
 Như vậy, ở phần thứ nhất, 5 nhịp giữa như là phần nối chủ đề chính (c-moll) 
sang chủ đề phụ (g-moll); ở phần thứ hai, 5 nhịp giữa cũng chức năng như phần nối 
chủ đề chính sang chủ đề phụ - cùng giọng điệu. 
 39 
 Để cho từng thành phần trong hình thức có được quy mô và ý nghĩa lớn hơn (ý 
nghĩa của chủ đề chính, chủ đề phụ), các thành phần này có xu hướng được mở rộng, 
kéo dài. Đặc điểm này ta có thể gặp trong rất nhiều trong các sonate của Scarlatti. 
 Sơ đồ phổ biến: 
 Phần trình bày 
 Chủ đề I Nối Chủ đề II Kết luận 
 a b 
 Giọng điệu chính Chuyển điệu Giọng điệu phụ Bổ sung giọng điệu phụ 
 Phần phát triển - Phần tái hiện 
 Chủ đề I (Nối) Chủ đề II Kết luận 
 a1 b1 
 Giọng điệu phụ Bước chuyển về giọng điệu chính Giọng điệu chính Bổ 
sung giọng điệu chính 
 (Từng phần riêng thường được lặp lại) 
 Sơ đồ trên cho thấy hình thức hai đoạn cổ và hình thức sonate cổ có những 
điểm giống nhau: cả hai hình thức đều có hai phần. Trong phần thứ nhất, hoà âm đi từ 
ổn định đến không ổn định, phần thứ hai thì ngược lại, từ không ổn định về ổn định 
(hòa âm của giọng điệu chính). Nhờ vậy, chúng có được cấu trúc đối xứng với sự lặp 
lại của riêng từng phần. 
 Phần thứ nhất Phần thứ hai 
 T - D D - T 
 Như vậy, sự khác biệt giữa hình thức hai đoạn cổ với hình thức sonate cổ phụ 
thuộc vào những nhân tố âm nhạc ở cuối các phần cũng như vào số lượng các thành 
phần tham gia vào hình thức. Nếu việc nhắc lại chỉ là sự chuyển đổi khi kết thúc đoạn 
nhạc hoặc là sự bổ sung không lớn, thì có thể nói rằng đây là hình thức hai đoạn có 
một số dấu hiệu của hình thức Sonate. Nếu việc nhắc lại ấy diễn ra với quy mô lớn 
hơn, tính chất âm nhạc của mỗi thành phần trong phần thứ nhất được thể hiện rõ trong 
phần thứ hai của hình thức khi ta có thể xác định đây là hình thức Sonate cổ. 
 Sự tương phản về giai điệu chủ đề không là điều bắt buộc của sonate thời kỳ 
này. 
 2. Phần thứ nhất – Trình bày 
 Phần trình bày của hình thức sonate cổ, trong cốt lõi có chứa đựng những nhân 
tố của hình thức sonate hoàn thiện sau này, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sự 
tương phản rõ ràng và phân chia rành mạch thành phần này với thành phần khác. 
 40 
 a. Chủ đề I (chủ đề chính) 
 Chủ đề I rất linh hoạt, thường được xây dựng với quy mô không lớn khoảng từ 
8 đến 16 ô nhịp, được viết ở một giọng điệu, kết đầy đủ ở giọng điệu chính hoặc kết 
nửa trên bậc V (có trường hợp bè chính kết thúc chuyển điệu về bậc V). Âm nhạc chủ 
đề I thường có ảnh hưởng “xâm nhập” vào cả những thành phần sau nó. Nhìn chung 
chủ đề I đơn giản, nó thường chứa đựng những yếu tố biến đổi và mô phỏng theo 
những nhóm sắc thái ngắn. 
 b. Phần nối 
 Giai điệu chủ đề của nối rất gần với chủ đề I, ít khi âm nhạc phần nối không bắt 
nguồn từ chủ đề I. Nối có nhiệm vụ chuyển đổi, dẫn hoà âm từ giọng điệu chính đến 
giọng điệu phụ. Có những trường hợp nối được phát triển và mở rộng. 
 Sơ đồ phần trình bày: 
 Chủ đề I Nối Chủ đề II Kết luận 
 14 40 30 6 
 g As - Es - B c B - F - C - d d d 
 Từ sơ đồ này, có thể dễ dàng nhận thấy thủ pháp mô tiến đã được tác giả sử 
dụng để xây dựng phần nối. 
 Ngoài ra, nối còn được áp dụng sự tương phản bằng cách sử dụng giọng điệu 
cùng tên, ví dụ D. Scarlatti, Sonate № 13: 
 Chủ đề I Nối Chủ đề II Kết luận 
 G g - d d - D 
 c. Chủ đề II (chủ đề phụ) 
 Theo nguyên tắc, chủ đề II tương phản với chủ đề I rất ít và thậm chí còn có thể 
được hình thành trên những nhân tố của chủ đề I. Chủ đề II thường ổn định về hoà âm, 
được viết ở một giọng điệu. Có thể bên trong sự luân chuyển của mình, chủ đề II tạo 
nên sự tương phản bằng cách sử dụng giọng điệu cùng tên giống như trong bè nối. 
Chẳng hạn như trong Sonate № 2 của Scarlatti. 
 Chủ đề I Nối Chủ đề II 
 G G - D D - d - D 
 Đôi khi có thể gặp sự tương phản chủ đề ở giọng điệu phụ như là những dự báo 
cơ sở của hình thức sonate sau đó. 
 Vd. 
 41 
 Sự xây dựng chủ đề phụ nhìn chung đơn giản và thuần nhất, gần như là sự nhắc 
lại một cách tuần hoàn những nhân tố âm nhạc ngắn. 
 d. Phần kết 
 Theo nguyên tắc, phần kết thường ngắn, đó là một loạt những bổ sung cho 
giọng điệu của chủ đề II. Phần kết luận thường kết hợp với sự kết thúc của chủ đề II, 
mặc dù thực chất nó là một phần riêng. 
 3. Phần thứ hai – Phát triển và tái hiện 
 Sự khác biệt của hình thức sonate cổ với hình thức sonate đầy đủ (có ba phần 
cơ bản là trình bày, phát triển và tái hiện) với hình thức sonate không có phần phát 
triển là chủ đề chính của hình thức sonate cổ không được nhắc lại. 
 Phần thứ hai của hình thức sonate cổ được bắt đầu bằng việc dẫn dắt có biến 
đổi những nhân tố của chủ đề chính và những nhân tố này được viết ở giọng điệu phụ, 
là giọng điệu kết thúc phần trình bày. Đôi khi, người ta còn đưa vào đó cả những nhân 
tố của phần nối. 
 Giọng điệu phần phát triển trong hình thức sonate cổ khác nhau tuỳ từng 
trường hợp, nhưng thường được bắt đầu trùng với giọng điệu kết của phần trình bày 
(giống như trong hình thức hai đoạn). Thứ tự và số lượng các giọng điệu phụ trong 
phần này cũng không giống nhau, đôi khi nó được xây dựng hoàn toàn chỉ trên một 
giọng điệu của bậc V. Có trường hợp giọng điệu phần phát triển được chuyển về 
hướng hạ át giống như trong hình thức hai đoạn (Scarlatti, Sonate № 2) rồi sau đó mới 
chuyển điệu về giọng điệu chính. 
 Trong phần tái hiện của hình thức sonate cổ, chỉ có chủ đề phụ và phần kết luận 
được nhắc lại. Những thành phần âm nhạc này về hòa âm đã có sự thay đổi, chúng 
được đưa vào giọng điệu chính. 
 Như vậy, nhìn từ tổng thể phần thứ hai có sự hợp nhất các đặc điểm của phần 
phát triển (biến đổi các nhân tố chủ đề chính, một phần nào đó phần nối) và tái hiện 
(chủ đề phụ và phần kết luận). Vì vậy người ta gọi phần thứ hai của hình thức sonate 
cổ là phần phát triển - tái hiện. 
 42 
 4. Sự xuất hiện của phần tái hiện đầy đủ 
 Trong việc chiếm ưu thế gần như tuyệt đối của hình thức hai đoạn và hình thức 
sonate cổ, các nhạc sỹ luôn tìm tòi, xác lập nên những cấu trúc riêng khác mà ở đó 
phần trình bày luôn thuần nhất, phần phát triển và phần tái hiện có vị trí riêng. 
 Phần thứ hai là sự phát triển, biến đổi các nhân tố của chủ đề chính. Khi các 
nhân tố của chủ đề chính đã được tận dụng hết để biến đổi sẽ xuất hiện phần tái hiện. 
Ở phần tái hiện, chủ đề I, rồi lần lượt đến nối, chủ đề II sẽ được nhắc lại ở cùng giọng 
điệu của chủ đề I. Như vậy, hình thức sonate này đã có được cấu trúc với đầy đủ ba 
phần (Scarlatti, Sonate № 30). Cấu trúc này sau đó đã trở thành cấu trúc hoàn chỉnh 
của hình thức sonate. 
 5. Ứng dụng hình thức Sonate cổ 
 Hình thức sonate cổ được viết rất nhiều trong các sáng tác của Scarlatti cũng 
như rất nhiều các nhạc sỹ cùng thời khác. Ngoài ra, hình thức sonate cổ còn được viết 
trong các hình thức khác, chẳng hạn là một phần của Suite. 
 43 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_nhac_organ_bieu_dien_nhac_cu_truyen_thong_h.pdf