Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2

1. Âm ổn định, âm chủ, âm không ổn định - sự giải quyết âm không ổn định - điệu

thức

Khi nghe hoặc biểu diễn một tác phẩm âm nhạc, chúng ta nhận thấy giữa các âm thanh

hợp thành tác phẩm đó có những mối quan hệ tương quan nhất định. Điều này thể hiện trước

hết ở chỗ, trong quá trình phát triển của âm nhạc nói chung và của giai điệu nói riêng, từ khối

âm thanh chung nổi lên một số âm thanh có tính chất như các âm tựa. Giai điệu thường kết

thúc ở một trong các âm tựa đó.

Ví dụ: Thật là hay của nhạc sỹ Hoàng Lân

Trong Ví dụ này, phần đầu có các âm tựa là Son và Đô, phần thứ hai là Mi và Đô.

Các âm tựa thường được gọi là những âm ổn định. Định nghĩa âm tựa như vậy phù hợp

với tính chất của chúng vì sự kết thúc giai điệu bằng âm tựa tạo ra cảm giác ổn định, yên tĩnh.

Có một trong các âm ổn định thường nổi lên rõ hơn các âm khác. Dường như nó là điểm

tựa chủ yếu. Âm ổn định đó gọi là âm chủ. Trong Ví dụ dẫn ra ở trên thì âm chủ là âm Đô.

Trái ngược với âm ổn định, những âm thanh khác trong giai điệu gọi là những âm không

ổn định. Các âm không ổn định có đặc tính bị hút về các âm ổn định. Trạng thái này đối với

các âm không ổn định ở cách những âm ổn định một quãng hai.

Dân ca Nga - “Chúng ta đã hát hết mọi bài“

Allegro (Nhanh)8

Trong Ví dụ này, các âm ổn định (âm tựa) là : Son, Mi và Đô (chúng được đánh dấu >).

Các âm không ổn định bị hút về chúng : La về Son, Pha về Mi và Rê về Đô.

Trong giai điệu này âm Đô là âm chủ.

Việc chuyển âm không ổn định về âm ổn định gọi là sự giải quyết. Trong Ví dụ 122, ta

đặc biệt cảm thấy rõ sự giải quyết của âm không ổn định về một âm ổn định khi âm Rê chuyển

về âm Đô (âm chủ).

Qua những nhận xét trên, ta có thể rút ra kết luận là trong âm nhạc, mối tương quan về

độ cao của các âm thanh chịu sự chi phối của một hệ thống nhất định.

Hệ thống các mối tương quan giữa âm ổn định và không ổn định gọi là điệu thức.

Cơ sở của mỗi giai điệu nói riêng, và của cả tác phẩm âm nhạc nói chung bao giờ cũng

là một điệu thức nhất định.

Điệu thức là cơ sở tổ chức mối tương quan về độ cao của âm thanh trong âm nhạc. Điệu

thức cùng với những phương tiện diễn cảm khác tạo cho âm nhạc một tính chất nhất định, phù

hợp với nội dung của nó.

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 1

Trang 1

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 2

Trang 2

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 3

Trang 3

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 4

Trang 4

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 5

Trang 5

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 6

Trang 6

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 7

Trang 7

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 8

Trang 8

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 9

Trang 9

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang baonam 8960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 2
 UBND TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC 2 
NGÀNH: THANH NHẠC; BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG; ORGAN 
 Lào Cai, năm 2019 
 1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng 
nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành 
mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
 LỜI NÓI ĐẦU 
 Lí thuyết âm nhạc chỉ là một phần trong rất nhiều phần khác của âm nhạc như hoà âm, 
phức điệu, tính năng... Lí thuyết âm nhạc chỉ là môn đầu tiên giúp cho người học hiểu biết có 
hệ thống một số nhân tố quan trọng và mối tương quan của chúng trong hoạt động âm nhạc. Nó 
vừa là những nhân tố riêng biệt vừa là những nhân tố liên quan. 
 Giáo trình này được biên soạn từng chương tách rời, từ đơn giản đến phức tạp. Chúng 
tôi đã sử dụng tài liệu tham khảo chính là cuốn Nhạc lí cơ bản của V. A. Vakhrameep ngoài ra, 
chúng tôi có đưa vào một số trích đoạn từ các tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam để làm ví dụ 
minh hoạ. 
 Giáo trình âm nhạc 2 gồm 7 chương: 
 Chương I. Điệu thức và giọng 
 Chương II. Quxng ở các giọng trưởng và thứ 
 Chương III. Các điệu thức trong âm nhạc dân gian 
 Chương IV. Tính chất họ hàng của các giọng 
 Chương V. Dịch giọng 
 Chương VI. Giai điệu 
 Chương VII. Âm tô điểm; ký hiệu một số thủ pháp biểu diễn 
 Mong rằng Giáo trình này là tài liệu học tập, giảnh dạy sẽ giúp cho các học sinh những 
kiến thức cơ bản về lí thuyết âm nhạc để học các môn cơ sở ngành, chuyên ngành, sau này có 
thể nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực khác của âm nhạc. 
 NGƯỜI BIÊN SOẠN 
 Lê Quang Chiến 
 3 
 MỤC LỤC 
CHƯƠNG I. ĐIỆU THỨC VÀ GIỌNG ...................................................................................... 7 
 1. Âm ổn định, âm chủ, âm không ổn định - sự giải quyết âm không ổn định - điệu thức ........ 7 
 2. Điệu thức trưởng - gam trưởng tự nhiên - các bậc của điệu thức trưởng - tên gọi, kí hiệu và 
 đặc tính của các bậc trong điệu trưởng ........................................................................................... 8 
 3. Giọng điệu, các giọng trưởng có dấu thăng và dấu giáng, vòng quãng năm - sự trùng âm của 
 các giọng trưởng ............................................................................................................................11 
 4. Giọng trưởng hoà thanh và giọng trưởng giai điệu .................................................................14 
 5. Điệu thức thứ, gam thứ tự nhiên – các bậc của điệu thức thứ và các thuộc tính của chúng .15 
 6. Điệu thứ hoà thanh và điệu thứ giai điệu - các giọng thứ, các giọng song song, vòng 
 quãngnăm của các giọng thứ ........................................................................................................16 
 7. Các giọng cùng tên - một vài nét giống và khác nhau của điệu trưởng và thứ - ý nghĩa của điệu 
 thức trưởng và thứ trong âm nhạc ................................................................................................21 
CHƯƠNG II: QUÃNG Ở CÁC GIỌNG TRƯỞNG VÀ THỨ ................................................. 23 
 1. Các quãng của điệu trưởng tự nhiên và điệu thứ tự nhiên ......................................................23 
 2. Quãng của điệu trưởng hoà thanh và điệu thứ hoà thanh – các quãng đặc biệt ....................25 
 4. Các quãng ổn định và không ổn định - sự khác nhau giữa tính ổn định và tính thuận - giữa tính 
 không ổn định của quãngthuận với tính nghịch - sự giải quyết các quãng nghịch, sự giải quyết 
 các quãng không ổn định theo sức hút .........................................................................................26 
CHƯƠNG III. CÁC ĐIỆU THỨC TRONG ÂM NHẠC DÂN GIAN ..................................... 31 
 1. Khái quát chung .........................................................................................................................31 
 2. Các điệu thức âm nhạc dân gian phương Tây .........................................................................31 
 3. Các điệu thức năm âm ...............................................................................................................32 
CHƯƠNG IV. TÍNH CHẤT HỌ HÀNG CỦA CÁC GIỌNG .................................................. 35 
 1. Tính chất họ hàng của các giọng ..............................................................................................35 
 2. Crô-ma-tích - sự hoá..................................................................................................................36 
 3. Gam crô-ma-tích - Quy tắc viết gam crô-ma-tích ...................................................................37 
CHƯƠNG V. XÁC ĐỊNH GIỌNG, DỊCH GIỌNG .................................................................. 39 
 1. Xác định giọng ......................................................................................................... ... à phương tiện làm nổi lên (nhấn 
mạnh) trong một thời gian ngắn chức năng của một số hợp âm nằm trong kết cấu âm nhạc. 
 Ví dụ về chuyển tạm: 
 M. Glin-ka - “Yêu em, hoa hồng Sinh đẹp” Allegretto 
 2. Chuyển giọng sang các giọng họ hàng 
 Chuyển giọng được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc. Vốn là một phương tiện diễn cảm 
có 
 Ý nghĩa nghệ thuật lớn lao, chuyển giọng làm cho âm nhạc đa dạng hơn và hỗ trợ sự 
phát triển của nó. Vì các giọng họ hàng liên kết lại với nhau bằng thành phần âm thanh chung, 
cho nên đối với tai người nghe, việc chuyển về các giọng họ hàng là sự chuyển giọng có tính 
kế tiếp và phù hợp với quy luật hơn cả. Thường hay gặp hơn cả là chuyển giọng về giọng át và 
giọng song song của nó. Chuyển về giọng hạ át và giọng song song của nó thường chỉ là 
chuyển tạm. 
 43 
Các Ví dụ chuyển giọng về các giọng họ hàng: 
 - Từ Mi giáng trưởng chuyển về giọng át : 
V. Mô-da - An-dan-ti-nô 
 - Từ Son trưởng về giọng song song: 
Dân ca Uren “Ơi cô gái đi bên bờ” 
 Câu hỏi hướng dẫn học tập 
 Chương này các học viên cần nắm vững kiến thức : 
 - Chuyển giọng - chuyển tạm 
 - Chuyển sang giọng họ hàng 
 Câu 1. Tìm một số ca khúc, các bản nhạc không lời có chuyển giọng. 
 44 
 CHƯƠNG VI. GIAI ĐIỆU 
 MỤC TIÊU 
 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: 
 - Kiến thức: Trình bày được khái niệm giai điệu, kể tên được các dạng hướng chuyển 
động của giai điệu. 
 - Kỹ năng: Xác định được tính chất yêu cầu về sắc thái qua các thuật ngữ. 
 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập 
 NỘI DUNG CHI TIẾT 
 2. Ý nghĩa của giai điệu trong tác phẩm âm nhạc – giai điệu của âm nhạc dân gian 
(ca khúc) 
 Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh một bè, có tổ chức về phương diện điệu thức và 
tiết nhịp, tiết tấu. 
 Nội dung âm nhạc có thể được thể hiện bằng một giai điệu không có phần đệm. Tác 
phẩm âm nhạc một bè (giọng) có thể có lời (bài hát) hoặc không có lời ca (của giai điệu khí 
nhạc). Khi có lời ca, nội dung giai điệu được thể hiện rõ hơn. Các bài dân ca, dân vũ là những 
dẫn chứng về loại giai điệu một bè đó. Nội dung của chúng hết sức đa dạng. Các giai điệu đó 
phản ánh những cảm xúc và suy tư của nhân dân về cuộc sống của họ. 
 Sáng tác dân gian cũng có những loại hai hoặc nhiều bè. Nhưng đường nét giai điệu cơ 
bản vẫn nổi lên trên nền hoà hợp chung của các bè, không phụ thuộc vào số lượng bè (các 
giọng phụ họa). 
 Dân ca của một đất nước nhiều dân tộc là một kho tàng giai điệu vô giá. Cơ cấu giai 
điệu của các bài hát phù hợp với nội dung rất đa dạng của chúng. Ngoài ra, các bài hát cũng 
như các giai điệu vũ khúc của các dân tộc còn khác nhau về các âm hình giai điệu tiêu biểu của 
từng dân tộc. Như người ta thường nói, giai điệu và vũ khúc dân gian đó mang màu sắc dân 
tộc. 
 Ví dụ về các loại ca, vũ khúc dân gian : 
 Lý kéo chài - “Dân ca Nam Bộ” 
Vừa phải, khoẻ, khoắn 
 45 
 Dân ca được phản ánh rực rỡ trong sáng tác của các nhạc sĩ trong nước và nước ngoài. 
Dân ca được sử dụng làm cơ sở giai điệu cho âm nhạc cổ điển. Trong nền âm nhạc cổ điển ta 
thấy có sử dụng những giai điệu dân ca thực thụ và có cả những chủ đề giai điệu do nhạc sĩ 
sáng tác theo tinh thần các làn điệu dân gian. 
Ví dụ: Trông cây lại nhớ đến Người- Đỗ Nhuận (theo dân ca Nghệ Tĩnh) 
 46 
 Các nhạc sĩ cũng sử dụng trong sáng tác của mình giai điệu của ca khúc dân gian. Trong 
quá trình phát triển các nền văn hoá dân tộc, việc nghiên cứu nền sáng tác dân gian được tiến 
hành ngày một sâu rộng hơn. Và rồi chính việc nghiên cứu dân ca, ngược lại, lại mở ra cho các 
nhạc sĩ những khả năng rộng lớn trong việc sử dụng kho tàng dân ca vô cùng phong phú của 
các dân tộc. 
 Mặt khác những bài hát quần chúng xuất sắc nhất của các nhạc sĩ, những bài hát rất dễ 
nhớ nhờ có giai điệu trong sáng, giản dị và tính chất gần gũi dân ca, lại được phổ cập sâu rộng 
trong các tầng lớp nhân dân và trở thành sở hữu chung của nhân dân. 
 3. Hướng chuyển động của giai điệu và tầm cữ của nó – các âm lướt và âm thêu 
Trong khi phát triển, chuyển động của giai điệu có những hình thái khác nhau. Đường nét của 
chuyển động giai điệu được hình thành từ những hướng chuyển động khác nhau. Các hướng cơ 
bản là: 
 a) Chuyển động đi lên 
 b) Chuyển động đi xuống 
 c) Chuyển động hình làn sóng gồm những nét lên xuống luân phiên kế tiếp nhau. 
 d) Chuyển động ngang, trên một âm nhắc đi nhắc lại 
 Ở đây cần chỉ ra rằng hướng chuyển động đầu tiên có thể đi liền bậc, có thể nhảy quãng 
hoặc phối hợp cả hai kiểu. 
 Chuyển động làn sóng có thể diễn ra trong phạm vi một tầm cữ không lớn, hoặc đi lên 
dần hoặc xuống dần. Trong trường hợp này tuyến giai điệu có hình thức của một mô-típ lặp lại 
nhiều lần ở các bậc khác nhau của gam - âm hình giai điệu như vậy gọi là mô tiến. 
 Điểm cao nhất hay là ngọn của giai điệu gọi là điểm cao trào khi nó trùng hợp với sự 
căng thẳng năng động lớn nhất. 
 Ví dụ về các hình thức chuyển động của giai điệu : 
 a) Chuyển động ngang: 
 47 
b) Chuyển động đi lên - từng bậc, chuyển động đi xuống - hỗn hợp, hình làn sóng : 
c) Chuyển động nhảy quãng: 
 Khoảng cách giữa âm thanh thấp nhất và cao nhất của giai điệu gọi là tầm cữ của 
chuyển động giai điệu. 
 Trong chương bảy có nói rằng trong âm nhạc ta thường gặp hình thức chuyển động của 
giai điệu dựa vào các âm của hợp âm. Trong chuyển động từng bậc, những âm ngoài hợp âm 
bổ sung vào những khoảng cách giữa các âm thanh của hợp âm, các âm đó gọi là âm lướt. Âm 
lướt có thể là âm đi-a-tô-ních và crô-ma-tích. 
 Âm thanh ngoài hợp âm xuất hiện sau âm trong hợp âm cao hơn hoặc thấp hơn nó một 
quãng hai, rồi lại trở lại âm trong hợp âm, được gọi là âm thêu. 
 Các âm thêu có thể là đi-a-tô-ních và crô-ma-tích nghĩa là âm của bậc đi-a-tô-ních kề 
bên hoặc âm của bậc crô-ma-tíc kề bên. 
 4. Sự phân chia giai điệu thành từng phần (khái niệm chung về cú pháp trong âm 
nhạc) - kết cấu, sự ngắt - đoạn nhạc, câu nhạc, sự kết, tiết nhạc - mô típ 
 Cũng như tiếng nói, giai điệu không diễn biến liên tục mà chia thành từng phần. Các 
phần của giai điệu hoặc của tác phẩm âm nhạc gọi là các kết cấu, chúng có độ dài khác nhau. 
Ranh giới giữa các kết cấu gọi là sự ngắt. Sự ngắt thường sử dụng trong giảng dạy âm nhạc. 
 48 
 Các kết cấu khác nhau ở mức độ hoàn chỉnh của ý nhạc. Một kết cấu nhạc thể hiện một 
ý nhạc hoàn chỉnh gọi là đoạn nhạc. Đoạn nhạc đơn giản nhất gồm tám ô nhịp. 
 Đoạn nhạc chia thành hai phần được gọi là câu 
 Sự chấm dứt một kết cấu âm nhạc gọi là kết. Trong giai điệu sự kết thể hiện bằng hai 
loại hoặc nhiều âm có tính chất kết thúc đưa kết cấu âm nhạc đến một sự chấm dứt không ổn 
định hoặc ổn định (xem chương V). Do đó có thể có những loại kết sau đây: 
 1. Kết hoàn toàn - Giai điệu chấm dứt ở âm một của hợp âm ba chủ. 
 2. Kết trọn không hoàn toàn - Giai điệu dừng ở âm ba hay âm năm của hợp âm chủ. 
 3. Kết nửa - Giai điệu dừng ở âm không ổn định, hoặc ở âm bậc V nếu nó là âm một của 
hợp âm ba át hay hợp âm bảy át. 
 Câu thứ nhất của đoạn nhạc thường dừng ở kết nửa hay kết trọn không hoàn toàn, tạo ra 
cảm giác dở dang. Câu thứ hai của đoạn nhạc hầu như bao giờ cũng dừng bằng kết trọn hoàn 
toàn. 
 Nếu như đoạn nhạc kết thúc ở giọng ban đầu thì gọi là đoạn nhạc một giọng: 
 Văn Cao - “Làng tôi” 
 Vừa phải 
 Đoạn nhạc có chuyển giọng vào lúc kết thúc gọi là đoạn nhạc chuyển giọng. 
 Một câu nhạc cũng lại chia thành hai đoạn nhỏ hơn gọi là tiết nhạc. Trong âm nhạc có 
những câu trong đó các tiết nhạc tách rời nhau bởi dấu ngắt và cũng có những câu, trong đó các 
 tiết nhạc hoà với nhau gần như thành một tuyến giai điệu liên tục. 
Ví dụ bài Đàn Chim Việt- Văn Cao 
 49 
 Tiết nhạc hai ô nhịp là một kết cấu liền hoặc chia thành những mô-típ (một ô nhịp). Mô-
típ là một kết cấu bao gồm một trọng âm chính của tiết nhịp. Thì nhẹ của mô-típ có thể thể hiện 
ra bằng một hay nhiều âm thanh. Mô-típ có thể bắt đầu và kết thúc không bó tròn trong phạm 
vi một ô nhịp mà bắt đầu từ nhịp lấy đà và kết thúc ở giữa ô nhịp sau. Cũng có những mô-típ 
nhỏ hơn ô nhịp. 
 4. Các sắc thái cường độ và mối quan hệ của chúng với sự phát triển giai điệu - 
phương pháp kí hiệu sắc thái cường độ 
Chuyển động của giai điệu gắn liền mật thiết với sự thay đổi mạnh nhẹ của âm thanh. Mức độ 
mạnh nhẹ khác nhau của cường độ âm thanh trong âm nhạc gọi là sắc thái cường độ. Chúng có 
ý nghĩa diễn cảm lớn lao. Chẳng hạn, chuyển động đi lên trong giai điệu tất nhiên kéo theo sự 
tăng thêm độ mạnh của âm thanh, còn sự giảm bớt độ vang là thuộc tính của chuyển động đi 
xuống. 
 Nội dung các tác phẩm âm nhạc quyết định mức độ chung của cường độ trong tác phẩm. 
Chẳng hạn bài hát ru thường biểu diễn piano (nhỏ), nội dung loại âm nhạc này mâu thuẫn với 
âm nhạc vang lớn; một bản hành khúc trang trọng, với màu sắc chiến thắng huy hoàng nhất 
thiết có âm vang forte (mạnh), âm thanh nhỏ nhẹ không phù hợp với nội dung của loại âm nhạc 
này. 
 Với những kí hiệu đã được sử dụng hiện nay thì không thể phản ánh được chính xác 
toàn bộ sự đa dạng về sắc thái cường độ và sự đối chiếu các cường độ đó. 
 Các loại nhạc cụ (pi-a-nô, vi-ô-lông-xen và những nhạc cụ khác) cũng như giọng con 
người cho phép một cá nhân diễn viên thể hiện những sắc thái tinh tế nhất và do đó tạo nên 
những hình tượng âm thanh phong phú. Dàn nhạc và dàn hợp xướng cũng có những khả năng 
ấy. 
Thông thường, trong âm nhạc người ta dùng các kí hiệu sắc thái cường độ sau đây: 
 a) Độ mạnh nhẹ cố định 
 Fortissimo - ff, rất to 
 Forte - f, to 
 50 
 Mezzo forte - mf, to vừa 
 pianissimo - pp, rất nhỏ 
 Piano - p, nhỏ 
 Mezzo piano - mp, nhỏ vừa 
 b) Độ mạnh nhẹ thay đổi dần dần : 
 Crescendo hoặc dấu – to lên 
 Poco a poco crescendo – to dần lên 
 Diminuendo hoặc dấu – nhỏ đi 
 Poco a poco diminuendo – nhỏ dần đi 
 Amorzando – lặng đi 
 Morendo – lịm dần 
 c) Thay đổi độ mạnh nhẹ 
 piu forte – to hơn 
 Mone forte – bớt to 
 Sforzando sf – nhấn mạnh đột ngột 
 5. Phân tích tác động qua lại của một số nhân tố của giai điệu 
 Các chương trên đã nghiên cứu riêng nhân tố tạo thành âm nhạc, ý nghĩa của chúng 
trong việc hình thành và phát triển giai điệu. Nhưng, như trong phần dẫn luận đã nói, mỗi nhân 
tố đó chỉ bộc lộ khả năng diễn cảm của mình trong mỗi tác động qua lại với các phương tiện 
diễn cảm khác của âm nhạc, cho nên khi kết thúc việc nghiên cứu các nhân tố của ngôn ngữ âm 
nhạc ta nên xem xét mối tương quan của chúng qua các Ví dụ âm nhạc cụ thể. 
 Các tương quan về độ cao và thời gian là những nhân tố quan trọng nhất quyết định cấu 
trúc, tính chất và sự phát triển của giai điệu. 
 Về tiết tấu, một yếu tố giữ chức năng tổ chức, cấu tạo hình thức của âm nhạc 
 Câu hỏi hướng dẫn học tập 
 Chương này các học viên cần nắm vững kiến thức : 
 - Chuyển động của giai điệu âm lướt và thêu. 
 - Sắc thái, cường độ của giai điệu. 
 Câu 1. Tìm một số ca khúc có giai điệu âm nhạc mang tính dân gian. 
 Câu 2. Ghi tên các kí hiệu sắc thái cường độ. 
 51 
 CHƯƠNG VII. ÂM TÔ ĐIỂM; KÝ HIỆU VỀ MỘT SỐ THỦ PHÁP BIỂU DIỄN 
 MỤC TIÊU 
 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: 
 - Trình bày được ý nghĩa các ký hiệu âm tô điểm, ý nghĩa của các ký hiệu trong thủ 
pháp biểu diễn. 
 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập 
 NỘI DUNG CH TIẾT: 
 1. Âm tô điểm: nốt dựa, âm vỗ, láy chùm, láy rền 
 Âm tô điểm là những âm hình giai điệu tô điểm cho các âm cơ bản của giai điệu. Về 
thời gian, âm tô điểm tính vào trường độ đi trước nó hoặc vào trường độ của âm được tô điểm, 
do đó phần thời gian của chúng không tính vào tổng số các phách cơ bản của ô nhịp cụ thể ấy. 
 Âm tô điểm được cấu tạo nên nhờ các âm thêu, chủ yếu là những âm thêu cách âm cơ 
bản một quãng hai. 
 Trong phương pháp ghi âm bằng nốt nhạc, âm tô điểm kí hiệu bằng những nốt nhỏ. 
 Trong âm nhạc thường dùng những dạng tô điểm sau đây: nốt dựa, âm vỗ, láy chùm, láy 
rền. 
 Nốt dựa có hai dạng: nốt dựa ngắn và dài. 
 Nốt dựa ngắn gồm một hoặc vài âm, biểu diễn rất ngắn, tính vào trường độ âm đi trước 
nó hoặc trường độ của âm đi sau nó. Nốt dựa ngắn một âm được kí hiệu bằng một nốt nhỏ dưới 
dạng móc đơn có vạch chéo. Nốt dựa ngắn có vài âm được kí hiệu bằng những móc kép nối 
liền với nhau bằng những vạch ngang. 
 Nguyễn Đình Phúc -"Bông sen Bác Hồ" 
Vừa phải, trìu mến 
 52 
 Âm vỗ được cấu tạo bằng âm thêu. Âm thêu là bậc kề bên cách âm cơ bản của giai điệu 
một nửa cung hay một cung đi lên hoặc đi xuống. Âm hình giai điệu của âm gồm ba âm : âm 
cơ bản, âm thêu và âm cơ bản. Trong đại đa số trường hợp, khi biểu diễn âm vỗ tính vào thời 
gian của âm được tô điểm. 
 Âm vỗ kí hiệu bằng 
 Trường hợp thứ nhất là âm vỗ đơn giản, nghĩa là âm thêu bắt đầu vào từ phía trên âm cơ 
bản. 
Ví dụ: 
 Láy chùm là một âm hình giai điệu gồm bốn hoặc năm âm. 
 Có trường hợp thứ tự các âm thanh như sau: âm thêu trên, âm cơ bản, âm thêu dưới và 
âm cơ bản. 
 Lại có trường hợp láy chùm bắt đầu từ âm cơ bản còn sau đó thứ tự như ở trường hợp 
thứ nhất. 
 Dấu hiệu láy chùm đặt trên nốt nhạc hoặc giữa các nốt nhạc: phương pháp biểu diễn 
cũng tùy thuộc vào chỗ đặt dấu. Dấu crô-ma-tích đặt trên hoặc dưới dấu láy chùm có nghĩa là 
âm thêu phải bị biến hoá tương ứng. 
 Láy chùm ký hiệu bằng dấu 
 Những Ví dụ về láy chùm : 
 L. Bét-tô-ven “Sô-nát op.49 số 1 chương 1” 
 53 
 Láy rền là một âm hình giai điệu gồm hai âm cơ bản và thêu luân phiên nhau nhanh và 
đều. 
 Trường độ của âm thanh láy rền bằng trường độ của âm được láy. 
 Láy rền có kí hiệu như sau: hay tr. 
 Dấu dùng để kí hiệu láy rền được đặt trên nốt nhạc. 
 Có các phương pháp biểu diễn láy rền khác nhau đó là: 
 a) Bắt đầu từ âm thêu trên: 
 V. Mô-da - Xô-na-tin B-dur chương 1 
 Andantegrazioso 
 Những nốt nhỏ sau âm cơ bản có nghĩa là láy rền phải kết thúc bằng âm thêu dưới. 
 b) Bắt đầu từ âm thêu dưới 
 c) Bắt đầu từ âm cơ bản: thủ pháp biểu diễn láy rền này được sử dụng trong âm nhạc 
thời kì gần đây và hiện nay vẫn còn đang được dùng 
 54 
 2. Kí hiệu về một số thủ pháp biểu diễn 
 Ngoài những kí hiệu nốt đã giới thiệu ở chương hai, trong phương pháp ghi âm bằng 
nốt, còn sử dụng kí hiệu về các thủ pháp biểu diễn. 
 Những kí hiệu này gồm có: lê-ga-tô (legato) ; xtác-ca-tô (staccato) ; poóc-ta-men-tô 
(portamento) và ác-pê-gi-a-tô. 
 Thủ pháp lê-ga-tô là cách biểu diễn sao cho các âm quyện với nhau và kí hiệu bằng một 
đường vòng cung. Dấu lê-ga-tô đặt trên hoặc dưới những nốt nhạc cần biểu diễn luyến âm. 
 Ví dụ : “ 
 M. Glin-ka -“Chim sơn ca” 
 Lê-ga-tô khác với dấu nối để tăng trường độ của âm thanh (xem mục 12). 
 Thủ pháp Xtác-ca-tô là cách biểu diễn ngắn gọn âm thanh của giai điệu hoặc của hợp 
âm. 
 Thủ pháp xtác-ca-tô kí hiệu bằng dấu chấm, đặt trên đầu nốt nhạc hoặc dưới nốt nhạc. 
Ví dụ 
 Câu hỏi hướng dẫn học tập 
 Chương này các học viên cần nắm vững kiến thức : 
 55 
- Một số ý nghĩa ký hiệu trong thủ pháp biểu diễn. 
- Ý nghĩa của các ký hiệu, cách diễn tấu 
 56 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_nhac_bieu_dien_nhac_cu_truyen_thong_organ_l.pdf